Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Pháp Tu “hạnh Nhẫn Nhục”

13 Tháng Chín 202119:18(Xem: 2877)
Pháp Tu “hạnh Nhẫn Nhục”

PHÁP TU “HẠNH NHẪN NHỤC”

Thích Nữ
Hằng Như

 
Định Nghĩa Chánh Niệm

I. DẦN NHẬP

Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công. Khi đạt được mục đích rồi, vẫn phải tiếp tục nhẫn nhục, bởi vì ở đời, đâu phải người ta chỉ chịu nhẫn nhục trên con đường xây dựng sự nghiệp không thôi, mà còn phải đối đầu với những ganh tỵ phá rối của những kẻ xấu hãm hại mình trên nhiều phương diện khác. Nếu không nhẫn nhục chịu đựng thì mình rất dễ dàng có những hành động không kiểm soát đưa tới nguy hại cho chính bản thân mình và những người liên hệ. Cho nên có thể nói đức tính nhẫn nhục cần đi theo với mình suốt cả cuộc đời.

Trong đạo cũng thế! Từ khi bước vào đường tu, hành giả hết lần này đến lần khác phải chịu đựng nhiều thử thách khó khăn, phải trải qua nhiều giai đoạn bị bức bách về thể xác lẫn tinh thần. Những khó khăn đó không phải do cuộc đời ập xuống mà do tự thân mình hay tự trong đoàn thể gây nên. Nguyên do dễ hiểu là người tu cũng là một người bình thường như người sống ngoài đời với bao xúc cảm hỷ-nộ-ái-ố. Trên đường tu tập, họ phải học nhận diệnbuông bỏ những tánh xấu để hoàn thiện thân tâm của mình, trong đó họ phải tập nhẫn chịu những nỗi khổ do nghiệp đổ tới từ những sự ganh tỵ, chèn ép của người khác, hoặc chịu đựng vượt qua những thử thách của bậc Thầy lớn dạy dỗ trui rèn mình. Vì thế, muốn thành tựu đạo nghiệp, nhẫn nhục là hạnh tu căn bản cần thiết không thể thiếu, vì nó là áo giáp bảo vệ người tu vượt qua những trở ngại lớn nhỏ hầu tiếp tục con đường tâm linh mà mình đã phát tâm chọn lựa từ lúc ban đầu.

 

II. “NHẪN NHỤC” LÀ GÌ ?

Nhẫn: Là nhịn, là nín chịu những điều bất như ý trong mọi trường hợp, mà tâm không giận hờn, phiền não.

Nhục: Là điều sỉ nhục, lăng mạ, xấu hổ… gây tổn thương đến tự ái của một người…

Nhẫn nhục: Là khả năng nhận chịu những điều trái ý nghịch lòng, như việc bị người khác sỉ nhục, lăng mạ, gây tổn thương, gây đau khổ; hay do môi trường khí hậu bên ngoài ảnh hưởng đến thân tâm. Có khi phải chịu đựng những cơn đau nhức hay khó chịu khắp châu thân, do tứ đại trong người mình không hài hoà gây nên. Trước những nghịch cảnh này, người tu hạnh nhẫn nhục đối diện mà trong tâm không có một ý niệm giận hờn, than van, oán trách.

Nhẫn nhục luôn trái ngược với sự nóng giận, oán thù, hiểm ác. Nhẫn nhục cũng không phải là sự bi lụy, yếu đuối, hèn hạ. Nhẫn trong nhà Phật là một thái độ tích cực sáng suốt khi gặp phải những thất bại, không chán nãn tuyệt vọng, khi đạt được thành công không kiêu căng tự mãn. Nhẫn nhục ở người đời, thông thường là thứ nhẫn nhục hình thức. Chẳng hạn như đứng trước sự bất công, bị đàn áp, sỉ nhục… vì sức yếu thế cô không tiện phản kháng nên buộc lòng phải chịu nhẫn nhịn từ cử chỉ đến lời nói, nhưng trong lòng không phục. Ví dụ như một người chiến sĩ không may bị quân địch cầm tù, thà chịu bị đánh đập hành hình hết sức tàn nhẫn có khi đến chết, chứ không hở miệng khai báo bất cứ điều gì có hại cho đồng đội. Đây là sự nhẫn nhục cao quý được người đời ca ngợi, được anh em đồng đội tri ân, nhưng cũng không phải là sự nhẫn nhục trong nhà Phật, vì tuy người tù binh đó cắn răng chịu nhẫn nhục, nhưng trong lòng vẫn nuôi mối hận thù.

Theo giáo lý nhà Phật, nhẫn nhục phải bao gồm đủ ba yếu tố thân, khẩu, ý, nghĩa là thân nhẫn, khẩu nhẫn và ý cũng phải nhẫn. Thân cam chịu đau đớn mà không có hành động hay cử chỉ đối phó trả thù. Miệng không thốt ra những lời nguyền rủa ác độc. Và nhất là trong thâm tâm không vì chịu đau đớn mà nuôi cơn tức giận, nỗi oán thù. Ba yếu tố này rất khó, không dễ gì thực hiện được cả ba cùng một lúc nhất là sự oán hận trong tâm, cho nên muốn nhẫn nhục đúng nghĩa cần phải tu luyện.

 

III. PHÁP TU “HẠNH NHẪN NHỤC”

Trong giáo lý nhà Phật, Nhẫn nhục là pháp tu rất quan trọng, là một trong sáu mật hạnh tu tập của hàng Bồ-tát gọi là Lục độ Ba-la-mật tức sáu hạnh rốt ráo hoàn hảo. Đó là (1) Bố thí Ba-la-mật, (2) Trì giới Ba-la-mật, (3) Nhẫn nhục Ba-la-mật, (4) Tinh tấn Ba-la-mật, (5) Thiền định Ba-la-mật, (6) Trí huệ Ba-la-mật. Trong mỗi độ Ba-la-mật đều bao hàm năm độ kia. Thực hành pháp Nhẫn nhục mà thiếu trí huệ, từ bi, định lực…  thì khó mà giữ được tâm bình tĩnh khi đối diện với sự áp bức, hành hạ, hủy nhục… của kẻ khác đối với mình. Nhờ định lực vững chắchành giả có thể giữ được sự bình tĩnh không vội buông lời trách móc hay có hành động nóng nảy bất lợi cho cả đôi bên. Nhờ có lòng từ bi mà hành giả cảm thấy thương xót cho kẻ ác, biết rằng sớm muộn gì người ác cũng gặp quả xấu. Nhờ có trí huệ dẫn dắt mà hành giảquyết định khôn ngoan sáng suốt v.v… Như vậy lòng từ bi càng lớn, lòng bao dung càng rộng, thì đức Nhẫn nhục càng dày.

Tu tập pháp Nhẫn nhục Ba-la-mật là phải luyện tập cho đến trình độtam luân không tịch” nghĩa là: “- không thấy người làm khổ mình; - không thấy có nỗi khổ nhục; - cũng không thấy có người chịu khổ nhục” giống như trong pháp Bố thí Ba-la-mật: “- không thấy có người bố thí; - không thấy có vật bố thí; - cũng không có người nhận bố thí”.

Trên đây là nói đến pháp tu Nhẫn nhục Ba-la-mật là pháp tu của các bậc Bồ-tát trên đường tu thành Phật. Nhẫn nhục Ba-la-mật chính là  pháp phục của người tu, pháp phục đó chứa đựng tình thương, định lực, và trí huệ, xem như là vũ khí từ bi sáng suốt cần thiết khi các vị Bồ-tát dấn thân vào cõi Ta Bà giáo hóa chúng sanh giúp họ mau giác ngộ giải thoát sinh tử.

 

IV. GƯƠNG “NHẪN NHỤC” CỦA ĐỨC PHẬT THÍCH CA

          Nói về hạnh Nhẫn nhục thì đức Phật Thích Ca là bậc Nhẫn nhục không ai bằng. Ngài là gương sáng cho chúng đệ tử noi theo về hạnh Nhẫn nhục. Kể từ khi Thái tử rời bỏ cung vàng điện ngọc, rời xa nếp sống nhung lụa xa hoa. Trên đường tìm thầy học đạo, ngài đã nhẫn chịu cuộc sống không nhà, nhẫn chịu những cơn nóng lạnh vì mưa gió. Là một vị Thái tử đương triều, tương lai sẽ là một vị vua đứng đầu thiên hạ, vậy mà ngài từ chối tất cả, để mỗi ngày đầu trần chân đất đi xin ăn, chịu sự khinh bỉ xem thường của người khác. Hành động này cho thấy sự kham nhẫn của ngài thật quá lớn.

Sau sáu năm dài tu khổ hạnh, nhận thấy pháp tu hành xác không khai mở được trí huệ, không giúp được gì cho con đường giải thoát nên ngài quyết định từ bỏ. Hành động này của ngài bị anh em Kiều-Trần-Như miệt thị xa lánh. Ngài nhẫn chịu không hề oán giận, vẫn tiếp tục con đường tu tập của mình. Sau khi thành đạo, các vị này được ngài tìm đến hóa độ và kết quả cả năm vị đều đắc quả A-la-hán.

Trong thời gian hoằng pháp độ chúng sanh, đức Phật nhiều lần bị bọn người ngoại đạo đổ oan làm nhục. Có lần họ dàn cảnh giết chết một phụ nữ rồi vùi thây ở gần tịnh thất của Ngài. Xong việc, họ bêu rếu và tố cáo rằng ngài đã xâm phạm tiết hạnh, giết chết người phụ nữ đó để phi tang. Trong thời gian người ta điều tra cho đến khi tìm ra thủ phạm thực sự, đức Phật đã không có thái độ phẫn nộ hay phiền trách những người đã gây ra tội ác và đổ oan cho ngài.  

Về việc Đề-Bà-Đạt-Đa là em họ cũng là đệ tử của đức Phật, vì muốn đoạt quyền điều khiển giáo đoàn của đức Phật, mà đã nhiều lần ra tay hãm hại ngài. Trước sự bất bình của các đệ tử về hành vi tàn độc của Đề-Bà-Đạt-Đa đối với đức Phật. Ngài đã trấn an mọi người bằng câu nói: “Đề-Bà-Đạt-Đa là thiện hữu tri thức của Ta, nhờ ông ấy mà Ta mau thành Chánh quả”.

Ngoài ra, trên đường đi giáo hóa đức Phật nhiều lần bị ngoại đạo sai người nhục mạ ngài giữa đại chúng, ngài vẫn lặng thinh cho kẻ ấy nhiếc mắng. Khi cần ngài chỉ trả lời một câu nhẹ nhàng bao hàm ý nghĩa thâm thúy khiến cho kẻ kia cảm thấy xấu hổ. Sau đó tự động đi tìm ngài bày tỏ lòng sám hối.

Cuộc đời đức Phật trước và sau khi thành đạo, đã nhiều lần bị hủy nhục, oan ức, nhưng ngài vẫn bình thản chịu đựng và vẫn nuôi lớn lòng từ bi vô hạn nơi ngài. Nhờ Nhẫn nhục mà ngài thấy rõ công dụng lớn lao của nó là diệt trừ được tam độc tham sân si. Vì thế trước khi nhập Niết-bàn, đức Phật dặn dò các đệ tử: “Nếu có người đến chặt tay chân các ông, hoặc xẻo mũi, cắt tai v.v… các ông phải nhiếp tâm, chớ nên móng niệm sân hận mà làm trở ngại đạo Bồ-đề của các ông, và chớ thốt ra lời hung ác, mà bị lửa sân hận đốt thiêu rừng công đức của các ông…”

 

               V. GƯƠNG “NHẪN NHỤC” CỦA TÔN GIẢ PHÚ-LÂU-NA

Câu chuyện nổi tiếng về hạnh Nhẫn nhục của tôn giả Phú-Lâu-Na là một trong mười vị đại đệ tử của Phật Thích Ca được ghi lại trong kinh như sau:

Kinh kể rằng khi đức Phật còn tại thế, một trong mười vị đại đệ tử của ngài là tôn giả Phú-Lâu-Na (Punna), người được Phật khen là đệ nhứt về thuyết pháp. Tôn giả Phú-Lâu-Na xin Phật đi truyền đạo ở xứ Du-Lô-Na (Sunãparanta), nơi mà người dân ở đó nổi tiếng vô cùng hung dữ.

Đức Phật hỏi tôn giả Phú-Lâu-Na: Ông phát nguyện đem đạo pháp của Ta đến truyền bá cho người xứ Du-Lô-Na hung dữ kia. Nếu họ không muốn nghe mà còn nặng lời xua đuổi thì ông làm sao?

Tôn giả trả lời: Bạch Thế Tôn, con sẽ nhẫn nại, vì họ chỉ nói nặng lời xua đuổi thôi, chứ chưa dùng cậy đánh đập con.

Đức Phật hỏi tiếp: Nếu họ đánh đập ông thì sao?

Tôn giả: Bạch Thế Tôn, con vẫn chịu đựng được, vì họ chưa làm thân con chảy máu, chưa khiến tứ chi con tàn phế.

Đức Phật: Nhưng nếu họ giết ông thì sao?

Tôn giả: Bạch Thế Tôn, con không có gì oán than, khi thân xác huyễn hóa này đã nằm xuống để Chánh pháp được lưu truyền, để đền đáp ân đức Thế Tôn đã một đời khai ngộ. Con chỉ thương cho người sát hại con, sẽ sa vào ác đạo mà thôi!

Đức Phật khen: Hay lắm! Này Phú-Lâu-Na, ông hãy lên đường. Ta tin chắc ông sẽ thành công ở xứ  Du-Lô-Na đó!

Khi đến xứ Du-Lô-Na, trong thời gian đầu tôn giả Phú-Lâu-Na dò thăm dân cho biết sự tình. Thấy người dân thường đau yếu, hằng ngày tôn giả vào rừng tìm hái các loại lá mang về làm thuốc chữa bệnh cho dân. Thấy dân cơm ăn không đủ no, tôn giả làm nông dân dạy dân chúng trồng trọt, cày cấy. Thấy trẻ con dốt nát, tôn giả làm thầy dạy học. Người dân Du-Lô-Na dù cực kỳ hung dữ nhưng đối một người tốt bụng như ngài, thì phát sinh thiện cảm. Sau thời gian ổn định tình thế, tôn giả Phú-Lâu-Na mới bắt đầu dạy họ chút ít về giáo lý căn bản đạo Phật như Nhân Quả báo ứng, ngũ giới, thập thiện. Không bao lâu, dân chúng xứ ấy đều quay về với Phật pháp không còn hung dữ nữa.

Nhẫn nhục như ngài Phú-Lâu-Na mới thật đúng là Nhẫn nhục Ba-la-mật.  Người Nhẫn nhục Ba-la-mật là người có đầy đủ định lực, trí huệ và lòng đại bi. Còn như cố gắng Nhẫn nhục cho qua nạn dữ, thì Nhẫn nhục này chỉ là sự đè nén mà trong tâm thì luôn nuôi chí phục thù.

 

VI. CÔNG NĂNG CỦA “NHẪN NHỤC”

Bệnh sân hận là căn bệnh rất nguy hiểm ảnh hưởng hệ thống tim mạch của con người. Nó khiến người ta dễ bị đứt mạch máu não, liệt nửa người, có khi bị bất tỉnh mê man sống đời thực vật. Đó là trên mặt sinh lý. Còn trên mặt tâm lý thì đức Phật đã từng khuyến cáo: “chỉ cần một cơn sân nổi lên là có thể đốt cháy một rừng công đức”. Cho nên, chúng ta có thể nói tánh sân hận oán thù, là một mối đe dọa nguy hiểm đối với bất cứ những ai sống trên cõi đời này. Cũng may tánh Nhẫn nhụccông năng dập tắt lửa sân hận, nên Nhẫn nhục có thể mang sự lợi ích đến cho loài người trên nhiều phương diện như:

- Về phương diện cá nhân: Người Nhẫn nhục thường có thái độ bình tỉnh, cử chỉ khoan thai, lời nói từ tốn khiêm cung. Những thứ này biểu lộ trên gương mặt hiền hòa, ánh mắt từ bi, dễ chiếm cảm tình của những người xung quanh. Khi cần giải quyết vấn đề gì, nhờ không nóng nảy, vội vả, nên quyết định của người này sáng suốt, chừng mực không mắc phải sai lầm đáng tiếc. Tánh Nhẫn nhịn khiến cho thân tâm con người luôn được an lạc nhẹ nhàng. Do vậy người có tánh Nhẫn nhục dễ thành tựu mọi công việc trong đời sống hằng ngày.

- Về phương diện gia đình: Nhờ Nhẫn nhụcgia đình hòa thuận, tin yêu, hạnh phúc. Người xưa thường nói: “Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn” hay “Con hơn cha là nhà có phúc”. Điều này nói lên tinh thần nhường nhịn, tôn trọng lẫn nhau, không hề sân hậntranh đua hơn kém. Những đức tánh này có mặt là do nơi Nhẫn nhục mà có. Cho nên ngắn gọn Nhẫn nhục mang hạnh phúc đến cho mọi thành viên trong gia đình.

- Về phương diện xã hội: Nhẫn nhục giúp cho mỗi người tự dẹp bớt cái ta khiến cho sự giao tế được êm đẹp hài hòa, không tranh giành thắng thua, không sân hận thù oán, không chiến tranh, không gây đau thương, đổ máu. Được như vậy thì nơi con người đang sống chính là cõi tịnh độ cần tìm đâu xa!

- Về phương diện tu hành: Trên con đường tu hành đi tới giác ngộ giải thoát. Nhẫn nhụcphương pháp cần thiết cho người tu dẹp đi cái bản ngã ích kỷ chứa đầy tham sân si. Nhẫn nhịn giống như lò luyện thép, nó nhắc nhở người tu hành luôn giữ chánh niệm, đề phòng trước những nghịch cảnh, không cho những cơn giận dữ oán hờn xuất hiện. Nó bắt buộc người tu hành phải luôn luôn vận dụng lòng từ bi, ánh sáng trí tuệ, tinh thần bình đẳng, dẹp dần ngã mạn, ngã ái, chứng được quả Vô ngã Vô sanh khi thành trì cuối cùng của chúng sanh là cái Ta bị đốn ngã.

 

VII. NGƯỜI PHẬT TỬ NUÔI DƯỠNG

     TÁNH “NHẪN NHỤC” NHƯ THẾ NÀO?

Muốn tu tập hạnh Nhẫn nhục, chúng ta tu tập từ từ. Nhẫn nhục ở đây không phải chỉ nói đến sự chịu đựng những lời mắng chửi, cách đối xử tệ bạc của người đời đối với mình, mà Nhẫn ở đây là chịu đựng trong mọi trường hợp. Chẳng hạn như:

1) Nhẫn nhục do chính mình gây ra:

- Đối với tâm: Khi nội tâm đòi hỏi thỏa mãn ngũ dục: Tài, sắc, danh, thực, thùy, tức mong muốn có nhiều tiền bạc của cải, thỏa mãn nhục dục thân xác, mong được nổi tiếng, phục vụ miếng ăn, giấc ngủ. Nếu suốt đời chỉ lo thỏa mãn những ham muốn này, không sớm thì muộn, con người cũng tiến tới bờ vực thẳm của hư đốn và khổ đau. Vì thế phải nhịn bớt cho qua.

- Đối với thân: Ở đời có ai mà không đau bệnh. Khi nội tạng không hài hòa thì thân ngã bệnh. Bất cứ bệnh gì? Đau tim, đau phổi, đau bao tử, đau ruột, gan, thận v.v… Đau bệnh thì uống thuốc chữa trị. Trong thời gian chờ hết bệnh, chúng ta phải kiên nhẫn chịu đựng. Bởi dù có than van, càm ràm thì căn bệnh cũng không hết liền. Vậy than van vô ích, kiên nhẫn chịu đựng là tốt nhất!

2) Nhẫn nhục do môi trường bên ngoài gây ra:

          Môi trường bên ngoài tác động đến con người trên nhiều phương diện như:

          - Tác động từ Nhiệt độ: Mùa đông thì lạnh cóng, mùa hè thì nóng bức. Khi mùa lạnh tới thì mặc áo ấm. Nếu không đủ ấm thì phải nhẫn chịu. Vào mùa hè, nóng quá thì tắm gội bằng nước mát. Nếu vẫn cảm thấy còn nóng nực, thì tập nhẫn chịu. Ngoài ra, thân thể con người không phản ứng kịp trước sự thay đổi bất chợt của thời tiết sinh bệnh. Bệnh nhẹ thì nhẫn chịu vài ngày sẽ khỏi. Bệnh nặng thì chữa trị bằng thuốc men, trong thời gian chữa bệnh phải nhẫn chịu. Nếu không nhẫn chịu tâm trạng bực bội đưa đến sân si. Hễ sân si thì có hành vilời nói sai lầm tạo nghiệp xấu. Do vậy, chúng ta buộc phải Nhẫn.

          - Tác động do thất bại, thua lỗ trong công ăn việc làm: Trong công việc làm ăn thương mại, dù nhỏ hay lớn. Có khi thành công nhưng cũng có lúc thất bại. Nếu đã thua lỗ rồi, chẳng lẽ chúng ta ôm mãi nỗi buồn rầu từ ngày nầy qua ngày khác vì tiếc rẻ đồng tiền đã mất để sinh bệnh trầm cảm. Gặp trường hợp này, chuyện chúng ta cần làm là phải cam tâm nhẫn chịu, lấy đó làm bài học, rút kinh nghiệm để làm lại từ đầu. Thua keo này ta bày keo khác!

          - Tác động từ người và vật xung quanh gây ra: Trong đời sống hằng ngày, chúng ta phải tiếp xúc với mọi người, từ thân nhân trong gia đình đến những người ngoài cộng đồng xã hội. Chúng ta gặp người hiền lương cũng nhiều, mà đối đầu với kẻ hiểm ác không phải là hiếm. Đối với những người xấu ác khó chịu này, đôi khi chúng ta không làm gì họ, chúng ta cũng không thoát khỏi bị họ dòm ngó gây khó dễ, nói xấu, vu khống sau lưng. Có khi họ hung dữ kiếm chuyện gây thẳng với mình. Bị đụng độ như vậy, nếu không thực tập bài học Nhẫn nhịn, thì chúng ta sẽ nổi  khí xung thiên. Giận quá mất khôn, chúng ta sẽ một đáp hai, hai đáp bốn… cho người đó bài học“đừng thấy ta đây nhịn mà làm tới!”.

Nhưng mà ở đây, chúng ta đang tu tập hạnh Nhẫn nhục. Ngay lúc này, chúng ta cần giữ nội tâm bình thản trước những lời mạ lỵ của người đối diện. Muốn tâm bình thản hằng ngày chúng ta cần tu thiền để huân tập định lực vững chắc. Có định lực vững chắc thì mình mới Nhẫn nhịn được ngay lúc bị người khác mạ lỵ mình.

Chúng ta cũng có thể Nhẫn nhịn, nhờ đã học và hiểu giáo lý duyên khởi, nhân quả, biết rằng chuyện gì cũng có nhân có duyên, biết đâu mình cũng có chút khó ưa nào đó, hay là mình với người đó là oan gia từ đời nào bây giờ gặp lại. Nếu hôm nay mình nhất quyết hơn thua với họ, mai mốt họ lại tìm cách trả đủa mình, thì chuyện ân oán hiềm thù này tiếp diễn hoài khó dứt. Thôi thì Nhẫn nhịn khi đối diện sự kiện không vui này là quyết định tốt nhất!

Đó là đối với những phiền phức do con người mang tới. Còn đối với những con vật như ruồi muỗi chó mèo thì sao? Chẳng hạn như trong lúc tọa thiền, bị ruồi muỗi vo ve trước mặt, mèo kêu, chó sủa, hay những tiếng động của ai đó phá tan không gian yên tĩnh, hay chính mình bị tê chân nhức mỏi thì sao? Lúc này cũng là lúc mình thực tập hạnh Nhẫn. Phải Nhẫn chịu, không để cơn sân nổi lên làm hỏng thời thiền của mình.

 

VIII. PHƯƠNG THỨC TU TẬP

Muốn sống với hạnh Nhẫn nhục, trước hết chúng ta cần phải tu luyện, ban đầu là các pháp tự kỷ ám thị, tự mình nhắc nhở mình, thực hành hoài sẽ thành thói quen. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháplấy đá đè cỏ”. Tu hạnh Nhẫn nhục trong nhà Phật là chúng ta phải hướng đường tu của mình đến chỗ vô lậu chứ không còn hữu lậu, nghĩa là “chịu đựng, mà không chịu đựng, đó mới là chịu đựng”. Sau đây là một vài pháp tu tập để hỗ trợ hành giả thực hành pháp Nhẫn nhục.

- Tu Quán: Vào lúc Sadi La-hầu-la khoảng mười tuổi, đức Phật đã dạy ngài bài học quán tâm như đất, nước, gió, lửa và hư không. Bây giờ chúng ta cũng tập quán tâm mình như đất, nước, gió, lửa… Chúng ta hiểu rằng, nếu tâm mình như đất, thì khi gặp chuyện không vừa ý, tâm mình vẫn bình thản không dao động. Tại sao? Vì khi người ta quăng đồ sạch sẽ hay đồ phế thái như rác rến, phân uế, máu mủ, hay khi người ta nhổ nước miếng hoặc xả nước tiểu lên đất. Đất vẫn thản nhiên nhận chịu không hề phản đối. Đất là địa đại to lớn có thể dung chứa mọi thứ và có khả năng chuyển hóa những thứ  dù sạch hay dơ. Khi quán tâm mình như đất, thì tâm không bị vướng mắc với những thứ tốt hay xấu, sạch hay dơ, do người ta quăng đến cho mình, những thứ đó tự nó tan biến không tồn tại nơi tâm của mình.

Cũng vậy, chúng ta quán tâm mình như nước, gió, lửa hay hư không. Kết quả cũng khiến tâm không bị dính mắc với những lời gièm pha, chửi bới, mạ lỵ. Vì những thứ đó bị thủy đại cuốn mất, bị phong đại thổi bay đi, bị hỏa đại đốt cháy sạch và bị tan biến trong hư không rộng lớn.

Đất, nước, gió, lửa hay hư không nhận chịu tất cả mọi thứ do người đời quăng vào không phản kháng. Nếu quán tâm mình như đất, nước, gió, lửa hay hư không thì tâm mình cũng chịu đựng những gì thiên hạ quăng vào mình một cách bình thản không giận hờn hay thù oán.

- Tu tập thiền Định: Nhờ tâm định vững chắc, nên khi gặp chuyện không hay xảy đến, tâm không dao động, giữ được sự bình tĩnh, không phản ứng  nóng nảy gây nghiệp xấu trước sự hiếp đáp bức bách của người khác.

- Tu tập nuôi dưỡng tánh từ bi hỷ xả: Tâm Từ là tâm thông cảm thương mến mọi chúng sanh không phân biệt. Vì vậy người có tâm Từ khó mà thù ghét những kẻ đối xử tệ bạc với mình. Chính vì thế lòng Từ được xem như là một phương thuốc giải độc trừ khử ác tâm. Tâm Bi giúp mình vượt thắng sự tàn ác, keo kiệt, sẵn sàng tha thứ và giúp đỡ người đã hại mình. Tâm Hỷ là tâm vui vẻ, nó có công năng thuần phục những điều mình không toại nguyện. Tu tập tâm Xả để có được tâm bình thản trước mọi sóng gió của cuộc đời.

Người có được bốn tâm Từ Bi Hỷ Xả sẵn sàng chịu đựng bất cứ chuyện gì xảy ra mà không cảm thấy khó chịu phiền não.

- Tuệ tri về Vô thường, Khổ, Vô ngã, Duyên khởi, Duyên sinh v.v… : Biết rõ những nguyên lý này, khi gặp chuyện bất như ý, chúng ta hiểu rằng mọi chuyện xảy ra đều có nguyên do tức có Nhân mới trổ quả. Ở đời đâu phải chuyện gì hợp ý với mình sẽ mãi mãi ở lại với mình, và cũng đâu phải chuyện bất như ý lúc nào cũng ở lỳ một chỗ mà không biến đi. Cho nên mới nói hiện tượng thế gian đều Vô thường, Vô ngã, người nào không Nhẫn chịu thì người đó khổ! Tóm lại nhờ có tuệ tri về những nguyên lý trên thì mình dễ dàng Nhẫn chịu khi bị thất bại trên đường đời mà trong lòng không cảm thấy bất mãn hay tuyệt vọng.

 

IX. KẾT LUẬN

Hạnh Nhẫn nhục rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Trong gia đình, bậc làm cha mẹ hay con cái nhờ nhẫn nhịn mà gia đình được êm ấm hạnh phúc. Ngoài xã hội nếu mọi người, không ai nhẫn nhịn ai, thì gây ra lắm đổ vỡ oán thù và chiến tranh. Là học trò, là thầy giáo, là lương y, là người buôn gánh bán bưng v.v… ai ai cũng cần có đức tính Nhẫn. Nhẫn để vượt qua những khó khăn thất bại, vượt qua những đau đớn, buồn khổ của chính mình. Nhẫn trong lúc bị chửi bới nhục mạ khởi lòng từ bi hứng chịu. Nhẫn để cảm thông trong lúc phục vụ, lấy nỗi khổ của người làm nỗi khổ của mình mà tận tâm tận lực cứu giúp. Người có đức Nhẫn nhục là người có tu tập, có trí tuệ, có sức mạnh tinh thần và tấm lòng từ bi cao thượng. Nhẫn bao gồm nhiều phẩm chất tốt nên mọi người không thể không thực hành.

Tóm lại, chúng ta đang sống trong thế giới luân hồi, nhân quả, là thế giới của va chạm, khổ nhiều hơn vui… nên thỉnh thoảng chúng ta chạm trán với những khó khăn, phiền toáithất vọng là điều khó tránh. Những khó khăn thất vọng này, nếu không tu tập hạnh Nhẫn nhục, chúng ta sẽ dễ dàng phản kháng lại bằng lời nói hay hành vi xấu chứa đựng đầy những tham sân si. Hoặc không đủ sức chống trả thì tâm chúng ta vô cùng bất annuôi dưỡng lòng bực tức oán hận lâu dài. Tâm bất an thì thật là khổ sở. Làm sao khắc phục được nỗi khổ này để chúng ta không bị thối lui Bồ-đề tâm trên con đường tâm linh? Câu trả lời, hẳn chỉ có sự Nhẫn chịu và buông xả thì tâm chúng ta mới được an ổn. Tâm có ổn định, thì đức tu của chúng ta mới rộng lớn thêm theo ngày tháng. Chính vì thế, pháp tu Nhẫn nhục là pháp tu cần thiết vì nó tạo nhiều công đức thiện lành, nó theo chúng ta từ đời này sang đời khác,  đến khi chúng ta thành tựu quả Bồ-đề, nó vẫn còn theo./.

 

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

Chân Tâm Thiền thất

(28-8-2021)

 

Tài liệu:

Kinh Trung Bộ, Số 62: Đại Kinh Giáo Giới La-Hầu-La; Cố HT Minh Châu dịch

Kinh Trung Bộ, Số 145: Kinh Giáo Giới Phú-Lâu-Na; Cố HT. Minh Châu dịch

Phật Học Phổ Thông: Công năng của Nhẫn nhục; Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa biên soạn.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14050)
Một chàng trai bị lạc giữa sa mạc rộng lớn. Anh mệt lả và khát khô cổ, sẵn sàng đánh đổi bất cứ cái gì chỉ để lấy một ngụm nước mát.
(Xem: 12328)
Thuyết pháp độ sinh suốt 49 năm, bỗng một ngày nhìn lại, thấy mình chưa nói một lời. Bất thuyết thị Phật thuyết! Chung thân ngôn, vị thường ngôn!
(Xem: 12897)
Nhiều năm thăng trầm trong cuộc đời, phần lớn chúng ta đều ý thức rằng những hấp dẫn lực bên ngoài sớm muộn gì cũng sẽ vỡ tan, chỉ có một cõi lòng bình anhạnh phúc...
(Xem: 16553)
Một người thanh niên đang ngồi trên một tảng đá gần nhà vào một ngày nọ. Một nhóm những người thông tuệ từ ngôi làng của anh ta đi ngang qua...
(Xem: 28586)
Một con cá nhỏ bơi lội tung tăng, thả nổi và ngoi lên mặt nước ngắm bầu trời xanh. Một lượn sóng ùa tới, nó đùa giỡn ngụp lặn với sóng...
(Xem: 19249)
Có một vị nam cư sĩ mỗi ngày thường hái hoa tươi trong vườn nhà mình đem đến chùa chí thành dâng cúng Phật. Một hôm, khi đem hoa đến điện Phật...
(Xem: 14868)
Con tin có Phật trên đời Phật luôn hiện hữu không rời chúng sanh Nhìn vào sự việc chung quanh Thật là kỳ diệu phải nhanh tu hành
(Xem: 11269)
Có một sự nhất quán, xuyên suốt trong lời dạy hướng dẫn kỹ năng thiền định của đức Phật, dù là Tứ niệm xứ (Satipatthàna) và Thân hành niệm (Kàyagatàsati)...
(Xem: 13537)
Mỗi buổi sáng ngày Tết nguyên đán, có một vị khách viễn xứ về thăm quê nhà. Vị khách đã đến chùa Kim Liên (Nghi Tàm, Hà Nội) lễ Phật, vãn cảnh chùa.
(Xem: 13692)
Có một người trung niên sau khi xuất gia trở thành một vị cao tăng, trụ trì một tu viện cách rất xa gia đình. Rất nhiều người ngưỡng mộ danh đức của ngài...
(Xem: 12783)
Thuở xa xưa có một chàng trai con của một vị Bà la môn (giai cấp "tu sĩ" cao nhất ở Ấn Độ) sống dưới triều đại vua Pasenadi, thuộc vương quốc Kosala.
(Xem: 19737)
Hạnh phúc chân chính liên quan đến tình cảm và trí huệ nhiều hơn. Hạnh phúc lệ thuộc vào lạc thú vật chất không vững bền, nay có mai không.
(Xem: 14771)
Ba chú tiểu dáo dác nhìn bốn bề xao động trong cặp mắt nai ngơ ngác. Dọc theo lề đường, ánh đèn xanh đỏ lập lòe về đêm...
(Xem: 13163)
Bóng con bé chạy dài theo bóng nắng. Thoắt cái nó đã mất hút sau đám ô môi rậm rạp. Vị thầy chỉ đi theo một đoạn. Nhìn những dấu chân nhỏ nhắn...
(Xem: 13797)
Rõ ràng, ở đời không có cái gì là toàn thiện, hoàn mỹ tuyệt đối cả. Được cái này thì mất cái kia là đặc tính chung nhất của vạn sự vạn vật.
(Xem: 11865)
Một người phạm hạnh thì giống như một viên bảo ngọc, như một tấm pha lê sáng trong, dù có đem bùn đen bôi lên cũng không thể nào làm dơ uế được.
(Xem: 14304)
Khi gặp mình mua 1000 đồng, trong bụng bà ấy được vui một chút, đó cũng là cách mình làm phước. Mình đem vui lại cho người khác, mình cũng sẽ được vui lây...
(Xem: 26771)
Ngày nay, tình yêu đã được hằng kho, hằng kho sách vở, báo chí, phim ảnh ca tụng như là một thứ “linh thiêng, thần thánh”, một nguồn hạnh phúc, hoan lạc đẹp nhất của kiếp người.
(Xem: 14022)
Nắng mùa hè ấm áp, giúp cho vườn hoa ở Canada cảnh sắc rực rỡ. Một hồ sen điểm vài cánh hoa hiếm quí tươi nhuần thanh khiết, làm ấm lòng người thưởng ngoạn.
(Xem: 18508)
Tùy duyên trong cuộc sống là sống mà không câu nệchấp trước bất cứ một sự việc nào dù đó là thuận hay nghịch trong cuộc sống.
(Xem: 13620)
Trong thời gian yên tu, một hôm bỗng dưng chúng tôi cảm thông được nụ cười nhẹ nhàng hiện trên môi Đức Phật và nụ cười tạm biệt của các thiền sư...
(Xem: 15586)
Bạn sẽ làm gì khi cuộc sống trao cho bạn những phiền toái không thể ngờ? Khi những dự tính không theo ý muốn? Bạn có chấp nhận nó...
(Xem: 16270)
Có phải là chúng ta cảm thấy sung sướng hạnh phúc khi ngày nay dù trên đất Mỹ, con cái chúng ta sống gần gũi trong một tiểu bang...
(Xem: 13548)
Ngày nay những gì chúng ta cần là sự chuyển hóa một cách căn bản trong nhận thức của chúng ta về con người là gì. Chúng ta phải từ bỏ ách nặng...
(Xem: 13421)
Trời đã về khuya. Trăng lên cao sáng vằng vặc trên bầu trời đen thẳm. Triều lẳng lặng bước vào bên trong phòng vẽ chưa đóng cửa...
(Xem: 18187)
Hắn cúp máy rồi, tôi cứ nằm yên đó ngó lên bức tranh mực Tàu trên vách. Ở đó có con thuyền hờ hững trên sông, chẳng biết sắp vào bờ...
(Xem: 12743)
Tịnh thất nằm bên triền núi, quanh năm vắng lặng, ít người lui tới. Cái quang cảnh vắng vẻ heo hút tạo cảm giác rờn rợn khi tôi đặt chân đến.
(Xem: 12435)
Năm đầu tiên đặt chân đến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý nghĩa gì với tôi cả, tôi chỉ vui vì ngày hôm đó được nghỉ làm...
(Xem: 12069)
Đã có người hỏi tôi câu hỏi này mà tôi không trả lời được: "Nói dân tộc Việt Nam có bốn nghìn năm văn hiến. Nhưng có thấy cái gì đâu!"
(Xem: 13275)
Sài gòn không có mùa thu để nhuộm thêm sắc vàng cho những chiếc lá còn lay lắt trên cành. SàiGòn cũng đâu có bầu trời thu trong và mát...
(Xem: 14130)
Sài gòn không có mùa thu để nhuộm thêm sắc vàng cho những chiếc lá còn lay lắt trên cành. SàiGòn cũng đâu có bầu trời thu trong và mát...
(Xem: 15452)
Mấy hôm nay, trời bắt đầu sang thu, thời tiết đã dần dần dịu lại, không khí mỗi lúc trở nên mát mẻ. Chỉ còn độ mươi ngày nữa thôi là đến ngày Lễ Vu Lan rồi.
(Xem: 17580)
Thử hình dung vào một ngày giữa năm Canh Dần 1920, Người đau nặng và trời nổi gió. Bên ngoài sấm rền, còn bên gối thì Người lấy ngón tay gõ nhịp...
(Xem: 13106)
Muốn hạnh phúc, mục tiêu chính của chúng ta là phải chiến đấu với những cảm xúc khổ đau này. Chúng ta chỉ có thể đạt được hạnh phúc khi chúng ta quyết tâmnỗ lực tu tập...
(Xem: 11982)
Trên con phố đìu hiu, buông rơi tình, mỏi mòn thả dài xuống làn sợi tóc sương ngon ngọt, thấm da buốt thịt, vì áo xanh tơ trời đã mòn mỏng theo năm tháng, không đủ để chở qua cơn giá lạnh...
(Xem: 13977)
Hành tung của chư vị Bồ Tát, mang nhục thân thị hiện cõi Ta bà, hóa độ chúng sanh, bằng cái nhìn bình thường của con người không thể nào biết được.
(Xem: 13626)
Vanga sinh ngày 31/1/1911, mất ngày 11/8/1996. Bà sống ẩn dật cả đời ở vùng hẻo lánh Kozhuth thuộc Petrich, Bungary. Vanga mất thị lực năm 12 tuổi...
(Xem: 13518)
Một ngày mùa đông năm Dân quốc thứ 25, trên tòa giảng trong chùa Cổ Lâm tại Nam Kinh, Hòa thượng Tuệ Học đang giảng kinh “Bát Đại Nhân Giác”.
(Xem: 14251)
Trên bàn thờ Phật hương tàn đã lâu. Hai cây nến đỏ cháy cũng gần hết. Ánh sáng lung linh mờ ảo trên mặt tượng Phật. Ẩn hiện nét cười hiền, siêu thoát.
(Xem: 16063)
Bố mẹ đi làm về. Bé gái miệng rất tươi: "Con chào bố mẹ ạ. Bố mẹ chào ông đi chứ?" Bố mẹ của bé lẳng lặng đi lên lầu.
(Xem: 20717)
Ngày còn nhỏ, tôi thường nghe dì dượng kể về chuyện tình của họ. Một tình yêu thật đẹp được tô điểm bằng những tình khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn...
(Xem: 21908)
Tiến trình lịch nghiệm của con người được trải dài theo từng tiếng khóc, tiếng cười tự thủa nằm nôi. Ai trong chúng ta không có tiếng khóc đầu đời, nụ cười măng sữa?
(Xem: 12601)
MỤC NGƯU ĐỔ là tranh chăn trâu. Tranh ra đời tự triều đại nào, dưới ngọn bút lông nào, khó mà tra cứu cho đích xác được.
(Xem: 13402)
Tôi sinh ra dưới một mái chùa. Nghe kể rằng sư phụ tôi khi ấy còn trẻ, một hôm đi ngang bỗng động tâm hỏi: "Mô Phật, sao sau chùa lại phơi tã lót?"
(Xem: 22821)
Thơ thiền là một bộ phận của thơ nói chung. Thơ, dù là thơ thiền, thì cũng không thể đi ra ngoài nguyên lý của nó. Ở Trung Quốc, nguyên lý tối cổ của thơ...
(Xem: 12994)
Tôi sinh ra thì thế chiến II đang hồi kết thúc. Lớn lên chút nữa, khi biết nghe và hiểu, những chuyện vãn người lớn về việc đánh nhau đâu đó...
(Xem: 29776)
Văn hóa học là một ngành khoa học nghiên cứu về văn hóa còn khá non trẻ so với các ngành khoa học khác như triết học, toán học, xã hội học, nhân chủng học...
(Xem: 13187)
Ngày xửa ngày xưa có một cây táo rất to. Một cậu bé rất thích đến chơi với cây táo hàng ngày. Cậu bé rất yêu cây táo...
(Xem: 12962)
Tiếng sẻ gọi nhau trong nắng mai thật quá hiếm giữa những âm thanh rộn ràng khác. Trước mặt nhà của nhà thơ Quách Tấn chúng ta...
(Xem: 12707)
Những ngọn sóng cứ đập vào vách đá, hôm kia, hôm qua, rồi hôm nay cũng vậy. Mà hình như chưa bao giờ ngừng nghỉ, những con sóng cứ lô xô...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant