Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sống Biết Đủ Trong Mùa Đại Dịch Là Hạnh Phúc Nhất

02 Tháng Chín 202108:41(Xem: 3300)
Sống Biết Đủ Trong Mùa Đại Dịch Là Hạnh Phúc Nhất
Sống Biết Đủ Trong Mùa Đại Dịch Là Hạnh Phúc Nhất

Thích Phước Đạt

Hiệu quả của Thiền Tỉnh Thức áp dụng trong học đường Hoa Kỳ


Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này, việc nhận thức và trải nghiệm thái độ biết sống đủ là điều hạnh phúc nhất. Thực ra, biết sống đủ là thái độ sống tốt nhất mà chư Phật ba đời từng tuyên thuyết, các bậc Thánh nhân đã nỗ lực hành trì, hẳn nhiên các đệ tử Phật cần thực hiện nghiêm túc như là phương thức của đời sống đạo để hướng đến đoạn tận khổ đau.

Đó là thái độ sống biết làm chủ tâm mình trước mọi hoàn cảnh, thậm chí trước những biến cố xảy ra do khách quan và chủ quan đưa đến. Thiên tai, đại dịch là những biến cốcon người cần thể hiện một trong những thái độ sống đúng đắn nhất là biết sống đủ trong một môi trường đặc biệt như thế. Biết sống đủ tức là biết sống thiểu dục tri túc. Nghĩa là, bất cứ ai cũng có thể sống ít ham muốn mà biết đủ cho mình thì hạnh phúc đến với mình và đến với người khác. Trái với thái độ sống thiểu dục tri túc, thì con người luôn để tâm mong cầu thọ hưởng các dục, vì vậy khổ lụy càng chồng chất. Bởi Phật từng dạy, các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, nguy hiểm càng nhiều hơn. Đấy gọi là thái độ sống “Đa cầu khổ não diệc đa”, cần phải loại trừ, vì không đem lại sự sẻ chia niềm vui cho chính mình và người khác.

Trong tiến trình dựng nước, giữ nước, mở nước của cha ông chúng ta, biết bao nhiêu biến cố lịch sử diễn ra: chiến tranh vệ quốc, thiên tai nạn dịch, khủng hoảng kinh tế, khiến người Việt Nam luôn có tinh thầnthái độ sống sẻ chia, đùm bọc, cần kiệm để vượt thoát, huống chi là người Phật tử Việt Nam bao giờ cũng có thái độ biết sống thiểu dục tri túc một cách tự nhiên, bởi họ thấu hiểu:“Tri túc tâm thường lạc, Vô cầu phẩm tự cao” (Người biết sống đủ thì tâm thường an lạc, một cái tâm không mong cầu, hệ lụy về danh vọng, sắc đẹp, tiền tài, ăn ở, quyền lực thì phẩm hạnh, nhân cách đáng được tôn kính). Nhờ thực hành nếp sống thiểu dục tri túc, tâm không mong cầu thọ hưởng các dục mà tự thân mỗi người vượt thoát khổ đau trong mọi hoàn cảnh và tạo nên sức mạnh nội tại tự thân có khả năng liên kết với cộng đồng rất mạnh mẽ.

Thực tế “thiểu dục tri túc” là khái niệm được xuất phát từ trong hệ kinh điển Nho giáo, Lão giáoPhật giáo. Trong Đạo đức kinh của Lão giáo ta thấy nói Tri túc giả phú (người sống biết đủ thì mới thành người giàu có), Tri túc bất nhục (người sống biết đủ thì không có sự nhục nhã, lòn cúi vì họ tự do không lệ thuộc bất kỳ ai), Trong Nho giáo, ta thấy có đề cập đến biết sống đủ ít ham muốn: “Tri túc, tiện túc, đãi túc hà thời túc”, nghĩa là biết đủ với ý thức sáng tỏ thì lòng thảnh thơi biết sống đủ. Đợi cho có đủ với khao khát không cùng thì biết bao giờ mới đủ. Tuy nhiên, phải chăng chính Phật giáo, thiểu dục tri túc mới trở thành khái niệm quan trọng, thể nhập vào đời sống đạo, quyết định sự thành tựu giải thoát trong đời sống hướng nội tự thân, trước khi hướng ngoại cứu độ tha nhân. Nhiều kinh luận đã quy định về khái niệm này rất rõ ở Trung A hàm, Đại bát Niết bànA tỳ đạt ma đại tỳ bà sa luận.

Trong số kinh này, có bản Bát đại nhân giác kinh là một bản kinh được phổ biến rộng rãi ở nước ta. Kinh này đã đề cập đến nội dung một vị Bồ tát phải tuân thủ nếp sống thiểu dục tri túc ở điều giác ngộ thứ ba của tám điều giác ngộ: “Lòng không chán đủ, chỉ tìm được nhiều, tăng thêm tội ác. Bồ tát không thể thường nhớ tri túc, an bần thủ đạo, duy tuệ thị nghiệp”. Khi quy định như thế, kinh này đã giới thuyết tri túc vào việc ngăn ngừa tham lam của cải của con người, cần từ bỏ. Từ giới thuyết này, các kinh về sau càng nói rõ thêm nữa như kinh Bát Niệm trong Trung A Hàm còn nói đến “đạo do vô dục, chứ chẳng phải hữu dục mà được, đạo do tri túc, chứ chẳng phải vô yểm mà được. Đó là 4 thứ: ăn, mặc, chăn màn, giường ngủ”. Ngay cả bản kinh Trung A hàm số 21 và Luận câu xá 22 cũng quy định thuyết tam nhân, ba nhân tố làm trong sạch phẩm hạnh người đệ tử Phật, trong đó có nhân tố thứ hai là hỷ túc thiểu dục, nghĩa là vui với sự việc mình đang có mà lòng không mong cầu gì thêm ngoài khả năng của mình. Hai nhân tố còn lại là áo quần, ăn uống, ngọa cụ và giường chiếu.

Với những nội dung quy định về đời sống thiểu dục tri túc như các bản kinh quy định, các Thiền sưPhật tử Việt Nam đã vận dụng để đối diện và xử lý các vấn đề khủng hoảng chính trị, chiến tranh vệ quốc, thiên tai nạn dịch, nạn đói để đi đến thắng lợi, góp phần chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc. Huống chi triết lý sống của người Việt là “thương người như thể thương thân; một miếng khi đói bằng một gói khi no; lá lành đùm lá rách” trong lúc hoạn nạn biết đủ mà chia sẻ thì quý biết chừng nào, trở thành sức mạnh đoàn kết toàn dân.

Sang thời độc lập tự chủ, đến thời Lý – Trần cực thịnh như thế, giới thuyết thiểu dục tri túc càng được các nhà lãnh đạo quốc giaPhật giáo vận dụng tối đa, mới giải quyết triệt để các vấn đề đất nước, xã hội đặt ra trước những biến cố lịch sử, khủng hoảng kinh tế, đạo đức, chính trị. Thực tế, cuối đời Lý đầu đời Trần, nước ta phải đối diện các vấn đề khủng hoảng, tình hình đất nước mỗi ngày mỗi loạn lạc do tranh dành cát cứ, địa bàn, kinh tế, tham nhũng của các thế lực khác nhau, còn dân tình đói khổ khiến Thiền sư Đạo Huệ than: “loạn lạc tứ tung, do tham ái mà tới” [1]. Những người có ưu tư đối với tiền đồ dân tộc và Phật giáo như thiền sư Trí Bảo, Tín Học, Trí Nhàn đã đưa ra biện pháp kêu gọi mọi người phải biết sống đủ, đừng để lợi nhiễm cuốn hút vào cơn lốc tham ái. Ái là nói lên khuynh hướng mang tính cá nhân chủ động. Còn nhiễm là nói đến sự tương tác giữa cá nhân và tập thể mà đôi khi bản thân không làm chủ được dẫn đến tệ nạn tham nhũng mang tính hệ thống. Biện pháp giải quyết là kêu gọi:“Có lợi có nhiễm thì Bồ tát không làm; không lợi, không nhiễm thì Bồ tát làm” nhằm cứu vãn khủng hoảng.

Kết quả, một đời sống đạo với tôn chỉ tùy duyên vui với đạo mà khởi đầu là Trần Thái Tông – vị vua đầu nhà Trần đã vâng theo lời khuyên của Quốc sư Viên Chứng thực thi đời sống đạo giữ tâm vắng lặng, sống thiểu dục tri túc, không cho các ham muốn dẫn dắt, đây chính là điều kiện cần và đủ để làm Phật ở đời. Còn Trần Nhân Tông kêu gọi mọi người hành đạo đức bỏ xan tham, đừng có cầu danh, sống cuộc sống giản dị, tiết kiệm để đối trị tham nhũng:“Dừng hết tham sân mới lảu lòng màu viên giác”, hay“Cầm giới hạnh, địch vô thường, nào có sá cầu danh bán chác; Ăn rau trái, nghiệp miệng chẳng hiềm thửa đắng cay” [2].

Sống trong một xã hội loạn ly, vào những năm tháng cuối đời Lý, đầu đời Trần, giới Phật giáo phải ý thức về mình để có thái độ sống biết giữ đạo và gánh vác việc đời. Kết quả, người dân Đại Việt thời đó, biết sống tri túc, biết san sẻ với nhau chung một tấm lòng đã làm nên một thời đại Đông A hào hùng, 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông, quốc gia trở nên giàu mạnh hùng cường trên mọi phương diện, lĩnh vực.

Theo dòng lịch sử, các vương triều Lê – Nguyễn rồi đến thời hiện đại, cả dân tộc ta với triết lý sống thương người như thể thương thân, tất cả đều là cùng sinh ra trong ý niệm con Rồng cháu Tiên cũng đã thể nhập nếp sống thiểu dục tri túc nhà Phật mà làm nên đại nghiệp qua từng giai đoạn, thời kỳ lịch sử. Kết quả dân tộc ta đang sống trong thời đại mà đất nước đang phát triển vươn đến tầm cao và hội nhập toàn cầu.

Giá trị lớn nhất của nếp sống thiểu dục tri túc xóa bỏ lòng tham và làm khai mở tâm sẻ chia bố thí cho người khác. Nhìn góc độ cá nhân là mỗi người nhờ sống biết đủ mà tự hoàn thiện nhân cách cao quý, bước vào đời sống đạo thực thi giới định tuệ. Nhìn ở góc độ quốc gia dân tộc, mọi người dân sống biết đủ mà không dụng tâm tham lam, tham nhũng thì đất nước không rối loạn, dân tình không kêu van khổ đau. Hồ Chủ tịch là vị cha già của dân tộc, đã thực thi nếp sống gần dân, yêu dân không phải bằng lời nói, mà bằng cả cuộc sống của mình thể hiện qua phương châm đạo đức, triết lý hành động của Người chỉ có 8 chữ: “Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”.

Trong suốt cuộc đời sống vì dân, Hồ Chủ tịch lúc suy tư, huấn thị, hành động, bàn thảo, chỉ đạo việc nước, việc dân cũng đều thể hiện tinh thần:“Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”. Đó chính đức hạnh, phẩm hạnh mà Hồ Chủ tịch đề cao, Phật giáo cũng hết sức coi trọng, để rèn luyện Tăng Ni, Phật tử. Hồ Chủ tịch nói cần, thì Đạo Phật nói tinh tấn, bỏ mọi điều ác, làm mọi điều lành. Hồ Chủ tịch nói kiệm, Đạo Phật nói tri túc, tức là biết đủ, không tham đắm các dục. Hồ Chủ tịch nói liêm chính, Đạo Phật nói Thánh hạnh, chánh hạnh. Hồ Chủ tịch nói chí công vô tư thì Đạo Phật diễn giải tính bình đẳng giải thoát cho mỗi con người, không có sự phân biệt đối đãi. Trong tất cả các Kinh, Đức Phật đều cho rằng một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nỗi khổ là do tham lam. Vì thế Phật dạy, phương pháp đối trị lòng tham chính là sống theo hạnh thiểu dục tri túc. Một người biết sống thiểu dục tri túc là biết sẻ chia, biết bố thí cúng dường cho mọi người trong mọi hoàn cảnh tình huống, biến động xảy ra trong một môi trường sống cụ thể.

Hiện tại, ở nước ta và các nước xung quanh đang bị đại dịch COVID-19. Thời gian gần đây, nhiều tỉnh, thành, địa phương ở ta đã thực thiện giãn cách xã hội. Tất nhiên, đời sống kinh tế cũng như các hoạt động khác đều bị tác động không nhỏ. Nhà nước kêu gọi mọi người dân phòng hộ bằng cách thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, bên cạnh khuyến cáo mọi người dân, mọi doanh nghiệp, cơ quan đoàn thể, hội đoàn phát huy tinh thần truyền thống sẻ chia, đóng góp quỹ vaccine do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Thực tế, toàn dân còn làm nhiều hơn những gì ta mong đợi, đã xuất hiện nhiều tổ chức, cá nhân nêu gương tinh thần sống biết đủ, giảm thiểu các yêu cầu về ăn, mặc, ngủ để sẻ chia phần tích lũy, dành dụm của mình mà ủng hộ cho người nghèo, người thất nghiệp. Nhiều cây gạo ATM, nhiều siêu thị nhỏ không đồng mới tạo dựng đầu tư để phục vụ cho những người cách ly yên tâm chữa bệnh.

Cái ăn, mặc, ở là ba vấn đề nền tảng của mọi người. Chính nhờ thái độ biết sống đủ mà những vùng cách ly, người dân vẫn thấy ấm lòng khi đồng bào ta san sẻ thức ăn, vật dụng, chỗ ở tiện nghi đầy đủ. Nhiều bữa cơm miễn phí được các nhóm thiện nguyện đi phát khắp các nẻo đường, nhiều đợt từ thiện vào tận khu phố, ngõ hẹp để cứu trợ. Như vậy, nếu là người đệ tử Phật thì càng thấm thía lời dạy của Đức Phật về một đời sống giản đơn, luôn ý thức về Tam thường bất túc, nghĩa là 3 việc ăn, mặc, ngủ không dư tràn bờ, phóng dật. Sống với ý niệm xả ly là buông xả, không đắm nhiễm 5 món lợi dưỡng: danh, sắc, tài, thực, thùy ở đời thì nghịch duyên nào cũng vượt qua bởi các nhu cầu về sự tồn tại. Nhờ biết sống đủ mà ai cũng có thể phát tâm bố thí, cúng dường để tích lũy phước đức cho đời này và đời sau.

Có điều, chúng ta thường nghe nói đến phúc điền (ruộng phúc), tức là Tam bảo – Phật, Pháp, Tăng mà chúng ta phát tâm cúng dường. Nghe nói đến ân điền (ruộng ân nghĩa), tức là cha me, thầy giáo mà chúng ta quan tâm, kính trọng, săn sóc mọi mặt. Nhưng chúng ta rất ít nghe nói đến bi điền (ruộng bi), là đông đảo những người nghèo khổ, bệnh tật trong xã hội. Phật từng nói: “Ai săn sóc người ốm, tức cũng như săn sóc Phật”. Người đau ốm, người nghèo hiện nay trong mùa đại dịch Covid-19 này cũng khá nhiều. Với tinh thần biết sống thiểu dục tri túc tức là biết sống sẽ đem lại niềm vui và hạnh phúc cho bệnh nhân và cho những người xung quanh. Nói theo triết lý sống của người Việt là trong những hoàn cảnh khó khăn thì phải biết “Liệu cơm gắp mắm, Giàu cơm thịt, khó cơm rau hay Một miếng khi đói bằng một gói khi no” thì lúc nào cũng thấy bình anhạnh phúc.

Như vậy, một người biết sống thiểu dục tri túc là biết sống bố thí, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác trên mọi mặt. Bố thí có nhiều loại: tài thí là giúp đỡ người thiếu thốn bằng của cải vật chất. Pháp thígiảng pháp cho người chưa được nghe biết Phật pháp, biết điều thiện, điều phải, điều hay, đẹp mình học được từ Phật pháp chia sẻ cho người khác cùng biết và được lợi như mình. Vô úy thíbảo vệ, an ủi, che chở những người bất hạnh, gặp nạn, thế cô, đó là bố thí sự không sợ hãi. Tùy hỷ thí, là chia sẻ niềm vui của người khác, đó cũng là hạnh tùy hỷ, sẵn sàng chia sẻ niềm vui cho tất cả mọi người, mọi chúng sanh. Như vậy, tùy theo khả năng mỗi người mà ta phát tâm bố thí theo sở nguyện.

Cho nên mục đích cao cả của người thực hành hạnh sống thiểu dục tri túc là cơ sở ngọn nguồn để phát tâm thực hành hạnh nguyện bố thí ba la mật mà chư Phật và Bồ tát từng làm để cứu độ chúng sinh. Bản Sớ giải tập Cariya Pitaka đã diễn giải công hạnh thực hành hạnh nguyện bố thí thật cao đẹp. Phật dạy rằng khi bố thí thức ăn, vị Bồ tát cầu mong cho người mình giúp đỡ được sống thọ, có dung sắc đẹp đẽ, được hạnh phúc, sức khoẻ, trí tuệ, và quả Thánh cao nhất là Niết bàn. Khi bố thí thức uống, vị Bồ tát cầu chúc cho người được mình bố thí không còn thèm khát dục vọng. Khi bố thí quần áo, vị Bồ tát cầu chúc cho người được mình bố thí, có được hạnh tàm và quý, biết xấu hổsợ hãi khi phạm tội lỗi, khi bố thí mùi vị, vị Bồ tát cầu chúc cho người mình giúp đỡ có được hương thơm của giới đức, khi bố thí vòng hoa và hương liệu, vị Bồ tát cầu chúc cho người mình giúp đỡ có được những giới hạnh của chư Phật.

Khi bố thí chỗ ngồi, vị Bồ tát cầu chúc cho người mình giúp đỡ đạt tới tọa vị Giác ngộ vô lượng; khi bố thí nơi ở, vị Bồ tát cầu mong làm nơi y chỉ nương tựa của thế gian; khi bố thí ánh sáng, cầu mong có được con mắt: con mắt thịt (nhục nhãn), mắt trí tuệ (tuệ nhãn), con mắt chư Thiên (Thiên nhãn), con mắt của Phật pháp (Phật nhãn), con mắt thấy biết tất cả (chánh biến tri), cầu mong có được thân sắc tỏa sáng hào quang của Phật, có được tiếng nói dịu ngọt như tiếng nói của Phạm Thiên, có được hương thơm tỏa ra làm mọi người ưa thích, bố thí thuốc men để cầu chứng được quả Niết bàn bất tử, giải phóng nô lệ để cho mọi người thoát khỏi tù ngục của dục vọng, tự nguyện xuất gia, không có con cái để nuôi dưỡng nơi mình tấm lòng người cha hiền đối với mọi người, tự mình không có vợ để trở thành đấng Thế tôn, từ bỏ vương quốc thế gian để cầu có được vương quốc của Chánh pháp.

Rõ ràng, với tất cả hạnh nguyện như trên của một người sống theo lý tưởng Bồ tát, thực hành hạnh bố thí Ba la mật là đồng nghĩa thiết lập một đời sống hạnh phúc thực sự. Nền tảng của cuộc sống hạnh phúc là bắt đầu từ việc nhận thứcthực hành nếp sống biết sống đủ, tức là thiểu dục tri túc. Khi Đức Phật sắp nhập Niết bàn, Thế Tôn vẫn còn di huấn các thầy Tỳ kheo phải biết sống thiểu dục tri túc, biết phòng hộ các căn, tiết độ trong ăn uống. Đó là nền tảng để giữ đạo. Có giữ đạo mới có trí tuệ làm sự nghiệpkinh Bát đại nhân giác quy định về người học đạo phải biết sống đủ, tri túc mọi phương diện:“Lòng không chán đủ, chỉ tìm được nhiều, tăng thêm tội ác. Bồ tát không thể thường nhớ tri túc, an bần thủ đạo, duy tuệ thị nghiệp”.

Thời đại hôm nay là thời đại công nghệ 4.0, nhất là trong mùa đại dịch COVID-19, mọi người dân Việt, dù đang sống ở trong nước hay nước ngoài đều nhận thức tinh thần sống thiểu dục tri túc là sống biết đủ, là điều hạnh phúc nhất. Hạnh phúc đó phải được hóa hiện bằng lời nói, tức là bằng sự tuyên truyền cổ động sẻ chia khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, mỗi người dân là một chiến sĩ, một gia đình là một pháo đài chống dịch trên mọi phương diện truyền thông. Về thân thì phải hành động cụ thể, sống biết đủ, biết tiết kiệm, biết san sẻ khó khăn cho đồng bào nghèo khó, bệnh tật. Về ý thì suy tư tìm ra giải pháp hay nhất sẻ chia cộng đồng để vượt qua nạn dịch.

Có như vậy, nếp sống thiểu dục tri túc mà Phật tuyên thuyết giáo hóa chúng ta góp phần đem lại sự bình yên và hạnh phúc cho mọi người dân Việt trong thời gian chống đại dịch đang hoành hoành. Mỗi khi thân an thì tâm mới yên. Khi thân và tâm an ổn, thì tuệ giác mới khai mở. Có tuệ giác thì mới có trí tuệ để làm chủ nhân ông của thời đại công nghệ 4.0, mang lại tất cả giá trị hạnh phúc cao nhất cho con người thực tại, bây giờ và tại đây.

 

Chú thích:

* TT.TS Thích Phước Đạt – Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

[1] Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 3, Nxb TP. HCM, 2002, tr.576.

[2] Viện Văn học, Thơ văn Lý – Trần, tập 2, Quyển thượng, Nxb. KHXH, 1988, tr.505.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1661)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1651)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1823)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1836)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1516)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1674)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 2013)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1763)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2323)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1657)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1664)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(Xem: 1618)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(Xem: 2076)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(Xem: 1895)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(Xem: 2034)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(Xem: 1582)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(Xem: 2189)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(Xem: 1551)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1809)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1698)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1761)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1601)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2348)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 2062)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 2012)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1824)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 2163)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1730)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(Xem: 1852)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 2082)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1614)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1879)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 1869)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 2093)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1859)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1708)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1688)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1696)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1807)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 2103)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1663)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
(Xem: 1637)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2191)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 1902)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1710)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2282)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
(Xem: 1898)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 1988)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2185)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2464)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant