Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Duyên Lớn Có Thể Chuyển Nghiệp Duyên Nhỏ Không Chuyển Được Nghiệp

31 Tháng Bảy 202120:01(Xem: 3602)
Duyên Lớn Có Thể Chuyển Nghiệp Duyên Nhỏ Không Chuyển Được Nghiệp
Duyên Lớn Có Thể Chuyển Nghiệp
  Duyên Nhỏ Không Chuyển Được Nghiệp


Đào Văn Bình

hoa sen 1

Có một câu hỏi ngàn năm trước người ta đã đặt mà chưa có lời giải đáp thỏa đáng đó là  “Tại sao tôi xấu, tôi nghèo, tại sao cuộc đời của tôi như thế này?” Các đạo thờ thần nói rằng đó là ý chỉ của Thượng Đế. Còn Đông Phương trước khi có Đạo Phật du nhập nói rằng đó là định mệnh do Trời-Đất an bài. Đã là ý chỉ của Thượng Đế hay định mệnh thì không thể cải sửa được như cụ Nguyễn Du đã nói:

Bắt phong trần phải phong trần.
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.

            Thế nhưng lại có một học thuyết thứ hai của Đông Phương nói rằng “Đức năng thắng số”, tức những gì tốt đẹpchúng ta làm cho người khác sẽ cải được số trời, thay đổi định mệnh của chính mình. Thế nhưng học thuyết “Đức năng thắng số” chỉ nói về hiện tại mà không nói gì về quá khứ, về những gì mà kiếp trước người ta đã làm.

Ngày nay câu hỏi về định mệnh hay số phận nói trên lại dồn dập tái sinh và hầu hết các giảng sư Phật Giáo đều cho đó là Nghiệp (Karma). Nghiệp là những gì gây tạo trong quá khứ khiến hình tướng, cuộc đời và cuộc sống- nói chung - số phận của một con người ngày nay nó như thế đó. Đối với các tôn giáo thờ thần thì số phận, cuộc đời của một con người không liên hệ gì tới những gì mà người đó gây tạo trong quá khứ, làm xấu làm tốt cũng như nhau. Tuân phục và thờ phượng thần linhđiều kiện duy nhất. Số phận giàu sang, đẹp xấu, hạnh phúc hay khổ đau đều do Trời hay Thượng Đế sắp đặt. Tín đồ của các tôn giáo này không tin vào kiếp trước, kiếp sau, không tin vào nhân quả, luân hồi.

Nghiệp là quan niệm đặc thù của Phật Giáo. Nó phát xuất từ quan niệm luân hồi. Trong vũ trụ này, không có cái gì bị diệt mất và sẽ tái tạo dưới một hình thức khác khi hội đủ nhân duyên. Nó giống như Định Luật Bảo Toàn Năng Lượng của khoa học. Nghiệp đi theo con người như bóng với hình. Nghiệp là hình . Còn chúng ta như thế nào là bóng. Hình thế nào thì bóng như thế. Hình đi đâu, bóng đi theo đó. Nghiệp chuyển động liên tục theo dòng thời gian dài vô tận cho đến khi con người tu hành đắc quả Phật, Bồ Tát, A La Hán, Bích Chi Phật. Lúc đó mới chấm dứt được sự chuyển vận hay luân hồi của Nghiệp.

Thế nhưng bên cạnh Nghiệp, Đức Phật còn nói về Nhân Duyên hay Duyên Khởi. Đây là giáo lý tuyệt vờivô cùng khoa học. Lý Duyên Khởi là khởi nguyên của khoa học. Phân tích một cách tường tận, dù con người thừa hưởng một thiện nghiệp, đừng tưởng sinh ra là hoàn toàn hạnh phúc. Khi chúng ta vừa lọt lòng mẹ đã phải tiếp xúc với một thế giới diễn biến từng giờ từng phút và bị tác động. Những tác động này gọi là Duyên. Chẳng hạn, một người thừa hưởng một phúc nghiệp như thế nào đó, sinh ra trong một gia đình giàu có, mặt mũi xinh đẹp, nuôi dưỡng đầy đủ. Thế nhưng đất nước lúc đó lại lâm vào một cuộc đại chiến khiến thành phố bị hủy diệt và đã chết trong bom đạn. Như vậy, dù là một thiện nghiệp nhưng gặp một duyên xấu quá lớn vẫn có thể gặp thảm họa như thường. Hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945 khiến 200,000 người chết đâu phải tất cả mọi người ở đây đều là kẻ xấu, hay mang ác nghiệp?

Hiện nay tại Gia Nã Đại và Việt Nam đã có một hai giảng sư nói rằng phải tu nhiều đời, nhiều kiếp mới được sinh ra ở Hoa Kỳ siêu cường của thế giới, nơi mà con người đẹp đẽ, phúc lợi xã hội dồi dào, văn minh, tiến bộ nhất hành tinh này. Ý nói sinh ra ở các quốc gia khác là bất hạnh. Câu hỏi đặt ra là tại sao tại đây lại có không biết bao nhiêu cô gái đẹp còn hơn cả công nương, công chúa nước Anh, mới 13,14 tuổi đã nghiện ngập ma túy, hành nghề mãi dâm hay đóng phim dâm ô, lõa thể để mưu sinh. Theo thống kê năm 2021 của National Center for Drug Abuse Statistics, học sinh Lớp 8 sử dụng ma túy tăng 61% giữa năm 2016-2020. Lớp 12 có 62% học sinh uống rượu. 50% trẻ vị thành niên đã sử dụng ma túy một lần. 43% sinh viên đại học sử dụng chất bị cấm. 86% trẻ vị thành niên biết ai là người hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng ma túy trong giờ học. Rồi còn nạn gái vị thành niên mang bầu. Theo thống kê năm 2017, có khoảng 194,377 trẻ em sinh ra từ người mẹ vị thành niên từ 15-19 tuổi.

 Tại sao thiện nghiệp, tu nhiều đời nhiều kiếp mới được sinh ra ở một quốc gia tươi đẹp văn minh như thế này lại biến thành thảm họa? Có phải duyên xấu hay cảnh ngộ đã tác động và giết chết thiện nghiệp? Như thế khi nói về Nghiệp cùng lúc phải nói về Duyên hay Nhân Duyên hay Duyên Khởi nếu không sẽ bế tắc hoặc thiếu xót và không giải thích được số phận của một con người.

Theo tôi nghĩ Nghiệp vẫn bị chi phối bởi Luật Vô Thường. Điều đó có nghĩa là Nghiệp vẫn có thể thay đổi, dứt sạch hay trầm trọng thêm do tác động của Nhân Duyên. Nếu Nghiệp mà thường hằng, không biến đổi thì Luật Vô Thường sai.

Nghiệp thuộc về quá khứ, còn duyên thuộc về hiện tại. Khi con người chưa tái sinh, nó ôm ấp lấy nghiệp. Khi vừa tái sinh nó phải tiếp xúc ngay với ngàn vạn duyên, tác động vào đời nó gọi là Duyên Khởi khiến chi phối cuộc sống, đầu óc và có thể thay đổi cuộc đời của nó tức nó có thể chuyển nghiệp hoặc làm cho nghiệp trầm trọng thêm. Nhưng trước khi xem duyên có thể tác động vào nghiệp như thế nào, chúng ta thử xem Nghiệp là gì. Hiện nay chữ Karma (Nghiệp) rất phổ biến trên báo chí Hoa Kỳ.

Có thể nói, thế gian này có bao nhiêu khổ đau, bất hạnh thì có bấy nhiêu nghiệp. Thí dụ:

-Nghiệp khiến đầu óc u tối hoặc chỉ sống với cảm tính, bản năng mà không có trí tuệ.

-Nghiệp phải sinh ra từ một quốc gia đầy thù hận, chia rẽ, xuống đường biểu tình đập phá liên miên, súng đạn đầy nhà, con nít ba bốn tuổi đã biết bắn súng, xung đột giết người như trò chơi, xã hội vô cùng bất an.

-Nghiệp không được học hành tới nơi tới chốn, phải bỏ học để lao vào chốn chợ đời  hoặc nơi biên địa không có trường học.

-Nghiệp bị tà đạo khuyến dụ hoặc cưỡng bách, không biết gì tới chánh đạo. Hung ác tưởng thiện lương, hận thù tưởng chân lý, giết người tưởng chiến thắng, hoang đường tưởng thực tế, cãi lộn tưởng mình hay.

-Nghiệp phải sinh ra từ một gia đình nghèo, cha mẹ chết sớm hoặc chia lìa. Cô nhi hoặc cô đơn từ thuở chào đời.

-Nghiệp phải sinh ra từ một gia đình cha mẹ không hòa thuận, đánh chửi nhau giống như một địa ngục.

-Nghiệp phải làm tôi tớ, nô lệ cho người ta như giai cấp Thủ Đà La/Tiện Dân/Dalit ở Ấn Độ và người Da Đen ở Mỹ trước khi chế độ nô lệ bị bãi bỏ.

-Nghiệp chướng phải đi ăn mày và coi đây như một nghề để sinh sống.

-Nghiệp phải làm nghề buôn hương bán phấn, gái gọi, vũ nữ thoát y, người mẫu phô bày thân thể, đóng phim dâm ô.

-Nghiệp phải chạy vạy suốt đời không đủ miếng cơm manh áo.

-Nghiệp sa vào cờ bạc, tổ chức cờ bạc, xì-ke ma túy, buôn bán hoặc chuyển vận ma túy cuối cùng tán gia bại sản, gia đình tan nát, vào tù hoặc tử hình.

-Nghiệp khiến làm nghề tú bà (má mì), cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê, đâm thuê chém mướn.

-Nghiệp phải làm ma men nghiện rượu, say sưa tối ngày, mắng chửi vợ con, bê tha không còn tư cáchtrở thành cục nợ của gia đình.

-Nghiệp sinh ra bất mãn với mọi thứ, không hài lòng với bất cứ chuyện gì trên cõi đời này.

-Nghiệp phải chết dữ (hung tử) như chết đâm, chết chém, chặt đầu, treo cổ, xử bắn, tiêm thuốc độc hay lên ghế điện.

-Nghiệp sinh ra đã bị khuyết tật, tàn phế như đui, mù, câm điếc, cụt tay, cụt chân, dị dạng, đầu óc bất bình thường.

-Nghiệp khiến mắc phải những bệnh dị thường y học bó tay.

-Nghiệp sinh ra là người không đến nỗi xấu xa, có tiền có của, có địa vị, có nghề nghiệp nhưng lại là con người luôn nói lời hung dữ, cay nghiệt, chụp mũ, chửi rủa, mắng nhiếc, chuyện gì cũng dính vào như ta đây là người hiểu biết thông thái. Đây là khẩu nghiệp. Khẩu nghiệp làm ly tán gia đình, vợ chồng con cái đau khổ. Ác khẩu giống như tra tấn, khủng bố tinh thần hay đấu tố người ta vậy.

-Nghiệp sinh ra vốn là người vô học, không có nghề để sinh sống bèn sống bắng chiêm tinh, bói toán, xem quẻ, bùa chú, phong thủy, địa lý, dùng ma qủy để lường gạt con người, gây hoang mang, lo sợ, có khi phá nát cuộc đời của người ta. Đây là nghiệp dữ vô cùng đáng sợ. Cuối cuộc đời, các người sống bằng nghề bói toán đều chẳng ra chi.

-Kiếp trước làm nghề cho vay cắt cổ (bây giờ gọi là tín dụng đen) kiếp này con nợ đầu thai thành con, đối xử tệ bạc, đánh chửi và đuổi cha mẹ ra khỏi nhà. Đó là sự báo oán.

            Khi con người tái sinh, nghiệp không tác động một mìnhphối hợp cùng với duyên. Chúng ta thử xem duyên và nghiệp tác động tới nhau như thế nào:

1) Duyên lành nhỏ không thể chuyển được nghiệp

            Đi chùa, ăn chay tụng kinh niệm Phật, cúng tiền cho các chùa, thế nhưng tai họa vẫn đến, vẫn cứ nghèo, vẫn cứ khổ. Nguyên do tại đâu?  Nguyên do chỉ vì các hành động trên chỉ là tín ngưỡng, cầu phước mà tâm thức không hề chuyển hóa. Những người như thế chắc chắn tâm tính tình vẫn chẳng hiền hòa, khẩu nghiệp vẫn nặng, vẫn tham-sân-si thì dù có đi chùa thêm vài chục năm nữa thì vẫn cứ như thế. Xin nhớ cho, nghiệp chỉ có thể chuyển hóa bằng tâm lành, tâm nhẫn nhục, tâm vị tha, ngộ được lý Vô Thường chứ  không bằng hình tướng hay cầu nguyện. Rồi các cô gái sống bằng nghề buôn hương bán phấn. Có thể có những cô đã từng đi chùa, nghe pháp hoặc nghe lời khuyên bảo của bạn bè. Thế nhưng tại sao lại không thoát được cái nghiệp nhơ bẩn này? Có lẽ các cô không dám chấp nhận làm các nghề lao động tay chân như người ta và nhất là không có nghị lực. Không quyết tâm, không thấy xấu hổ khi cuộc đời mình cứ chìm đắm mãi trong nhơ nhuốc thấp hèn - thì làm sao thoát được nghiệp? Phải chuyển nghiệp bằng sinh mệnh quyết tử, bằng cần cù, nhẫn nại bằng gian khổ chứ không phải nói suông hay dỡn chơi. Nghiệp như một tảng đá, búa nhỏ làm sao đập vỡ được?

2) Duyên lành lớn chuyển được nghiệp

            Trong cuộc đời hoằng hóa của Đức Phật có những giai thoại chuyển nghiệp thật hy hữu như sau: Phật hóa độ cho ông Angulimala đã giết chết 99 người và chỉ chờ giết thêm một người nữa để có phép thần thông. Nếu không phải là Phật mà là một người khác tới đây, kể cả mẹ ông, chắc chắn đã bị ông chém chết rồi. Rồi Đức Phật hóa độthu nhận ông Ni Đề - người làm nghề gánh phân là nghề thấp hèn nhất Ấn Độ thời bấy giờ làm đệ tử. Nếu là một người khác, dù có nói gì đi nữa thì ông gánh phân này vẫn thấy rằng mình là kẻ thấp hèn vì làm nghề thấp hèn. Chỉ có Phật chỉ ra cho ông thấy không có nghề nào thấp hèn vì “pháp Phật không hề có thấp cao” và ông đã đại ngộ và chuyển nghiệp. Rồi cô con dâu của ông Cấp Cô Độc là một ác phụ chuyên chửi bới và mắng nhiếc chồng. Dù ông Cấp Cô Độc là bố chồng, là tỷ phú mà cô này vẫn không nghe. Thế nhưng chỉ một thời pháp ngắn của Phật, cô đã giác ngộ, chuyển hóa từ một con dâu hung dữ, từ bỏ khẩu nghiệp, ác nghiệpbiến thành một cô con dâu hiền thục. Rồi Phật hóa độ cho Vua A Xà Thế giết cha để đoạt ngôi báu. Nếu là một người khác, không đủ uy đức thì ông vua này chẳng những không nghe mà còn đem chém đầu.

            Điều này cho chúng ta thấy, búa nhỏ không thể đập vỡ được tảng đá. Một vài giọt nước làm sao tẩy trắng được bình mực? Với một nghiệp chướng sâu dày thì một cơ duyên lớn, một uy đức lớn, một cơ hội lớn mới có thể chuyển được nghiệp cho người khác. Uy đức nhỏ và chưa hội đủ cơ duyên thì có nói gì thì cũng như “Nước đổ đầu vịt” uổng công, vô ích. Cũng như một kẻ suốt đời làm chuyện hung ác, lúc chết có mời cả trăm tăng ni tới cầu siêu thì chỉ là cầu siêu cho thân nhân, làm yên lòng thân nhân chứ làm sao “siêu độ” cho ông ác này?

Nói tóm lại muốn có hạnh phúc không phải chỉ quán chiếu vào đời trước mà phải nhìn vào đời nay. Ngày nay với đà văn minh tiến bộ, mọi biến cố từ khắp hành tinh  có thể tác động vào con ngườiPhật Giáo gọi là “Trùng Trùng Duyên Khởi”. Một ý tưởng đẹp, đạo đức tu cả đời chưa thành. Nhưng một ý niệm xấu, một hình ảnh xấu sẽ tác động ngay tới người xem. Nếu không có bản lĩnh, không có “pháp nhãn, tuệ nhãn và Phật nhãn” để biết đó chỉ là trò huyễn hóa , nhố nhăng…thì sẽ bị tác động, tha hóa  rồi nhận chìm cuộc đời mình. Do đó:

-Cá nhân phải luôn luôn giữ gìn chánh niệm. Đừng ỷ y mình có thiện nghiệp, có phước báu. Phải luôn luôn cảnh giác tránh xa kẻ xấu ác, chỗ tụ họp ăn chơi không lành mạnh, tránh dính líu vào ác hoạt động phi pháp.  Mất cảnh giáctai họa đến liền, lúc đó đừng đổ thừa cho nghiệp mà hãy đổ thừa chính mình. Mình mạng số tốt nhưng giao du với kẻ mang nghiệp xấu sẽ “chết “ chung với kẻ xấu vì cộng nghiệp. Mình không phải là kẻ du thủ du thực, nhưng ngồi ăn nhậu với một băng đảng tại nhà hàng. Băng đảng khác tưởng mình là đồng bọn, có đâm chém mình cũng là chuyện thường. Tu hành vài chục năm nhưng “bén duyên” với nữ sắc, rung động vì tiền bạc thì bao nhiêu công đức tu hành trong đời trước và đời nay tiêu tan. Tại đây, thiện nghiệp, phước báu đã bị chướng duyên, duyên xấu đánh gục.

-Phải tạo một không khí yêu thương, đùm bọc trong gia đình. Đừng tạo nghiệp dữ trong gia đình. Gia đình là nơi lý tưởng để nuôi dưỡng yêu thương, giáo dục. Đừng biến gia đình thành địa ngục. Mọi gia đình tốt lành thì xã hội tốt lành. Xã hội tốt lành thì đất nước sẽ tốt lành. Cả đất nước tốt lành thì cộng nghiệp tiêu tan, hạnh phúc thấy ngay. Hiện nay đại dịch Corona/Covid-19 đang là cộng nghiệp của nhân loại. Chúng ta cần bình tĩnh, chung sức, tuân thủ mọi quy định của chính phủ, đùm bọc, hy sinh trong giai đoạn khó khăn để thoát qua cơn đại nạn

-Phải tạo một không khí thân ái, đoàn kết trong  cộng đồng. Sự yêu thương thoa dịu mọi bất hạnh, khổ đau tức giải nghiệp. Hoạt động thiện nguyện, tham gia các diễn đàn cải thiện cuộc sống. Phải giảm bớt các hoạt động giải trí không lành mạnh như vũ trường, phòng trà, bia ôm, nhậu ôm, đấm bóp (spa), các chỗ chơi gảmes…những thứ này là mồ chôn của tuổi trẻ, tạo nghiệp dữ cho nhiều thế hệ mai sau. Các khóa tu mùa hạ, khóa tu một ngày dù chưa giải được nghiệp nhưng nó là mầm mống tốt sau này. Gieo duyên tốt sẽ có ngày hái quả tốt.

-Phải giữ gìn cho được một quốc gia yêu chuộng hòa bình. Đất nước có chiến tranh thì bao người chết oan dù nghiệp số tốt như thế nào đi nữa.

            Cuối cùng ngắn gọn lại: Muốn chuyển nghiệp phải tu tâm, làm việc thiện, giữ gìn chánh niệm và tránh xa người xấu, hoạt động xấu và tổ chức xấu. Luôn luôn khiêm tốn, nhìn thấy rõ thế gian này là ảo ảnh vô thường, hạnh phúc hay khổ đau cũng chỉ là huyễn hóa. Tất cả rồi sẽ qua đi. Khi tâm ổn định, trí tuệ sáng suốtquyết tâm sẽ chuyển được nghiệp.

Thiện Quả Đào Văn Bình

(California ngày 13/7/2021)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1597)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1589)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1753)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1750)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1448)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1610)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 1946)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1697)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2258)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1589)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1599)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(Xem: 1614)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(Xem: 2068)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(Xem: 1828)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(Xem: 2026)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(Xem: 1579)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(Xem: 2182)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(Xem: 1542)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1805)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1691)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1758)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1583)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2341)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 2055)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 2008)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1820)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 2151)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1723)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(Xem: 1851)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 2078)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1605)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1875)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 1861)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 2091)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1854)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1702)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1686)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1691)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1804)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 2095)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1658)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
(Xem: 1634)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2187)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 1895)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1702)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2277)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
(Xem: 1896)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 1983)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2180)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2463)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant