Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Mang Lại Chất Lượng Cho Sự Nghiệp Của Phật Giáo

27 Tháng Sáu 202119:38(Xem: 3673)
Mang Lại Chất Lượng Cho Sự Nghiệp Của Phật Giáo
Mang Lại Chất Lượng Cho Sự Nghiệp Của Phật Giáo

Đức Đạt Lai Lạt Ma

Datlailatma

Trong bài phát biểu của Ngài trước đám đông đến từ Tây Tạng vào ngày 27 tháng 3 năm 2006 vào cuối buổi thuyết giảng Monlam ở Dharamsala, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma say sưa nói về nhiều vấn đề, một trong những vấn đề ấy là về nhu cầu của những người Tây TạngPhật Tử đang băn khoăn để làm cách nào tập trung cao nhất vào chất lượng của giáo dục, đàm luận, hoặc hành đạo. Sau đây là những trích đoạn liên quan, được chuyển ngữ bởi ban biên tập.

Hầu hết người Tây Tạng chúng ta đều nghèo nàn khi nói đến trình độ hiểu biết. Nói trên quan điểm tôn giáo thì trong xã hội chúng ta có 6 triệu người Tây Tạngđức tin chân chính vào đạo Phật đến mức độ đáng kinh ngạc. Phật Giáo thâm sâu, trở nên phổ biến và đã được truyền bá từ thế hệ này sang thế hệ khác, và do đó đã phát triển và thăng hoa. Kết quả là ngày nay Xứ Tuyết Tây Tạng cũng gần như là nơi duy nhấttoàn bộ giáo pháp Đại Thừa, Tiểu ThừaMật Tông của Đức Phật trên toàn thế giới được gìn giữ trọn vẹn, và cũng là nơi mà di sản tôn giáo của trường đại học Na-Lan-Đa vĩ đại được duy trì, bảo vệquảng bá cho cả thế giới mà không bị một vết ô nhiễm nào. Đặc biệt về khía cạnh bảo trì, truyền bá giáo huấnthực hành của Phật Giáo một cách sâu rộng, Tây Tạngtruyền thống và giáo trình uyên thâm nhất. Lấy xã hội Tây Tạng làm gốc, Xứ Tuyết Tây Tạng, qua nhiều thế hệ hơn một thiên niên kỉ nay, là một chủng tộc đã trưởng dưỡng Phật Giáo bằng cách trì giữ, bảo vệtruyền bá nó. Tuy nhiên đối với đại đa số quần chúng kiến thức về Phật Giáo tất nhiên còn rất nghèo nàn.

Về phương diện hoạt động tôn giáo của các giáo hộiTây Tạng, điều đáng lưu ý nhất là không đặt nặng tầm quan trọng đến số lượng Tăng Ni, mà đảm bảo chất lượng tu tập và kỷ luật. Nếu không thì trình độ nghiên cứutu tập không đạt yêu cầugiới luật cũng không có gì đáng nói; số lượng Tăng đoàn cũng chỉ là số lượng chư Tăng Ni, không có ích gì cả. Chất lượng cao mới thực sự quan trọng.

Đôi lúc tôi thấy trong cộng đồng người Tây Tạng, chúng ta đang dường như có nhiều nỗ lực để tăng cường số lượng Tăng Ni. Tôi không thấy điều đó có gì đặc biệt quan trọng. Nói trắng ra, chúng ta thật sự phản đối nguy cơ hiện nay rằng người Tây Tạng bị biến thành thiểu số trên chính đất nước của họ. Hiểm họa này là có thật. Chúng ta cũng được thế giới ủng hộ rất nhiều về vấn đề này. Trong giai đoạn mà nhiều thay đổi diễn ra như vậy, trong khi dân số Tây Tạng thì quá ít, bản thân chúng ta dường như lại góp phần làm giảm dân số đi bằng cách lấy thêm Tăng Ni đến mức mà có quá nhiều. Vì vậy, mặc dù dân số Tây Tạng đã quá thấp, nếu nhận thêm Tăng Ni thì chắc chắn dân số của chúng ta ngày càng suy giảm.

Chúng ta cũng nên nghĩ đến hoàn cảnh của những nơi như là vùng núi Ladakh. Hậu quả của sự thiển cận tột cùng là các giáo hội cả bên trong và ngoài Tây Tạng đều chú trọng đến việc nhất thiết tăng cường số lượng Tăng Ni mà không tập trung tu tập và kỷ luật đối với chư Tăng Ni.

Do đó, trừ phi chúng ta chú ý đến mọi khía cạnh của tình trạng hiện nay, không thì nhất định đây không phải là kỷ nguyên của tiến bộ đối với chúng ta. Tất cả chúng ta nên suy nghĩ trên lập trường quan sát mọi hướng, trước sau, trái phải của chúng ta. Chắc chắn đây không phải là thời gian chúng ta có thể đưa ra quyết định mà chỉ dựa trên cái chúng ta thực sự thấy trước mắt mình. Trong mọi trường hợp, điều tối quan trọng là phải nâng cao chất lượng tu tập và kỷ luật hơn là tăng cường số lượng Tăng Ni.

Như tôi đã nói gần đây, khi giảng dạy về Choejug (Nhập Bồ Tát Hạnh), việc chỉ quen thuộc với Khế kinh [Sutra] và Thần chú [Tantra] thì không được. Đánh trống, đánh chum chọe và biểu diễn cham (điệu múa tôn giáo) theo nghi lễ, trong các màn trình diễn được cho là hành đạo, nhưng lại không nhận ra Tam Bảo (Đức Phật, Giáo PhápTăng Đoàn) thực tế làm cho chúng ta có nguy cơ cầu phước cho bản thân. Chúng ta phải rất thận trọng về điều này. Phật giáo không chỉ được biểu hiện bằng cách đánh trống và đập chũm chọe, và cũng không hề có nghi thức nào mà có thể nâng cao sự sùng đạo. Mặt khác, Phật giáo có nguy cơ trở thành một hệ thống ý tưởng không có nền tảng.

Vì vậy, điều vô cùng quan trọng đối với mọi người là không được để mất cội nguồn của mình. Trong cộng đồng Tây Tạng, ta có thể nhìn thấy nhiều trường hợp người mất gốc và đi loanh quanh bám vào các nhánh. Tóm lại, truyền thống cao quý của việc học tập triết học Phật giáo Tây Tạng tồn tại vào thời của tổ tiên chúng ta nên được ưu tiên duy trì chủ động bởi các Tu viện của chúng ta. Trên cơ sở đó, chư Tăng Ni trong các Tu viện phải bảo đảm chất lượng cao về học và hành cũng như kỷ luật; và do đó phải có khả năng duy trì đức tin đối với cả việc thuyết pháphành pháp. Mọi người cần nỗ lực để chúng sinh đạt tiến bộ về kiến thức hiện đại, trên cơ sở đó, giúp chúng sinh có thể hiểu sâu hơn và tìm thấy sự tôn kính đối với Phật giáo. Đây là một trong những điểm quan trọng mà tôi thường xuyên nhắc nhở.

Trong nhiều thập kỷ ở Trung Quốc, đặc biệt trong Cách mạng Văn hoá, khi Tứ Cổ [tập quán, văn hóa, thói quen, tư tưởng cũ] bị phá hủy, đã có rất nhiều vụ ngược đãi, với việc kiên quyết chống lại tôn giáo và văn hoá. Nhưng bản chất con người là cần một nguồn đức tinhy vọng, và kết quả là, số lượng người theo tín ngưỡng Kitô giáo đang ngày càng tăng. Tương tự số tín đồ Phật giáo cũng phát triển. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, nhiều người lại chú ý tới Phật giáo Tây Tạng. Trong hai thập kỷ qua, đã có nhiều người Hoa quan tâm đến Phật giáo Tây Tạng và nhận sự thuyết pháp từ các vị Đại sư [Lạt ma], Tiến sĩ Triết học Phật giáo Tây Tạng [Geshe], vv. Ngày nay, con số này ngày càng tăng.

Lấy trường hợp trung tâm do Khen Rinpoche Jigme Phuntsog thiết lập. Không chỉ có một số lượng lớn các đệ tử người Hoa ở đó, mà nó còn có một Viện Hàn Lâm hưng thịnh. Nhưng gần đây nó đã bị suy giảm không thể tưởng tượng được, và cuối cùng, ngay cả vị Trụ trì vĩ đại cũng đã qua đời. Đây là một diễn biến đáng buồn. Nhưng, tuy nhiên, không chỉ có rất nhiều sắc tộc người Hoa quan tâm và theo Phật giáo Tây Tạng, mà họ cũng nhận được sự giáo huấn từ các vị Đại sư [Lạt ma], Tiến sĩ Triết học Phật giáo Tây Tạng [Geshe], vv. Đây là những diễn biến rất tích cực và tôi vô cùng biết ơn họ.

Các vị Lạt ma và Ghe-se của Tây Tạng, và các vị đại sư và nhà truyền giáo khác của Phật giáo đều phải ghi nhớ rằng trong giai đoạn này, một sự cân nhắc rất quan trọng cần lưu ý đến là nếu truyền báthuyết giảng triết học Phật giáo vì tiền hoặc vì lợi ích vật chất hoặc để sống một cuộc sống xa hoa thì đó là một sai lầm nghiêm trọng. Không chỉ vậy, nếu nhìn từ quan điểm của phước nghiệpác nghiệp, thì việc trên sẽ dẫn tới việc buôn bán tôn giáo. Các hành giả sẽ không hành động như thế. Trong mọi trường hợp, những người quan tâm từ các bên cần phải thận trọng.

Có thể đôi lần các vị Lạt ma và các vị Đại sư sẽ cảm thấy mình quan trọng và phát triển cái ngã bị thổi phồng vì sự tin tưởnghy vọng nhiệt thành gửi gắm nơi họ của các đệ tử trong khi họ cúng dườngquy y. Sự diễn biến như vậy là không tốt chút nào. Như Drom Toenpa đã nói: “Ngay cả khi ta được mọi người tôn sùng nhất. Tốt nhất là giữ mình khiêm nhường. Không nên quên điều này. Trong trường hợp riêng của tôi cũng vậy, tôi đã luôn luôn phải ghi tâm điều này. Bất cứ khi nào người ta tỏ lòng tôn kính với tôi bằng cách gọi tôi là Thánh Đức, tôi luôn luôn hạ mình xuống bằng cách nghiêm túc nhớ rằng: Khi tôi đến gặp bất cứ người nào ở bất cứ nơi nào vì một mục đích nào đó, bằng cách giữ mình khiêm nhã nhất. Một cách thành tâm, tôi đặt người khác lên mức cao nhất. Tôi luôn làm việc này mà không hề buông lơi cố gắng. Bạn cũng nên suy nghĩ và làm như vậy.

Nói chuyện với quý vịvề một khía cạnh đáng buồn trong tình hình hiện nay của chúng ta, gần đây, ở nhiều quốc gia như Đài Loan, Mỹ, Châu Âu, Nga và Mông Cổ, đã có trường hợp các vị Lạt ma Tây Tạng và các vị Đại sư giả mạo đang làm những điều phi tôn giáo. Ở Trung Quốc cũng vậy, nhiều báo cáo đang nói về những vị thầy Tây Tạng giả danh đến từ Tây Tạng. Tất cả điều này là một diễn biến vô cùng bi thảm.

Cái mà ta chứng kiến là những vị Đại sư có khả năng thiên phú lại còn khiêm nhường thu mình; trong khi có những người thuyết giáo giả mạo, không cảm thấy hổ thẹn, tham lam vô đáy và nói dối trắng trợn, táo tợn đeo mặt nạ tôn giáo, thực hiện các hoạt động tôn giáo; và do đó mang lại tai tiếng cho Đạo và đức tin Phật giáo. Trên quan điểm này, mọi người nên hết sức cẩn trọng để đạt được quyết tâm. Điều đặc biệt quan trọng là các vị Đại sư có khả năng thiên phú nên có trách nhiệm phụng sự cho  tôn giáonhân loại.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13677)
Bà Chín hồi nào đến giờ vẫn vậy, vẫn quạnh quẽ sống mình ên trong cái chòi lá bên một ao sen trắng. Cả làng chỉ biết bà là người xứ khác trôi giạt đến, cách nay đã ba mươi năm.
(Xem: 14672)
Sau khi nói chuyện với cô bé tôi ra về. Wendy nói cô bé rất vui, và đúng là tôi thấy nhẹ nhõm hơn nhiều.
(Xem: 14913)
Từ ngàn xưa, Ấn Ðộ đã là thánh địa đối với người con Phật. Chính từ vùng đất lịch sử này mà những danh tăng Pháp Hiển, Huyền Trang, Nghĩa Tịnh... đã trở thành bất tử...
(Xem: 14980)
Chú Tư nhai với trâu, nhai một hồi thấy đúng là mình đang nhai cỏ; chú vừa nhai cỏ vừa ngước mắt nhìn trời xa xăm...
(Xem: 17843)
Có đôi lúc giữa đêm tôi tự hỏi mình có già cỗi quá không? Và mình đã thu lượm được những gì trên con đường mình đã chọn?
(Xem: 15991)
Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc không biết cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ làm bút chì nói chuyện với nhau.
(Xem: 15804)
Thủy tiên nhỏ bé, xinh xắn với hương thơm cao sang, cánh hoa trắng muốt, mọc từng chùm trên củ như loại hành tây. Những chiếc lá mịn màng đang vươn mình ra ánh sáng.
(Xem: 17426)
Cứ ngỡ hoa được thả từ đâu đó trên không trung xuống rồi đậu lên hàng rào. Hoa không thành chùm lớn, cách nhau vừa tầm xa, như họa sĩ thiên nhiên...
(Xem: 16542)
Mỗi năm, vào ngày trăng tròn tháng tư, chúng ta cung kính, hân hoan đón nhận Đấng Giác Ngộ ra đời. Đó là Đức Phật lịch sử, Đức Phật đã mang hình người để đến với chúng ta.
(Xem: 15860)
Trong các chùa thuộc Bắc tông, thường treo bức tranh một hành giả dữ tướng, cao to, quắc thước, râu hùm, hàm én, mắt lóe kỳ quang, mình vận cà sa, vai quảy một chiếc dép...
(Xem: 13394)
Cơn nắng giao mùa đã bắt đầu rực sáng; những tàng lá non xanh đã trở nên đậm sắc hơn; những cây phượng hồng vẫn còn nở rực; đằng xa trong vườn nhà ai...
(Xem: 14179)
Một chàng trai bị lạc giữa sa mạc rộng lớn. Anh mệt lả và khát khô cổ, sẵn sàng đánh đổi bất cứ cái gì chỉ để lấy một ngụm nước mát.
(Xem: 12470)
Thuyết pháp độ sinh suốt 49 năm, bỗng một ngày nhìn lại, thấy mình chưa nói một lời. Bất thuyết thị Phật thuyết! Chung thân ngôn, vị thường ngôn!
(Xem: 12951)
Nhiều năm thăng trầm trong cuộc đời, phần lớn chúng ta đều ý thức rằng những hấp dẫn lực bên ngoài sớm muộn gì cũng sẽ vỡ tan, chỉ có một cõi lòng bình anhạnh phúc...
(Xem: 16621)
Một người thanh niên đang ngồi trên một tảng đá gần nhà vào một ngày nọ. Một nhóm những người thông tuệ từ ngôi làng của anh ta đi ngang qua...
(Xem: 28791)
Một con cá nhỏ bơi lội tung tăng, thả nổi và ngoi lên mặt nước ngắm bầu trời xanh. Một lượn sóng ùa tới, nó đùa giỡn ngụp lặn với sóng...
(Xem: 19375)
Có một vị nam cư sĩ mỗi ngày thường hái hoa tươi trong vườn nhà mình đem đến chùa chí thành dâng cúng Phật. Một hôm, khi đem hoa đến điện Phật...
(Xem: 14963)
Con tin có Phật trên đời Phật luôn hiện hữu không rời chúng sanh Nhìn vào sự việc chung quanh Thật là kỳ diệu phải nhanh tu hành
(Xem: 11350)
Có một sự nhất quán, xuyên suốt trong lời dạy hướng dẫn kỹ năng thiền định của đức Phật, dù là Tứ niệm xứ (Satipatthàna) và Thân hành niệm (Kàyagatàsati)...
(Xem: 13623)
Mỗi buổi sáng ngày Tết nguyên đán, có một vị khách viễn xứ về thăm quê nhà. Vị khách đã đến chùa Kim Liên (Nghi Tàm, Hà Nội) lễ Phật, vãn cảnh chùa.
(Xem: 13771)
Có một người trung niên sau khi xuất gia trở thành một vị cao tăng, trụ trì một tu viện cách rất xa gia đình. Rất nhiều người ngưỡng mộ danh đức của ngài...
(Xem: 12864)
Thuở xa xưa có một chàng trai con của một vị Bà la môn (giai cấp "tu sĩ" cao nhất ở Ấn Độ) sống dưới triều đại vua Pasenadi, thuộc vương quốc Kosala.
(Xem: 19819)
Hạnh phúc chân chính liên quan đến tình cảm và trí huệ nhiều hơn. Hạnh phúc lệ thuộc vào lạc thú vật chất không vững bền, nay có mai không.
(Xem: 14865)
Ba chú tiểu dáo dác nhìn bốn bề xao động trong cặp mắt nai ngơ ngác. Dọc theo lề đường, ánh đèn xanh đỏ lập lòe về đêm...
(Xem: 13258)
Bóng con bé chạy dài theo bóng nắng. Thoắt cái nó đã mất hút sau đám ô môi rậm rạp. Vị thầy chỉ đi theo một đoạn. Nhìn những dấu chân nhỏ nhắn...
(Xem: 13858)
Rõ ràng, ở đời không có cái gì là toàn thiện, hoàn mỹ tuyệt đối cả. Được cái này thì mất cái kia là đặc tính chung nhất của vạn sự vạn vật.
(Xem: 11923)
Một người phạm hạnh thì giống như một viên bảo ngọc, như một tấm pha lê sáng trong, dù có đem bùn đen bôi lên cũng không thể nào làm dơ uế được.
(Xem: 14404)
Khi gặp mình mua 1000 đồng, trong bụng bà ấy được vui một chút, đó cũng là cách mình làm phước. Mình đem vui lại cho người khác, mình cũng sẽ được vui lây...
(Xem: 26856)
Ngày nay, tình yêu đã được hằng kho, hằng kho sách vở, báo chí, phim ảnh ca tụng như là một thứ “linh thiêng, thần thánh”, một nguồn hạnh phúc, hoan lạc đẹp nhất của kiếp người.
(Xem: 14090)
Nắng mùa hè ấm áp, giúp cho vườn hoa ở Canada cảnh sắc rực rỡ. Một hồ sen điểm vài cánh hoa hiếm quí tươi nhuần thanh khiết, làm ấm lòng người thưởng ngoạn.
(Xem: 18647)
Tùy duyên trong cuộc sống là sống mà không câu nệchấp trước bất cứ một sự việc nào dù đó là thuận hay nghịch trong cuộc sống.
(Xem: 13742)
Trong thời gian yên tu, một hôm bỗng dưng chúng tôi cảm thông được nụ cười nhẹ nhàng hiện trên môi Đức Phật và nụ cười tạm biệt của các thiền sư...
(Xem: 15652)
Bạn sẽ làm gì khi cuộc sống trao cho bạn những phiền toái không thể ngờ? Khi những dự tính không theo ý muốn? Bạn có chấp nhận nó...
(Xem: 16351)
Có phải là chúng ta cảm thấy sung sướng hạnh phúc khi ngày nay dù trên đất Mỹ, con cái chúng ta sống gần gũi trong một tiểu bang...
(Xem: 13636)
Ngày nay những gì chúng ta cần là sự chuyển hóa một cách căn bản trong nhận thức của chúng ta về con người là gì. Chúng ta phải từ bỏ ách nặng...
(Xem: 13472)
Trời đã về khuya. Trăng lên cao sáng vằng vặc trên bầu trời đen thẳm. Triều lẳng lặng bước vào bên trong phòng vẽ chưa đóng cửa...
(Xem: 18278)
Hắn cúp máy rồi, tôi cứ nằm yên đó ngó lên bức tranh mực Tàu trên vách. Ở đó có con thuyền hờ hững trên sông, chẳng biết sắp vào bờ...
(Xem: 12827)
Tịnh thất nằm bên triền núi, quanh năm vắng lặng, ít người lui tới. Cái quang cảnh vắng vẻ heo hút tạo cảm giác rờn rợn khi tôi đặt chân đến.
(Xem: 12496)
Năm đầu tiên đặt chân đến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý nghĩa gì với tôi cả, tôi chỉ vui vì ngày hôm đó được nghỉ làm...
(Xem: 12132)
Đã có người hỏi tôi câu hỏi này mà tôi không trả lời được: "Nói dân tộc Việt Nam có bốn nghìn năm văn hiến. Nhưng có thấy cái gì đâu!"
(Xem: 13344)
Sài gòn không có mùa thu để nhuộm thêm sắc vàng cho những chiếc lá còn lay lắt trên cành. SàiGòn cũng đâu có bầu trời thu trong và mát...
(Xem: 14222)
Sài gòn không có mùa thu để nhuộm thêm sắc vàng cho những chiếc lá còn lay lắt trên cành. SàiGòn cũng đâu có bầu trời thu trong và mát...
(Xem: 15515)
Mấy hôm nay, trời bắt đầu sang thu, thời tiết đã dần dần dịu lại, không khí mỗi lúc trở nên mát mẻ. Chỉ còn độ mươi ngày nữa thôi là đến ngày Lễ Vu Lan rồi.
(Xem: 17687)
Thử hình dung vào một ngày giữa năm Canh Dần 1920, Người đau nặng và trời nổi gió. Bên ngoài sấm rền, còn bên gối thì Người lấy ngón tay gõ nhịp...
(Xem: 13213)
Muốn hạnh phúc, mục tiêu chính của chúng ta là phải chiến đấu với những cảm xúc khổ đau này. Chúng ta chỉ có thể đạt được hạnh phúc khi chúng ta quyết tâmnỗ lực tu tập...
(Xem: 12045)
Trên con phố đìu hiu, buông rơi tình, mỏi mòn thả dài xuống làn sợi tóc sương ngon ngọt, thấm da buốt thịt, vì áo xanh tơ trời đã mòn mỏng theo năm tháng, không đủ để chở qua cơn giá lạnh...
(Xem: 14068)
Hành tung của chư vị Bồ Tát, mang nhục thân thị hiện cõi Ta bà, hóa độ chúng sanh, bằng cái nhìn bình thường của con người không thể nào biết được.
(Xem: 13690)
Vanga sinh ngày 31/1/1911, mất ngày 11/8/1996. Bà sống ẩn dật cả đời ở vùng hẻo lánh Kozhuth thuộc Petrich, Bungary. Vanga mất thị lực năm 12 tuổi...
(Xem: 13589)
Một ngày mùa đông năm Dân quốc thứ 25, trên tòa giảng trong chùa Cổ Lâm tại Nam Kinh, Hòa thượng Tuệ Học đang giảng kinh “Bát Đại Nhân Giác”.
(Xem: 14349)
Trên bàn thờ Phật hương tàn đã lâu. Hai cây nến đỏ cháy cũng gần hết. Ánh sáng lung linh mờ ảo trên mặt tượng Phật. Ẩn hiện nét cười hiền, siêu thoát.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant