Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Muốn Ít Và Biết Đủ

31 Tháng Tám 202108:34(Xem: 3143)
Muốn Ít Và Biết Đủ
MUỐN ÍT VÀ BIẾT ĐỦ

Thích Trung Định


Buông Xả Hơn Thua Nhưng Không Im Lặng

Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp. Bất cứ ai nếu muốn có an lạchạnh phúc thì phải sống với tâm muốn ít và biết đủ. Muốn ít nghĩa là lòng tham dục được chế ngự, được điều tiết và khéo điều phục. Biết đủ nghĩa là bằng lòng với những gì mình hiện có. Từ bỏ lấy của không cho, không vì lòng tham mà não hại người khác. Biết đủ dù gặp hoàn cảnh nào cũng an phận tùy duyên và muốn ít thì không khổ não bản thân và không gây phương hại người khác. Cổ nhân thường nói: “Tri túc tâm thường lạc, vô cầu phẩm tự cao.

Trong Kinh Lời Dạy Cuối Cùng Của Đức Phật có nói chi tiết về hạnh muốn ít và biết đủ: “Này các đệ tử, nếu các vị muốn giải thoát mọi đau khổ thì nên thường xuyên tu tập quán biết đủ. Pháp biết đủ là cơ sở của sự an lạchạnh phúc và sung mãn. Người biết đủ dẫu nằm trên đất vẫn thấy an lạc. Người không biết đủ dẫu sống ở thiên đường vẫn chưa thấy toại nguyện [1]. Không biết đủ tuy giàu mà rất nghèo. Biết đủ thì tuy nghèo nhưng rất giàu có. Người không biết đủ là kẻ nô lệ của năm thứ dục lạc thấp kém và còn là tấm bia đời đáng thương xót đối với hành giả biết đủ. Thực hành đức tính ít ham muốn thì lòng bình thản, không lo sợ, gặp cảnh ngộ nào cũng thấy thư thái, không bao giờ có cảm giác thiếu thốn, có ít ham muốn là có Niết bàn”.

Con người khổ là vì không biết đủ và không có muốn ít. Tham đắm càng nhiều thì khổ não càng nhiều hơn. Sự tham muốn quá độ, làm cho lòng người xao xuyến, mất hết cả tự chủ và chỉ còn là nô lệ cho những thèm muốn của mình. Một khi đã bị lòng tham dục điều khiển thì con người gây không biết bao nhiêu tội lỗi, dám làm những chuyện hung ác mà chẳng gớm tay. Lại chính vì lòng tham muốn không ngằn mé mà mình không tự nhận biết, nên đến khi muốn mà không được thì đổ lỗi cho người, nhân đó sinh ra cạnh tranh, xung đột, làm cho nhân loại chịu lắm điều tàn hại. Lòng tham muốn quá độ, làm cho con người tối mắt trước những sự phải, trái thúc đẩy người đời vào đường tội lỗi. Chẳng hạn một kẻ không có năng lực, đạo đức mà muốn được giàu có lớn và quyền thế to, thì có thể dùng những mưu mô gian xảo, đen tối, dã man để đạt ý muốn của mình.

Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Bể kia dễ lấp, túi tham khó đầy”, để chỉ rằng lòng tham con người là vô hạn. Chính vì lòng tham đó mà chúng ta không tìm được hạnh phúc ngay trong cuộc sống này cũng như sản sinh ra nhiều hệ lụy của xã hội bằng những tệ nạn đầy nguy hiểm. Ví như được ăn ngon mà còn cầu thêm món lạ, độc đáo, quý hiếm,… Chính vì cứ mãi theo lòng tham mà gây nên sự phiền não. Tiền tài chính là con dao hai lưỡi. Nếu được sử dụng một cách đúng đắn, nó chẳng những mang lại một cuộc sống hạnh phúc cho bản thân mà còn có thể tạo phúc cho người khác. Thế nhưng, một khi con người tham lam những tiền tài không thuộc về mình, không phải mình làm ra thì rất có thể sẽ phải rơi vào tai họa.

Có một câu chuyện kể rằng, một hôm Đức Phật cùng với A Nan đi trên cánh đồng ruộng ở Xá Vệ Quốc. Đức Phật bỗng dừng bước và nói: “A Nan, con hãy nhìn ụ đất nhỏ trên thửa ruộng phía trước, ở đó đang ẩn nấp một con rắn độc đáng sợ!” A Nan cũng dừng bước nhìn về hướng Đức Phật chỉ, sau khi quan sát liền nói: “Quả nhiên là có một con rắn độc lớn đáng sợ!”. Lúc ấy có một người nông dân đang cuốc ruộng ở gần đó nghe được cuộc đối thoại giữa Đức PhậtA Nan, nghe nói trong ruộng có rắn độc bèn đến xem thử. Nhưng anh ta không thấy rắn mà lại phát hiện ra một hũ vàng ở trong ụ đất nhỏ đó. Người nông dân lẩm bẩm một mình: “Rõ ràng là một hũ vàng, nhưng sao những Hòa thượng này cứ khăng khăng bảo là rắn độc, thật không hiểu nổi họ đang nghĩ gì. Ai mà may mắn được như mình chứ, đi cuốc ruộng mà cuốc được cả một hũ vàng thế này, phải mau mang về nhà thôi, nửa đời còn lại không cần lo cơm áo gạo tiền nữa rồi”.

Anh ta nhanh chóng đào hũ vàng, rồi vội vàng mang về nhà. Người nông dân vốn nghèo khổ, một ngày cơm ba bữa còn khó khăn nay đột nhiên phát tài, anh ta vui mừng khôn xiết, bắt đầu lao vào mua sắm quần áo, đồ đạc trong nhà, ăn những món sơn hào hải vị một cách vô độ. Người cùng làng với anh ta đều vô cùng thắc mắc nên những lời đồn bay đi khắp nơi, một đồn mười, mười đồn trăm, chẳng lâu sau đã truyền đến tai quan phủ. Quan phủ cho người gọi anh ta đến và hỏi: “Nghe nói ngươi trước kia rất nghèo, nhưng sau một đêm đã trở thành phú ông. Số tiền ấy đến từ đâu, có phải nhà ngươi ăn trộm hay không? Mau khai thật đi”.

Người nông dân không biết phải trả lời sao, nên bị nhốt trong phủ quan, cả ngày bị hỏi cung, khiến anh ta vô cùng hoang mang, nhưng lại không thể chứng minh mình không phải kẻ trộm. Người nhà muốn bỏ tiền ra chạy chọt mua quan, chỉ mong giữ được mạng cho anh ta, nhưng tiền đều đã tiêu sạch nên chẳng thể cứu được anh ta ra. Người nông dân cuối cùng đã bị xử tội tử hình. Ngày hành án, anh ta nhìn lên đoạn đầu đài mà lòng vô cùng hoảng sợ, miệng không ngừng lẩm bẩm: “Đức Phật ơi, đó thực sự là rắn độc! A Nan ơi thực sự đó là một con rắn độc lớn!” Quan phủ nghe thấy những lời nói lạ lùng ấy bèn cho rằng trong chuyện này hẳn phải có duyên cớ gì đó, nên liền bẩm báo chuyện này lên nhà vua.

Nhà vua cho triệu người nông dân đó đến và hỏi: “Nhà ngươi phạm tội ăn cắp, lúc thụ án không ngừng lẩm bẩm “Đức Phật ơi, đó thực sự là rắn độc! A Nan ơi thực sự đó là một con rắn độc lớn!” Rốt cuộc ngươi có ý gì?”. Người nông dân sợ hãi thưa với nhà vua: “Dạ thưa Đại vương, hôm đó thảo dân đang làm việc ngoài đồng, thì Đức PhậtA Nan có đi ngang qua đó. Họ nhìn thấy bên dưới một ụ đất có chôn vàng, nhưng đều nói đó là một con rắn độc, là một con rắn độc lớn, thảo dân không tin nên đã đào chỗ vàng lên rồi đem về nhà. Thảo dân rơi vào bước đường ngày hôm nay mới ngộ ra được đó thực sự là một con rắn độc lớn. Vàng có thể làm cho thảo dân trở nên giàu có, cũng có thể khiến thảo dân mất mạng, nó thực sự còn đáng sợ hơn cả rắn độc”.

Rồi anh ta lại tiếp tục bẩm với nhà vua: “Đức Phật nói đó là một con rắn độc, A Nan nói đó là một con rắn độc lớn. Thậm chí còn đáng sợ hơn cả rắn độc, đến hôm nay thảo dân mới hiểu ra. Thảo dân ngu muội, thấy vàng thì coi như bảo vật nên mới u mê chìm đắm vào bể khổ. Chỉ khi từ bỏ được ý định đen tối trong đầu thì mới không bị vàng mê hoặc”.

Nhà vua sau khi nghe được những lời thành thật từ đáy lòng của người nông dân cũng đã nảy sinh sự tin tưởng rất lớn đối với giáo nghĩa của Đức Phật. Nhà vua không những tán thưởng lời dạy của Đức Phật mà còn tán thưởng sự giác ngộ của người nông dân, do vậy đã tuyên bố vô tội và thả anh ta về nhà [2].

Thiểu dục tri túc, có thể mang đến cho con người an lạc. Nếu lòng tham muốn quá sâu nặng sẽ khiến cho các căn không yên, tâm luôn tham cầu không biết chán, và sẽ tăng trưởng vô số khổ não. Người đa dục thường sanh nhiều niệm dục, tham cầu lợi ích không có chỗ dừng như miệng của cá Ma Kiệt [3]. Người ít dục vọng sẽ không tham cầu nên không có khổ não, tâm thường thảnh thơi” [4].

Lòng tham muốn làm cho ta khổ bao nhiêu, thì Thiểu dụcTri túc lại làm cho ta an lạc bấy nhiêu. Đó là lẽ đương nhiên. Nhờ “ít tham dục”, nên con ma dục vọng không làm sao xui khiến được mình; nhờ “biết đủ”, nên con quỷ tham lam chẳng có quyền hành sai sử mình nữa. Một khi con người không còn làm nô lệ cho vật chất nữa, thì lòng người bắt đầu tự do, giải thoát. Chỉ khi ấy con người mới có thể tự cho là mình có hạnh phúc được; và dù cho thường ngày vẫn cơm canh đạm bạc, cũng vẫn thấy trong lòng thơ thới, an vui, sung sướng. Hơn nữa, nhờ Thiểu dụcTri túcgia đình, xã hội được an vui, hòa bình, không còn ai giành giật của cải, danh vọng, miếng ngon, vật lạ của ai nữa. Lợi ích của Thiểu dụcTri túc thật không sao kể xiết được.

Người ngoài đời và trong đạo, muốn được hạnh phúc chân thật, thì nên tu hạnh “Thiểu dục” và “Tri túc”, ít so sánh, được nhiều an lạc. Muốn tránh khỏi tai nạn trong gia đìnhxã hội, mỗi người trên thế gian này đều phải giữ phận thủ thường, đừng vượt quá khả năng của mình. Trên thế giới năm châu hiện nay, muốn có hòa bình để mà hưởng lạc thú hoà bình vĩnh viễn, thì cũng không ngoài cái hạnh “Thiểu dục” và “Tri túc” mà được [5].

Trong kinh Thuỷ Sám có câu tương tự như kinh Di Giáo: “Người biết đủ tuy nằm dưới đất vẫn lấy làm an vui, người không biết đủ dù ở thiên đường cũng không vừa ý”. Đó là lý do vì sao có người giàu nhưng vẫn không tìm được hạnh phúc, có người nghèo lại có được hạnh phúc tràn đầy. Một trăm ngàn đồng đối với người nghèo đã là đủ cho một ngày, nhưng với người giàu một triệu đồng vẫn chưa là đủ. Điều này chúng ta thấy rằng, thiếu thốn hay đầy đủ không chỉ phụ thuộc vào vật chất, mà nó phụ thuộc vào tư tưởng hay cách suy nghĩ của chúng ta.

Đây là lý do vì sao Đức Phật dạy hạnh Thiểu dục tri túc cho hàng đệ tử. Thiểu dục tri túc không kìm hãm sự phát triển của bất kỳ ai, cách sống này là để đối trị với lòng tham không đáy, lòng tham gây ra phiền não không có điểm dừng mà chúng ta – những con người hiện đại đang bị vướng phải. Thiểu dục tri túc là một sắc thái tâm lý sống, là lối sống cao đẹp mà con người nên hướng đến.

 

Chú thích:

* ĐĐ.TS Thích Trung Định – Ủy viên Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN. Phó Chánh Thư ký Phân ban Hoằng pháp Hải ngoại – Ban Hoằng Pháp Trung ương GHPGVN.

[1] Tri túc chi nhơn tuy ngọa địa thượng do vi an lạc; Bất tri túc giả tuy xử Thiên đường diệc bất xứng ý.

[2] Minh Tâm, Vì sao đức Phật nói vàng là rắn độc, http://songdep.tv/vi-sao-duc-phat-noi-vang-la-ran-doc.html.

[3] (Cá Ma Kiệt là một loại cá lớn, nó có thể nuốt rất nhiều thuyền bè trên biển).

[4] Thích Hậu Quán – Việt Dịch: Thích Vạn Lợi, Thích Hữu Chơn, Thích Giới Tường, Thích Minh Tạng, Thích Hạnh Tín, Lâm Nghiệp Hồng, Phước Huệ Tập 3, Ít Muốn Và Biết Đủ, Nxb Phật Đà Giáo Dục, Đài Loan, 2015,tr.24.

[5] Thích Thiện Hoa, Phật Học Phổ Thông, Khóa 2, Thiên thừa Phật giáo, http://huongdanphattu.vn/news/Phat-phap-vi-dieu/Thieu-duc-va-tri-tuc-3530/.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13506)
Hận thù không thể khắc phục và diệt trừ bởi tâm thù hận. Một người đang tức giận, nếu bạn đáp trả họ bằng sự giận dữ, kết quả rất tai hại.
(Xem: 13831)
Nếu không hiểu rõ giá trị truyền thống của các tôn giáo bạn, thì chúng ta rất khó bày tỏ lòng kính trọng các tín ngưỡng khác biệt.
(Xem: 13588)
Tôi nghĩ là điều sai lầm khi chúng ta hy vọng rằng những vấn đề khó khăn hiện nay của chúng ta có thể giải quyết bằng tiền bạc hay quyền lợi vật chất.
(Xem: 13113)
Hiện nay nhân loại sống trên trái đất này, đang phải đối đầu với một vấn đề nan giải là bằng cách nào chúng ta có thể giúp đỡ mọi người sống có hạnh phúc.
(Xem: 13202)
Trong mọi tình huống có hại cho tinh thần, tình trạng có khả năng nguy hiểm và bệnh hoạn nhất là sự lo nghĩ trường kỳ.
(Xem: 13549)
Tồn tại qua bao nhiêu thế kỷ, ngày nay bánh xe Pháp của vua A Dục với một sứ mạng mới, đã gởi đến mọi quốc gia trên thế giới bức thông điệp hòa bình của Ấn độ ngàn xưa.
(Xem: 13976)
Đức Phật dạy rằng điều lành, nghĩa là các kết quả thiện phát sinh từ những nguyên nhân tốt; và kết quả xấu chỉ có thể dẫn đến từ các nguyên nhân bất thiện.
(Xem: 14791)
Người Tây Tạng vốn có tinh thần tôn trọng cá nhân khá cao, cho nên họ sẵn sàng chấp nhậntôn kính hết thảy mọi hình thức tín ngưỡngtôn giáo.
(Xem: 16043)
Trong lúc làm kẻ khác đau khổ, con người đã tự gây đau khổ cho chính mình. Ðó là điều mê lầm hoặc muốn lầm mê của con người. Vô minh là nguồn gốc của mọi tội ác.
(Xem: 13780)
Điều quan trọng nhất trong cuộc sống của con ngườitình thương. Thiếu tình thương, con người không thể có hạnh phúc chân thật.
(Xem: 15460)
Dr. Rajendra prasad (1884-1963), là một học giả và chính trị gia Ấn Ðố nổi tiếng.
(Xem: 14700)
Dưới đây là một câu chuyện thực, rất cảm động, xảy ra tại Nhật Bản nhiều năm trước đây.
(Xem: 12286)
Bình thản, bình tĩnh, thanh thản, thanh bình, yên lặng, trầm tĩnh, trầm lặng, dịu dàng, nhẹ nhàng, ông tự lặp đi lặp lại trong đầu và tìm cho ra hết tất cả những chữ đồng nghĩa với chữ “Ruhe”
(Xem: 13434)
Khi sống quay cuồng, mải chạy đuổi theo khát vọng, chúng ta vô tình bỏ quên những hạnh phúcchúng ta đang có, đến khi hạnh phúc mất đi...
(Xem: 16886)
Nếu như có thời gian, thì bạn nên đi đâu đó, lang thang qua những miền gió cát, thiên di về những nơi xa lơ, xa lắc nào đó.
(Xem: 14099)
Nhà văn Becsnaso đã từng nói:“ Trên thế giới có biết bao nhiêu kỳ quan đẹp đẽ, nhưng trái tim của người mẹ là kỳ quan vĩ đại nhất”.
(Xem: 14027)
Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km.
(Xem: 19455)
Con Bê khẻ mở mắt nhìn lên. Hai chân trước nó đưa ra tựa như muốn chắp lại. Trên khóe mắt đọng lại đôi dòng lệ nhỏ. Nó đang sám hối...
(Xem: 19584)
Bà Tú sung sướng đón nhận đạo pháp của bậc chân tu đạo hạnh với cõi lòng nhẹ nhàng, êm dịu như vừa hứng được ngọn gió mát lành...
(Xem: 17816)
Hình ảnh những bến đò, những sân ga thường gợi cho chúng ta sự linh động của đến, đi, chia tay và hội ngộ, khởi hành và điểm tới...
(Xem: 21389)
Ở cao nguyên Hùng Hoàng (Manosilā) có rất nhiều Tỳ-kheo quảng học đa văn và tiếng nói thì lớn như tiếng rống của sư tử.
(Xem: 20185)
Đồng hành không có nghĩa chỉ là đi với nhau mà còn phải nương tựa vào nhau, không phải chỉ tìm đến cái đích của chuyến đi mà còn chia sẻ với nhau trong chuyến đi.
(Xem: 23153)
Ngón tay của bậc đạo sư dùng để chỉ mặt trăng cho học trò, chứ không phải ngón tay là mặt trăng. Người học trò lại bám lấy ngón tay và cho ngón tay là mặt trăng.
(Xem: 22408)
Một hôm những chú sâu ăn chơi bất kể đối với những chiếc lá non, bất chợt lại có những chú chim sẻ xuất hiện làm cho những chú sâu khiếp đảm...
(Xem: 17073)
Nắng chiều vừa sụp tắt lúc tôi đặt chân đến chân đồi Mandalay huyễn hoặc. Trăng mùng 8 lên cao trên bầu trời trong vắt. Những bậc thềm có mái che...
(Xem: 16817)
Xã hội Ấn nói chung khá bình lặng, hiền hòa. Họ sống gần gũi với thiên nhiên và rất yêu mến thiên nhiên. Ở đây ta có thể bắt gặp công viên bất cứ nơi đâu.
(Xem: 18791)
Chuyến xe bắt đầu rời khỏi đô thị nhộn nhịp hướng về vùng cao nguyên bạc ngàn đồi núi, và điểm đến của tôi cũng không phải là quá xa, nhưng đã nhiều năm chúng tôi không gặp...
(Xem: 23861)
Với Sparky, việc học rất quan trọng nhưng cũng là điều không tưởng. Bởi nó (tiêu) tất cả các môn ở lớp 8. Nó thi rớt môn vật lý trong trường trung học...
(Xem: 21229)
Con trai tôi đang cẩn thận lau chùi mặt bếp lò, giọt nước mắt của nó hoà lẫn với nước lau cửa sổ rơi xuống bệ. Tôi nhìn quanh căn bếp tôi đã quá mệt mỏi không thể lau dọn nổi...
(Xem: 22266)
Có một cậu bé sống trong trại mồ côi từ nhỏ. Cậu bé luôn luôn ước mơ rằng mình có thể bay được như những chú chim.
(Xem: 24577)
Người chủ tiệm treo tấm bảng "Bán chó con" lên cánh cửa. Những tấm biển kiểu như vậy luôn hấp dẫn các khách hàng nhỏ tuổi. Ngay sau đó, có một cậu bé xuất hiện.
(Xem: 21902)
Thử nghĩ xem, chúng ta được gì, mất gì khi cứ luôn chạy theo những thứ mãi mãi không thuộc về mình, luôn chờ đợi những gì không dành cho mình?
(Xem: 15697)
Tuyết rơi từ vào khuya, mặt trời vừa mọc, tuyết đã ngập trắng vườn sau. Tôi đẩy thêm một khúc củi vào lò. Nhìn lửa bốc ngọn, nhớ lại mấy vần thơ cũ...
(Xem: 18683)
Mộng thân của nó là một đứa bé gái bảy tuổi. Nó nằm trên một cái bè chuối khô chảy ngược dòng trên dòng sông nhỏ. Khung cảnh thật êm đềm với hai hàng cây rủ lá ven sông.
(Xem: 16937)
Không biết Linh đã chạy qua bao nhiêu quãng đường, bao nhiêu dãy phố… khi tiếng rao đêm vẫn còn văng vẳng, cho đến lúc mọi hoạt động đều ngưng bặt...
(Xem: 18106)
Đã mấy canh giờ đi qua, vị sư già xả thiền với tiếng tằng hắng khẽ, Ngài không hề ngạc nhiên về sự hiện diện của người khách lạ trong am cốc.
(Xem: 17518)
Bình thức giấc, ngạc nhiên thấy mình nằm ngủ trong nhà thằng Phi. Chưa kịp nghĩ gì thì mùi thức ăn xộc thẳng vào mũi làm nó nghe dạ dày nhói lên quặn thắt.
(Xem: 17509)
Vậy là sau bốn năm lăn lộn ở chốn phố thị phồn hoa này, cuối cùng thì Hải cũng đã trở về quê, một chuyến về ngoài dự kiến.
(Xem: 17472)
Cầu xin quả tốt lành mà không chịu gieo nhân tốt lành, sợ hãi quả xấu, sợ hãi tai họa xảy đến, mà không dừng tay tạo nhân xấu, sự cầu xin ấy chỉ là việc hoang tưởng.
(Xem: 17356)
Niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời tôi chính là giây phút đầu tiên tôi đặt chân vào tòa nhà chánh Pháp. Một luồng rung cảm lâng lâng niềm hỷ lạc...
(Xem: 16570)
Trên đường trở về nhà, con gái cứ luôn ngọng ngọng nghịu nghịu hỏi tôi: “Bố ơi, mấy con cá bị người ta bắt đi thật là tội nghiệp!”...
(Xem: 15884)
Tôi thấy một sự thinh lặng trong một khu vườn thiền, zen garden, ngay gọn không tì vết. Tôi thấy sự thinh lặng nơi một kệ sách với những quyển sách thẳng hàng...
(Xem: 18191)
Từ lâu, tình thương là chất liệu ngọt ngào không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Chất liệu đó đã là nhịp cầu nối tâm linh...
(Xem: 15261)
Trời bắt đầu vào thu với những ngày mưa thường xuyên hơn. Không gian se lạnh về theo những ngày nhiều mây và len sang cả những ngày có nắng.
(Xem: 16263)
Ái dụcyếu tố quan trọng đưa đến luân hồi sanh tử trong cõi Dục này. Chúng sanh đã đầu thai vào cõi Dục nghĩa là nghiệp ái dục rất nặng.
(Xem: 16711)
Tôi đã từng lên chùa Ông Núi. Nghe chuyện người tu hành ngày xưa thấy rõ là bậc chân tu. Và thêm một lần nữa, tôi yêu mến những ngôi chùa trên núi.
(Xem: 16108)
Ngay từ khi Thế Tôn còn hiện hữu giữa cuộc đời, những vị Tỳ-kheo đã từng được diện kiến đức Thế Tôn trong những buổi pháp thoại tại tịnh xá Kỳ Hoàn, hay tịnh xá Trúc Lâm.
(Xem: 17648)
Với nhãn căn, chỉ mở mắt ra là lập tức thấy cảnh vật quanh ta, có hoa là thấy hoa, có bướm là thấy bướm, không cần vận dụng một suy nghĩ quanh co nào.
(Xem: 15038)
Cà phê chậm rãi nhỏ giọt, cái màu đen đặc sánh gợi một nỗi đau nhưng nhức. Bản Serenat của F.Schubert từ góc quán cất lên, bản nhạc mà thời còn đi học anh rất thích.
(Xem: 16505)
Con sông Ni Liên Thiền, tên gọi đó đã gắn liền với sự chứng đắc của một bực Thánh nhân xuất thế - Thái tử Tất-đạt-đa, Người đã đến bên dòng sông này sau sáu năm tu khổ hạnh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant