Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sự Hoàn Hảo Của Trái Tim Rộng Lượng

03 Tháng Chín 202108:46(Xem: 3615)
Sự Hoàn Hảo Của Trái Tim Rộng Lượng

Sự Hoàn Hảo Của Trái Tim Rộng Lượng

Sharon Salzberg
Huyền Nguyễn

nghiep chung nghiep rieng

SHARON SALZBERG (sinh ngày 5 tháng 8 năm 1952) là tác giả sách bán chạy nhất theo Thời báo New York và là một thiền sư nổi tiếng. Năm 1974, bà đồng sáng lập Hiệp hội Thiền Insight tại Barre, Massachusetts cùng với Jack Kornfield và Joseph Goldstein. Bà nhấn mạnh vào các phương pháp thiền vipassanā (thiền minh sát) và mettā (thiền tâm từ), và đã hướng dẫn các khóa tu thiền trên khắp thế giới trong hơn ba thập kỷ. Tất cả những phương pháp này đều có nguồn gốc từ truyền thống Phật giáo Nguyên thủy. Các cuốn sách của bà bao gồm Lòng nhân ái: Nghệ thuật cách mạng của hạnh phúc, Trái tim rộng khắp như thế giới, Hạnh phúc thực sự - Sức mạnh của thiền định: Chương trình 28 ngàyHạnh phúc thực sự tại nơi làm việc. New York Open Center vinh danh bà vì “Những đóng góp xuất chúng cho Chánh niệm ở phương Tây".

 

​​Từ bỏ, cho qua, đơn giảnbuông bỏ - Sharon Salzberg nói rằng đó chính là trạng thái chuyển hóa hoàn toàn. Sự rộng lượng khiến trái tim ta cởi mở, giải phóng chúng ta khỏi hết thảy mọi dính mắc, là cơ sở cho mọi phẩm chất tốt đẹp, và là nền tảng của con đường Phật giáo.

Trưởng dưỡng sự rộng lượng là khởi đầu của thức tỉnh tâm linh. Sự rộng lượngsức mạnh to lớn bởi khởi phát của nó là từ nội lực của sự buông bỏ. Khi có thể buông bỏ, có thể cho qua, có thể xa lìarộng lượng trao tặng hết thảy những gì xuất phát từ cùng một nguồn gốc, và khi chúng ta thực hành bố thí (dana), chúng ta đã khơi gợi những phẩm chất này trong bản thân. Buông bỏ mang lại cho chúng ta sự tự do sâu sắc và bày cho ta nhiều cách thức yêu thương để thể hiện sự tự do đó. Rộng lượng là bước khởi đầu của hành trình tu luyện. Khi Đức Phật truyền pháp, ngài luôn luôn bắt đầu từ sự rộng lượng.

Tôi nhớ lại một thiền vị sư dòng thiền trong rừng người Thái Lan đến thăm phương Tây đã bối rối trước trình tự những bài giáo lýchúng tôi dường như đang tuân theo ở đây. Ông nói, ở châu Á, các bài giảng giáo lý bắt đầu từ sự rộng lượng, rồi đến phẩm hạnh, và sau đó mới là thiền định hoặc trí huệ. Nhưng ở đây dường như chúng ta bắt đầu bằng thiền định, sau đó nói về phẩm hạnh, và chỉ sau một thời gian mới dạy về sự rộng lượng như kiểu một phụ lục đính kèm . Ông hỏi, "Chuyện gì đang xảy ra vậy?"

Ông ấy thắc mắc đúng. Chúng ta thiên nghĩ về trạng thái thiền định chuyển hóa siêu việt và luôn nỗ lực để đạt được điều đó. Tuy nhiên, bàn đạp để đạt được trạng thái thiền định chân chính phải là trưởng dưỡng sự rộng lượng và phẩm hạnh, cho phép ta đạt tới độ tĩnh tâm một cách vi diệu và dễ dàng nhất.

Đức Phật nói rằng không thể có một đời sống tâm linh chân chính nếu không có một trái tim rộng lượng. Sự rộng lượng được coi là là parami - Ba la mật đầu tiên hay còn gọi là phẩm tính của tâm tỉnh biết. Hành trình bắt đầu từ đó bởi niềm vui khởi phát từ tấm lòng cao thượng. Khi ta rộng lượng, niềm hoan hỉ thanh khiết không gì ngăn cản được tự do tuôn trào. Niềm hoan hỉ chân thực tràn ngập trong lòng mỗi khi ta thấy muốn trao tặng, trong hành động thực sự trao tặng và trong việc hồi tưởng lại sự việc là mình đã trao tặng.

“Trong thực hành sự rộng lượng, chúng ta học cách nhìn thấu những bám luyến của mình.”

Khi thực hành hoan hỉ trao tặng, ta sẽ có được sự tự tin. Chúng ta trưởng thành với lòng tự trọng, tự tôn và hạnh phúc bởi vì ta đã liên tục kiểm tra các giới hạn của mình. Khi còn bám luyến, ta thường nói : “Tôi sẽ cho nhiêu đây và không thêm nữa,” hoặc “Tôi sẽ tặng khoản này hoặc thứ này nếu tôi thấy việc này hợp lý”. Trong thực hành sự rộng lượng, chúng ta cần học cách nhìn thấu những bám luyến của mình, chúng trong suốt và không bền vững. Chúng không kìm hãm được chúng ta, vì vậy ta có thể vượt qua được chúng.

Vậy nên, việc thực hành sự rộng lượng chính là việc tạo ra không gian. Chúng ta sẽ nhìn thấy các giới hạn của mình và liên tục mở rộng chúng, làm cho tâm ta trở nên cởi mở và khoáng đạt. Niềm hạnh phúc, sự tự tôn và khoáng đạt trong tâm là nền tảng thích hợp để hành thiền, là nơi lý tưởng để thấu hiểu sâu sắc niềm hạnh phúc lớn lao trong tâm ta, từ đó chúng tađủ sức mạnh và linh hoạt để xem xét hết thảy mọi thứ phát khởi trong kinh nghiệm của mình.

Thử nghĩ xem sự việc sẽ như thế nào khi điều trái ngược xảy ra, khi mà tâm trở nên chai sạn, chật hẹp, tù ngục và tăm tối. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng, không thoải máichán ghét bản thân mình. Với tất cả những gì đang diễn ra, làm sao để dễ dàng chấp nhận một cách bình tĩnh những kinh nghiệm đau đớn hoặc khó khăn? Làm thế nào để dễ dàng vượt qua những khó khăn đó mà không đánh giá  - chấp nhận nó như nó là, cho phép nó ở đó? Điều đó không hề dễ dàng nếu tiếp nhận nó với một tâm hạn hẹp. Ngược lại, một tâm rộng mở bao la sẽ không còn thấy bị ràng buộc, co rúm, và tự ti.

Ngược lại, khi một kinh nghiệm vui vẻ sinh khởi, ta cũng không lao vào nó như thiêu thân, bởi vì không hẳn ta đã cần nó. Ta không cảm thấy cần nó chỉ để thấy vui trong lòng. Còn khi một kinh nghiệm không vui xảy đến, chúng ta cũng không thấy sợ nó sẽ làm mình buồn hơn, hay làm mình trở nên hèn kém. Ta trọn vẹn và ta hạnh phúc. Còn cách nào tốt hơn để nhìn vào vô số kinh nghiệm đến và đi hơn là bằng một trái tim rộng lượng và bao la?

Mục tiêu của thực hành bố thí (dana) có hai phần, nếu không thì đó là một kinh nghiệm chưa hoàn thiện. Mục tiêu đầu tiên của việc thực hành này là giải thoát tâm khỏi các thế lựcđiều kiện ràng buộcgiới hạn chúng ta. Tham ái, đeo bám và dính mắc đã giam cầm và lấy đi lòng tự trọng của chúng ta. Nếu chúng ta cứ mải miết tìm kiếm một ai đó, một việc nào đó giúp ta hoàn thiện bản thân thì chúng ta sẽ bỏ lỡ ở một cấp độ nào đó rằng chúng ta đã  hoàn thiện trong từng khoảnh khắc. Nó tựa như việc nương dựa vào một ảo ảnh nào đó chỉ để thấy rằng ảo ảnh ấy không hề giúp gì cho chúng ta cả; chẳng có gì hết.

Khi chúng ta cứ mải mê tìm kiếm những kinh nghiệm tiếp theo và niềm vui tiếp theo, thì cũng chẳng khác gì chúng ta đang đi từ ảo ảnh này sang ảo ảnh khác. Chẳng có gì bảo đảm, không có gì giúp được chúng ta. Chỉ có thực hành sự rộng lượng mới giải phóng tâm khỏi những vọng tưởng, mới làm mất đi mãnh lực của tham ái và đeo bám, và khi đó ta mới có thể tìm thấy hạnh phúc thực sự.

Chúng ta thực hành sự rộng lượng là để giải thoát những người khác, để mở rộng an lạcphúc lộc cho tất cả chúng sinh, và bằng cách nào đó, mỗi người chúng ta trong khả năng của mình giảm bớt đi cái khổ cho thế gian này. Khi chúng ta thật lòng bố thí, và trao tặng hoàn toàn, chúng ta nhận biết tâm bình an và vô tận, cùng với đó ta đã học được cách mở rộng vô hạn lòng quan tâm đến hết thảy chúng sinh.

Sự thay đổi của tâm thực hành rộng lượng phản ánh sự thay đổi của tâm buông bỏ bên trong. Vì vậy, việc rèn luyện hình thức bên ngoài của hành vi trao tặng ảnh hưởng sâu sắc đến cảm thọ bên trong khi thực hành thiền định, và ngược lại. Nếu chúng ta nuôi dưỡng một trái tim rộng lượng thì càng ngày chúng ta càng có thể để cho mọi thứ diễn ra tự nhiênđiều kiện. Chúng ta có thể chấp nhận mọi sự diễn ra ở thời điểm hiện tại, thay vì liên tục áp đặt các điều kiện lên chúng: nó phải thế này, thế kia, còn không, bạn không thấy vui. Dáng ngồi của bạn phải hoàn hảo nếu không bạn sẽ không vui. Bạn không được tỏ ra bồn chồn nếu không bạn sẽ không thấy hài lòng về mình. Thực tại vẫn diễn ra ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, nhưng chúng ta lại áp đặt tất cả những điều kiện này lên thực tại. Sự rộng lượng cho phép toàn bộ việc này bắt đầu giảm dần..

Không có gì là mãi mãi. Vậy mà chúng ta lại cứ gắng níu giữ.”

Sức mạnh của sự rộng lượngyếu tố cơ bản giúp ta chấp nhận sự thay đổi. Mọi hành động bố thí đều làm bớt đi nỗi ưu lo và bám luyến. Lo phiền và bám luyến khiến chúng ta cứ khư giữ những chuyện vui vẻ từng diễn ra. Ta thích một khung cảnh hay âm thanh dễ chịu, thích cái cảm giác dễ chịu trong lòng, hay một tâm trạng ngọt ngào và đáng yêu. Bởi ta cứ tưởng ta cần những thứ đó để được vui vẻ nên ta không đơn giản là tận hưởng chúng. Ta muốn níu chặt lấy chúng; muốn chúng mãi mãi tồn tại. Nhưng không có gì là mãi mãi. Dẫu vậy, ta vẫn cố giữ sao cho những cảm thọ đó tồn tại càng lâu càng tốt.

Tôi có một người bạn, cô ấy nói rằng từ khi còn là một đứa trẻ và lần đầu tiên bắt đầu biết nói, câu nói yêu thích của cô ấy là “Tôi cần nó, tôi muốn nó, tôi phải có nó”. Cô ấy nói đi nói lại điều này với cha mẹ tội nghiệp của cô. Tôi cho đây là một sự miêu tả hoàn hảo về bản ngã con người ở mỗi chúng ta. Bạn có thể cảm thấy bạn vội vàng nắm bắt, bám vào, nhào nặn mọi thứ vì bạn cần chúng và giữ chúng theo cách bạn muốn. Đây là hoàn cảnh bình thường của chúng ta. Nhưng khi chúng ta học cách trao tặng ở mức độ cụ thể nhất - trao tặng vật chất cho người khác – thì với sự trao tặng đó, chúng ta đã phát triển khả năng từ bỏ và để cho mọi thứ  như chúng là. Từ đó ta mới thấy những bám luyến cưỡng bách thực không mang lại chút hạnh phúc nào, trong khi ta học được cách buông bỏ, học được cách trao tặng, ta có khả năng trao tặng trọn vẹn với tấm lòng trong sáng, thì lợi lạc thật là vô tận.

Đức Phật đã nói về nhiều ích lợi nơi cõi nhân sinh đến từ việc biết trao tặng. Khi con người rộng rãi trao tặng, chúng sinh yêu thương lại họ rất nhiều. Cứ thế tình thương yêu khởi sinh không cần biết đến bất kỳ sự ràng buộc hay kỳ vọng nào: ta trao tặng không phải để ta trở nên nổi tiếng. Được yêu thương không phải là động lực cho hành động trao tặng. Đó chỉ là quy luật của vũ trụ: khi chúng ta trao tặng, chúng ta sẽ nhận về. Từ đó, chúng sinh sẽ mở lòng với chúng ta và giành cho ta nhiều tình yêu thương. Với một người nào đó mà bạn biết là người rất hào hiệp, bạn sẽ cảm thấy thế nào khi bạn nhớ về họ ngay cả khi họ không trực tiếp cho bạn thứ gì? Biết bao ấm áp, biết bao niềm vui. Đó là cách chúng ta tôn quý những con người rộng lượng.

Niềm tin dành cho những người rộng lượng tăng trưởng.”

Đức Phật dạy rằng nếu một người rộng lượng, họ có thể gia nhập vào bất kỳ nhóm người nào mà không lo sợ. Một lần nữa, lòng can đảm như vậy không có tính toán; việc đó không được suy tính hay lên kế hoạch gì cả mà là kết quả tự nhiên từ việc người ấy mở rộng tấm lòng. Khi ta học cách trao tặng thì niềm vui tươi sáng hiển hiện trong con người ta, và ta thu hút được mọi người. Niềm tin dành cho những người rộng lượng tăng trưởng.

Mọi kiểu hạnh phúc nhân sinh đều là hạnh phúc trên phương diện tâm linh. Mỗi hành động trao tặng đều có giá trị vượt xa những gì chúng ta thường quan niệm. Đức Phật nói rằng khi chúng ta cúng dường thức ăn cho một ai đó, ta không chỉ cho họ thứ để ăn mà cho họ nhiều hơn thế: sự mạnh mẽ, sức khỏe, vẻ đẹp và minh mẫn trong tâm – thậm chí là chính cả cuộc sống, bởi không có thức ăn thì không thể có được những điều đó. Chính là ta đã cho họ nhựa sống.

Mỗi khoảnh khắc cúng dường thức ăn cho ai đó đều thể hiện một phần lớn của toàn bộ con đường tâm linh. Bốn phẩm tính mà chúng ta nói đến trong Bốn tâm Vô lượng (Brahma Viharas) (bao gồm Từ-Bi-Hỉ-Xả), đều được tìm thấy trong từng khoảnh khắc đó.

Vào lúc đó, lòng yêu thương, hay còn gọi là tâm từ (metta), có được là do ta có tâm ý tốt đối với người nhận; ta với họ là một, không hề xa cách. Cảm nhận được tình bạn, đó là ý nghĩa của tâm từ. Chúng ta muốn mọi người đều được hạnh phúc.

Khi ấy ta cảm nhận được tâm bi bởi ta luôn mong chúng sinh được giải thoát khỏi khổ đau hay phiền não, mong ai nấy đều được hạnh phúc. Một chút dịu dàng, trái tim rung lên hồi đáp một sinh linh, cầu mong cho họ được an lành hạnh phúc.

Chúng ta cũng chứng nghiệm tâm thứ ba trong bốn tâm Vô lượng, đó là tâm hỉ: chia sẻ niềm vui. Nghĩa là chúng ta vui mừng trước hạnh phúc của người khác, chứ không phải là điều ta thường hay cảm thấyghen ghét, tị hiềm, chỉ mong cho họ ít hạnh phúc đi để ta được thấy vui hơn về hoàn cảnh của mình. Ta trao tặng là ta mong cầu cho người được hạnh phúc hơn và thấy vui khi chia sẻ niềm vui với họ.

Tâm cuối cùng trong Bốn tâm Vô lượngtâm x. Điều đó cũng được tìm thấy trong hành động trao tặng. Đó là ta có thứ ta thích nhưng ta vẫn sẵn lòng từ bỏ nó để sống không có nó, để nó thuộc về người khác, bất cứ ai.

Cả bốn tâm này đều được tìm thấy trong khoảnh khắc ta trao tặng, khoảnh khắc chúng ta từ bỏ thói ham muốn và nắm giữ. Chúng ta đang từ bỏ ý xấu và sân hận. Sân hận làm con người cô độc và thu mình, cảm thấy không thể hòa hợp được với ai. Trao tặng là một hành động tiến về phía trước, nhường nhịn, giải tỏa, nhích lại gần. Và rồi ta cũng dần từ bỏ được vô minh, bởi khi ta thực hiện một hành động thiện lành hoặc khéo léo, chúng ta hiểu rằng những gì chúng ta làm trong cuộc sống — những lựa chọn chúng ta đưa ra, những giá trịchúng ta nắm giữ - đều quan trọng.

Không phải ngẫu nhiênchúng ta không sống trong một thứ vũ trụ hỗn loạn, điên rồ nào đó. Trên thế gian này có những quy luật tự nhiên - như luật nhân quả - ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chúng ta. Cái chính là chúng ta quan tâm và cam kết thực hiện điều gì và hiểu được tầm quan trọng của điều đó như thế nào. Việc thiếu hiểu biết thể hiện mạnh mẽ nhất ở chỗ ta luôn cảm thấy việc chúng ta làm không quan yếu, trong khi trên thực tế, điều đó lại rất quan trọng. Chúng ta luôn có đủ sức mạnh để tạo dựng một đời sống như ta mong muốn.

Trong hành động trao tặng, chúng ta đang điều chỉnh bản thân theo những giá trị cụ thể. Chúng ta phát triển tình yêu thương - tâm từ, lòng trắc ẩn - tâm bi, niềm vui thông cảm - tâm hỉ và sự bình đẳng - tâm xả. Chúng ta buông bỏ lòng tham, sân hận và sự vô minh chỉ trong một hành động trao tặng. Đó là lý do tại sao Đức Phật nói rằng nếu chúng ta thấu hiểu như ngài về sức mạnh của việc trao tặng, chúng ta sẽ không bỏ qua một bữa ăn nào mà không chia sẻ. Ngay cả khi bạn không có gì để cho bạn vẫn có vẫn sẻ chia về mặt tinh thần đối với người bên cạnh. Trao tặng nghĩa là luôn luôn mở lòng, cứ mở lòngmở lòng hoài..

Nếu ta cho ai một món quà với kiểu động cơ như vậy mà không dính mắc vào một kết quả nào, hay trông đợi sự hồi đáp nào thì nó giống như là một lễ kỷ niệm. Nó đánh dấu sự tự do từ bên trong ta với tư cách là người cho và cũng là sự tự do bên trong người nhận. Tại thời điểm đó, vai trò của người cho và người nhận không khác biệt. Không có thứ bậc nào ở đây. Trong một khoảnh khắc của sự trao tặng thuần túy , cả hai đã thành một. Ta không nghĩ, "Chà, người này có rất nhiều vật chất hơn ta, vậy thì nếu ta cho họ thêm thì có khác gì?" Chúng ta cũng không nghĩ, “Có khi họ không thích tôi. Vậy mà tôi lại cho họ, tôi có ngu không vậy.” Mọi kiểu suy nghĩ có khả năng xảy ra trong đời sống khi giao tiếp này sẽ biến mất trong khoảnh khắc của sự trao tặng thực sự.

Vào năm 1984, tôi nhập thất tại Hiệp hội Thiền Insight. Do tôi quen biết nhiều nhân viên làm việc trong đó, và cũng có rất nhiều bạn bè trong cộng đồng nên mọi người thường xuyên gửi cho nhiều thứ. Mỗi khi trở về phòng, tôi thường thấy có gì đó đặt bên ngoài cửa. Tôi bỗng thấy thương những người cùng ngồi trong khóa tu, họ không quen biết ai nên không được ai cho gì. Vậy là tôi bắt đầu đem cho lại họ những món quà mà tôi được tặng. Tôi chọn người thường xuyên nhìn thấy hầu hết những gì tôi được cho. Tôi thấy thương người này nhất, vì vậy tôi đã đem đồ cho cô ấy. Tôi đặt món quà bên ngoài cửa phòng cô ấy, và không hiểu sao kể từ thời điểm đó trong khóa tu, cô ấy bắt đầu được gia đình gửi tới những gói hàng. Rồi cô ấy cứ thế cho lại tôi, tôi lại phải đem cho người khác. Một nguồn cung cấp dồi dào cứ thế tự nhiên xuất hiện. Thời gian đó, chúng tôi cảm giác như thể chúng tôi thực sự là một; không quan trọng những món đồ đến từ đâu. Chúng chỉ khởi sinh từ những quan tâm, chăm sóc và đối xử tử tế với nhau.

“Tất cả chúng ta đều muốn được hạnh phúc; đây chính là điều chúng ta thực sự  chia sẻ.”

Chúng ta đều nhận thấy khát vọng hạnh phúcđộng lực cơ bản nhất của mỗi người khi ta vượt qua tất cả mọi khác biệt về thân phận của mình. Mỗi chúng sinh đang sống, đang hít thở đều cùng chia sẻ niềm khát vọng này, bất kể chúng ta hành xử thế nào, bất kể chúng ta là ai. Tất cả chúng ta đều muốn hạnh phúc. Khi chúng ta trao tặng một cái gì, thì chúng ta đang thừa nhận cái đó. Chúng ta thừa nhận chúng ta là một. Chúng ta đều muốn hạnh phúc; đây là điều chúng ta thực sự chia sẻ. Việc đủ khả năng để chia sẻ hạnh phúc, để thực hành bố thí dana, đều khởi sinh từ ý thức nội tại phong phú càng ngày được bồi đắp thêm, từ niềm tin tưởng vững chắc về sự thịnh vượng, rằng chúng ta có đủ để sẻ chia. Điều thú vị là không có tiêu chuẩn khách quan nào cho việc này. Có những người rất nghèo nhưng lại cảm nhận sự giàu có sâu sắc trong nội tâm. Họ có đủ để chia sẻ và tiếp tục trao tặng, mặc dù nhìn từ bên ngoài, họ có vẻ như không có gì để trao tặng. Nhưng họ không cảm thấy điều đó; những gì có thể chọ họ đều đem hiến tặng. Nhưng trên thế gian này cũng có những người giàu có về vật chất nhưng tâm lại rất nghèo nàn, họ không thể nào buông bỏ sự mắc víu với tài sản của mình. Phải trao tặng thứ gì đều khiến họ vô cùng khổ sở.

Trong Đạo Đức Kinh (Lão Tử) có một câu: "Người biết đủ là đủ thì luôn luôn có đủ." Đầy đủ là một cảm nhận từ bên trong. Sự rộng lượng đem lại những niềm vui lớn lao, khi ta hiểu rằng bất kể ta có nhiều hay ít theo tiêu chuẩn nhân gian, nếu ta biết mình có đủ, chúng ta luôn có cái để trao tặng. Rồi ta chia sẻ, rồi cởi mở, bày tỏ lòng thương yêu.

Thế giới chúng ta đang sống theo nghĩa của Phật giáo được gọi là sinh tử luân hồi, thế giới của cái sinh và cái chết, của việc khởi phát và hoại diệt, nơi không có gì xảy ra trừ khi các nhân duyên đưa nó đến. Cuộc sống của chúng ta là thế. Một trong những thuộc tính kỳ lạ của samsara - luân hồiđâu đó ngoài kia chúng ta biết rằng luôn có nhiều hơn những gì chúng ta có bất kể chúng ta có cái gì. Tiềm năng không thỏa mãnvô tận, bởi trong thế giới luôn thay đổi này, cơ hội để  so sánh rồi mải miết kiếm tìm những thời khắc tiếp theovô tận.

Tôi có một người bạn gần đây đã đến Ấn Độ. Tôi đã nói chuyện với anh ấy một ngày trước khi anh ấy bay. Hoá ra là anh ấy bay cùng một người bạn khác, người này đã sắp xếp mọi việc đi lại. Người bạn này không nhận ra rằng chỉ cần thêm một ít tiền nữa là họ có thể bay hạng thương gia thay vì hạng phổ thông giúp họ thoải mái hơn nhiều khi phải bay một chặng dài như vậy. Chúng tôi đang bàn xem liệu  hai người có thể đổi được vé không, và có phải trả phí thêm hay không và nếu đi hạng thương gia thì sẽ đến nơi với thân tâm được nghỉ ngơi thay vì vất vưởng mệt nhọc khi bay hạng phổ thông như thế nào. Ngay giữa cuộc trò chuyện này, bạn tôi nói, "Không biết giá vé hạng nhất là bao nhiêu nhỉ?"

Chúng ta nên thả lỏng những nắm bắt, đeo bám và, cần can đảm vượt qua hoàn cảnh của mình.”

Tôi biết rất rõ tâm trạng này. Ngay sau khi bạn nói về hạng thương gia, bạn bắt đầu nghĩ đến hạng nhất. Đây là cách chúng ta là; đây là luân hồi. Bởi vì cơ hội và hoàn cảnhvô cùng tận nên luôn có cái gì đó khác để mong muốn. Chúng ta rơi vào tâm trạng tìm kiếm cái tốt hơn không có hồi kết. Vì vậy việc thực hành chính là nhìn lại, phá bỏ giới hạn, vượt thoát ra khỏi tâm trạng đó, phát hiện ra một kiểu hạnh phúc hoàn toàn khác mà không dễ bị tổn thương, không dẫn đến sự không thoả mãi vô tận. Vậy nên ta cần phải buông lỏng mọi nắm bắt, đeo bám, và chúng ta cần có lòng can đảm để vượt qua mọi hoàn cảnh của mình.

Câu hỏi chính trong quá trình thực hành, là điều mà tôi đã giữ làm kim chỉ nam trong suốt những năm thực hành của mình, đó là “Tôi thực sự cần điều gì trong lúc này, trong thời điểm này, để có được hạnh phúc?”. Thế giới mang lại cho ta nhiều đáp án cho câu hỏi đó: "Tôi cần một cái này mới và một cái kia mới." Nhưng thực sự tôi có cần không? “Hiện tại tôi còn thiếu gì? Có cần thay đổi điều gì để tôi hạnh phúc không? Tôi thực sự cần gì? ” Đó là những câu hỏi đầy sức mạnh.

Khi chúng tôi thực hành ở Miến Điện (hoặc ở các nước Châu Á khác, nhưng hầu hết kinh nghiệm của tôi về chủ đề này là ở Miến Điện), chúng tôi không phải trả phí khi ở lại các tu viện hoặc trung tâm nhập thất, tất cả thực phẩm đều do cúng dường. Thường thì thực phẩm được những người dân trong làng cúng dường, có khi nhiều gia đình đến tận trung tâm để dâng cúng. Tôi biết rõ các nhóm người này đều đem đến cho chúng tôi những gì tốt nhất mà họ có. Tùy vào hoàn cảnh của những người cúng dường, đồ cung cấp từng ngày cũng khác nhau, đôi khi như một bữa tiệc thịnh soạn, xa hoa, nhưng cũng có khi khá là dở. Ở Miến Điện, chúng tôi thực hành nghiêm chỉnh tám giới, nghĩa là không được ăn thức ăn rắn sau buổi trưa và bữa trưa được phục vụ lúc mười giờ sáng và kết thúc lúc mười giờ rưỡi, và cho đến năm giờ sáng hôm sau không được ăn gì nữa. Bữa ăn trưa có vẻ rất quan trọng.

Có một bức ảnh Phật trong phòng ăn, và người ta cúi lạy Phật theo truyền thống. Đôi khi tôi đi vào, cúi lạy ba lần và cảm thấy tràn ngập lòng biết ơnvui sướng khi chỉ nhìn vào bức ảnh và cúi lạy. Sau đó tôi nhìn vào bàn ăn, có khi tôi thấy dường như chẳng có gì để ăn. Tôi cảm thấy trong lòng lo sợ, khốn khổ và kinh hãi, rồi tôi lại nhìn vào gương mặt của những người đã cúng dường. Họ đến xem bạn ăn. Họ có vẻ rạng rỡ, hạnh phúc vì có được cơ hội cho bạn ăn, cúng dường cho bạn thứ gì đó; và rằng bạn sẽ ngồi thiềnkhám phá chân lý cũng như thanh tịnh tâm và trái tim bạn nhờ vào sức mạnh mà việc cúng dường của họ mang lại. Họ trông vô cùng hạnh phúc. Tôi cũng trải qua những thay đổi đáng kinh ngạc. Tôi nhìn Đức Phật, tôi nhìn thức ăn, và sau đó nhìn họ. Trong khoảnh khắc đó, khi họ thực sự biết ơn vì có cơ hội để trao tặng, tôi tự hỏi bản thân: "Giờ đây tôi thực sự cần gì để hạnh phúc?" Điều quan trọng hơn nhiều, nuôi dưỡng hơn nhiều ở chỗ tôi đã cảm nhận một cách mạnh mẽ rằng niềm vui sướng của họ đã nuôi dưỡng tôi nhiều hơn nhiều so với thức ăn họ mà cúng dường.

Những lợi ích của sự rộng lượngsức mạnh thay đổi chúng ta. Nếu chúng ta trưởng dưỡng sự rộng lượng, tâm ta sẽ không còn dính mắc vào mọi thứ. Như thể chúng ta từ từ mở ra bàn tay đang nắm chặt, và ta đã chứng nghiệm sự giải thoát của điều đó. Khi tâm tràn ngập cảm giác rộng lượng, nó sẽ thoát khỏi sự gò bó cứng nhắc và chuyển sang một không gian bớt hạn hẹp hơn. Bởi vì ta có thể buông bỏ, thế giới của chúng ta được mở rộng thênh thang.

Có nhiều cách trao tặng. Ta có thể trao tặng bằng vật chất như hàng hóa và tiền bạc. Chúng ta cũng có thể cúng dường bằng thời gian và sự phục vụ. Chúng ta có thể trông nom coi sóc. Trong hoàn cảnh nhập thất, thì cho khoảng không gian cũng là một loại trao tặng, ta hãy để cho ai đó được là chính họ. Nếu trong bữa ăn trưa có ai đó chen hàng lên trước bạn, bạn cũng vui vẻ cho qua. Ta đã thấy đủ rồi —không cần phải tranh đấu hay bon chen làm gì.

Có thể buông bỏ và đối xử rộng lượng với nhau là một sự giải thoát. Nếu chúng ta thường xuyên thực hành phẩm chất này, nó sẽ phát triển rất mạnh mẽ. Nếu chúng ta có thể làm điều đó với những người khác bên ngoài, chúng ta cũng có thể làm điều đó trong nội tâm. Chúng ta sẽ phát triển một tinh thần rộng lượng để khi các phiền não như u sầu, tức giận hay tham muốn hay ghen tị khởi sinh, chúng ta có thể để chúng qua đi. Ta sẽ vui hơn khi phiền não qua đi, nên ta  chấp nhận cho chúng theo con đường tự nhiên đến, tự nhiên đi. Khi chúng hiện diện, chúng ta cũng chẳng buồn hơn, cũng chẳng vui hơn.

Ta luôn tự hỏi, "Ta lúc này thực sự cần gì để hạnh phúc?" Nếu chúng ta coi câu hỏi này như một ánh sáng dẫn đường, thì chúng ta sẽ được kinh nghiệm nhiều cảm giác khác nhau: thích thú, ngạc nhiên, bàng hoàng, choáng váng. Sự thật rộng mở và sâu sắc mới thực sự khiến chúng ta hạnh phúc – đấy là điều chúng ta chứng nghiệm.

“Chúng ta nhớ lại những hành động rộng lượng không phải để củng cố cái tôi, mà là để thừa nhận rằng — trong thế giới này có rất nhiều lựa chọn và khả năng — chúng ta quan tâm đến bản thân và những người khác đủ để chọn trao tặng hơn là giữ chặt lấy.”

Đức Phật đã nói về việc trưởng dưỡng tinh thần rộng lượng, ngài dạy chúng ta suy ngẫm về những điều tốt đẹphân hoan vì những điều tốt đẹp mà ta đã làm. Chúng ta hồi tưởng những hành động hào hiệp không phải để củng cố cái tôi, mà là để thừa nhận rằng - trong thế giới có nhiều lựa chọn và cơ hội - ta quan tâm bản thân ta và những người khác đủ để chọn trao tặng chứ không phải là giữ chặt lấy. Hồi tưởng này giúp ích rất nhiều trong việc thực hành. Bạn không khó khăn gì khi nhớ về những điều tồi tệ bạn đã nói hay làm. Nhưng nếu tôi yêu cầu bạn tập trung vài phút nghĩ rồi kể về những điều tốt đẹp bạn đã làm, thì, nếu bạn thực sự là người rộng lượng, bạn sẽ thấy cảm rất bối rối và khó có thể nói ra. Nghĩ về lúc ta cho định cho ai cái gì đó, nhưng rồi ta lại quyết định không cho, và thứ đó vẫn nằm yên trên gác thì dễ dàng hơn.

Hiểu rõ ước mong hạnh phúcchính đángmang đến nhiều lợi lạc sẽ thúc đẩy chúng ta hướng tới hành động đúng đắn. Hoan hỉ với năng lực lựa chọn của mình, trau dồi những điều tốt đẹp, từ bỏ những điều gây hại và phiền não, chúng ta sẽ tự tin và vui vẻ đi tiếp con đường hành thiện, thực hiện những điều vốn khó khăn và xa lạ với chúng ta. Lòng hào hiệp khiến ta luôn hoan hỉ, ta sẽ tiếp tục tịnh hoá.

Không ai trong chúng ta có thể làm những điều này một cách hoàn hảo; Đó là cả quá trình thực hành. Hết lần này đến lần khác, chúng ta thực hành sự rộng lượng  với mọi người và với chính mình. Sức mạnh của sự rộng lượng lớn dần lên cho đến khi nó giống như một thác nước, một dòng sông. Đây là người mà chúng ta trở thành, đây là điều tự nhiên, và đây là cách để chúng tathể không ngừng cố gắng chạm đến và làm sâu sắc hạnh phúc thực sự và chân chính.

Nguồn: https://www.lionsroar.com/generositys-perfection/

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2089)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2153)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 1864)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1692)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1603)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1771)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1523)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2465)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1656)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 1991)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 1950)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2288)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1611)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 1797)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1687)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 1858)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2410)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3376)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2103)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2112)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1569)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 1838)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2180)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2119)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 1987)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 2890)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2005)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2355)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 1878)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 1806)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
(Xem: 2024)
Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không.
(Xem: 2266)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 1854)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2213)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(Xem: 2177)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
(Xem: 2715)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 1867)
Mặt trời khi xuất hiệnrạng rỡ, bừng sáng, dứt khoát xóa tan bóng tối để chiếm lĩnh cả không gian của thiên địa càn khôn. Mặt trăng thì không như vậy.
(Xem: 1779)
Từ cạnh tranh sinh tồn giữa các loài sinh vật, cho đến mâu thuẫn xã hội, hận thù tranh chấp, là những nét đặc trưng trong lịch sử tiến hóa, không chỉ riêng loài người.
(Xem: 2079)
Phật tử chúng ta được biết rằng, đã quy y Tam bảothọ trì năm giới ...
(Xem: 1875)
Hơn nửa đời người, hay cả cuộc đời, nếm đủ đắng cay buồn tủi, niềm vui thì khiêm tốn, nỗi buồn quá mênh mông. Chòng chành theo con thuyền thân phận, lúc tàn khoảnh khắc theo cổ máy thời gian, nhìn lại trong rêu phong tĩnh lặng, trên khuôn mặt nhiều nếp chập chùng của ưu phiền, mới hiểu rằng “Ta có đại hoạn do ta có thân. Nếu ta không thân sao có đại hoạn”.
(Xem: 1948)
Khi mà vật chất chi phối cuộc sống, khi mà kinh tế làm chủ đạo nồng cốt kiến trúc xã hội, đạo đức truyền thống dân tộc và nhân cách con người trở thành thứ yếu.
(Xem: 2150)
Đạo Phật nói cuộc đời là biển khổ mênh mông không có ngày thôi dứt, vì nhân loại lúc nào cũng...
(Xem: 2023)
Gần đây một báo cáo Trung tâm nghiên cứu Pew, bể tư duy lớn thứ ba ở Washington, DC, dự đoán rằng một số tôn giáo lớn trên thế giới sẽ mở rộng...
(Xem: 2119)
Sống trong tư duy phân biệt đối đãi ở đời không chuyện gì không phải thị phi (đúng sai).
(Xem: 2163)
Hằng năm vào ngày 28 tháng 6 lần lượt mỗi chùa tại Đức tổ chức sinh nhật cho Hòa Thượng Phương Trượng Tổ đình Viên Giác.
(Xem: 1901)
Từ lâu, trong đời sống an tịnh, mỗi hành giả đều tự biết làm đẹp mình bằng hạnh đầu đà giữ giới.
(Xem: 2011)
Thế giới quan Phật giáo chỉ ra mối quan hệ cơ bản của mọi sự vật hiện tượng là quan hệ nhân quả.
(Xem: 2146)
Ngày nay, thiền định không những được biết đến qua tên tuổi các vị Thiền sư, qua những công án thiền, mà còn thực sự đi sâu vào đời sống tu tập nội tâm của mỗi người.
(Xem: 2096)
Rốt cuộc một mình. Một mình thôi. «Trời cao đất rộng, một mình tôi đi, một mình tôi đi... Đời như vô tận. một mình tôi về, một mình tôi về... với tôi!»
(Xem: 1633)
Bao tao nhân, mặc khách; bao ngôn ngữ của con người đã không tiếc lời ca tụng về Mẹ. Mẹ của tôi. Mẹ của anh. Mẹ của con và Mẹ của tất cả mọi người.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant