Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chính Giáo Và Tà Giáo!

17 Tháng Chín 202107:44(Xem: 3222)
Chính Giáo Và Tà Giáo!
CHÍNH GIÁO VÀ TÀ GIÁO!

Minh Mẫn

Cùng Nghiệp Thì Kết Duyên Với Nhau

Đã có quá nhiều bài trên các trang mạng nói đến chính giáotà giáo. Đứng góc độ nào để phân biệt chính và tà?

Trước khi đi vào vấn đề, cần có một điểm chung khi tham gia vào vấn đề phân tích. Nếu cứ mạnh ai nấy bảo lưu ý riêng, không đồng nhất điểm chung thì việc chính tà chỉ là tiếng sét của vịt nghe sấm. Vậy vấn đề đầu tiên của những người đứng trong giáo lý nhà Phật mà nhận xét, tất cả những giáo lý trong và ngoài Phật giáo y cứ trên kinh tạng nhà Phật đó là Tam Pháp Ấn (Vô thường, Vô ngã, Niết bàn) và trên pháp hành: GIỚI (Sila), ĐỊNH (Samadhi) và TUỆ (Panna). Những giáo lý không đủ yếu tố trên, được coi là tà giáo, ngoại đạo.

Nhưng như thế vẫn chưa được xem là chuẩn. Những thế kỷ mà giữa Nam truyền và Bắc truyền chưa được giao lưu văn hóa của nhau, giáo lý "Nguyên thủy" xem giáo lý "Phát triển" là ngoại đạo. Thiền xem Tịnh là Bà la môn giáo. Tịnh xem Mật của Kim Cang Thừatà đạo... mãi đến khi hành trạng được xóa nhòa ranh giới, mỗi tông môn thể hiện cách hành chứng của mình, mới đủ minh chứng tinh thần giải thoát của nhà Phật. Nghĩa là những phương tiện hành trì, do căn cơ khác nhau, chư tổ lập môn khác nhau, do tướng dị biệt, đã tạo một nhận xét bên kia giới tuyến hiểu lầm nhau. 

Ví dụ Kim Cang Thừa, so với Thiền, lễ nghihành trạng quá ư phức tạp, để rồi, đứng trên tinh thần Kinh Kim Cang: "Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thinh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai", xem lối hành lễ của Mật là âm thanh sắc tướng, vội phủ nhận tính căn bản của tông phong Mật thừa. Có đi sâu vào Kim Cang Thừa mới thấy được tính uyên thâm đi từ sự đến lý, đi từ tướng vào tính để rồi Tính Tướng viên dung. Vũ Trụ Tướng được thể hiện qua Ngũ Phương Bát Thức, nhập vào Tỳ Lô Giá Na Tạng. Hành giả hành trì miên mật qua các công đoạn được tẩy rửa nghiệp thức để khai phát tuệ giác.

Cũng thế, theo tinh thần tự giác, Phật giáo phủ nhận một thần tượng, một tha lực làm cho hành giả ỷ lại; với tính chuyên cần của một hành giả, giáo lý nhà Phật luôn khích lệ sự nỗ lực cá nhân, khác hẳn các tôn giáo thần quyền. Do vậy, Tịnh tông bị nhìn dưới cái hiểu là Thần giáo, ỷ lạivan xin một đấng giáo chủ. Do tính câu chấp chưa tìm hiểu thấu đáo mà sự ngộ nhận chia rẽ các tông phái phát sinh. Với Tín - Hạnh - Nguyện, phước huệ song tu của Tịnh tông thì không thể bảo là Bà la môn giáo, vì nó đòi hỏi hành giả nỗ lực, tinh cần hơn là van xin ỷ lại.

Nhìn hình tướng đánh giá dễ sai lệch, nhưng mấy ai, do tính bảo thủ pháp hành của mình, không chịu tìm hiểu thấu đáo bổn môn của Tông phong khác trong cùng một tín ngưỡng!

Rõ ràng, Thiền Tịnh Mật đều có đủ những yếu tố của Tam Pháp ẤnTam Vô Lậu học, nhưng hành tướng có sự dị biệt đến độ tương phản nhau.

Chính và tà trong cùng một tín ngưỡng: Nếu y cứ Tam Pháp Ấn hoặc Tam Vô Lậu học để xác định là Chính - Tà cũng chưa đủ. Ví dụ, kẻ tà tâm dùng kinh điển giáo lý nhà Phật để mưu lợi, lừa đảo… thì kinh điển được kẻ tà tâm sử dụng như thế không thể bảo là Chính: Tà nhân hành chính pháp, chính pháp thị tà pháp!

Vì vậy, ngoài cốt tủy của tinh thần giáo lý, còn tùy phương tiện sử dụngmục đích sử dụng. Ngày nay, Trung QuốcViệt Nam, phần lớn dùng kinh điển nhà Phật đi xa mục đích giải thoát, và hình tướng tu sĩ cũng bị một số lợi dụng làm hoen ố, đánh mất phẩm giá cao đẹp của hình tướng Như Lai. Thế thì, Chính và Tà còn phải đứng ở một góc độ khác tinh tế hơn để thẩm định.

Một tu sĩ chân chính, vì phương tiện độ kẻ sơ cơ, dùng ngoại pháp để độ người về với chính pháp, thì không thể xem đó là tà pháp: Chính nhân hành tà pháp, tà pháp thị chính pháp.

Dĩ nhiên phương tiện đôi khi đưa hành giả đi xa mục đích ban đầu, để gọi là dĩ huyễn độ chân, nhưng rồi chân đã bị huyễn độ trở thành mê tín như cúng sao giải hạn, đốt vàng mã...

Chính tà không cùng tín ngưỡng: Thời đức Thế Tôn hiện tiền cũng như ngày nay, bàng môn tà đạo đầy dẫy như cỏ hoang, người muốn đến với giải thoát khó mà phân biệt chính tà. Được trang bị giáo lý qua Tam Pháp ẤnTam vô Lậu học cũng chưa chắc đã khỏi bị lầm lạc vào chốn vô minh.

Thí dụ, Ngoại giáo cũng lập cứ trên tinh thần cuộc sống là cõi tạm: "sống tạm thác về". Cõi này là khổ đau, không thật, hãy lập công trạng để vinh danh... để làm đẹp lòng giáo chủ, sau khi thác, được hưởng đời đời hạnh phúc an lạc trên cao...

Và cũng có Giới luật khắc khe riêng, có pháp hành riêng, có tuệ tri riêng…

Tam Pháp Ấn đó, Tam Vô Lậu Học đó của ngoại giáo làm sao tín đồ môn phái đó được biết chính hay tà?

Những pháp thuộc tục đế như bùa thuật, Năm ông, Ngũ hành, luyện tinh binh... dễ phân biệt tà thuật; riêng những pháp như Tiên gia, Yoga, đạo thuật... cũng giúp hành giả thoát khỏi trần tục, nhưng chưa hẳn đã giải thoát luân hồi.

Trong lục đạo, từ cõi Nhân đến cõi Thiên, nếu hành giả không đủ năng lực tự giải thoát luân hồi, thì ngũ Giớithập Thiện của nhà Phật cũng giúp tín đồ giải quyết, tránh xa con đường đi xuống cảnh giới thấp. Dĩ nhiên cõi Nhân và chư Thiên có một phước báu nhất định và còn bị ràng buộc trong sinh tử luân hồi. Nếu đủ phước thì sẽ gặp Phật pháp tiếp tục tiến tu. Nếu căn cơ sâu dày thì một đời gặp minh sư dứt hẳn sinh tử.

Quan điểm của ngoại giáo vẫn là thoát tục nhưng không nói đến giải thoát, chấm dứt sinh tử luân hồi. Họ vẫn tránh xa ác pháp tội lỗi; không sát sinhgiới luật gần với đạo giải thoát. Vì thế, không thể bảo là tà giáo, mặc dù chưa đúng chính đạo hoàn toàn. Họ có khuynh hướng đi lên, nhưng khả năng giới hạn.

Một số hành giả đạt được tâm linh tương tự sự giải thoát của các hành giả Phật giáo. Trạng thái tâm thức lọt vào cảnh giới "không vô biên xứ" - "thức vô biên xứ" nhưng còn vi tế ngã vì chưa diệt sạch vi tế vô minh, có thần thông. Họ chưa nắm rõ biến trạng của ngũ ấm ma qua 50 trạng thái mà Lăng Nghiêm mô tả, vì thế bị ấm thức lạc dẫn, tự cảm nhận mình là một Phật sống, là chúa tể, là đấng sáng tạo có nhiều quyền năng... Giáo lý đúng là giáo lý giải thoát, nhưng hành trạng lại là vọng tưởng của ấm ma; chính vì thế mà bản thân đã bị lạc dẫn, những tín đồ nương tựa cũng không biết mình đang bị lưới vô minh bủa vây. Đây thật sự là chính tà khó phân.

Tóm lại, vấn đề Chính - Tà không thể y cứ vào giáo lý, vào pháp hành mà còn nhiều yếu tố tinh tế khác, yếu tố quan trọng nhất vẫn là vi tế ngã trước quần chúng. Chư Phật, chư Tổ không tự nhận mình là một giáo chủ, chứng tỏ không còn vi tế ngã. Đời sống đạm bạc thanh thoát một phần thể hiện đức giải thoát; không tích trữ, không hưởng thụ. Lời dạy không lưu dấu tục đế như chim bay qua không gian không để lại bóng hình.

Thời đại vàng thau lẫn lộn, người thiếu thiện căn khó mà phân biệt khi chỉ biết nghe và thấy những lời dạy thuận theo sở cầu, sở dục cá nhân. Thà chấp nhận pháp hành tiệm tiến Nhân đạo, Thiên đạo còn hơn là làm dân ma vĩnh viễn trầm luân.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2505)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 2042)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2483)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1824)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 1907)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2195)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2718)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1638)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1554)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1740)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1577)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 2162)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2312)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 2008)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1807)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1717)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1905)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1641)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2605)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1761)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 2116)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 2099)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2431)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1745)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 1922)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1804)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 1973)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2543)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3575)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2225)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2244)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1623)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 1924)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2271)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2262)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 2106)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 3053)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2085)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2480)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 2005)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 1928)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
(Xem: 2140)
Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không.
(Xem: 2418)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 1991)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2396)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(Xem: 2334)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
(Xem: 2915)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 1998)
Mặt trời khi xuất hiệnrạng rỡ, bừng sáng, dứt khoát xóa tan bóng tối để chiếm lĩnh cả không gian của thiên địa càn khôn. Mặt trăng thì không như vậy.
(Xem: 1900)
Từ cạnh tranh sinh tồn giữa các loài sinh vật, cho đến mâu thuẫn xã hội, hận thù tranh chấp, là những nét đặc trưng trong lịch sử tiến hóa, không chỉ riêng loài người.
(Xem: 2215)
Phật tử chúng ta được biết rằng, đã quy y Tam bảothọ trì năm giới ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant