Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sự Thành Lập Ni Đoàn Và Tầm Quan Trọng Của Bát Kỉnh Pháp

28 Tháng Chín 202119:53(Xem: 3032)
Sự Thành Lập Ni Đoàn Và Tầm Quan Trọng Của Bát Kỉnh Pháp
Sự Thành Lập Ni Đoàn Và Tầm Quan Trọng
Của Bát Kỉnh Pháp 


Thích Nữ
Chúc Hòa

Tâm Động Tâm Tịnh


Phụ nữ bị kỳ thị trong xã hội Ấn Độ cổ đại và Đức Phật là người đầu tiên đã mở ra một cuộc cách mạng bình đẳng giai cấp, bình đẳng giới lúc bấy giờ. Giáo pháp của Đức Phật nhấn mạnh đến sự làm chủ bản thân và tự tu tập giải thoát. Đức Thế Tôn đã mở ra lối đi mới cho phụ nữ, giúp họ vượt qua ranh giới bất bình đẳng. Ngài đã cho phép thành lập Ni đoàn và đề ra Bát kỉnh pháp để Ni đoàn thực hiện, nhằm giúp Chánh pháp trường tồn.

ĐÔI NÉT XÃ HỘI THỜI ĐỨC PHẬTNGUYÊN DO CHẾ BÁT KỈNH PHÁP

Trong xã hội Ấn Độ thời cổ đại, vị trí người phụ nữ hãy còn thấp kém. Tôn giáo và các giáo phái đương thời không đồng tình cho người nữ xuất gia. Vai trò của người phụ nữ trong gia đìnhxã hội đều bị xem thường, không được tham gia các công việc cộng đồng, nghi lễ tôn giáo. Đặc biệt còn có quan điểm cho rằng nữ giới là nguồn gốc của tội lỗi và các ác nghiệp. Kinh Vệ Đà cho rằng: “Người nữ là nguồn gốc của mọi sự rắc rối cho chính đấng sanh thành tạo ra và họ chỉ là kẻ sinh con cho cha mẹ chồng,..”. Còn Kỳ Na giáo thì cho rằng: “Người phụ nữngọn đèn chiếu sáng con đường dẫn đến cánh cửa địa ngục” [1]. Theo tục lệ Sati, người vợ phải bị thiêu sống để đi theo người chồng đã chết: “Phụ nữ, khi còn bé phải theo cha, còn trẻ phải theo chồng, chồng chết phải theo con. Phụ nữ không được phép sống độc lập” [2]. Như vậy, vào thế kỷ VI TCN ở Ấn Độ những quan niệm tiêu cực về phụ nữ đã ăn sâu vào tôn giáotư tưởng của mọi người, ý tưởng giải phóng phụ nữ của Đức Phật chưa thể một sớm một chiều thay đổi quan niệm toàn bộ cộng đồng xã hội được. Không phải Đức Phật không chấp nhận cho người nữ gia nhập Tăng đoàn mà chính xã hộicon người Ấn Độtrở lực lớn. Ấn Độ lúc bấy giờ chưa có sự xuất hiện của nữ tu nào trực thuộc tôn giáo cả. Muốn cho người nữ gia nhập vào Tăng đoàn, Đức Phật phải đợi nhân duyên chín muồi.

Mahāpajāpati Gotamī CẦU PHÁP ĐỨC PHẬT

Mahāpajāpati Gotamī (phiên âm là Ma Ha Ba Xà Ba Đề), dịch là Đái Ái Đạo, hoặc Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di. Bà sinh ra và lớn lên ở Devadaha, con vua Suppa Buddha, là em gái của Hoàng hậu Mahà Mayà. Sau khi sanh Thái tử Tất Đạt Đa được bảy ngày thì Hoàng hậu Mahà Mayà qua đời và bà trở thành nhũ mẫu chăm sóc và nuôi dưỡng Thái tử khôn lớn. Đến tuổi thành niên Thái tử xuất gia tầm đạo, trong thời gian đó bà vẫn ở hoàng cung Ca-tỳ-la-vệ với vua Suddhodana. Sau khi thành đạo khoảng ba năm, lần đầu tiên Đức Phật trở về hoằng hóa tại quê hương đồng thời thăm viếng vua cha và hoàng tộc. Vào lần đó, sau khi bà nghe Đức Phật thuyết pháp thì chứng đắc Sơ quả [3].

Vào năm thứ năm sau khi thành đạo, Đức Phật trở về thành Ca-tỳ-la-vệ. Lúc bấy giờ vua Suddhodana lâm bệnh nặng nên sai đại thần Mahanama thỉnh Đức Phật về cung để được gặp mặt lần cuối. Sau khi vua băng hà, Mahāpajāpati Gotamī đã xin Phật xuất gia. Bà đã ba lần thỉnh cầu nhưng đều bị Đức Phật từ chối. Kinh Trung A Hàm kể lại sự kiện này như sau: “Một thời Đức Phật trú Thích-ki-sấu, tại Ca-duy-la-vệ, vườn Ni-câu-loại, cùng với đại chúng Tỳ kheo đồng thọ hạ an cư. Bấy giờ, Cù-đàm-di Đại Ái đi đến chỗ Phật cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi qua một bên mà bạch rằng: Bạch Thế Tôn, nữ nhân có thể đắc quả Sa-môn thứ tư được chăng? Do nhân duyên này nữ nhân có thể ở trong Pháp Luật chân chánh này chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đìnhhọc đạo được chăng? Đức Thế Tôn nói: Thôi! Thôi! Cù-đàm-di, Người chớ nên nghĩ rằng nữ nhân có thể ở trong Pháp Luật chân chánh này chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đìnhhọc đạo. Cù-đàm-di, Người cứ như vậy mà cạo bỏ đầu tóc, khoác áo cà sa, suốt đời tịnh tu phạm hạnh. Khi ấy, Cù-đàm-di Đại Ái bị Phật ngăn cản, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi lui ra” [4]. Chúng ta có thể thấy được sự quyết tâm từ bỏ đời sống vương quyền trưởng giả của Mahāpajāpati Gotamī mong được sống đời sống thanh tịnh của người xuất gia.

Sau đó, Đức Thế Tôn cùng Tăng đoàn tiếp tục du hành đến Vesali. Thế Tôn ở Vesali, tại Đại Lâm, ở ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi Mahāpajāpati Gotamī, với tóc cạo sạch, đắp áo cà sa, cùng với nhiều nữ nhân Sakya ra đi đến Vesali, tiếp tục bộ hành và đến Vesali, ở ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi Mahāpajāpati Gotamī, với chân bị sưng, tay chân lấm bụi, khổ đau, sầu muộn, nước mắt đầy mặt, khóc than đứng ngoài cửa chính” [5].

Về sự từ chối của Đức Phật đối với việc cho người nữ xuất gia, một số ý kiến cho rằng hành động này là gây khó dễ cho phái nữ. Tuy nhiên chúng ta nên cân nhắc hoàn cảnh bấy giờ. Vì khi ở tại kinh thành Ca-tỳ-la-vệ, nếu Đức Phật cho phép người nữ xuất gia ngay sẽ tạo thành tiền đề cho sự công kích của các thế lực ngoại đạo, họ sẽ nói Đức Phật thiên vị cho hoàng tộc mà cho người nữ xuất gia. Ngài muốn để họ tự chứng kiến thấy được sự quyết tâm xuất gia của Mahāpajāpati Gotamī và năm trăm phu nhân dòng họ Thích. Sau khi bị Đức Phật từ chối, họ đi bộ một đoạn đường khá dài từ thành Ca-tỳ-la-vệ đến Vesali để gặp Đức Phật xin xuất gia lần nữa. Số năm trăm người nữ cùng đi ngoài đường cạo bỏ mái tóc đẹp, khoác áo cà sa là điều mà dân chúng chưa bao giờ được chứng kiến. Tất cả ánh nhìn đổ dồn về đoàn người của Mahāpajāpati Gotamī với đủ mọi thắc mắc, tò mò.

LỜI THỈNH CẦU CỦA TÔN GIẢ ANANDA

Tôn giả Ananda ủng hộ và giúp đỡ để giáo đoàn đầy đủ bốn chúng. Sự ấy đã được ghi lại: “Ananda thấy Mahàpajàpatì Gotamì với chân bị sưng, tay chân lấm bụi khổ đau sầu bi, những giọt nước mắt đầy mặt và than khóc đứng ngoài cửa, thấy vậy liền nói với Mahàpajàpatì Gotamì vì sao lại đứng ở cửa với chân bị sưng, tay chân lấm bụi khổ đau sầu muộn nước mắt đầy mặt, khóc than như vậy […] sau đó Ananda thưa hỏi Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng, nữ nhân có thể chứng được Dự lưu quả, Nhất lai quả, Bất lai quả hay A-la-hán quả. Lại nữa, bạch Thế Tôn, Mahàpajàpatì đã giúp đỡ Thế Tôn rất nhiều trong vai người dì, người vú, người kế mẫu, khi mẹ của Thế Tôn mệnh chung, lại cho Thế Tôn bú sữa. Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng” [6].

Theo Ngài, có hai lý do để người nữ được xuất gia. Một là, người phụ nữ nếu có cái nhìn thấu đáo và vững tâm cũng có thể chứng quả giải thoát trong hiện tại. Hai là, Hoàng hậu Mahàpajàpatì Gotamì có công lớn trong việc dưỡng dục Thái tử. “Lần thứ hai, rồi lần thứ ba, Đức Thế Tôn cũng vẫn nói: Này Cù-đàm-di, hãy đem y này dâng cúng cho Chúng Tỳ kheo. Dâng cúng cho Chúng Tỳ kheo tức là đã cúng dường Ta, cũng như đã cúng dường Đại chúng. Bấy giờ, Tôn giả A-nan đứng phía sau Đức Thế Tôn, cầm quạt hầu Phật, liền thưa rằng: Bạch Thế Tôn, Đại Sanh Chủ Cù-đàm-di đã đem lại cho Thế Tôn nhiều lợi ích, đã bảo dưỡng Thế Tôn sau khi thân mẫu Thế Tôn qua đời” [7].

Cuối cùng, Đức Phật chấp nhận lời thỉnh cầu của Tôn giả Ananda và đồng ý cho bà Cù-đàm-di xuất gia. “Đức Phật không hạn chế các vị bổn sư Tỳ kheo ni nhất địnhA La Hán, nhưng nhấn mạnh ở tâm phẩm cách. Tuy phẩm cách tượng trưng cho bậc Thánh, nhưng phàm Tăng hội đủ đức hạnh đặc biệt như Ananda cũng có thể hướng dẫn các hàng Tỳ kheo ni… Thành tựu bao nhiêu pháp, bạch Thế Tôn, Tỳ kheo nên được chấp nhận là vị giáo giới cho các Tỳ kheo ni? Này Ananda, thành tựu tám pháp, Tỳ kheo nên được chấp nhận là vị giáo giới cho các Tỳ kheo nithành tựu tám pháp này, này Ananda, vị Tỳ kheo được chấp nhận là vị giáo giới cho các Tỳ kheo ni” [8].

Theo TT. Thích Hạnh Bình, ẩn sau nội dung mà Tôn giả A Nan thưa thỉnh với Đức Phật được chép trong kinh là vấn đề: “Nên chăng cho nữ giới xuất gia với điều kiện cuộc sống định cư” [9]. Tăng đoàn thời ấy là “cuộc sống vô gia cư, chủ yếu là họ sống trong rừng ngủ dưới gốc cây, di chuyển liên tục từ nơi này đến nơi khác, nó chỉ phù hợp với đời sống của người nam” [10]. Có thể đây cũng là lý do nhiều lần Đức Thế Tôn không đồng ý cho bà xuất gia, vì khi chấp nhận cho bà xuất giachấp nhận cho toàn bộ nữ giới xuất giathừa nhận sự thành lập Ni đoàn. Khi ấy, buộc phải có một đời sống ổn định cho Ni giới và như vậy nó khiến đời sống tu tập vốn có của Tăng đoàn bị thay đổi. Không chỉ Đức Phật phải đối diện với phản ứng của xã hội mà sự phản đối cho nữ giới xuất gia cũng xuất hiện ngay trong giáo đoàn của Ngài. Vì Tăng đoàn của Đức Phật có đầy đủ các thành phần trong xã hội, hơn thế nữa họ là những người thừa hưởng truyền thống kỳ thị người phụ nữ của Ấn Độ. Dù không nói ra thì những thành kiến về việc cho người nữ xuất gia vẫn luôn tồn tại trong giáo đoàn. Bằng chứng là sau khi Đức Phật nhập diệt trong lần kiết tập Kinh điển đầu tiên, Tôn giả Ca Diếp liền kết tội Ananda phạm năm tội Đột kiết la. Trong đó, tội thứ năm là xin cho nữ giới xuất gia. Do vậy, với cái nhìn sâu xa, Đức Thế Tôn đã để thời gian là cán cân cho sự thành tâm cầu đạo xuất gia của nữ giới. Đồng thời, sự khước từ của Đức Phật là để chờ đợi phản ứng và sự chấp nhận của phần đông trong xã hội và ngay trong giáo đoàn của Ngài chứ không phải như nhiều người nhận định Đức Phật bị miễn cưỡng phải cho nữ giới xuất gia, càng không có sự kì thị hay bất bình đẳng nào của Ngài dành cho nữ giới ở đây cả. Thật không đúng khi có ý kiến cho rằng Đức Phật phân biệt trọng Tăng hơn Ni, hay Đức Phật đối xử bất công, ép buộc Ni giới bắt phải tùy tùng Tăng qua việc Ngài chế định Bát kỉnh pháp.

BÁT KỈNH PHÁP LÀ TIỀN ĐỂ HÌNH THÀNH NI ĐOÀN 

Nhằm mục đích để thích nghi với điều kiện văn hóaphản ứng của xã hội Ấn Độ cũng như trong Tăng đoàn thời bấy giờ, Đức Phật đã đặt ra điều kiện Ni đoàn phải thọ trì thêm Bát kỉnh pháp: “Dầu cho thọ đại giới một trăm năm, một Tỳ kheo ni đối với một Tỳ kheo mới thọ đại giới trong một ngày cũng phải đảnh lễ, đứng dậy, chấp tay, xử sự đúng pháp. Pháp này sau khi cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, cho đến trọn đời không được vượt qua. Tỳ kheo ni không có thể an cư mùa mưa tại chỗ không có Tỳ kheo…” [11].

Mahāpajāpati Gotamī lãnh nạp Bát kỉnh pháp và được bà ví như tràng hoa quý báu, nguyện thọ trì trọn đời. Ni đoàn được hình thành từ đây, trách nhiệm tiếp dẫn hậu lai, phát triển Ni đoàn được giao phó cho bà. Chính bà là người đại diện thọ lãnh Bát kỉnh pháp, tiếng nói của bà có giá trị rất lớn trong Ni đoàn lúc này và không có luật lệ nào dành riêng cho Ni giới ngoài Bát kỉnh pháp. Đức Phật cũng đã khẳng định khả năng chứng các quả vị của người nữ ngang tầm với nam giới. Do vậy, khi tiếp nhận nữ giới vào Tăng chúng thì rõ ràng Ngài có cái nhìn thật đúng đắn.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA BÁT KỈNH PHÁP ĐỐI VỚI NI ĐOÀN 

Về mặt bình đẳng: Có thể khẳng định rằng Bát kỉnh phápđiều kiện tiên quyết để Đức Phật chấp nhận cho nữ giới xuất gia. Không có Bát kỉnh pháp chắc chắn việc người nữ được xuất gia là không thể, cũng không có sự thành lập Ni đoàn, giáo đoàn của Đức Phật cũng không hội đủ bốn bộ chúng: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di. Bát kỉnh phápphương tiện để Đức Phật đưa địa vị của người nữ cao hơn trong xã hội để họ có quyền thoát khỏi sự ràng buộc bất bình đẳngẤn Độ bấy giờ. Việc chấp nhận điều kiện Bát kỉnh pháp giúp họ có một vị trí được xem trọng, hơn nữa là được tôn kính trong xã hội. Kinh Tiểu Duyên có ghi: “Này Bà-tất-tra! Ngươi nên biết hiện nay chúng đệ tử của ta, dòng dõi không đồng, xuất xứ khác nhau, xuất gia tu hành ở trong giáo pháp ta. Nếu có gặp ai hỏi: “Người thuộc dòng nào?” thì nên trả lời họ: ‘Tôi là Sa-môn, con dòng họ Thích” [12].

Vậy nên, chúng ta không thể đem giá trị xã hội ngày nay về bình đẳnglên tiếng phê phán Đức Phật không bình đẳng. Vì Ngài chính là người mở ra cuộc cách mạng cho người nữ thoát khỏi sự áp bức và kì thị, thế nên Ni giới chúng ta không có lý do gì lên tiếng cho rằng Bát kỉnh pháp không phải do Đức Phật tuyên thuyết hay lên tiếng đòi hủy bỏ Bát kỉnh pháp. Làm như thế thì không khác nào chúng ta phủ định những gì Đức Phật làm vì người nữ, tự chúng ta khiến mình thành kẻ vong ân với chính người đã mở ra lối đi mới cho chúng ta. Cả nam và nữ đều có khả năng thành tựu Chánh pháp nhưng không phải vì thế mà bỏ qua những khác biệt về thực tiễn, tâm lýthể chất của mỗi giới.

Về quá trình tu chứng: Trong kinh A Tu La Pahàràda nói như sau: “Ví như, này Paharada, phàm có các con sông lớn nào, ví như sông Hằng… Sát đế lỵ, Bà la môn, Phệ xá, Thủ đà, sau khi từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia trong pháp và luật được Như Lai tuyên bố này, chúng từ bỏ tên và họ của chúng từ trước, và chúng trở thành những Sa môn Thích tử” [13]. Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm Đức Phật cũng có dạy: “Lại nữa, bậc đệ tử hiền Thánh, dứt hết hữu lậu, thành tựu vô lậu, tâm giải thoát, trí huệ giải thoát, ở trong hiện pháp tự vui thích, sanh tử đã dứt, Phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, không còn tái sanh, như thật mà biết, giống như cây kia trổ hoa đầy đủ…các Tỳ kheo, hãy học điều này” [14].

Chúng ta không hề thấy nhắc đến người nữ nhưng bao hàm tất cả những ai xuất gia sống đời sống phạm hạnh thì trong đó có sự xuất hiện người nữ. Sau khi Mahà Pajàpatì Gotamì thọ lãnh Bát kỉnh pháp xuất giatiếp nhận giáo đoàn, bà đã chứng minh lời Phật dạy là người nữ cũng có thể chứng quả vị ngang hàng với người nam. Trong giáo đoàn của Đức Phật có đầy đủ các vị Trưởng lão, Trưởng lão Ni: “Trong các vị nữ đệ tử Tỳ kheo ni đã lâu ngày của Ta, tối thắng là Mahà Pajàpatì Gotamì” [15]. Hơn nữa, “khi Phật còn tại thế có không ít vị Tỳ kheo ni đã được hoàn toàn giải thoát, chứng quả A-la-hán” [16]. Trong Trưởng Lão Tăng Kệ có nhắc đến như sau: Đầu tiên là trưởng lão Mahapajapati và tiếp đó là các vị Tỳ kheo ni khác. Isidàsi đã diễn tả trạng thái vui sướng tột bậc của mình khi được xuất gia vào giới đoàn và chứng đắc A-la-hán như sau:

“Tôi đã giải thoát khỏi sống và chết,
Tôi đã cắt đứt sợi dây luân hồi” [17].

Đó là những minh chứng năng lực, trí tuệ, khả năng đạt ngộ và chứng quả Vô lậu của các vị Ni ưu tú. Ngày nay, Ni giới thực hành Bát kỉnh pháp cũng không hề mất đi quyền lợi về mặt tổ chức của Giáo hội và cũng không ảnh hưởng đến sự cung kính cúng dường của Phật tử đối với các vị Tỳ kheo ni. Bát kỉnh pháp giúp cho người nữ trừ diệt sự kiêu ngạo, cũng là hàng rào ngăn ngừa tham ái liên quan đến phạm hạnh của Tăng, Ni. Ni giới chúng ta luôn lấy Bát kỉnh pháp thực hành là trên hết.

Thay lời kết

Đức Phật đã thiết lập tôn giáo trên nền tảng giáo lý bình đẳngvị tha, xóa bỏ sự trọng nam khinh nữ trong truyền thống Ấn Độ cổ đại. Việc Ngài chấp nhận cho người nữ xuất gia và đưa ra điều kiệnthọ trì Bát kỉnh pháp suốt đời không có gì là bất bình đẳng. Ngài đã khởi xướng ra cuộc cách mạng giúp cho người nữ có vị trí mà họ đáng được có. Ngài là người đầu tiên trong lịch sử tôn giáo nâng giá trị của nữ lên tầm mức cao nhất trong xã hội. Nhờ sự thọ lãnh Bát kỉnh pháp mà Ni đoàn chúng ta hình thành và tồn tại đến hiện nay.

Trong tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có Phân ban Ni giới, các vị Tỳ- kheo Ni, Thức-xoa-ma-na hay Sa-di-ni đều được tôn trọng, cho thấy sự bình đẳng trong Phật giáo luôn hiện hữu. Do đó, chúng ta phải sống và tu học sao cho thích đáng với lý tưởng cao cả này và hành trì đúng với bổn phận của người xuất trần thượng sĩ trong cương yếu của người xuất gia.

 

Chú thích:

* SC. Thích Nữ Chúc Hòa: Học viên Cao học khóa III tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.

[1] Viên Trí (2009), Ấn Độ Phật giáo sử luận, Nxb Phương Đông, tr.133-134.
[2] Thích Giác Dũng (2004), Phật Việt Nam dân tộc Việt Nam, Nxb Tôn Giáo, tr.34.
[3] Thích Chơn Thiện (2000), Tăng già thời Đức Phật, Nxb Tôn Giáo, tr.288.
[4] Hán Dịch: Tam Tạng Tăng-Già-Đề-Bà, Việt Dịch: Tuệ Sỹ (2008), Kinh Trung A-Hàm Tập 1, 116. Kinh Cù-Đàm-Di, Tôn Giáo, tr.853.
[5] Thích Minh Châu (dịch) (2005), Kinh Tăng Chi Bộ 3, Chương VIII Tám Pháp VI, Phẩm Gotamì, Nxb Tôn Giáo, tr.651.
[6] Thích Minh Châu (dịch) (2005), Kinh Tăng Chi Bộ 3, Chương VIII Tám Pháp VI, Phẩm Gotamì, Nxb Tôn Giáo, tr.654.
[7] Hán Dịch: Tam Tạng Tăng-Già-Đề-Bà, Việt Dịch: Tuệ Sỹ, Kinh Trung A-Hàm Tập 2, 180. Kinh Cù – Đàm – Di, Tôn Giáo, Hà Nội, 2008, tr.259.
[8] Thích Minh Châu (dịch) (2005), Kinh Tăng Chi Bộ 3, Chương VIII Tám Pháp VI, Phẩm Gotamì, Nxb Tôn Giáo, tr.659.
[9] Thích Hạnh Bình (2014), Nghiên cứu về năm việc của Đại Thiên, Nxb Phương Đông, tr.85.
[10] Trích từ ý giảng giáo thọ Sư.
[11] Thích Minh Châu (dịch) (2005), Kinh Tăng Chi Bộ 3, Chương VIII Tám Pháp VI, Phẩm Gotamì, Nxb Tôn Giáo, tr.654-655.
[12] Thích Hạnh Bình (2018), Những vấn đề cốt lõi trong kinh Trường Hàm, kinh Tiểu Duyên, Nxb Hồng Đức, tr.113.
[13] Thích Minh Châu (1988), Kinh Tăng Chi II, Kinh A Tu La Pahàràda, phẩm Lớn, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, tr.5.
[14] Thích Thanh Từ (dịch) (2005), Kinh Tăng Nhất A-Hàm, Tập II, XXXIX. Phẩm Đẳng Pháp, Tôn Giáo, tr.559.
[15] Thích Minh Châu (dịch) (1988), Kinh Bộ Tăng Chi, Phẩm người Tối Thắng, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, tr.34.
[16] 雜阿含經卷34: 「婆蹉白佛:「且置比丘,有一比丘尼於此法、律盡諸有漏,乃至不受後有不?」
[17] Tăng chi bộ III, phẩm Gotami, bài 11, Trưởng lão Tăng kệ, tr.39.
Trích từ: https://thuvienhoasen.org/a35231/tap-chi-van-hoa-phat-giao-nam-2021 (Số 373)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 56289)
Dẫu cả thế giới quay lưng với bạn thì bạn cũng đừng vội quay lưng với mình. Đừng hết yêu đời, đừng nhìn đời bằng màu đen...
(Xem: 15300)
Khi thấy một con kiến đang bò, hãy thử lấy ngón tay chặn, sẽ thấy nó cuống cuồng quay lui, tìm đường chạy. Có phải vì nó cũng biết sợ, biết đau không?
(Xem: 14322)
Công bình một đề tài tranh cãi quen thuộc trong đời sống gia đình hằng ngày, thí dụ như chuyện ba đứa trẻ, Anne, Bob và Clara, cùng đòi làm chủ một cây sáo.
(Xem: 15596)
Một sớm đầu năm, bật cửa sổ, làn sương mù ùa vào cùng tia nắng đầu tiên, ta sẽ reo lên ngỡ ngàng. Một loài hoa trắng tinh khiết đang phô diễn hết vẻ đẹp trần gian.
(Xem: 14084)
Căn bệnh lớn nhất của chúng ta là muốn chiếm hữu những gì mà mình cho là tốt đẹp, và chạy trốn hoặc chống đối lại những gì mà mình không thích.
(Xem: 16606)
Quán, có nghĩa là nghĩ đến sâu sắc một cái đó… Ngồi thật im, thật vững chải, chú ý từng hơi thở vào-ra và tôi quán mình là em bé 5-6 tuổi.
(Xem: 14154)
Tàng cây có hình dáng lạ kỳ, từng nhánh đơm thêm từng nhánh mới, dường như chỉ cần có một chỗ nhỏ nhoi nào đó ở thân cây thì mầm cây tức thì nẩy nhánh, đơm cành.
(Xem: 16164)
Đá núi vô tri sao lại có ngôn ngữ? Có đấy, đá có ngôn ngữ riêng của nó, thứ ngôn ngữ mang tên tình yêu, mang tên cái đẹp và sự rắn rỏi, can cường…
(Xem: 17399)
Henry Miller là một trong vài ba thiên tài nhân loại đã đánh thức dậy thế lực mãnh liệt nhất của Lòng Đại Bi trong ý thứcvô thức của con người trên mặt đất.
(Xem: 13350)
Sự im lặng rùng rợn của Thi CaVăn Chương là cái “bất khả tư nghị” của tất cả những đỉnh cao nhất của Thi CaVăn Nghệ Nhân Loại.
(Xem: 12837)
Sự bám víu tất cả là ở trong tâm. Thay đổi tâm hành sẽ giúp ta chuyển hóa. Cảm xúc, khổ đau hay niềm vui đều chỉ là tâm tưởng.
(Xem: 15015)
Thôi, đừng than van nữa, bạn hãy nhìn lại mình đi, bạn còn có đủ đôi bàn tay, bạn còn rất trẻ, và bạn hoàn toàn có khả năng lao động để thay đổi cuộc sống của mình.
(Xem: 14531)
Nếu giữ được tâm an lạc tự tại, khi gặp phải nghịch cảnh chướng duyên sẽ là bí quyết giúp bạn chế ngự không để các ác tính giận dữ và thù hận phát khởi.
(Xem: 13678)
Hận thù không thể khắc phục và diệt trừ bởi tâm thù hận. Một người đang tức giận, nếu bạn đáp trả họ bằng sự giận dữ, kết quả rất tai hại.
(Xem: 14013)
Nếu không hiểu rõ giá trị truyền thống của các tôn giáo bạn, thì chúng ta rất khó bày tỏ lòng kính trọng các tín ngưỡng khác biệt.
(Xem: 13727)
Tôi nghĩ là điều sai lầm khi chúng ta hy vọng rằng những vấn đề khó khăn hiện nay của chúng ta có thể giải quyết bằng tiền bạc hay quyền lợi vật chất.
(Xem: 13287)
Hiện nay nhân loại sống trên trái đất này, đang phải đối đầu với một vấn đề nan giải là bằng cách nào chúng ta có thể giúp đỡ mọi người sống có hạnh phúc.
(Xem: 13330)
Trong mọi tình huống có hại cho tinh thần, tình trạng có khả năng nguy hiểm và bệnh hoạn nhất là sự lo nghĩ trường kỳ.
(Xem: 13696)
Tồn tại qua bao nhiêu thế kỷ, ngày nay bánh xe Pháp của vua A Dục với một sứ mạng mới, đã gởi đến mọi quốc gia trên thế giới bức thông điệp hòa bình của Ấn độ ngàn xưa.
(Xem: 14154)
Đức Phật dạy rằng điều lành, nghĩa là các kết quả thiện phát sinh từ những nguyên nhân tốt; và kết quả xấu chỉ có thể dẫn đến từ các nguyên nhân bất thiện.
(Xem: 14978)
Người Tây Tạng vốn có tinh thần tôn trọng cá nhân khá cao, cho nên họ sẵn sàng chấp nhậntôn kính hết thảy mọi hình thức tín ngưỡngtôn giáo.
(Xem: 16185)
Trong lúc làm kẻ khác đau khổ, con người đã tự gây đau khổ cho chính mình. Ðó là điều mê lầm hoặc muốn lầm mê của con người. Vô minh là nguồn gốc của mọi tội ác.
(Xem: 13962)
Điều quan trọng nhất trong cuộc sống của con ngườitình thương. Thiếu tình thương, con người không thể có hạnh phúc chân thật.
(Xem: 15676)
Dr. Rajendra prasad (1884-1963), là một học giả và chính trị gia Ấn Ðố nổi tiếng.
(Xem: 14867)
Dưới đây là một câu chuyện thực, rất cảm động, xảy ra tại Nhật Bản nhiều năm trước đây.
(Xem: 12469)
Bình thản, bình tĩnh, thanh thản, thanh bình, yên lặng, trầm tĩnh, trầm lặng, dịu dàng, nhẹ nhàng, ông tự lặp đi lặp lại trong đầu và tìm cho ra hết tất cả những chữ đồng nghĩa với chữ “Ruhe”
(Xem: 13558)
Khi sống quay cuồng, mải chạy đuổi theo khát vọng, chúng ta vô tình bỏ quên những hạnh phúcchúng ta đang có, đến khi hạnh phúc mất đi...
(Xem: 17013)
Nếu như có thời gian, thì bạn nên đi đâu đó, lang thang qua những miền gió cát, thiên di về những nơi xa lơ, xa lắc nào đó.
(Xem: 14240)
Nhà văn Becsnaso đã từng nói:“ Trên thế giới có biết bao nhiêu kỳ quan đẹp đẽ, nhưng trái tim của người mẹ là kỳ quan vĩ đại nhất”.
(Xem: 14122)
Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km.
(Xem: 19582)
Con Bê khẻ mở mắt nhìn lên. Hai chân trước nó đưa ra tựa như muốn chắp lại. Trên khóe mắt đọng lại đôi dòng lệ nhỏ. Nó đang sám hối...
(Xem: 19751)
Bà Tú sung sướng đón nhận đạo pháp của bậc chân tu đạo hạnh với cõi lòng nhẹ nhàng, êm dịu như vừa hứng được ngọn gió mát lành...
(Xem: 17954)
Hình ảnh những bến đò, những sân ga thường gợi cho chúng ta sự linh động của đến, đi, chia tay và hội ngộ, khởi hành và điểm tới...
(Xem: 21528)
Ở cao nguyên Hùng Hoàng (Manosilā) có rất nhiều Tỳ-kheo quảng học đa văn và tiếng nói thì lớn như tiếng rống của sư tử.
(Xem: 20330)
Đồng hành không có nghĩa chỉ là đi với nhau mà còn phải nương tựa vào nhau, không phải chỉ tìm đến cái đích của chuyến đi mà còn chia sẻ với nhau trong chuyến đi.
(Xem: 23266)
Ngón tay của bậc đạo sư dùng để chỉ mặt trăng cho học trò, chứ không phải ngón tay là mặt trăng. Người học trò lại bám lấy ngón tay và cho ngón tay là mặt trăng.
(Xem: 22550)
Một hôm những chú sâu ăn chơi bất kể đối với những chiếc lá non, bất chợt lại có những chú chim sẻ xuất hiện làm cho những chú sâu khiếp đảm...
(Xem: 17173)
Nắng chiều vừa sụp tắt lúc tôi đặt chân đến chân đồi Mandalay huyễn hoặc. Trăng mùng 8 lên cao trên bầu trời trong vắt. Những bậc thềm có mái che...
(Xem: 16895)
Xã hội Ấn nói chung khá bình lặng, hiền hòa. Họ sống gần gũi với thiên nhiên và rất yêu mến thiên nhiên. Ở đây ta có thể bắt gặp công viên bất cứ nơi đâu.
(Xem: 18948)
Chuyến xe bắt đầu rời khỏi đô thị nhộn nhịp hướng về vùng cao nguyên bạc ngàn đồi núi, và điểm đến của tôi cũng không phải là quá xa, nhưng đã nhiều năm chúng tôi không gặp...
(Xem: 23976)
Với Sparky, việc học rất quan trọng nhưng cũng là điều không tưởng. Bởi nó (tiêu) tất cả các môn ở lớp 8. Nó thi rớt môn vật lý trong trường trung học...
(Xem: 21354)
Con trai tôi đang cẩn thận lau chùi mặt bếp lò, giọt nước mắt của nó hoà lẫn với nước lau cửa sổ rơi xuống bệ. Tôi nhìn quanh căn bếp tôi đã quá mệt mỏi không thể lau dọn nổi...
(Xem: 22387)
Có một cậu bé sống trong trại mồ côi từ nhỏ. Cậu bé luôn luôn ước mơ rằng mình có thể bay được như những chú chim.
(Xem: 24682)
Người chủ tiệm treo tấm bảng "Bán chó con" lên cánh cửa. Những tấm biển kiểu như vậy luôn hấp dẫn các khách hàng nhỏ tuổi. Ngay sau đó, có một cậu bé xuất hiện.
(Xem: 22086)
Thử nghĩ xem, chúng ta được gì, mất gì khi cứ luôn chạy theo những thứ mãi mãi không thuộc về mình, luôn chờ đợi những gì không dành cho mình?
(Xem: 15864)
Tuyết rơi từ vào khuya, mặt trời vừa mọc, tuyết đã ngập trắng vườn sau. Tôi đẩy thêm một khúc củi vào lò. Nhìn lửa bốc ngọn, nhớ lại mấy vần thơ cũ...
(Xem: 18882)
Mộng thân của nó là một đứa bé gái bảy tuổi. Nó nằm trên một cái bè chuối khô chảy ngược dòng trên dòng sông nhỏ. Khung cảnh thật êm đềm với hai hàng cây rủ lá ven sông.
(Xem: 17097)
Không biết Linh đã chạy qua bao nhiêu quãng đường, bao nhiêu dãy phố… khi tiếng rao đêm vẫn còn văng vẳng, cho đến lúc mọi hoạt động đều ngưng bặt...
(Xem: 18268)
Đã mấy canh giờ đi qua, vị sư già xả thiền với tiếng tằng hắng khẽ, Ngài không hề ngạc nhiên về sự hiện diện của người khách lạ trong am cốc.
(Xem: 17680)
Bình thức giấc, ngạc nhiên thấy mình nằm ngủ trong nhà thằng Phi. Chưa kịp nghĩ gì thì mùi thức ăn xộc thẳng vào mũi làm nó nghe dạ dày nhói lên quặn thắt.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant