Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nếp Sống Hiện Tại Lạc Trú Của Đạo Phật

18 Tháng Mười Hai 202120:12(Xem: 3515)
Nếp Sống Hiện Tại Lạc Trú Của Đạo Phật
Nếp Sống Hiện Tại Lạc Trú Của Đạo Phật 

TT.TS Thích Phước Đạt


Không Tạo Tác

Sống trong thế giới đầy biến động của đại dịch COVID-19 bùng phát, mới thấy sự hiện hữu của con người trong mối tương quan tương duyên về sinh mệnh là cực kỳ quan trọng. Tại đây, con người nhận thức ra trong tất cả mọi giá trị hiện hữu giữa cuộc đời này, giá trị hạnh phúc là cao nhất. Cũng vậy, giá trị nếp sống hiện tại lạc trú của đạo Phật mới thật sự là gốc rễ của con người trong sự hướng đến giải thoát khổ đau, xây dựng hạnh phúc cho con người quả là giá trị vô cùng thù thắng, không thể nghĩ bàn. 

Thực tế chứng minh, lịch sử Đức Phật Thích Calịch sử của con người. Nhờ công phu tu tập tự thân, Ngài đã trở thành bậc Giác ngộ giải thoát giữa cõi đời này. Chính Đức Phật từng tuyên bố hoài bão lớn nhất của Ngài là xây dựng nếp sống hạnh phúc an lạc cho mọi người, ngay khi Ngài vừa thị hiện: “Ta ra đời vì sự hạnh phúc, vì sự an lạc cho chư Thiên và loài Người”. Tại đây, Đức Phật đã xác định giá trị hạnh phúc chính là giá trị hiện tại lạc trú qua cuộc đời tự thân tu tập, tự thân chứng ngộ, hoằng hoá độ sinh của chính mình.

Với nếp sống hướng thượng, thiết thực hiện tại, Ngài đã mở toang cánh cửa giải thoát cho những ai có tai để nghe, có mắt để thấy đạo giải thoát của Ngài đã tự thân chứng ngộ, tự thân hành trì. Cho nên, vấn đề hạnh phúc hay khổ đau đều do tự thân mỗi người quyết định. Giá trị hiện tại lạc trú cũng được Đức Phật thiết lập theo quan điểm này khởi đầu bằng lời tuyên bố mang tính thực nghiệm: “Con người là chủ nhân của nghiệp, là người thừa tự nghiệp” hay “hãy tự mình làm hòn đảo nương tựa cho chính mình, hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”.

Và như thế, sống với hiện tại lạc trú như vậy, khổ đau không bao giờ hiện hữu. Khổ đau chỉ có mặt khi tâm thức con người còn chẻ chia phân biệt, so sánh hiện tại với quá khứ, tương lai. Pháp hiện tại lạc trú sẽ giúp con người nhìn thẳng vào sự thật hiện tại để đối diện hiện tạithoát khỏi nỗi khổ trong hiện tại. Chỉ có nếp sống hiện tại lạc trú mới đem lại sự bình an nội tại cho tự thân, đồng thời là nguồn lực cho sự sáng tạo trong đời sống xã hội bây giờ và tại đây. Vì vậy, Đức Phật đã phản bác tất cả các vấn đề siêu hình không có khả năng đưa đến sự giải thoát khổ đau mà con người phải giáp mặt, gánh chịu hằng ngày, hằng giờ, hằng phút. Trầm tư về pháp thoại giữa Ngài với chàng Malunkyaputta trong Tiểu kinh Malunkya [1] thì ta sẽ hiểu giá trị quyết định sự hạnh phúc an lạc của mỗi người chính là tính hiện tại lạc trú của đạo Phật được thực thi trọn vẹn một cách cụ thể, rõ ràng. Tất cả vấn đề siêu hình thông qua 16 câu hỏi được Malunkyaputta đề cập đến, như: “Thế giới là thường? Hay là vô thường? Như Laitồn tại sau khi chết hay không tồn tại?”… được Đức Phật trả lời bằng một thái độ im lặng. Ngài đã chỉ rõ cho Malunkyaputta rằng: Thực tại của cuộc sống thực chất là “Sống với” chứ không phải “nói về”.

Cũng như câu chuyện người bị trúng mũi tên độc, vấn đề cấp thiết nhất, có ý nghĩa nhất trong giờ phút hiện tại đó và tương lai về sau là phải giải phẫu mũi tên độc không cho chất độc thấm vào cơ thể. Thật sai lầm khi phải truy tìm tận nguồn gốc mũi tên độc từ đâu đến, người bắn mũi tên độc là ai… trước khi ngăn chặn chất độc xâm chiếm lan tràn khắp cơ thể. Mục đích tối hậu của con ngườigiải thoát tất cả các vấn đề khổ đau đang vây bủa, áp lực từ muôn phía, xây dựng hạnh phúc thiết thực ngay trong hiện tại, không cần phải tìm kiếmmột thế giới bên ngoài nơi con người đang hiện hữu. Cho nên, toàn bộ giáo lý của Ngài chỉ nói lên một chân lý sống rất đơn giản nhưng rất thiết thực hiện tại, đó là “sự thật khổ đau và con đường đoạn tận khổ đau”. Tại đây, thái độ sống theo một tinh thần hướng thượng, giải thoát khổ đau, xây dựng nếp sống hạnh phúc an lạc được thiết lập, duy trì như là một lẽ sống hợp Chánh đạo. Chính Đức Phật từng khuyến cáo mọi người hãy sống theo tinh thần thiết thực hiện tại đầy trí tuệ soi rọi:

“Quá khứ không truy tìm

Quá khứ đã đoạn tận

Tương lai lại chưa đến

Chỉ có pháp hiện tại

Tuệ quán chính nơi đây” [2].

Hay:

“Không than việc đã qua

Không mong việc sắp tới

Sống ngay với hiện tại

Do vậy sắc thù diệu.

Do mong việc sắp tới

Do than việc đã qua,

Nên kẻ ngu héo mòn

Như lau xanh lìa cành”.

Như dòng sông luôn trôi chảy không ngừng, cũng vậy, sự sống con người phải tuân theo quy luật đó, tức là vẫn phải “đang là”. Đây chính là ý nghĩa của sự sống. Một sự sống luôn luôn hiện hữu trong cơ chế “vận hành” và “chuyển hoá”. Cho nên, giá trị hạnh phúc chỉ được thiết lập ngay trong hiện tại. Hay nói cách khác, chỉ có hiện tại mới định hình cho sự sống và sự sống thực sự có ý nghĩa khi biết sống cho hiện tại với thực tại “đang là”. Do đó, tất cả hình ảnh u buồn, những âm thanh sắc, đường nét biểu lộ tâm lý chán chường, than thở của “một tâm hồn bé nhỏ, mang mang thiên cổ sầu” cần phải xua tan, đoạn tận. Thậm chí, mọi sự mơ tưởng về viễn cảnh tương lai hão huyền cần phảithái độ khép lại cánh cửa tư duy hữu ngã, để khỏi rơi vào thế giới phi thực giả tạo. Cả hai nếp sống “kéo về nếp sống quá khứ” và “mơ màng về viễn cảnh tương lai” đều dẫn dắt con người đi vào con đường ngõ cụt của sự giải thoát khổ đau ngay trong hiện tại đầy sống động.

Trong khi đó, sự sống thực tế cần phải bước ra ngoài những tác nhân gây rối loạn tâm lý, đi từ sự ly tham, ly sân, ly si. Tại đây, tất cả mọi ý tưởng, suy tư từ bên trong tâm thức cho đến hành vi, việc làm biểu lộ bên ngoài đều được Tuệ soi rọi. Nơi nào có Tuệ xuất hiện nơi đó thiết lập được giá trị hạnh phúc chân chính, thông qua sự hành trì bởi định lựcgiới luật có khả năng tháo gỡ những gông cùm khổ đau xiềng xích con người. Thực tế, đời sống hiện thực cho chúng ta thấy rõ những tâm hồn bệnh hoạn, chứa chất những tâm lý đố kỵ, ganh ghét, tham lam, nuối tiếc, lo âu sợ hãi hay mơ mộng về viễn cảnh tương lai hão huyền… thường có thái độ sống bất cần và buông thả theo dòng đời. Họ không phân biệt đâu là điều bất thiện cần phải tránh xa để đoạn tận; đâu là điều thiện cần phải nỗ lực học tập để hành trì thực hiện để đem lại sự lợi ích cho mình, cho mọi người.

Thật sinh động và đầy tính hiện thực khi Đức Phật dùng hình ảnh: “Như cây lau xanh lìa cành” để ví von cho những kẻ ngu đi vào ngõ tối không có đuốc trí tuệ soi sáng dẫn đường. Ngài từng dạy bảo mọi người về một cuộc sống hướng thượng được khởi đầu bằng thái độ sống đi từ Giới đức, Tâm đức, Tuệ đức để chuẩn hoá, phân biệt thiện hay bất thiện. Thái độ sống này cũng được Thế Tôn phân biệt rõ ràng, cụ thể khi Ngài xác định thế nào là sự nguy hại của sự bất thiện và cái lợi ích của thiện đem tới: “Ta tuyên bố một cách dứt khoát: Này A Nan Đà, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác là điều không nên làm. Nếu làm những điều không nên làm ấy thời có những nguy hại như sau được chờ đợi: Tự mình chê trách mình, sau khi biết thời kẻ trí chê trách, tiếng ác đồn xa, bị si ám khi mệnh chung, sau khi chết bị sinh vào cõi dữ, cõi ác”.

Ngược lại, Đức Phật cũng dạy: “Này A Nan Đà, Ta tuyên bố dứt khoát rằng thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện, là điều nên làm. Nếu làm những điều nên làm ấy thì những lợi ích như sau được chờ đợi: Tự mình không chê trách mình, khi được biết kẻ trí sẽ tán thán, tiếng lành đồn xa, khi mệnh chung không bị si ám, sau khi chết được tái sinh vào cõi trời, cõi đời này” [3]. Như vậy, giá trị hiện tại lạc trú của đạo Phậttác dụng hướng dẫn con người từ bỏ nếp sống bất thiện dẫn đến khổ đau, thực hành nếp sống thiện đem lại hạnh phúc an lạc. Muốn đạt kết quả ấy, Đức Phật thường xuyên khuyên bảo mỗi người cần phải phản tỉnhphản tỉnh nhiều lần để nhận ra thiện ác vàng thau lẫn lộn giữa lớp sương mù che phủ cuộc đời vốn “bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm, bất nhất, bất nhị”. Đức Phật thiết tha kêu gọi chúng ta phàm việc gì cần phải phản tỉnh nhiều lần từ khi khởi sự, đến lúc đang tiến hành, sau cùng là kết thúc một công việc.

Có như vậy, mỗi việc làm về thân, về lời nói hay ý nghĩ đều được xác định rõ ràng về thiện hay bất thiện. Nếu việc làm ấy dẫn đến kết quả bất thiện hại mình, hại người, hại cả hai thì nên chấm dứt từ bỏ. Nếu việc làm ấy là thiện thì nên nỗ lực tinh tấn, sinh tâm hoan hỷ làm cho tăng trưởng để lợi mình, lợi người, lợi cả hai. Chính Đức Phật đã khuyến tấn cho La Hầu La nên làm như vậy để xác định giá trị tự thân con người: “Này La Hầu La, khi nhà ngươi đang làm, đã làm thân nghiệp, nhà ngươi cần phải phản tỉnh thân nghiệp ấy như sau: Thân nghiệp ngày ta đang làm, đã làm đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến khổ đau, đem quả báo đau khổ. Một thân nghiệp như vậy, này La Hầu La, nhà ngươi cần phải tỏ lộ, cần phải trình bày các vị Đạo sư hay các vị đồng phạm hạnh có trí. Sau khi đã thưa lên, tỏ lộ, trình bày cần phải phòng hộ trong tương lai”. “Lại nữa, nếu trong khi phản tỉnh, này La Hầu La, nhà ngươi phải biết như sau: Thân nghiệp này ta đã làm, không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai, thời thân nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc. Do vậy, này La Hầu La nhà ngươi phải trú trong niềm hoan hỷ, tự mình tu học ngày đêm trong các thiện pháp” [4].

Với lời dạy quý báu này, lần nữa, Đức Phật đã xác định rõ giá trị cao cả nhất của đạo Phậtgiá trị thiết thực hiện tại. Chính giá trị này đã đưa con người từ địa vị phàm phu tục tử trở thành bậc Thánh giữa cõi đời này nếu tự thân biết tu tập, biết sống theo nếp sống đạo đức hướng thượng đầy an lạc. Nếp sống này mở ra cho chúng ta một cái nhìn vào thực tại “đang là” đầy sống động của hiện tại. Tự mình nhìn ra những nguyên nhân gây nên khổ đau, những lo âu sợ hãi để rồi tự mình dập tắt những nguyên nhân khổ đau bất hạnh.

Thế thì, tất cả mọi giá trị của con người đều được xác lập trên mọi hành vi, việc cụ thể được quy chiếu vào cặp phạm trù nhân quả biện chứng. Đức Phật cũng như mọi người đều phải sống theo nguyên lý này đã thực thi quá trình chuyển hoá nội tâm đi từ đời sống thiện đến sự thăng hoa của thiện, từ đời sống đầy nhân bản chuyển sang Phật bản. Đây chính là ý nghĩa sống cao cả nhất của đạo Phật, là mục đích tối hậu của con người trong suối nguồn hạnh phúc thực sự. Tại đây, đời sống của chúng ta được lý giải bằng thuyết Nghiệp của đạo Phật rất thiết thực hiện tại. Kinh Pháp Cú, kệ 67 ghi:

“Việc làm không chánh thiện

Mắt nhuốm lệ không than

Và nghiệp làm chánh thiện

Hoan hỷ, ý đẹp lòng”.

Trong ý nghĩ này, tự thân mỗi người bắt đầu bước vào suối nguồn Tuệ giác vô thượng. Chính tại nơi đây, bức tường vọng kiến của “tư duy hữu ngã” hoàn toàn sụp đổ, mở ra một lối đi về băng qua những lối mòn được giới hạn ở hai đầu “sanh” và “diệt”, “đoạn” và “thường”, “đi” và “đến”, “đồng nhất” và “dị biệt” của không gian vô tận, thời gian vô cùng của giây phút “thiết thực hiện tại” miên trường nhiệm mầu. Quá khứ, hiện tại, vị lai của một sinh mệnh thực chấtmột đời sống sinh động trôi chảy không ngừng không có điểm khởi đầu cũng như kết thúc. Thế thì, từ trong thực tánh Duyên khởi bước ra, vấn đề Nhân quả, Nghiệp báo của một sinh mệnh con người được quyết định tại giây phút hiện tại “đang là” của sự vận hành đối với thực thể đang “sống về”. Đến đây, chúng ta có thể nói, giá trị thiết thực hiện tại trong đạo Phật chính là điều kiện và đủ để xác lập nên giá trị hạnh phúc vĩnh hằng trong thế giới Vô sanh bất diệt ngay giữa cõi đời này.

Tóm lại, sống trong thế giới đầy biến động của thế kỷ XXI này, con người phải đối diện với sự sống và sự chết trong khoảnh khắc vô thường của nạn dịch COVID-19 gây ra thì mới thấy hết giá trị nếp sống hiện tại lạc trú của đạo Phật. Khi mọi giá trị trên đời này được một số người nhận thức sai lệch về ý nghĩa của sự sống bằng cách chuẩn hoá thước đo đồng tiền đã làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thốngbáo chí gần đây đưa tin thì con người mới nhận chân và ý thức chân giá trị hiện tại của đạo Phật là suối nguồn quyết định hạnh phúc loài người. Vấn đề cuối cùngchúng ta cần phải tự mình chiêm nghiệm, tự mình hành trì theo nếp sống hướng thượng, theo lời Phật dạy, chắc rằng ai ai cũng được hạnh phúc an lạc ngay cõi đời này.

 

Chú thích:

* TT.TS Thích Phước Đạt – Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

[1] Kinh Trung bộ II. Tiểu kinh Malunkya, Thích Minh Châu dịch, Trường Cao cấp Phật học Việt Nam ấn hành 1986, tr.139.

[2] Kinh Trung bộ III. Kinh Nhất Dạ Hiền Giả, Thích Minh Châu dịch, Trường Cao cấp Phật học Việt Nam ấn hành 1986, tr.336-337.

[3] Kinh Tăng Chi I, số 70, Thích Minh Châu dịch, Trường Cao cấp Phật học Việt Nam ấn hành 1986.

[4] Kinh Trung Bộ II và III. Kinh số 61, 62 và 147, Thích Minh Châu dịch, Trường Cao cấp Phật học Việt Nam ấn hành 1986.

 
(Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo Số 379 Chủ Đề: An Trú Trong Hiện Tại)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2719)
Trong kinh Trung A-hàm, kinh Trưởng lão thượng tôn buồn ngủ[1] đề cập đến một loại phiền não thường xuất hiện trong quá trình tu tập của bất kỳ ai, đó là phiền não buồn ngủ
(Xem: 2297)
Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhận,
(Xem: 2351)
Giới, Định, Tuệ (Pāli: Tisso Sikkhā) là Tam học, cũng gọi là Tam vô lậu học – một thuật ngữ vô cùng quan trọng
(Xem: 3693)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2561)
Cầu Pháp có nghĩa là tìm hiểuthực hành Chánh pháp. Hiểu đúng về lời Thế Tôn dạy, thấy rõ con đường tu từ phàm lên Thánh,
(Xem: 2712)
Trên thế gian này, không có bất kỳ sự tồn tại nào mang ý nghĩa độc lập mà có thể xuất hiện, muốn tồn tại được chính là nhờ vào các mối quan hệ hỗ tương tạo nên
(Xem: 3072)
Pháp Thủ Nhãn lấy Kinh Hoa Nghiêm làm bộ sườn của sự học hỏi gọi là Lý. Thực hành theo pháp 42 Thủ Nhãn của chú Đại Bi là Sự, là nền tảng của Thủ Nhãn.
(Xem: 2146)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2257)
“Phật chủng tùng duyên khởi” – giống Phật do duyên sanh. Không phải chỉ có tạo “duyên” là được mà phải có chủng tử (hạt giống) đã gieo trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 2564)
Trong gần 60 năm qua, tôi đã làm việc với rất nhiều nhà lãnh đạo của các chính phủ, công ty và các tổ chức khác nhau. Qua đó, tôi thấy xã hội của chúng ta đã phát triển và thay đổi như thế nào.
(Xem: 2805)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu.
(Xem: 2631)
Viên ngọc và hoa sen Phật tánh là cái không thể hư hoại, dầu trong lửa phiền não cháy mãi của thế gian sanh tử này.
(Xem: 2390)
Khi vào nhà đạo, làm con của Đức Phật thì như trăm sông hòa vào biển cả.
(Xem: 2398)
Trong kinh Tăng Chi Bộ[1] có chép: “Một hôm, có người Bà la môn đến gặp đức Phật, ông ta bạch rằng
(Xem: 2965)
Căn cứ vào lời Phật dạy căn bản trong Kinh Nam Truyền là vào các ngày mồng 1, 8, 14, 15, 23 và 30 là những ngày trai mà người Phật tử
(Xem: 2390)
Lòng Từ không chỉ là chất liệu cho sự hạnh phúc của bản thân mà nó còn là hạt giống cho sự hạnh phúc của toàn nhân loại.
(Xem: 2076)
Này thiện nam tử, ngươi trụ trong giải thoát tự tại chẳng thể nghĩ bàn của Bồ tát, thọ những hỷ lạc của tam muội Bồ tát,
(Xem: 2168)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả,
(Xem: 2264)
Trong sự tu hành, danh lợi là những thứ chướng ngại không dễ vượt qua. Lợi thì thô, dễ thấy và còn có điểm dừng nhưng danh thì vi tế và vô hạn.
(Xem: 2382)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2438)
Theo Phật giáo, mặc dầu có nhiều quan điểm hạnh phúc khác nhau, nhưng tất cả không ngoài hai phạm trù: hạnh phúc từ kinh nghiệmcảm thọ giác quan trong cuộc sống
(Xem: 2481)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương II, phẩm Các Hi Vọng, đức Phật dạy: “Có hai hạng người này, này các tỳ kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai?
(Xem: 2978)
Tiếng chuông điểm dứt Bát Nhã Tâm Kinh như hoà vào không gian tĩnh lặng khiến làn gió thoảng qua cũng dịu dàng ngân theo lời kinh vi diệu “ … Sắc tức thị không. Không tức thị sắc …”
(Xem: 2322)
Khi nhìn thấy chư Tăng – Ni xếp chân ngồi thiền định, tôi (T.Sư Goenka) nhớ lại lời dạy của đức Phật.
(Xem: 1927)
“Bấy giờ đồng tử Thiện Tài cung kính đi nhiễu bên phải đại Bồ tát Di Lặc xong bèn thưa rằng: Cầu xin đại thánh mở cửa lầu gác cho con được vào.
(Xem: 2440)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương III, phẩm Lớn, bài kinh Sở Y Xứ, đức Phật có nói về quan điểm của ngoại đạo.
(Xem: 1859)
Trước đây không lâu tôi có đọc một quyển sách của một học giả Phật giáo lỗi lạc và tôi chú ý đến nhận định sau đây:
(Xem: 2552)
Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của cuộc sống bình ổn. Ngài luôn luôn hướng dẫn nhân loại, chúng sinh hướng đến sự hòa bình
(Xem: 2695)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên?
(Xem: 2702)
Trong thế gian này hận thù không bao giờ làm chấm dứt hận thù, chỉ có không hận thù mới xoá tan hận thù. Đó là quy luật tự ngàn xưa. Kinh Pháp Cú 5
(Xem: 2461)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 2289)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2570)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu,
(Xem: 2208)
Đạo đứccăn bản làm người. Một khi có đạo đức rồi, chúng ta mới có thể đứng vững được.
(Xem: 2983)
Đạo Phật thường có câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (khởi tâm niệm mà chẳng trụ trước vào bất kỳ quan niệm, tình cảm hay hình tướng gì cả).
(Xem: 2404)
Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:
(Xem: 2324)
Như một cách lựa chọn để hiểu về sự đa dạng hình thái của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XXI, bài viết này đề xuất một mô hình
(Xem: 2192)
Phật giáo, nhất là Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: Khế lý và Khế cơ.
(Xem: 2899)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 3792)
Trong lịch sử nhân loại, Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên đã giảng dạy những phương thức đem đến hạnh phúc cho con người và cả cho thiên giới.
(Xem: 2689)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 2795)
Sinh – lão – bệnh – tử là quá trình không ai có thể tránh khỏi. Với niềm tin từ kinh sách, truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, khi có người chết
(Xem: 2385)
Bồ đề tâmphát nguyệnthực hành Bồ tát hạnh để đạt đến giác ngộ trong mong muốn giáo hóagiải thoát chúng sanh
(Xem: 2451)
Khi đọc lịch sử Đức Phật, có lẽ độc giả đều nhận ra lý do Thái tử Tất-đạt-đa (Sidhartha) quyết chí xuất gia tìm đạo.
(Xem: 2345)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 2099)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá
(Xem: 2383)
Nếu Đức Phật có thể cứu độ tất cả chúng sinh thì sẽ không có nhiều vị Phật, chỉ một vị Phật là đủ.
(Xem: 2692)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vongẤn Độ.
(Xem: 3690)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant