Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đời Sống Tựa Như Một Rạp Chiếu Phim

04 Tháng Chín 202108:52(Xem: 3201)
Đời Sống Tựa Như Một Rạp Chiếu Phim

ĐỜI SỐNG TỰA NHƯ MỘT RẠP CHIẾU PHIM

Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche

 Thuý Linh

Không Tạo Tác


Giới thiệu về tác giả:

Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche sinh năm 1961 tại Bhutan và được công nhậnhóa thân thứ hai của Đại Đạo sư Jamyang Khyentse Wangpo ở thế kỷ 19. Ngài đã theo học và được một số đạo sư Tây Tạng vĩ đại nhất trong thế kỷ này ban quán đảnh, đặc biệt là Đức Dilgo Khyentse Rinpoche quá cố và Dudjom Rinpoche quá cố. Dzongsar Khyentse Rinpoche trụ trì Tu viện Dzongsar ở miền Đông Tây Tạng, cũng như giám hộ nhiều trường đại học Phật giáo mới thành lậpẤn Độ và Bhutan. Ông cũng đã thành lập các trung tâm thiền định ở Úc, Bắc Mỹ và Viễn Đông.

Dzongsar Khyentse Rinpoche lấy phim làm một ví dụ cho lời dạy của Đức Phật về luân hồi, niết bànbản thân đời sống.


Giả sử rằng chúng ta được sinh ra trong một phòng chiếu phim. Chúng ta không biết rằng những gì đang diễn ra trước mắt chúng ta chỉ là một ảnh hiện. Chúng ta không biết rằng đó chỉ là một bộ phim và các sự kiện trong phim không có thật - rằng chúng không hiện hữu thực sự. Mọi thứ chúng ta thấy trên màn hình đó - yêu, ghét, bạo lực, hồi hộp, gay cấn - thực chất chỉ là hiệu ứng của ánh sáng chiếu qua celluloid. Nhưng chưa ai nói cho ta biết điều này, nên ta cứ ngồi đó xem chăm chú vào bộ phim. Nếu ai đó cố gắng thu hút sự chú ý của chúng ta, chúng ta nói, "Im đi!" Ngay cả khi có việc quan trọng phải làm, chúng ta cũng không muốn làm điều đó. Ta hoàn toàn mải mê và mù quáng trước thực tếảnh hiện này hoàn toàn phù phiếm.

Bây giờ, giả sử rằng có ai đó ở ghế bên cạnh chúng ta nói: “Xem này, đây chỉ là một bộ phim thôi! Nó không có thật. Điều này không thực sự xảy ra. Nó thực sự chỉ là một ảnh hiện thôi! " Có một cơ hội để chúng ta cũng có thể hiểu rằng những gì ta đang xem thực ra chỉ là một bộ phim, rằng nó không có thật và không có thực chất.

Điều này không tự động có nghĩa là chúng ta đứng dậy và rời khỏi rạp chiếu phim. Chúng ta không cần phải làm điều đó. Ta có thể thư giãn và đơn giản là xem câu chuyện tình yêu, tội ác kinh dị hay bất cứ thứ gì. Chúng ta có thể trải nghiệm cường độ của nó. Và nếu chúng ta chắc chắn rằng đây chỉ là một ảnh hiện, thì chúng ta có thể tua đi, tua lại hoặc phát lại phim tùy thích. Và chúng ta có quyền lựa chọn rời đi bất cứ khi nào ta thích, và quay lại vào lúc khác để xem lại. Một khi chắc chắn rằng chúng ta có thể rời đi bất cứ khi nào ta muốn, chúng ta có thể cảm thấy không bắt buộc phải làm như vậy. Chúng ta có thể chọn cách ngồi thoải mái và xem phim.

Đôi khi một phân cảnh trong phim có thể lấn át cảm xúc của chúng ta. Một khoảnh khắc bi thảm có thể chạm vào điểm yếu mềm của chúng tachúng ta bị cuốn đi. Nhưng bây giờ, có điều gì đó trong trái tim đang nói với chúng ta rằng ta biết nó không có thật, đó không phải là vấn đề lớn.

Đây là điều mà người thực hành pháp cần hiểu - rằng toàn bộ luân hồi, hay niết bàn, là không có thực chất hay không có thật như bộ phim đó. Cho đến khi chúng ta nhìn thấy điều này, sẽ rất khó để Pháp ngấm vào tâm ta. Chúng ta sẽ luôn bị cuốn đi, bị quyến rũ bởi vẻ hào nhoáng và tươi đẹp của thế giới này, bởi tất cả những thành công và thất bại. Tuy nhiên, một khi chúng ta nhìn thấy, dù chỉ trong một giây, rằng những hình ảnh này không có thật, chúng ta sẽ có được sự tự tin nhất định. Điều này không có nghĩa là chúng ta phải vội vã đến Nepal hoặc Ấn Độtrở thành một tăng sĩ hay ni sư. Chúng ta vẫn có thể tiếp tục công việc của mình, mặc vest, thắt cà vạt và xách cặp đến văn phòng hàng ngày. Chúng ta vẫn có thể yêu nhau, tặng hoa cho người mình yêu, trao nhẫn. Nhưng ở đâu đó bên trong, có một điều gì đó nói với chúng ta rằng tất cả những điều này là không có thực chất.

Có một thoáng thấy như vậy là rất quan trọng. Nếu có dù chỉ với một thoáng thấy trong cả cuộc đời, chúng ta có thể hạnh phúc trong suốt quãng thời gian còn lại với ký ức về cái thoáng thấy đó.

Bây giờ, nó có thể xảy ra khi ai đó thì thầm với chúng ta rằng, “Này! Đây chỉ là một bộ phim,” chúng ta không nghe thấy vì chúng ta bị phân tâm. Có lẽ ngay lúc đó có một vụ tai nạn xe hơi lớn trong phim hoặc tiếng nhạc lớn nên chúng ta không nghe thấy lời thì thầm đó. Hoặc nếu không, có thể chúng ta nghe thấy thông điệp, nhưng bản ngã của ta hiểu sai thông tin này. Chúng ta vẫn bối rối và tin rằng có điều gì đó chân thậtthực tế trong phim. Tại sao điều đó xảy ra? Nó xảy ra bởi vì chúng ta thiếu công đức. Công đứcvô cùng quan trọng. Tất nhiên, trí huệ, hay prajna, cũng là quan trọng. Đại bi, hay karuna, cũng là quan trọng. Nhưng công đức là điều tối quan trọng. Nếu khôngcông đức, chúng ta giống như một kẻ ăn xin ngu dốt, không biết chữ, trúng xổ số nhiều triệu đô la nhưng không biết làm gì với số tiền đó và mất trắng ngay.

Nhưng giả sử chúng ta có chút công đứcchúng ta thực sự nhận được thông điệp từ người đang thì thầm với chúng ta. Sau đó, là Phật tử, chúng ta có những lựa chọn khác nhau. Theo quan điểm của Phật giáo Nam truyền, chúng ta đứng dậy và rời khỏi rạp chiếu phim, hoặc nhắm mắt lại, vì vậy chúng ta không bị bộ phim cuốn đi. Chúng ta chấm dứt đau khổ theo cách đó. Ở cấp độ Đại thừa, chúng ta giảm bớt đau khổ của mình bằng cách hiểu rằng bộ phim không có thật, rằng tất cả chỉ là một ảnh hiện và trống không. Chúng ta không ngừng xem phim, nhưng chúng ta thấy rằng nó không vốn sẵn hiện hữu. Hơn nữa, chúng ta còn lo lắng về những người khác trong rạp chiếu phim. Cuối cùng, trong Kim Cương thừa, ta biết rằng đó chỉ là một bộ phim, chúng ta không bị lừa, và ta chỉ đang thưởng thức màn trình diễn. Bộ phim càng gợi lên nhiều cảm xúc trong ta, ta càng đánh giá cao sự xuất sắc của quá trình sản xuất. Chúng ta chia sẻ những hiểu biết của mình với những người xem đồng hành với ta, những người mà chúng ta tin tưởng, và họ cũng có thể trân trọng những gì ta thấy.

Nhưng để thực hiện điều này trong cuộc sống thực, chúng ta cần công đức. Trong Phật giáo Nguyên thủy, người ta tích lũy công đức thông qua sự. Chúng ta thấy rằng bộ phim đang làm cho mình đau khổý thức rằng nên ngừng xem nó. Trong Đại thừa, chúng ta tích lũy công đức bằng tâm đại bi. Ta có một tâm hồn bao la và rộng mở, quan tâm nhiều hơn đến những đau khổ của người khác.

Mặt khác, sự chuyển đổi này - từ việc bị cuốn vào bộ phim, thành việc nhìn thấy sự trống không của các sự kiện trong phim, thành  việc quan tâm đến lợi ích của những người khác - có thể mất một thời gian rất, rất dài. Đây là lý do tại sao trong Kim Cương thừa, chúng ta đi vào làn đường đi nhanh và tích lũy công đức thông qua lòng sùng mộ. Chúng ta tin tưởng người đang thì thầm với chúng ta, người ấy có trí huệ đã giải thoát chính mình. Chúng ta không chỉ đồng hóa thông tin người ấy đang cung cấp cho chúng ta, mà còn đánh giá cao sự tự do trong tâm và chiều sâu của người ấy. Chúng ta biết rằng ta cũng có tiềm năng cho sự giải thoát như vậy, và điều này khiến chúng ta càng trân trọng người ấy hơn. Một khoảnh khắc của lòng sùng mộnhư vậy, chỉ một tích tắc, chỉ một chút của lòng sùng mộ như vậy, đã có công đức vô cùng to lớn. Nếu chúng ta hòa hợp với người đang thì thầm với mình, người ấy có thể giúp chúng ta khám phá người yêu thích phim chân thật bên trong. Người ấy có thể khiến chúng ta thấy phần còn lại của khán giả bị cuốn hút như thế nào và tất cả đều không cần thiết như thế nào.

Không cần chúng ta phải dựa vào cuộc đấu tranh rối bời của chính mình để thấu hiểu được con đường, người ấy đưa chúng ta đến với một sự thấu suốt về những gì chúng ta đang thấy. Sau đó chúng ta trở thành người có thể ngồi lui lạithưởng thức màn trình diễn. Và có lẽ chúng ta cũng sẽ thì thầm với một số người khác.

Nguồn: https://www.lionsroar.com/life-as-cinema/
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2738)
Cầu nguyện không thuộc lãnh địa của logic hay trí óc. Nó vượt lên trên những thứ đó. C
(Xem: 3371)
Người ta thường nói môn Abhidhamma rất khó học, và lại không thực tế. Rất khó học vì nó phân tích rất chi li
(Xem: 2579)
Trong những ngày đầu năm mới, có rất nhiều người tìm đến chùa hay các nhà tử vi, tướng số để xem năm nay mình bị “sao” nào “chiếu”.
(Xem: 2136)
Rỡ ràng tỏ rõ mười hai thì Tự tánh vô công khắp hiện bày Sáu căn vận dụng chân thường thấy Vạn pháp tung hoành: chánh biến tri.
(Xem: 3092)
Một ngày cuối năm, sau tách trà sáng chào ngày mới, tôi vội vàng ra ga tàu đón người bạn đạo xa quê trở về thăm chốn cũ.
(Xem: 2648)
Trong những điển tích Phật giáo, tôi từng băn khoăn về chuyện một con cọp lông vàng. Câu chuyện đơn giản thôi, nhưng rất đáng cho chúng ta suy ngẫm.
(Xem: 2351)
Vận hành thế sự bao quanh, bát quái càn khôn đỉnh là chung, âm dương ngũ hành là như thế, vật đổi sao dời chẳng ai ngờ…! Tất nhiên điệp khúc vẫn là đây.
(Xem: 2635)
Cọp, Sư tửbiểu tượng của chúa sơn lâm. Tiếng rống của Sư tử chúa, làm muôn thú khép mình khiếp sợ, được nhiếp phục trước uy lực dũng mãnh.
(Xem: 3274)
Bài Pháp hôm nay là một trong những bài Pháp có thể nói rằng rất khó quên trong cuộc đời của chúng tôi.
(Xem: 3549)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 3742)
Dù có nao nức đợi chờ hay hững hờ thờ ơ, dù có mong mỏi hay chẳng cầu vọng thì mùa xuân vẫn hiển hiện trong đất trời, trong lòng người.
(Xem: 2317)
Sau khi Đức Phật giác ngộ, Phạm thiên Sahampati thỉnh cầu ngài thuyết pháp, ngài đã nói như sau:
(Xem: 2322)
Năm mới là thời điểm nổi bật trong cuộc sống của chúng ta. Tôi nói thế khi nghĩ về việc thực hành của chúng ta.
(Xem: 2082)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn ...
(Xem: 3501)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 2657)
Để đạo Phật được toàn cầu hóa, ngoài những lợi thế sẵn có của Phật giáo Nguyên thủy, như bảo tồn được ...
(Xem: 3805)
Như Lai đã khẳng định “Như Lai chỉ là người dẫn đường”. Quả đúng như vậy, nếu chúng ta muốn đi đến đích mà không biết đường, trước tiên...
(Xem: 3031)
Nếu ăn chay được thì đó là dựa vào lập trường từ bi chứ không phải như người ta hiện này nói nguyên nhân khỏe mạnh và kinh tế.
(Xem: 3482)
Chúng ta phải cẩn thận để không nghĩ rằng hành thiền là phải dẹp bỏ các suy tưởng.
(Xem: 2677)
Bài kinh ngắn “Con Đường Không Có Lầm Lỗi” là bài kinh được trích trong Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikãya)
(Xem: 3597)
Thời Lý – Trần là thời kỳ vàng son nhất của Phật giáo Việt Nam khi nhận được sự ủng hộ rất lớn từ triều đình và
(Xem: 3074)
Kể từ khi Đức Phật thành đạochuyển bánh xe pháp thì lý tưởng thực thi tinh thần bình đẳng giải thoátbình đẳng...
(Xem: 3176)
Cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã hoành hành trên thế giới gần hai năm.
(Xem: 2772)
Bình anhạnh phúc là hai phạm trù cơ bản trong cuộc sống mà con người luôn mong ước đạt được đầy đủ và trọn vẹn nhất, để cuộc sống thêm thăng hoa
(Xem: 2551)
Trong một kiếp nhân gian, mọi chúng sinh đều khởi đầu từ sinh và kết thúc ở diệt.
(Xem: 3529)
Trong xã hội hiện nay, chúng ta đề cao tinh thần nhập thế, đem đạo vào đời. Vậy làm thế nào để Phật sự mãi thăng tiến, tỏa sáng, ma sự ngày càng tiêu trừ.
(Xem: 2478)
Liều thuốc giải cho ảo tưởng, bản ngã và từng vấn đề khác mà chúng ta đối mặt là trí huệ của Pháp;
(Xem: 2938)
Sự phát triển của thời đại công nghệ số, cám dỗ vật chất và những thách thức từ khủng hoảng môi trường, dịch bệnh, kinh tế, xã hội,…
(Xem: 3377)
“Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứhư vọng, không thật, không có lợi ích, Như lai không trả lời.
(Xem: 3516)
Sống trong thế giới đầy biến động của đại dịch COVID-19 bùng phát, mới thấy sự hiện hữu của con người trong mối tương quan
(Xem: 2734)
Khi Đức Phật còn hiện hữu cõi Ta-bà, chúng đệ tử xuất gia sống thanh tịnh, hòa hợp thành một thể thống nhất,
(Xem: 2481)
Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận
(Xem: 2951)
Ajhan Chah nói rằng nếu bạn muốn chuyển hóa tâm, bạn phải biết và chuyển hóa trái tim. Và khi thực hành bạn cảm thấy không thoải mái, muốn bỏ cuộc, đó là khi bạn biết mình đang đi đúng đường.
(Xem: 3439)
Giã từ cõi mộng điêu linh Tôi về buôn bán với mình phôi pha.
(Xem: 3037)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 3144)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 2773)
Học pháp là công việc quan trọng của người con Phật nếu muốn đạt được mục đích tối hậu của sự giải thoát.
(Xem: 3246)
Lắng nghe là một kỹ năng căn bản để kết nối cộng đồng. Lắng nghe để hiểu mình, hiểu người, để trút bỏ những ưu phiền, lạc quan vui sống, xây dựng xã hội tốt đẹp.
(Xem: 3559)
Pháp mang lại an bình, là nơi trú ẩn và hạnh phúc cho thế gian. Nếu thế giới bị tước đoạt Pháp, chúng ta không thể tìm thấy bất kỳ sự bình an nào ở đâu cả.
(Xem: 3404)
Vô Tầm Vô Tứ Định là nền tảng cơ bản của tất cả các loại Định trong Thiền Phật Giáo gồm chung cả ba hệ: Nguyên Thủy, Phát Triển và Thiền Tông.
(Xem: 3329)
Thiểu Dục là muốn ít; Tri túc là biết đủ. Muốn ít là đối với cái chưa có, mà vì nhu cầu, mong cho có.
(Xem: 2688)
Nói đến “Tâm” ai ai cũng hiểu được liền liền, nhưng đi sâu vào vấn đề là việc khác. Theo tôi được biết có nhiều người thường nói “Tâm” là (trái tim) có gì đâu mà diễn bày.
(Xem: 3308)
Theo nhà Phật thì trong kiếp này, có người “ở hiền” nhưng lại không được “gặp lành”, nguyên nhân là bởi họ phải “trả” những thứ đã “vay” ở trước đó!
(Xem: 2897)
Bồ tát là người tu tánh Không, ở trong tánh Không nhưng có lòng bi khi thấy chúng sanh vì không biết tánh Không nên điên đảo vọng tưởng
(Xem: 3392)
Kính số 52 Bát Thành có đoạn viết về sơ thiền một cách ngắn gọn như sau: “Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ”
(Xem: 3145)
Lời cầu nguyện được đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn của Tây Tạng sáng tác, Vinh Danh và Nguyện Cầu Tam bảo Đại Bi: Đức Phật, Giáo Huấn, và Cộng Đồng Tâm Linh.
(Xem: 3212)
Cổ nhân có câu “họa tòng khẩu xuất” như muốn cảnh tỉnh, khuyên răn người đời chớ để cho cái miệng mình nói năng tùy tiện, lung tung mà có lúc tự rước họa vào thân!
(Xem: 3586)
Từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, có thể ai cũng từng được nghe những câu nói đại loại như: “Nếu không nói được gì tốt đẹp thì tốt nhất nên im lặng”.
(Xem: 3614)
Nếu kẻ nào cố ý tạo nghiệp, Ta nói rằng kẻ ấy phải thọ lấy quả báo. Hoặc thọ ngay trong đời hiện tại, hoặc thọ vào đời sau.
(Xem: 3012)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant