Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tìm Kiếm Hạnh Phúc Của Con Người

06 Tháng Mười Một 202119:43(Xem: 3141)
Tìm Kiếm Hạnh Phúc Của Con Người

Tìm Kiếm Hạnh Phúc Của Con Người

Nguyên bản: The Quest for Human Happiness
Hiệu đính: Rajiv Mehrotra
Việt dịch: Tuệ Uyển

Datlailatma

 











NHỮNG TỪ NGỮ CHÂN THÀNH


Lời cầu nguyện được đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn của Tây Tạng sáng tác, Vinh Danh và Nguyện Cầu Tam bảo Đại Bi: Đức Phật, Giáo Huấn, và Cộng Đồng Tâm Linh.

***

Ô chư Phật, chư Bồ tát và các hàng đệ tử của quá khứ, hiện tại và tương lai.
Có phẩm cách phi thường tuyệt diệu
Không thể đo lường như biển cả bao la
Những người đang quán sát chúng sinh
Như đứa con duy nhất không ai giúp đỡ
Xin thương tưởng lời nguyện cầu chân thành của chúng con.
Lời Phật dạy xua tan khổ đau cho trần thế
Hiển hiện và tự tỏa ánh hòa bình
Nguyện giáo nghĩa hiển dương lan tỏa phồn thịnhhạnh phúc khắp cả thế giới này
Ô những người thủ trì giáo pháp và những ai thực hành thành tựu
Nguyện cho sự thực hành mười điều lành đức hạnh của các ngài chiếu soi
Những chúng sinh phước bạc bị đọa đày với khổ đau không bao giờ ngưng nghĩ bị che lấp hoàn toàn không dứt bởi những hành vi tiêu cực dữ dội vô cùng
Nguyện cho tất cả những sự sợ hãi từ chiến tranh không thể chịu đựng,đói khát, và bệnh tât được yên bình.
Để thở tự do trong đại dương của hạnh phúccát tường.
Và riêng cho những người hiếu đạo trên vùng đất tuyết’, qua nhiều ý nghĩa khác nhau, bị tàn hại một cách nhẫn tâm bởi lũ người tàn ác bên màn đen tối.
Nguyện từ ái để năng lực từ bi hưng khởi
Để nhanh chóng đẩy lui nước mắt và máu tuôn tràn.
Những kẻ nhẫn tâm tàn ác đó, đối tượng của từ bi,
Nổi điên cuồng vì ám ảnh của tai ương
Cố tình tàn hại kẽ khác và chính họ
Nguyện cho họ đạt được con mắt của từ bi
Thông suốt những gì phải được làm và không nên làm
tồn tại trong vinh quang của của hữu nghị và yêu thương.
Tâm nguyện này xin cho sự tự do hoàn toàn của Tây tạng
Điều được đợi chờ suốt cả thời gian dài
Được thanh thoát tự nhiên toại nguyện
Nguyện chóng được điều may mắn để mừng vui
Lễ hội hạnh phúc tinh thần với lệ thường trần thế
Ô đấng hộ vệ Quán Tự Tại, từ bi thương xót cho
Những ai đó đang chịu đựng vô vàn gian khổ
Hoàn toàn hy hiến cuộc sống thật đáng yêu, thân thể và tài vật, vì lợi ích của giáo nghĩa, hành giả, dân tộc và quốc gia.
Vì vậy, đấng hộ vệ Quán Tự Tại đã phát lời nguyện rộng sâu
Trước chư Phật, chư Bồ tát,
Để hoàn toàn hộ trì non nước Tuyết
Nguyện cho quả lành của những lời cầu nguyện này xuất hiện nhanh bởi sự thâm sâu của tương thuộc tính không và hình thể tương liên.
Kết hợp với năng lực của từ bi vĩ đại
trong ba ngôi tôn quý và những Từ ngữ của chân lý 
Và qua năng lực của quy luật không sai chạy của hành động và kết quả
Xin cho lời cầu nguyện chân thành này không bị trở ngại và nhanh chóng toại nguyện.

***


TÌM KIẾM HẠNH PHÚC CỦA CON NGƯỜI

Tôi là một người tương đối mới đến với thế giới hiện đại. Mặc dù tôi đào thóat khỏi quê hương tôi lâu rồi từ năm 1959, và mặc dù đời sống của tôi từ lúc đó như một người tị nạn tại Ấn Độ đã đưa tôi tiếp xúc gần hơn với xã hội đương thời, nhiều năm của tôi phần lớn bị cắt rời khỏi những thực tế của thế kỷ hai mươi. Điều này là bởi vì tôi được chỉ định như Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tôi đã trở thành tu sĩ vào lúc rất sớm. Nó cũng phản chiếu sự kiện rằng những người Tây Tạng đã chọn lựa – một cách sai lầm theo tôi thấy – duy trì sự cô lập phía sau những rặng núi cao vốn bị tách rời xứ sở chúng tôi với thế giới còn lại. Tuy nhiên, ngày nay, tôi đã du hành rất nhiều, và đó cũng là may mắn của tôi khi được gặp những người mới mẻ một cách liên tục.

Hơn thế nữa, những con người của tất cả mọi tầng lớp của cuộc sống đến gặp tôi. Rất nhiều – đặc biệt những người cố gắng thực hiện một nổ lực để du lịch đến vùng đồi núi Ấn Độ ở Dharamsala nơi tôi sống lưu vong đến để tìm kiếm điều gì đó. Giữa những người này là những người bị bệnh ung thư và AIDS. Rồi thì, dĩ nhiên, là những đồng bào Tây Tạng với những câu chuyện khốn khó và khổ đau. Bất hạnh thay, nhiều người có những mong ước không thực tế, cho rằng tôi có năng lực để chữa bệnh hay tôi có thể ban cho một loại phước lành nào đó.  Nhưng tôi chỉ là một con người bình thường. Điều tốt nhất mà tôi có thể làm là cố gắng để giúp đở họ bằng việc chia sẻ trong sự khổ đau của họ.

Về phần tôi, việc gặp gở với vô số người khắp thế giới và từ mọi tấng lớp của cuộc sống nhắc nhở tôi về căn bản giống nhau của chúng ta như những con người. Thực tế, càng thấy thế giới nhiều hơn, thì càng trở nên rõ ràng hơn rằng bất chấp hoàn cảnh chúng ta là gì, cho dù chúng ta giàu hay nghèo, có học vấn hay không, chủng tộc, giới tính, tôn giáo này hay kia, thì tất cả chúng ta đều khao khát được hạnh phúc và không muốn khổ đau. Mọi mục tiêu của hành động chúng ta, trong ý nghĩa của cả cuộc đời chúng ta, chúng ta lựa chọn để sống như thế nào trong phạm trù của những giới hạn bắt buộc bởi những hoàn cảnh của chúng ta, có thể được thấy như câu trả lời của chúng ta đến câu hỏi lớn đối diện tất cả chúng ta: “Làm sao tôi được hạnh phúc?”

Chúng ta kiên trì trong nhu cầu lớn cho hạnh phúc, dường như đối với tôi, là bằng hy vọng. Chúng ta biết, ngay cả nếu chúng ta không thừa nhận nó, thì không thể có gì bảo đảm cho một đời sống hạnh phúc hơn, tốt đẹp hơn là cuộc sống mà chúng tahiện tại. Như một thành ngữ cổ của Tây Tạng nói, “Cuộc sống kế hay ngày mai – chúng ta không bao giờ chắc chắn điều nào đến trước.” Nhưng chúng ta hy vọng để tiếp tục sống. Chúng ta hy vọng rằng qua hành động này hay nọ chúng ta có thể mang đến hạnh phúc. Mọi thứ chúng ta làm không chỉ như những cá nhân mà cũng trên cấp độ của xã hội, có thể được thấy trong dạng thức nguyện vọng căn bản này. Thực tế, nó là một điều được tất cả mọi chúng sanh chia sẻ. Khát vọng hay xu hướng hạnh phúc và không bị khổ đau được biết là không giới hạn. Đó là bản chất của chúng ta. Như thế ấy, không cần biện minh và được xác thực bởi sự kiện đơn giảnchúng ta muốn điều này một cách tự nhiênđúng đắn.

Và điều này là chính xác với những gì chúng ta thấy trong xứ sở của chúng ta cả giàu và nghèo. Mọi nơi, bằng mọi phương tiện không thể tưởng tượng được, mọi người đang cố gắng để cải thiện đời sống của họ. Tuy nhiên một cách lạ lùng, ấn tượng của tôi là những người đang sống trong những xứ vật chất phát triển, đối với tất cả kỷ nghệ của họ, thì trong những cách nào đó kém hài lòng, ít hạnh phúc và một số khổ sở hơn những người sống ở những nước kém phát triển hơn. Thực tế, nếu chúng ta so sánh người giàu với người nghèo, thì thường thấy rằng những người không có gì, trong thực tế ít băn khoăn lo lắng hơn, mặc dù họ bệnh tật với những đau đớn khổ sở của thân thể. Đối với những người giàu, trong khi số ít biết sử dụng sự giàu có của họ một cách thông minh, phải nói là, không sống trong sự xa hoa mà biết chia sẻ nó với những người cần thiết – nhiều người không làm như vậy. Họ bị nhiễm quá nhiều với ý tưởng đòi hỏi hơn nữa rằng họ không có chỗ cho điều gì khác trong cuộc sống của họ. Trong sự miệt mài của họ, thì họ thật sự đánh mất giấc mơ của hạnh phúc, vốn với sự giàu có cung cấp. Như một kết quả, họ liên tục bị dày vò, bị giằng co giữa nghi ngờ về những gì có thể xảy ra và hy vọng có thêm nữa, và nổi khổ đau bệnh tật tinh thầncảm xúc – mặc dù bên ngoài họ trông có vẻ hoàn toàn thành công và cuộc sống thoải mái. Điều này cho thấy rằng cả bởi cấp độ cao và bởi những quấy rầy phổ biến giữa những người ở những xứ phát triển vật chất về băn khoăn, bất toại, chán nản, không chắc chắncăng thẳng. Hơn thế nữa, sự đau khổ nội tại này rõ ràng bị nối kết với sự lớn mạnh mơ hồ của những gì cấu thành một cách đạo đức và nền tảng của chúng là gì.

Tôi thường được nhắc lại nghịch lý này khi tôi ra ngoại quốc. Nó thường xảy ra khi tôi đến một xứ sở mới, ban đầu mọi thứ dường rất hài lòng, rất xinh đẹp. Mọi người tôi gặp gở rất thân mật. Không có gì để phàn nàn. Nhưng sau đó, ngày qua ngày khi tôi lắng nghe, tôi đã nghe những rắc rối của con người, sự quan tâmlo lắng của họ. Ở dưới bề mặt, rất nhiều người cảm thấy không dễ dàng và không hài lòng với cuộc sống của họ. Họ trải nghiệm cảm giác cô lập; rồi theo đó là căng thẳng. Kết quả là không khí rắc rối như vậy vốn là một đặc trưng của thế giới phát triển.

Nghịch lý này nhờ đó nội tại – hay chúng ta có thể nói một cách tâm lýcảm xúcđau khổ thì rất thường thấy giữa sự dồi dào vật chất rõ ràng hiện hữu khắp nhiều nước phương Tây. Thực tế, nó cũng rất rộng rãichúng ta có thể tự hỏi có điều gì đó trong nền văn hóa phương Tây vốn đưa đến những người sống ở đó đến những loại khổ đau như vậy. Điều này tôi nghi ngờ. Rất nhiều yếu tố đã liên hệ. Một cách rõ ràng, tự sự phát triển vật chất đóng một vai trò hoạt động. Nhưng chúng ta cũng có thể nêu ra sự đô thị hóa gia tăng của xã hội hiện đại, nơi mà những sự tập trung cao độ của những con người sống gần gũi với nhau. Trong phạm vi này, cho rằng ở nơi sự lệ thuộc của chúng ta với nhau để hổ trợ nhau, thì ngày nay, bất cứ nơi nào có thể, thì chúng taxu hướng nương tựa máy móc và những sự phục vụ. Trái lại trước đây, những người nông dân sẽ kêu gọi tất cả những thành viên trong gia đình để giúp đở với việc thu hoạch, ngày nay chỉ đơn giản là gọi những công ty làm việc ấy. Chúng ta thấy cuộc sống hiện đại được tổ chức như vậy vì thế nó chỉ đòi hỏi sự lệ thuộc rõ ràng tối thiểu có thể với những người khác. Khát vọng phổ quát nhiều hơn hay ít hơn dường như đối với mọi ngườisở hữu ngôi nhà của chính họ, chiếc xe của chính họ, máy tính của chính họ và v.v…nhằm để như là độc lập như có thể. Điều này là tự nhiên và có thể hiểu được. Chúng ta cũng có thể chỉ ra sự gia tăng việc tự quản - tự do ý - chí mà mọi người thích thú như một kết quả tiến bộ trong khoa học và kỷ thuật. Trong thực tế, có thể là ngày nay chúng ta độc lập hơn bao giờ hết. Nhưng với những sự phát triển này, cũng phát sinh một cảm giác rằng tương lai của tôi sẽ không lệ thuộc vào hàng xóm của tôi mà đúng hơn là nghề nghiệp của tôi, nhất là, chủ nhân của tôi. Điều này hóa ra là khuyến khích chúng ta cho rằng những người khác không quan trọng cho hạnh phúc của tôi, hạnh phúc của họ là không quan trọng đối với tôi.

Trong cái nhìn của tôi, thì chúng ta đã tạo nên một xã hội mà trong đó chúng ta thấy ngày càng khó hơn để biểu lộ tình cảm căn bản cho nhau. Thay cho cảm nhận cộng đồng và quan hệ, thứ mà chúng ta thấy một sự trấn an như vậy của những xã hội giàu có (và nói chung là nông thôn), chúng ta thấy một cấp độ cao của cô độc và xa lánh. Mặc dù thật sự là hàng triệu người sống gần gũi với nhau, nhưng dường như rằng nhiều người, đặc biệt trong những người già, không có ai để nói chuyện ngoài những con thú của họ. Xã hội kỷ nghệ hiện đại thường làm tôi chú ý giống như là một bộ máy khổng lồ tự đẩy tới. Thay vì con người phụ trách, thì mỗi cá nhân là một thành phần nhỏ bé, không đáng kể không có lựa chọn nào khác hơn là chuyển động khi bộ máy chuyển động.

Rõ ràng, lý do quan trọng cho sự hết lòng của xã hội hiện đại với tiến trình vật chất là sự rất thành công của khoa học và kỷ thuật. Bây giờ, điều kỳ diệu về những hình thức này của nổ lực con người là chúng mang đến sự hài lòng ngay tức thời. Không như sự cầu nguyện, các kết quả phần lớn là không thấy – nếu thật sự việc cầu nguyện hoàn toàntác dụng. Và chúng ta ấn tượng bởi những kết quả. Điều gì bình thường hơn? Bất hạnh thay, sự tận tâm này khuyến khích chúng ta cho rằng những chìa khóa cho sự hạnh phúc là sự cát tường vật chất về một mặt và năng lực được trao bởi kiến thức về mặt khác. Và trong khi rõ ràng rằng với bất cứ người nào với tư tưởng thành thục này rằng chìa khóa cho sự hạnh phúc là sự cát tường về vật chất thì không thể tự mang đến hạnh phúc cho chúng ta, điều tiếp theo thì càng tệ hơn. Nhưng sự thật là, kiến thức không thôi không thể cung ứng hạnh phúc vốn xuất hiện từ sự phát triển nội tại chứ không liên hệ đến những nhân tố ngoại tại. Thực tế, mặc dù kiến thức rất chi tiết và đặc thù của những hiện tượng ngoại tại là một thành tựu vô biên, nhưng sự thúc đẩy để giảm thiểu, thu hẹp để theo đuổi nó, còn lâu mới mang lại hạnh phúc cho chúng ta có thể thật sự là nguy hiểm. Nó có thể làm cho chúng ta xa rời thực tế rộng lớn hơn của kinh nghiệm con người, và trong đặc thù, sự lệ thuộc của chúng ta với những người khác.



Chúng ta cũng cần nhận ra những gì xảy ra khi chúng ta lệ thuộc quá nhiều vào những thành tựu ngoại tại của khoa học. Thí dụ, như ảnh hưởng của những sự suy đồi tôn giáo, có sự gia tăng bối rối liên quan đến vấn đề chúng ta điều khiển mình trong cuộc sống như thế nào. Trong quá khứ, tôn giáođạo đức hòa quyện vào nhau. Bây giờ, nhiều người, tin tưởng rằng khoa học đã “bác bỏ” tôn giáo, cho nên họ càng kiêu ngạo hơn rằng bởi vì không có những bằng chứng cuối cùng nào cho bất cứ thẩm quyền của tâm linh nào, thì đạo đức tự nó phải là một vấn đề ưu tiên của cá nhân. Và trái lại trong quá khứ, những nhà khoa học và triết học cảm thấy một nhu cầu thúc ép để tìm ra những nền tảng cụ thể mà trên đó thiết lập những luật lệ bất biến và những lẽ thật tuyệt đối, thì bây giờ loại tìm kiếm như vậy là vô ích. Như một kết quả, chúng ta thấy một sự đảo ngược hoàn toàn, hướng đến cực đoan đối kháng, nơi mà không có gì tuyệt đối tồn tại nữa, nơi mà thực tại tự nó bị đặt câu hỏi. Điều này chỉ dẫn đến hổn loạn.

Nói như vậy, tôi không có ý phê phán nổ lực của khoa học. Tôi đã biết rất nhiều từ việc chạm trán với những nhà khoa học, và tôi thấy không có trở ngại gì để dấn thân trong việc đối thoại với  họ ngay cả khi quan điểm của họ là một thứ chủ nghĩa vật chất. Thực tế, cho đến khi mà tôi có thể nhớ, thì tôi đã rất hào hứng bởi cái nhìn sâu sắc của khoa học. Như một đứa trẻ, có một thời khi mà tôi đúng là quan tâm hơn trong việc tìm hiểu về cơ cấu của một máy chiếu phim cũ mà tôi thấy trong kho của cung điện mùa hè của Đạt Lai Lạt Ma hơn là những bài học tôn giáohọc thuật. Sự quan tâm của tôi đúng hơn là chúng ta có thể bỏ qua những giới hạn của khoa học. Trong việc thay thế tôn giáo như là nguồn cuối cùng của kiến thức trong sự đánh giá thông thường, thì khoa học bắt đầu nhìn tự nó hơi giống như một loại tôn giáo khác.Với điều này đi đến một hiểm họa tương tự trên phần của một điều gì đó của những môn đồ của nó của một niềm tin mù quáng trong những nguyên lý của nó, và, một cách tương ứng, không bao dung những quan điểm loại trừ lẫn nhau. Tuy nhiên, sự hất cẳng tôn giáo đã xảy ra là không có gì ngạc nhiên cho những thành tựu ngoại lệ của khoa học. Ai mà không ấn tượng về năng lực của chúng ta đã đưa con người đặt chân lên mặt trăng? Nhưng vấn đề tồn tại rằng, thí dụ nếu chúng ta đi đến một nhà khoa học nguyên tử và nói, “tôi đang đối diện một vấn đề khó xử, tôi nên làm gì?” người ấy có thể chỉ lắc đầu và đề nghị chúng ta tìm nơi nào khác cho câu trả lời. Nói một cách tổng quát, một nhà khoa học có một vị trí không hơn gì một luật sư trong trường hợp này. Vì trong khi cả khoa học và luật học có thể giúp chúng ta dự báo trước hậu quả có thể có trong các hành động của chúng ta, nhưng không thể nói vấn đề chúng ta phải làm thế nào trong một ý nghĩa đạo đức. Hơn thế nữa, chúng ta cần nhận ra những giới hạn của khoa học trong chính câu hỏi. Thí dụ, mặc dù chúng ta đã nhận thấy ý thức con người hàng thiên niên kỷ, và mặc dù nó đã là chủ đề của sự thẩm tra suốt chiểu dài của lịch sử, mặc cho những nổ lực tối đa của các nhà khoa học thì họ vẫn không thấu hiểu nó thật sự là gì, hay tại sao nó tồn tại, nó thể hiện chức năng như thế nào, hay bản chất cơ bản của nó là gì. Khoa học không thể nói với chúng ta nguyên nhân căn bản của ý thức là gì, cũng không thể nói những ảnh hưởng của nó là gì. Dĩ nhiên, ý thức thuộc về loại hiện tượng không có hình tướng, vật chất hay màu sắc. Nó không dễ bị khảo sát bởi những phương tiện ngoại tại. Nhưng điều này không có nghĩa là những thứ như vậy không tồn tại, chỉ đơn thuần khoa học thì không thể tìm thấy chúng.

Do vậy, chúng ta có nên từ bỏ những thẩm tra của khoa học trên cơ sở đã làm chúng ta thất vọng không? Chắc chắc là không. Cũng không có nghĩa là tôi cho rằng mục tiêu cho sự thịnh vượng vì tất cả chúng tavô giá trị. Do bởi bản chất của tất cả chúng ta, những kinh nghiệm thân thểvật lý đóng một vai trò ưu thắng trong đời sống của chúng ta. Những thành tựu của khoa học và kỷ thuật rõ ràng phản chiếu mong muốn của chúng ta đạt được một sự tồn tại tốt đẹp hơn và thoải mái hơn. Điều này là rất tốt. Ai mà không vổ tay ca ngợi cho nhiều tiến bộ của y dược hiện đại?

Cùng lúc, tôi nghĩ thật chân thành rằng những thành viên của những cộng đồng thôn dã truyền thống nào đó thật sự hưởng thụ sự hòa hợp lớn hơn và tĩnh lặng hơn với cư ngụ trong những thành phố hiện đại của chúng ta. Thí dụ, trong vùng Spiti ở bắc Ấn Độ, vẫn duy trì phong tục cho những cư dân địa phương là không khóa cửa nhà của họ khi đi ra ngoài. Họ nghĩ rằng một khách viếng thăm thấy nhà trống vắng sẽ đi vào và tự làm thức ăn trong khi chờ đợi gia đình trở về. Điều như vậy cũng từng tồn tại trong thời xưaTây Tạng. Điều này không nói rằng không tội phạm trong những vùng như vậy. Như trong trường hợp của Tây Tạng bị chiếm đóng, những thứ như vậy dĩ nhiên xảy ra thỉnh thoảng.  Nhưng khi họ làm như vậy, người ta sẽ cau mày trong ngạc nhiên. Nó là một sự kiện hiếm hoi và bất thường. Với sự đô thị hóa đã đi đến sự bất hòa hợp.

Tuy nhiên, chúng ta phải thật cẩn thận không lý tưởng hóa những cung cách sống xưa cũ. Trình độ hợp tác cao mà chúng ta thấy trong những cộng đồng thôn dã kém phát triển có thể là những nơi dựa trên nhu cầu nhiều hơn là thiện chí. Người ta nhận ra nó như một giải pháp thay thế cho khó khăn lớn hơn. Và sự toại nguyệnchúng ta nhận thức có thể có nhiều để làm với sự không biết. Những người này có thể không nhận hay tưởng tượng rằng có bất cứ cung cách sống nào khác của cuộc sống là có thể. Nếu họ biết, rất có thể họ nắm lấy nó một cách hăng hái. Sự thử tháchchúng ta đối diện do đó là việc tìm ra một phương pháp nào đó để hưởng thụ cùng cấp độ hòa hợp và tĩnh lặng như những cộng đồng truyền thống hơn đó trong khi hoàn toàn lợi lạc với những sự phát triển vật chất của thế giới như chúng ta thấy nó vào lúc bình minh của thiên niên kỷ mới. Bằng khác hơn nó hàm ý rằng những cộng đồng này không nên cố gắng ngay cả cải thiện tiêu chuẩn đời sống của họ. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn chắc chắn rằng, thí dụ, đại đa số người du mục Tây Tạng sẽ rất vui mừng để có quần áo giữ nhiệt mới nhất cho mùa đông, nhiên liệu không khói để nấu ăn, những lợi ích của thuốc men hiện đại và những máy truyền hình di động trong những căn lều của họ. Và tôi là một người sẽ không mong phủ nhận những thứ này của họ. Xã hội hiện đại, với tất cả những lợi ích và nhược điểm của nó, đã nổi bật lên trong bối cảnh của vô số nguyên nhânđiều kiện. Cho rằng chỉ đơn thuần bằng việc từ bỏ tiến trình vật chất thì chúng ta có thể vượt qua tất cả những rắc rối của thời đại sẽ là thiển cận. Như vậy sẽ bỏ qua những nguyên nhân tiềm tàng của chúng. Bên cạnh đó, vẫn có nhiều điều tích cực trong thế giới hiện đại.

vô số người trong những nước phát triển nhất rất năng động trong sự quan tâm của họ cho người khác. Gần nhà hơn, tôi nghĩ về lòng ân cần tử tế lớn lao mà những người Tây Tạng tị nạn được cho thấy bởi những người mà tài nguyên cá nhân cũng rất giới hạn. Thí dụ, những trẻ em Tây Tạng đã lợi lạc không kể xiết từ những đóng góp vô ngã của những giáo viên Ấn Độ, nhiều người buộc phải sống dưới những điều kiện khó khăn xa nhà của họ. Trên mức độ rộng hơn, chúng ta cũng có thể quan tâm đến nhận thức ngày càng lớn mạnh về những quyền con người cơ bản khắp mọi nơi trên thế giới. Điều này cho thấy một sự phát triển rất tích cực trong cái nhìn của tôi. Cung cách mà trong ấy mà cộng đồng quốc tế đáp ứng chung đến những thảm họa thiên nhiên với sự giúp đở tức thời cũng là một đặc trưng tuyệt vời của thế giới hiện đại. Sự thừa nhận gia tăng rằng chúng ta không bao giờ có thể tiếp tục ngược đãi môi trường tự thiên nhiên của chúng ta mà không đối diện với những hậu quả nghiêm trọng như một nguyên nhân cho hy vọng. Hơn thế nữa, tôi tin rằng, việc cảm ơn rộng rãi cho sự đối thoại hiện đại, con người chắc chắn chấp nhận hơn cho sự đa dạng hiện tại. Và những tiêu chuẩn của trình độ học vấn và giáo dục khắp thế giới nói chung là cao hơn trước đây. Những phát triển tích cực như vậy tôi xem như là một biểu hiện của những gì con người có thể làm được.

Mới đây, tôi đã có cơ hội để gặp Mẹ của Nữ Hoàng Anh Quốc. Bà đã là một nhân vật quen thuộc suốt cuộc đời tôi, cho nên điều này đã cho tôi một niềm vui lớn.  Nhưng điều hào hứng là được nghe ý kiến của bà, như một phụ nữ già của chính thế kỷ hai mươi, là người ta đã trở nên tỉnh thức hơn về những người khác hơn là khi bà ta còn trẻ. Trong những ngày đó, bà nói, người ta quan tâm chính yếu trong xứ sở của họ, trái lại ngày nay có nhiều quan tâm cho những cư dân của các quốc gia khác. Khi tôi hỏi bà rằng bà có lạc quan về tương lai không, thì bà đã trả lời một cách khẳng định không chút do dự.

Tuy nhiên, không giống như những khổ đau của bệnh tật, tuổi già và sự chết, không rắc rối nào trên đây là bởi tự nhiên không tránh khỏi. Chúng cũng không phải do thiếu kiến thức. Khi chúng ta suy nghĩ một cách cẩn thận, thì chúng ta thấy rằng tất  cả chúng là vấn nạn đạo đức. Mỗi thứ trong chúng phản chiếu sự thấu hiểu của chúng ta về những gì đúng và sai, về những gì tích cực và những gì tiêu cực, về những gì thích đáng và không thích đáng. Nhưng vượt qua điều này thì chúng ta có thể chỉ đến điều gì đó căn bản hơn: sự quên lãng về những gì chúng ta gọi là không gian bên trong chúng ta.

Tôi muốn nói gì qua điều này? Theo sự thấu hiểu của tôi, sự nhấn mạnh quá mức về những thành tựu vật chất của chúng ta phản chiếu một sự kiêu hảnh tiềm tàng rằng, những gì nó có thể mua có thể bằng tự chính nó, cung cấp chúng ta với tất cả sự hài lòngchúng ta yêu cầu. Tuy thế tự nhiên, thì sự hài lòng của thành tựu vật chất có thể cung ứng cho chúng ta sẽ bị giới hạn với trình độ của cảm giác. Nếu đúng là con người chúng ta không khác với thú vật, thì điều này sẽ tốt thôi. Tuy nhiên, chủng loại của chúng taphức tạp – trong đặc thù, sự kiện rằng những suy nghĩcảm xúc của chúng ta cũng như sự tưởng tượng và năng lực phê bìnhrõ ràng rằng những nhu cầu của chúng ta vượt lên trên cảm giác đơn thuần. Sự phổ biến của băn khoăn, căng thẳng, bối rối, không chắc chắn và chán nản trong những người mà nhu cầu căn bản của họ đã gặp là một biểu thị rõ ràng cho điều này. Những rắc rối của chúng ta, cả những trải nghiệm ngoại tại – chẳng hạn như chiến tranh, tội ácbạo động và những thứ chúng ta kinh nghiệm bên trong – những khổ đau cảm xúctâm lý – là không thể giải quyết cho đến khi chúng ta nói về sự quên lãng tiềm tàng này. Đó là tại sao những vận động lớn của một trăm năm qua và hơn nữa – dân chủ, giải phóng, chủ nghĩa xã hội – tất cả đều thất bại để đem lại lợi ích chung mà đáng lẻ chúng phải cung ứng, mặc dù có rất nhiều ý tưởng tuyệt vời. Một cuộc cách mạng được kêu gọi, một cách chắc chắn. Nhưng không phải là một cuộc cách mạng chính trị, kinh tế hay cả một cuộc cách mạng kỷ thuật. Chúng ta đã có đủ kinh nghiệm về những thứ này trong suốt thế kỷ trước để biết rằng một sự tiếp cận ngoại tại sẽ không đủ. Điều tôi đề xuất là một cuộc cách mạng tâm linh.

***

Ẩn tâm lộ, Friday, October 15, 2021

Trích từ quyển The Essential Dalai Lama
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13139)
Dù lý giải như thế nào đi nữa thì cũng dễ dàng nhận thấy là mối quan hệ tình cảm của con người là cái quan trọng nhất vượt lên trên cả tiền bạc, vật chất...
(Xem: 13348)
Ta phải thực tập chính niệm để duy trì cái thấy vô thường; cái thấy các pháp tương tác duyên khởi ở trong thế gian, đang bị vô thường bức hại...
(Xem: 17489)
Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ...
(Xem: 13878)
Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời.
(Xem: 12784)
Một vị thiền sư nọ cất túp lều tranh trong rừng sâu sống ẩn dật tu luyện không tranh đua với đời. Thiền sư tiếp xúc với cỏ cây nhiều hơn con người cho nên tâm hồn ông rất thanh thản vô vi.
(Xem: 13856)
Thanh lọc tâm mình bằng cách thiền tập hoặc niệm Phật để tiếp xúc với năng lượng tĩnh lặng từ bên ngoài lẫn bên trong là cách làm của người tin Phật, có trí.
(Xem: 11984)
Có một thứ mà khi càng cho đi thì càng có thêm nhiều, đó là lòng tốt. Có một loại năng lượng nào càng sử dụng, thậm chí càng xài phí thì càng có nhiều thêm, đó là lòng tốt.
(Xem: 11736)
Thời giansự thật, nơi bôi xóa, giấu che và hiển lộ tất cả. Trong nghĩa ấy, thời gianlịch sử. Lịch sử được làm nên từ những ánh rực rỡ và những lặng thầm, trên đường đi của nhân loại.
(Xem: 12926)
Một ngày nọ, chàng trai muốn đi xuất gia. Chàng nói ý định này với người bạn thanh mai trúc mã của mình. Nàng thiếu nữ nghe xong thoáng buồn và hỏi lại...
(Xem: 13233)
Sơ suất có thể làm hại mình, hại người, nhất là trong những quyết định quan trọng. Đó là bài học tôi nghe được từ một người thầy.
(Xem: 11779)
Dầu cuộc đời có bận rộn và nhiêu khê đến đâu, hãy nhớ dừng lại để thở, để nhìn nụ cười trong những đóa hoa, mây bay trong tách cà phê thơm...
(Xem: 16794)
Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời.
(Xem: 12169)
Đức Phật đã khẳng định rằng nữ giới và nam giới đều bình đẳng trong khả năng chứng ngộ, và vì lý do đó Ngài đã cho phép họ được xuất gia...
(Xem: 12573)
Hè đến, những cánh phượng nhuộm đỏ một góc đường. Ta lại bồi hồi nhớ lại ký ức xưa cũ. Con đường đất, mái nhà xiu vẹo...
(Xem: 12143)
Hành trang đi vào trong vô thường để tìm chân thường, biết huyễn mộng vẫn đi vào huyễn mộng, để tìm lại con người chân thật, con người của thảnh thơi, thanh tịnh, hạnh phúc...
(Xem: 13790)
Mỗi bước chân và mỗi cái nhìn của mình có thể chế tác được năng lượng an lạc. Mình bước tới và mình biết là mình đang chạm vào tịnh độ.
(Xem: 12205)
Hạnh phúc luôn có mặt trên những chặng đường ta đi qua chứ không phải ở cuối con đường. Hạnh phúc có thể được tìm thấy trong từng phút giây ta sống...
(Xem: 11577)
Nếu mọi người, mọi nhà đều thực hành Luật Nhân Quả họăc biết sợ Nhân Quả thì thế giới này biến thành một Cung Trời mà chẳng cần phải bôn ba tìm kiếm Thiên Đường ở đâu khác.
(Xem: 12239)
Chư Phật Bồ tát xuất hiện ở đời vì chúng sinh mà khởi đại bi tâm, khải mê khai ngộ. Các Ngài đã phát đại nguyện ban vui cứu khổ, phụng sự cho chúng sinh mà không quản nại mọi khó khăn...
(Xem: 12802)
Khi bạn đau khổ, có những vấn đề, mắc bệnh ung thư, bệnh aids, rắc rối trong mối quan hệ, bất kỳ điều gì, hãy nghĩ: “Nguyện đại dương khổ đau sinh tử của tất cả chúng sinh khô cạn.”
(Xem: 12888)
Ở đây, mình đi tìm mùa xuân của lòng người, lòng mình, nên chỉ cần ngồi thật im, thật vững chãi và chế tác năng lượng mùa xuân...
(Xem: 12032)
Để có được sự trưởng dưỡng nội tâm, chúng ta cần phải sống chậm lại, chú ý lắng nghe nhiều hơn, nói ít đi, quan tâm nhiều hơn tới tiếng nói của nội tâm mình...
(Xem: 12111)
Trong cuộc sống cần rất nhiều thiện hạnh để nâng đỡ cho tinh thầnđời sống của chúng ta. Nếu không có những thiện hạnh, chúng ta sẽ dễ sao nhãng tinh thần...
(Xem: 11439)
Một phê bình luôn phải đặt vững trên nền tảng thực tại riêng của nó – thực tại mà nhãn quan của nó làm phát lộ, cái thực tại đặc thù bởi trong cách thức đặc thù mà liên hệ đến cái thực tại...
(Xem: 11571)
VNPG không phải là một phong trào hay một giai đoạn làm ăn phát đạt nhờ mua bán giỏi, mà là một nền tảng đạo đức chuyên biệt, dung chứa những tâm nguyện cao cả...
(Xem: 11953)
Chúng ta may mắn có một đạo Phật, dưới ánh sáng của Đấng Giác ngộ với tấm lòng Từ bi và Trí tuệ, xuất hiện trên cuộc đời uế trược nầy vì lợi ích cho trời người.
(Xem: 12905)
Lắng nghe mọi người, để hiểu và thương. Đó cũng là một cách nói rằng: tôi luôn có mặt cho mọi người, nhất là những người đang khổ đau.
(Xem: 12465)
Khi mình niệm hơi thở, nụ cười, là khi mình làm cho tâm mình lắng dịu, như hồ nước không gợn sóng, có nghĩa là mình có định.
(Xem: 12893)
Giác ngộ mới là cái cần làm, trong đó trước tiên là hiểu mình, đến hiểu bản chất của cuộc sống vạn vật, rồi quay lại với cuộc sống sôi động.
(Xem: 11520)
Thịt bò nói riêng và súc vật nuôi để làm thức ăn cho con người nói chung đã và đang tổn hại môi trường sinh thái.
(Xem: 14727)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm rõ ràng việc chúng ta có thể tha thứ ra sao nhưng vẫn tin rằng trong ý chí tự do chọn lựa, tất cả chúng tathể không phải hành động tổn hạithực hiện những điều tốt đẹp.
(Xem: 13641)
Có một ý thức trực giác về nghiệp quả - một sự hiểu biết rằng hạnh phúc, và bất hạnh của chúng ta tùy thuộc vào hành động của chúng ta...
(Xem: 13856)
Con rùa nói: “Tôi không biết chiếc vòng vàng ở đâu? Tôi không thể nhìn thấy, nhưng tôi đã nghe nói rằng tinh túy của toàn bộ Phật giáo là sự phát triển Bồ đề tâm...
(Xem: 13654)
Một ngày, nếu dành cho Thân dăm phút thực sự ngồi yên; rồi bằng quyết tâm, biết đâu sự kỳ diệu sẽ đến, là Tâm và Ý cũng ngồi yên như Thân.
(Xem: 12898)
Dù chỉ mới là những lời giới thiệu cô đọng nhưng súc tích của mỗi vị giảng sư nhưng đại chúng đều cảm nhận được biển tuệ mênh mông của quý ngài...
(Xem: 14293)
Thù hận có thể có những lợi ích ngắn hạn trong việc thúc đẩy những hành vi vị tha nhưng về lâu về dài sẽ làm hao mòn nhân cách. - Đức Đạt Lai Lạt Ma & Paul Ekman.
(Xem: 14217)
Thông điệp từ trái tim của mỗi người sẽ là sợi dây truyền thông đến cộng đồng, bằng sự tương tác và tương tức; rằng, nếu mình phát đi tình thương thì người khác sẽ cảm nhận được...
(Xem: 19150)
Buổi sáng ra vườn, nhìn lên trời cao bồng bềnh mây trắng/ Nhìn xuống khu vườn, còn thơm ngát sương lan/ Nhìn ra đầm sen, nở rộ những cánh sen hồng...
(Xem: 13511)
Chúng ta ai cũng có sẵn trong lòng tình thương bao la, mang tình thương bao la đó mà làm việc, ta sẽ vượt mọi trở ngại bên trong và bên ngoài
(Xem: 15309)
Người thanh niên lái xe chỉ kịp bỏ vội đồng 5 xu vào cái nón mê của bà cụ rồi lại vội vã đánh xe đi, tránh những tiếng còi xe đằng sau inh ỏi.
(Xem: 13698)
Nó đến Úc, vào lúc Brisbane đang vào mùa hoa phượng tím... Những góc trời tím màu hoa. Chị nói chắc mấy cây phượng nở hoa đón em...
(Xem: 14588)
Sớm. Phố hãy còn lặng lẽ trùm chăn trong cái lạnh của màn sương dày đặc. Mây kéo về giăng kín khiến khí trời thêm buốt giá.
(Xem: 15114)
Mùa sen nở, mùa của những linh thiêng nơi thánh tích và trong lòng người. Những thông điệp được phát đi giữa mùa sen cũng là tiếng nói của lương tri con người trước hiện tại.
(Xem: 14542)
Cuộc sống là một dự án do chính mình thực hiện. Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả của những thái độ và sự chọn lựa của bạn trước đây.
(Xem: 13743)
Cuộc sống là một chuỗi những điều ưu tiên. Và những điều ưu tiên hàng đầu của bạn là gì? Hãy dành cho những người mà bạn yêu quý hơn 5 phút trong quỹ thời gian hằng ngày của bạn.
(Xem: 13407)
Có hai người bạn đang dạo bước trên sa mạc. Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt.
(Xem: 12520)
Bên trong cửa chùa, Nhân trở thành nhà làm vườn chuyên nghiệp tràn đầy niềm say mê sáng tạo cùng với nhiệt tình năng nổ của tuổi trẻ. Hắn có nhiều dự tính cho tương lai.
(Xem: 13753)
Khi tôi nhìn trăng trước mắt, tôi nghĩ đến trăng nửa khuya loáng thoáng trên tàu lá chuối sau vườn cũ. Tôi nghĩ đến đèn trung thu lúc nhỏ. Tôi nghĩ đến cái chõng tre giữa sân trên đó...
(Xem: 12948)
“Hôm nay cá nhân tôi sống dưới ánh sáng từ bi của Đạo Phật và tôi đã mang tình thương yêu ấy đến với mọi người, không phải do tôn giáo của tôi mang đến, mà việc nầy khởi đầu bằng tình thương của người mẹ không biết chữ của tôi…”
(Xem: 13462)
Anh và em là những người có đạo. Nhưng đạo của chúng ta là một tôn-giáo nhân bản, một tôn giáo không hề có tín lý hay giáo điều...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant