Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thiểu Dục Tri Túc Cách Sống Hạnh Phúc Giữa Đời Thường

29 Tháng Chín 202119:58(Xem: 3230)
Thiểu Dục Tri Túc Cách Sống Hạnh Phúc Giữa Đời Thường
Thiểu Dục Tri Túc  Cách Sống Hạnh Phúc Giữa Đời Thường 

Liên Diệu


Giọt Nước Có Buồn Không

Ngồi lắng lòng lại để cảm nhận từng hơi thở trong ta, nghe những thanh âm của cuộc sống và nghĩ về cuộc đời của những người ngoài kia, phần nhiều họ khổ đau là do không đạt được những gì mình mong muốn. Mọi người phần nhiều thường đua chen, chạy theo vật chất, danh lợi không biết bao nhiêu cho vừa. Người thiếu thốn tham muốn đã đành, nhưng người dư giả, tiền bạc nhiều vô kể, thế mà vẫn còn tham muốn. Để đối trị lòng tham, Phật khuyên chúng ta phải thực hành hạnh “Thiểu dục và Tri túc”. Trong kinh Di Giáo có nói: “Tri túc chi nhơn, tuy ngọa địa thượng du vi an lạc, bất chi túc chi nhơn, tuy xứ thiên đường diệt bất xưng ý”. Nghĩa là: Người biết đủ, dù nằm trên đất cũng vẫn thấy an lạc; trái lại, người không biết đủ, dù ở cung trời cũng không vừa ý. Vậy muốn có được một cuộc sống an vui, thanh thản, hạnh phúc chúng ta cần phải Thiểu dụcTri túc.

Thiểu dục: Là ít muốn, Tri túc: Là biết đủ. “Thiểu dục Tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ. Pháp này thuộc về lĩnh vực đạo đức, giới hạnh, được Đức Phật chứng nghiệm sau thời gian sáu năm khổ hạnh rừng già, bốn mươi chín ngày đêm thiền định, Ngài thấy được con đường trung đạotừ bỏ hai trạng thái khổ hạnh thái quásung sướng thái quá. Hai cực đoan này không đem lại lợi ích. Vì vậy, Đức Phật không khuyên hàng đệ tử của mình phải tu khổ hạnh, ép xác hay sống một cách sung sướng, trụy lạc. Con đường đó không đưa đến sự giác ngộ.

Một lần, Đức Phật hỏi Tỳ kheo Sona đã từng chơi đàn trước khi ông xuất gia:

– Thầy nghĩ thế nào, này Sona? Khi những sợi dây đàn tỳ bà của Thầy quá căng thẳng, trong khi ấy, đàn tỳ bà của Thầy có phát âm hay sử dụng được không?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.

– Thầy nghĩ thế nào, này Sona? Khi những sợi dây đàn tỳ bà của Thầy quá chùng, trong khi ấy, đàn tỳ bà của Thầy có phát âm hay sử dụng được không?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

– Nhưng này Sona? Khi những sợi dây đàn tỳ bà của Thầy không quá căng thẳng, không quá chùng xuống, nhưng vặn đúng mức trung bình, trong khi ấy, đàn tỳ bà của Thầy có phát âm hay sử dụng được không?

– Thưa được, bạch Thế Tôn.

Như vậy, Thiểu dục Tri túc trước hết không phải là một chủ trương mang tính khổ hạnh, ép xác như một số người lầm tưởng. Thiểu dục là đối với những cái chưa có, vì nhu cầu bản thân, vì lợi ích cho mình và nhiều người mà mong cho có, thì chúng ta nên thọ dụng. Không vì tham vọng nung nấu trong lòng mà mong cầu cho nhiều. Tâm càng mong cầu càng thấy mình thiếu thốn, không thiếu món này thì thiếu món kia, cảm thấy khổ sở, khó chịu. Chớ lầm tưởng rằng một khi lòng tham muốn được thỏa mãn là hết tham muốn. Ngạn ngữ có câu: “Bể kia dễ lấp, túi tham khó đầy”, để chỉ ra rằng lòng tham con người là vô hạn, lòng ham muốn không chỉ gây hại cho con người về vật chấttinh thần, có khi nó còn làm cho con người đánh mất cả nhân cách và lòng tự trọng của chính mình.

Đức Phật dạy “Thiểu dục” và “Tri túc” là cốt yếu ngăn ngừa con đường sai lầm, chặn đứng lòng tham lam, độc ác không bờ bến của chúng sinh đang sống trong cõi đời vật dục, chứ không phải chủ trương ngăn chặn sự tiến triển của con người trên đường lợi người, lợi vật, ích nước, ích dân. Nhận thấy tai hại lớn lao của bệnh tham lam nên Đức Phật đưa ra phương thuốc rất công hiệu là “muốn ít” và “biết đủ” để điều trị căn bệnh ấy cho tận gốc. Phương thuốc này sẽ làm yếu dần tâm tham lam, nên các mối dục vọng, tội ác dần dần tiêu diệt, chỉ còn lại tấm lòng từ bi rộng rãi bao la mà thôi.

Ngày nay, chúng ta dễ dàng nhận thấy nhiều người vì lòng tham vô độphạm pháp, làm đau khổ chính mình và người khác. Người đời đa số thường bị năm thứ: Tài, sắc, danh, thực, thùy chi phối, trói buộc bản thân. Một khi đã tham muốn những thứ ấy thì dễ lao theo vòng xoáy mà bị chôn vùi trong sự ham muốn của mình, bị vật chất, danh lợi sai sử.

Thực tế cho thấy, con người thường nghĩ khi nào được thỏa mãn cái họ ham muốn thì mới thấy hạnh phúc, chưa thỏa mãn thì vẫn cho là bất hạnh. Như vậy, hạnh phúcbất hạnh trong trường hợp này nằm trong chữ ham muốn: Ham muốn nhiều thì chúng ta sẽ đau khổ nhiều, ham muốn ít thì sẽ đau khổ ít, không ham muốn thì sẽ không có đau khổ. Bớt một phần ham muốn là thêm một phần thảnh thơi, an vui.

Lòng ham muốn làm cho ta khổ bao nhiêu thì Thiểu dục Tri túc lại làm cho ta thanh thản, nhẹ nhàng bấy nhiêu vì ta ít bị vướng mắc bởi ngũ dục, lục trần. Khi nhu cầu giảm bớt và biết đủ, chúng ta sẽ không bị lòng tham điều khiển, dẫn dắt để thỏa mãn cái mong muốn cao xa ngoài khả năng của bản thân. Từ đó, chúng ta không cảm thấy ngột ngạt, khó chịu với thực tại, với những gì chúng ta đang có. Người sống theo hạnh Thiểu dục Tri túc là người hạnh phúc nhất, bởi chúng ta được tự tại trong đời sống mà không bị điều gì gò bó, gán ép. Chúng ta sẽ tự chủ trong mọi thứ, dù có thất bại cũng không nản lòng hay tuyệt vọng.
Thiểu dục Tri túc giúp chúng ta có cái nhìn bình đẳng đối với hạnh phúc. Vì hạnh phúc không phụ thuộc vào vật chất nhiều hay ít, giàu hay nghèo mà phụ thuộc vào thái độ và sự cảm nhận của chính chúng ta. Một người nghèo nếu biết vận dụng giáo lý Thiểu dục Tri túc thì hạnh phúc hơn một người giàu không biết vận dụng giáo lý Thiểu dục Tri túc, vì người giàu vẫn thấy khổ với cái khổ không bao giờ biết đủ của họ.

Trong kinh Di Giáo, Phật dạy: “Này các Tỳ kheo! Nếu các ông muốn thoát khỏi sự khổ não, nên suy nghiệm hai chữ “Tri túc”. Hễ biết đủ thì ở cảnh nào cũng yên vui. Người không biết đủ, tuy giàu mà nghèo; người biết đủ tuy nghèo mà giàu. Người không biết đủ thường bị năm thứ ham muốn lôi kéo, làm người biết đủ thương hại”. Đó là những gì mà Đức Phật muốn gửi gắm chúng ta qua lời dạy về pháp Thiểu dục Tri túc để chúng ta hành trì tu tập đạt đến sự giác ngộ, giải thoát viên mãn.

Hạnh phúc chính yếu của chúng ta là tâm an lạc. Tâm an lạc này phát xuất từ tâm không mong cầu, không ham muốn. Thiểu dục Tri túc giúp con người đoạn trừ lòng tham, mưu sinh bất chính. Khi trong tâm bị câu thúc quá nhiều, quá mạnh bởi ham muốn, con người dễ bất chấp đạo lý thực hiện mọi mánh khóe, thủ đoạn để đạt cho bằng được cái điều ham muốn ấy. Do đó, khi một người biết đủ, ít ham muốn thì ngay những nhu cầu, khát vọng chính đáng cũng không thể làm vẩn đục cái tâm trong sáng, lành mạnh của người ấy thì làm sao có sự tham lam hiện hữu trong cái tâm ấy được. Tâm của con người như chính ngôi nhà của họ, khi đã chất đầy trong đó một thứ gì khác thì không còn chỗ để cất thêm thứ gì được nữa. Chất đầy trong đó sự mong cầu, tham lam, âu lo thì sẽ không còn chỗ cho thanh thản, hạnh phúc. Vậy mỗi chúng ta hãy tự nhìn nhận lại xem tâm của mình đang cất giữ những gì, nếu những điều đó không tốt ta cố gắng vứt bỏ từ từ, tin rằng khi ta làm như thế thì “ngôi nhà” của ta sẽ sạch sẽ, tươi mát hơn.

Hiểu được hạnh Thiểu dục Tri túc, mỗi người hãy biết khả năng của mình để có được những ước muốn tốt đẹp, phù hợp với năng lực của mình và chúng ta cũng nên tập cách sống giản dị trong cách ăn, mặc, ở,… Khi ấy, chúng ta sẽ ít bị ngũ dục chi phối, sai khiến làm cho chúng ta phải tất bật chạy theo để có được những thứ đó. Khi chúng ta ít muốn và biết đủ thì chắc chắn ta sẽ có được sự an lạc, thảnh thơi, vô lo, tự tại giữa cuộc sống tất bật đầy những cám dỗ của ngũ dục. Đó là những gì mà Đức Phật muốn gửi gắm và mong muốn chúng ta đạt được qua lời dạy về pháp Thiểu dục Tri túc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14053)
Một chàng trai bị lạc giữa sa mạc rộng lớn. Anh mệt lả và khát khô cổ, sẵn sàng đánh đổi bất cứ cái gì chỉ để lấy một ngụm nước mát.
(Xem: 12328)
Thuyết pháp độ sinh suốt 49 năm, bỗng một ngày nhìn lại, thấy mình chưa nói một lời. Bất thuyết thị Phật thuyết! Chung thân ngôn, vị thường ngôn!
(Xem: 12899)
Nhiều năm thăng trầm trong cuộc đời, phần lớn chúng ta đều ý thức rằng những hấp dẫn lực bên ngoài sớm muộn gì cũng sẽ vỡ tan, chỉ có một cõi lòng bình anhạnh phúc...
(Xem: 16553)
Một người thanh niên đang ngồi trên một tảng đá gần nhà vào một ngày nọ. Một nhóm những người thông tuệ từ ngôi làng của anh ta đi ngang qua...
(Xem: 28588)
Một con cá nhỏ bơi lội tung tăng, thả nổi và ngoi lên mặt nước ngắm bầu trời xanh. Một lượn sóng ùa tới, nó đùa giỡn ngụp lặn với sóng...
(Xem: 19252)
Có một vị nam cư sĩ mỗi ngày thường hái hoa tươi trong vườn nhà mình đem đến chùa chí thành dâng cúng Phật. Một hôm, khi đem hoa đến điện Phật...
(Xem: 14871)
Con tin có Phật trên đời Phật luôn hiện hữu không rời chúng sanh Nhìn vào sự việc chung quanh Thật là kỳ diệu phải nhanh tu hành
(Xem: 11274)
Có một sự nhất quán, xuyên suốt trong lời dạy hướng dẫn kỹ năng thiền định của đức Phật, dù là Tứ niệm xứ (Satipatthàna) và Thân hành niệm (Kàyagatàsati)...
(Xem: 13541)
Mỗi buổi sáng ngày Tết nguyên đán, có một vị khách viễn xứ về thăm quê nhà. Vị khách đã đến chùa Kim Liên (Nghi Tàm, Hà Nội) lễ Phật, vãn cảnh chùa.
(Xem: 13693)
Có một người trung niên sau khi xuất gia trở thành một vị cao tăng, trụ trì một tu viện cách rất xa gia đình. Rất nhiều người ngưỡng mộ danh đức của ngài...
(Xem: 12785)
Thuở xa xưa có một chàng trai con của một vị Bà la môn (giai cấp "tu sĩ" cao nhất ở Ấn Độ) sống dưới triều đại vua Pasenadi, thuộc vương quốc Kosala.
(Xem: 19738)
Hạnh phúc chân chính liên quan đến tình cảm và trí huệ nhiều hơn. Hạnh phúc lệ thuộc vào lạc thú vật chất không vững bền, nay có mai không.
(Xem: 14772)
Ba chú tiểu dáo dác nhìn bốn bề xao động trong cặp mắt nai ngơ ngác. Dọc theo lề đường, ánh đèn xanh đỏ lập lòe về đêm...
(Xem: 13167)
Bóng con bé chạy dài theo bóng nắng. Thoắt cái nó đã mất hút sau đám ô môi rậm rạp. Vị thầy chỉ đi theo một đoạn. Nhìn những dấu chân nhỏ nhắn...
(Xem: 13801)
Rõ ràng, ở đời không có cái gì là toàn thiện, hoàn mỹ tuyệt đối cả. Được cái này thì mất cái kia là đặc tính chung nhất của vạn sự vạn vật.
(Xem: 11868)
Một người phạm hạnh thì giống như một viên bảo ngọc, như một tấm pha lê sáng trong, dù có đem bùn đen bôi lên cũng không thể nào làm dơ uế được.
(Xem: 14307)
Khi gặp mình mua 1000 đồng, trong bụng bà ấy được vui một chút, đó cũng là cách mình làm phước. Mình đem vui lại cho người khác, mình cũng sẽ được vui lây...
(Xem: 26771)
Ngày nay, tình yêu đã được hằng kho, hằng kho sách vở, báo chí, phim ảnh ca tụng như là một thứ “linh thiêng, thần thánh”, một nguồn hạnh phúc, hoan lạc đẹp nhất của kiếp người.
(Xem: 14025)
Nắng mùa hè ấm áp, giúp cho vườn hoa ở Canada cảnh sắc rực rỡ. Một hồ sen điểm vài cánh hoa hiếm quí tươi nhuần thanh khiết, làm ấm lòng người thưởng ngoạn.
(Xem: 18510)
Tùy duyên trong cuộc sống là sống mà không câu nệchấp trước bất cứ một sự việc nào dù đó là thuận hay nghịch trong cuộc sống.
(Xem: 13621)
Trong thời gian yên tu, một hôm bỗng dưng chúng tôi cảm thông được nụ cười nhẹ nhàng hiện trên môi Đức Phật và nụ cười tạm biệt của các thiền sư...
(Xem: 15589)
Bạn sẽ làm gì khi cuộc sống trao cho bạn những phiền toái không thể ngờ? Khi những dự tính không theo ý muốn? Bạn có chấp nhận nó...
(Xem: 16274)
Có phải là chúng ta cảm thấy sung sướng hạnh phúc khi ngày nay dù trên đất Mỹ, con cái chúng ta sống gần gũi trong một tiểu bang...
(Xem: 13553)
Ngày nay những gì chúng ta cần là sự chuyển hóa một cách căn bản trong nhận thức của chúng ta về con người là gì. Chúng ta phải từ bỏ ách nặng...
(Xem: 13422)
Trời đã về khuya. Trăng lên cao sáng vằng vặc trên bầu trời đen thẳm. Triều lẳng lặng bước vào bên trong phòng vẽ chưa đóng cửa...
(Xem: 18189)
Hắn cúp máy rồi, tôi cứ nằm yên đó ngó lên bức tranh mực Tàu trên vách. Ở đó có con thuyền hờ hững trên sông, chẳng biết sắp vào bờ...
(Xem: 12744)
Tịnh thất nằm bên triền núi, quanh năm vắng lặng, ít người lui tới. Cái quang cảnh vắng vẻ heo hút tạo cảm giác rờn rợn khi tôi đặt chân đến.
(Xem: 12436)
Năm đầu tiên đặt chân đến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý nghĩa gì với tôi cả, tôi chỉ vui vì ngày hôm đó được nghỉ làm...
(Xem: 12070)
Đã có người hỏi tôi câu hỏi này mà tôi không trả lời được: "Nói dân tộc Việt Nam có bốn nghìn năm văn hiến. Nhưng có thấy cái gì đâu!"
(Xem: 13277)
Sài gòn không có mùa thu để nhuộm thêm sắc vàng cho những chiếc lá còn lay lắt trên cành. SàiGòn cũng đâu có bầu trời thu trong và mát...
(Xem: 14137)
Sài gòn không có mùa thu để nhuộm thêm sắc vàng cho những chiếc lá còn lay lắt trên cành. SàiGòn cũng đâu có bầu trời thu trong và mát...
(Xem: 15453)
Mấy hôm nay, trời bắt đầu sang thu, thời tiết đã dần dần dịu lại, không khí mỗi lúc trở nên mát mẻ. Chỉ còn độ mươi ngày nữa thôi là đến ngày Lễ Vu Lan rồi.
(Xem: 17587)
Thử hình dung vào một ngày giữa năm Canh Dần 1920, Người đau nặng và trời nổi gió. Bên ngoài sấm rền, còn bên gối thì Người lấy ngón tay gõ nhịp...
(Xem: 13109)
Muốn hạnh phúc, mục tiêu chính của chúng ta là phải chiến đấu với những cảm xúc khổ đau này. Chúng ta chỉ có thể đạt được hạnh phúc khi chúng ta quyết tâmnỗ lực tu tập...
(Xem: 11985)
Trên con phố đìu hiu, buông rơi tình, mỏi mòn thả dài xuống làn sợi tóc sương ngon ngọt, thấm da buốt thịt, vì áo xanh tơ trời đã mòn mỏng theo năm tháng, không đủ để chở qua cơn giá lạnh...
(Xem: 13979)
Hành tung của chư vị Bồ Tát, mang nhục thân thị hiện cõi Ta bà, hóa độ chúng sanh, bằng cái nhìn bình thường của con người không thể nào biết được.
(Xem: 13627)
Vanga sinh ngày 31/1/1911, mất ngày 11/8/1996. Bà sống ẩn dật cả đời ở vùng hẻo lánh Kozhuth thuộc Petrich, Bungary. Vanga mất thị lực năm 12 tuổi...
(Xem: 13520)
Một ngày mùa đông năm Dân quốc thứ 25, trên tòa giảng trong chùa Cổ Lâm tại Nam Kinh, Hòa thượng Tuệ Học đang giảng kinh “Bát Đại Nhân Giác”.
(Xem: 14253)
Trên bàn thờ Phật hương tàn đã lâu. Hai cây nến đỏ cháy cũng gần hết. Ánh sáng lung linh mờ ảo trên mặt tượng Phật. Ẩn hiện nét cười hiền, siêu thoát.
(Xem: 16067)
Bố mẹ đi làm về. Bé gái miệng rất tươi: "Con chào bố mẹ ạ. Bố mẹ chào ông đi chứ?" Bố mẹ của bé lẳng lặng đi lên lầu.
(Xem: 20723)
Ngày còn nhỏ, tôi thường nghe dì dượng kể về chuyện tình của họ. Một tình yêu thật đẹp được tô điểm bằng những tình khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn...
(Xem: 21913)
Tiến trình lịch nghiệm của con người được trải dài theo từng tiếng khóc, tiếng cười tự thủa nằm nôi. Ai trong chúng ta không có tiếng khóc đầu đời, nụ cười măng sữa?
(Xem: 12615)
MỤC NGƯU ĐỔ là tranh chăn trâu. Tranh ra đời tự triều đại nào, dưới ngọn bút lông nào, khó mà tra cứu cho đích xác được.
(Xem: 13406)
Tôi sinh ra dưới một mái chùa. Nghe kể rằng sư phụ tôi khi ấy còn trẻ, một hôm đi ngang bỗng động tâm hỏi: "Mô Phật, sao sau chùa lại phơi tã lót?"
(Xem: 22830)
Thơ thiền là một bộ phận của thơ nói chung. Thơ, dù là thơ thiền, thì cũng không thể đi ra ngoài nguyên lý của nó. Ở Trung Quốc, nguyên lý tối cổ của thơ...
(Xem: 13001)
Tôi sinh ra thì thế chiến II đang hồi kết thúc. Lớn lên chút nữa, khi biết nghe và hiểu, những chuyện vãn người lớn về việc đánh nhau đâu đó...
(Xem: 29779)
Văn hóa học là một ngành khoa học nghiên cứu về văn hóa còn khá non trẻ so với các ngành khoa học khác như triết học, toán học, xã hội học, nhân chủng học...
(Xem: 13192)
Ngày xửa ngày xưa có một cây táo rất to. Một cậu bé rất thích đến chơi với cây táo hàng ngày. Cậu bé rất yêu cây táo...
(Xem: 12962)
Tiếng sẻ gọi nhau trong nắng mai thật quá hiếm giữa những âm thanh rộn ràng khác. Trước mặt nhà của nhà thơ Quách Tấn chúng ta...
(Xem: 12708)
Những ngọn sóng cứ đập vào vách đá, hôm kia, hôm qua, rồi hôm nay cũng vậy. Mà hình như chưa bao giờ ngừng nghỉ, những con sóng cứ lô xô...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant