Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Trú Tâm Tỉnh Giác Để Sống Đời An Lạc

20 Tháng Mười Hai 202120:21(Xem: 3072)
Trú Tâm Tỉnh Giác Để Sống Đời An Lạc
Trú Tâm Tỉnh Giác Để Sống Đời An Lạc 

Thích Thiện Mãn


mua xuan cua hien tai

Sự phát triển của thời đại công nghệ số, cám dỗ vật chất và những thách thức từ khủng hoảng môi trường, dịch bệnh, kinh tế, xã hội,… khiến con người mỏi mệt và đầy lo toan. Trước nhịp sống hối hả đó, đã có không biết bao mảnh đời lầm đường lạc lối và khổ đau. Họ muốn tìm những năng lượng yêu thương và đồng cảm, những phút giây bình yên và không bị lôi cuốn theo các pháp hiện tại để sống đời an lạc hơn.

KHỔ ĐAU TỪ LỐI SỐNG PHÓNG DẬT 

Trong Kinh Pháp Cú, phẩm Không Phóng Dật, bài kệ số 21 ghi rằng:

“Không phóng dật, đường sống,
Phóng dật là đường chết,
Không phóng dật, không chết,
Phóng dật như chết rồi” [1].

Hằng ngày, con người sống vội vã trong ăn uống, nấu nướng, tắm giặt, giao tiếp, ngủ nghỉ,… Vì sao như thế? Bởi họ sợ không kịp thời gian, lo chạy đua với cuộc sống vật chất và mong muốn một tương lai tươi sáng. Trong cuộc rong ruổi tìm cầu đó, đã có không ít người khổ đau và tuyệt vọng trước những nghịch cảnh tự thân hoặc ăn năn trước việc sa đọa vào những tệ nạn xã hội. Trong Kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt, Đức Phật đã dạy cho Thi-ca-la-việt về sáu nguyên nhân phung phí tài sản:

1. Đam mê các loại rượu sẽ khiến tài sản tổn thất, đấu tranh tăng trưởng, bệnh tật dễ xâm nhập, ảnh hưởng danh dự, trí lực tổn hại,…

2. Du hành đường phố phi thời sẽ ít ai che chở, vợ con không được bảo bọc, tài sản không được bảo quản, bị tình nghi với các việc xấu ác, nạn nhân của tin đồn, tự rước vào thân nhiều khổ não.

3. La cà đình đám ở những nơi hát, múa, nhạc, tán tụng, trống,…

4. Đam mê cờ bạc sẽ sanh tâm oán khi thắng hoặc sầu lo khi thua, tài sản tổn thất, lời nói nơi pháp đình không hiệu lực, bạn bè khinh chê, ảnh hưởng hôn nhân.

5. Thân cận bạn ác để loạn hành, cờ bạc, nghiện rượu, trá ngụy, bạo động và lừa gạt.

6. Lười biếng khi thời tiết quá nóng hay quá lạnh, hoặc việc làm quá sớm hay quá trễ, hoặc khi bụng quá đói hoặc quá no [2].

Vì sống buông lung theo năm dục (tiền tài, sắc đẹp, danh lợi, ăn uống và ngủ nghỉ), không tin Nhân quả Nghiệp báo: “Ta là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào ta sẽ làm, thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy” [3], khiến biết bao thói hư tật xấu, những tập khí bất thiện, nghiệp chướng đã và đang gây tạo, những lối suy nghĩ tiêu cực cùng các việc làm sai trái,… gây phiền khổ cho ta. Nguồn gốc khổ đau đó được Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ kheo, chính là ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái” [4]. Trong nhiều bài pháp, Đức Phật đã giảng về cách tu tập chuyển hóa để con ngườiđời sống hạnh phúc hơn.

KINH NHỨT DẠ HIỀN GIẢ: MỘT TRONG NHỮNG PHÁP TU CHUYỂN HÓA ĐỜI SỐNG PHÓNG DẬT 

Kinh Nhứt Dạ Hiền Giả (Bhaddekaratta Sutta) là bài kinh số 131, thuộc Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikāya), được Đức Thế Tôn thuyết cho chúng Tỳ kheo tại tinh xá Kỳ Viên. Đức Phật dạy rằng:

“Quá khứ không truy tìm,

Tương lai không ước vọng,

Quá khứ đã đoạn tận,

Tương lai lại chưa đến,

Chỉ có pháp hiện tại,

Tuệ quán chính ở đây.

Không động, không rung chuyển,

Biết vậy, nên tu tập,

Hôm nay nhiệt tâm làm,

Ai biết chết ngày mai?

Không ai điều đình được,

Với đại quân thần chết,

Trú như vậy nhiệt tâm,

Đêm ngày không mệt mỏi,

Xứng gọi Nhứt dạ hiền,

Bậc an tịnh, trầm lặng” [5].

Đức Phật đã khuyến tấn hàng đệ tử thực hành quán chiếu năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành và thức) là vô ngã, không truy tìm sự hân hoan trong quá khứ cũng như ước vọng với tương lai, sống trọn vẹn hạnh phúc an vui ngay trong từng phút giây hiện tại. Để không bị lôi cuốn theo các pháp hiện tại, Đức Thế Tôn dạy rằng: “Này các Tỳ kheo, có vị đa văn Thánh đệ tử, đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh; đi đến các bậc chơn nhân, thuần thục pháp các bậc chơn nhân, tu tập pháp các bậc chơn nhân. Vị này không quán sắc là tự ngã, không quán tự ngã là có sắc, không quán sắc là trong tự ngã, không quán tự ngã trong sắc; không quán thọ,… không quán tưởng,… không quán hành,… không quán thức là tự ngã, không quán tự ngã là có thức, không quán thức là trong tự ngã, không quán tự ngã trong thức. Như vậy, này các Tỳ kheo, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại” [6].

Ngoài ra, vào một buổi chiều nọ, trước khi Đức Thế Tôn đến giảng trường Kỳ Viên, Tôn giả A-nan (Ānanda) đã “Thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỳ kheo. Con đã giảng Nhứt dạ hiền giả, tổng thuyết và biệt thuyết” [7]. Ngược lại, một hôm khác, sau khi Tôn giả Samiddhi và đại chúng nghe Đức Phật tổng thuyết vắn tắt bài kệ, nhưng không được giải nghĩa, nên đã đến thỉnh Tôn giả Đại Ca-chiên-diên (Mahākaccāna) giảng giải ý nghĩa bài kệ đó. Đức Phật khen Tôn giả Đại Ca-chiên-diên rằng: “Này các Tỳ kheo, Mahākaccāna là bậc Hiền trí. Này các Tỳ kheo, Mahākaccāna là bậc Đại trí tuệ. Này các Tỳ kheo, nếu các ông hỏi Ta về ý nghĩa này, Ta cũng giải thích cho các ông như vậy, như Mahākaccāna đã giải thích. Thật sự ý nghĩa là vậy, và các ông hãy thọ trì như vậy” [8].

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG AN LẠCTỈNH GIÁC TRONG TỪNG PHÚ GIÂY HIỆN TẠI 

Nhận chân được rằng quá khứ đã qua rồi, tương lai thì chưa đến, hiện tại cũng không trụ, bởi vạn pháp đều do duyên sinh vô ngã, người đó sẽ điều phục thân tâm, an trú tỉnh giác, tu tập hướng thiện để đạt hạnh phúcan lạc ngay trong hiện tại:

“Sống tỉnh giác,

Sạch thân tâm,

Thấu rõ mọi thứ,

Duyên sinh không thật,

Vui giải thoát” [9].

Thứ nhất là quán chiếu năm uẩn, Đức Phật đã dạy hàng Tỳ kheo nói riêng và mọi người nói chung hãy sống xa lìa tham chấp, đoạn diệt ái, để đặt gánh nặng năm uẩn xuống, không còn khổ đau qua bài Kinh Gánh Nặng:

“Năm uẩn là gánh nặng,

Kẻ gánh nặng là người,

Mang lấy gánh nặng lên,

Chính là khổ ở đời.

Còn đặt gánh nặng xuống,

Tức là lạc, không khổ,

Đặt gánh nặng xuống xong,

Không mang thêm gánh khác.

Nếu nhổ khát ái lên,

Tận cùng đến gốc rễ,

Không còn đói và khát,

Được giải thoát tịnh lạc!” [10].

Đức Phật từng dạy có hai hạng người cao quý giữa cuộc đời: Một là người chưa từng phạm tội lỗi; hai là người phạm tội lỗi mà biết ăn năn hối cải và không tái phạm nữa. Vì thế, những tâm hồn lầm lỗi, sa ngã vào con đường mại dâm, ma túy, cờ bạc, trộm cướp,… Hãy thức tỉnh quay về con đường chân chánh, sống trong sạchlương thiện, vun bồi đạo đức tự thân và có ích cho xã hội. Phật giáo, các tổ chức đoàn thể xã hội và Nhà nước luôn chung tay góp sức, động viên tinh thầngiới thiệu việc làm để tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp cho những con người khổ đau đó. Vì thế:

Mỗi người như một đóa hoa góp phần tô điểm sơn hà đẹp tươi,

Mỗi người như một nụ cười để cho nhân loại cùng vơi nỗi sầu [11].

Thứ hai là nâng cao thân lực và tâm lực, mọi người phải thường xuyên thể dục để thân thể khỏe mạnh, ăn ngủ tiết độ, ứng xử đúng mực, suy nghĩ thiện lành, lời nói từ ái, hành động chân chánh (làm việc đúng lương tâm, tọa thiền, nghe và tìm hiểu Phật pháp, kính trọng Tam bảo, từ thiện giúp những gia đình khó khăn,…) nhằm phát triển năng lượng sống tích cực. Đặc biệt, Đức Phật dạy các Tỳ kheo nói riêng và mọi người nói chung vượt qua năm điều sợ hãi:

1. Sợ hãi về sinh sống.

2. Sợ hãi về tiếng đồn xấu.

3. Sợ hãi về xấu hổ trong hội chúng.

4. Sợ hãi về chết.

5. Sợ hãi về ác thú [12].

Để thẩm sát và nhiếp phục năm sợ hãi đó, hành giả tu tập cần thành tựu bốn lực là:

1. Tuệ lực.

2. Tinh tấn lực.

3. Vô tội lực.

4. Năng nhiếp lực [13].

Tức là, trong sinh hoạt hàng ngày, người đó phải rõ biết pháp thiệnbất thiện để tinh tấn hành trì, nhiếp phục ba nghiệp không gây tạo các điều tội lỗi; đồng thời thực hành bốn nhiếp pháp như bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự. Trong bốn pháp nhiếp phục đó, pháp thí là hơn hết trong bố thí, thuyết pháp là hơn hết trong ái ngữ, khuyến tấn người an trú đối với niềm tin, bố thí, trì giớitrí tuệ là hơn hết trong lợi hành, tu tập với các vị chứng quả đồng phạm hạnh là hơn hết trong đồng sự [14]. Bằng năng lượng an lành, không sợ hãi, hành giả sẽ không gây áp lực, chống trái hoặc hãm hại người khác, mà luôn hộ trì mình và người bằng tình thương an lạc trong hiện tạimai sau.

Thứ ba là phát triển thiện phápnăng lượng bình an, ai trong đời cũng có những phút giây lầm lỗi, đối diện khổ đau, để rồi lo nghĩ vẩn vơ, không liên hệ gì đến thiện pháp. Nếu hồi đầu cảnh tỉnh, tập buông xả những ký ức khổ đau sẽ là một liệu pháp điều phục tâm bệnh. Bao chuyện u hoài trong quá khứ, nhiều nỗi đau âm ỉ hiện về khiến lòng người tái tê, quằn quại. Buông xả để thanh lọc nội tâm và cũng là phương thức vươn lên, khắc phục khiếm khuyết của chúng ta. Người đó dứt trừ tham chấp, không để những điều bất thiện hay tệ nạn xã hội làm che mờ lý trí, không dung túng những tập khí xấu ác làm khổ đau cho mình và mọi người. Ta tự hứa với lòng không được sa lầy vào hố sâu tội lỗi hay những thói hư tật xấu, nguyện nỗ lực thực hành các thiện pháp như: “Ly sát sanh, ly thâu đạo, ly tà dâm, không vọng ngôn, ly lưỡng thiệt, ly ác khẩu, ly ỷ ngữ, ly tham, ly sân, ly si” [15].

Hằng ngày, hành giả sống không phóng dật, hộ trì các căn, không chạy theo năm dục, siêng năng thực tập thiền định để tăng sức định tĩnh, kinh hành tạo ra sự an ổn thư thái, niệm Phật để gia tăng an định, từ thiện hoặc cúng dường để tạo niềm an vui tích cực, nghe pháp để định hướng tu tập,… Đức Phật cũng đã từng bảo rằng: Sự an lạc về sở hữu vật chất chỉ bằng một phần mười sáu những an lạc, hạnh phúc về mặt tinh thần [16]. Tiêu biểu như Tổng Hạnh phúc Quốc gia (Gross National Happiness) của đất nước Bhutan cũng đề cập đến việc cảm thọ hạnh phúc tinh thần.

Tóm lại, hạnh phúc hay khổ đau đều do chính chúng ta quyết định. Đừng buông lung theo năm dục, chấp chặt vào năm uẩn và gây ra nhiều điều bất thiện để rồi phải gánh chịu nhiều điều khổ đau. Vươn lên từ vấp ngã, hành giả nói riêng và mọi người nói chung siêng năng làm các việc phước thiện, sống trọn vẹn và an vui trong từng phút giây hiện tại, từng bước hoàn thiện đạo đức tự thân, góp phần kiến tạo cõi Tịnh độ giữa nhân gian, lợi lạc cho mình và cho mọi người.

 

Chú thích:

* ĐĐ. Thích Thiện Mãn – Học viên Thạc sĩ khóa III, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.

[1]. Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền (2018), Kinh Tiểu Bộ, tập 1, Kinh Pháp Cú, Thích Minh Châu (dịch), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.44.

[2]. Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền (2018), Kinh Trường Bộ, Kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt, Thích Minh Châu (dịch), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.622-623.

[3]. Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền (2018), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, chương 5, phẩm Triền cái, Kinh Sự Kiện Cần Phải Quan Sát, Thích Minh Châu (dịch), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.672.

[4]. Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền (2018), Kinh Tương Ưng Bộ, Đại phẩm, chương Tương ưng sự thật, phẩm Chuyển pháp luân, Kinh Như Lai Thuyết, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.783.

[5]. Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền (2017), Kinh Trung Bộ, tập 2, Kinh Nhứt Dạ Hiền Giả, Thích Minh Châu (dịch), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.519-520.

[6]. Kinh Nhứt Dạ Hiền Giả, tr.521.

[7]. Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền (2017), Kinh Trung Bộ, tập 2, Kinh A-Nan Nhứt Dạ Hiền Giả, Thích Minh Châu (dịch), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.524.

[8]. Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền (2017), Kinh Trung Bộ, tập 2, Kinh Đại Ca-Chiên-Diên Nhứt Dạ Hiền Giả, Thích Minh Châu (dịch), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.534.

[9]. Thích Hạnh Tuệ (2017), Hạnh phúc minh trần, Nxb. Lao động, Hà Nội, tr.29.

[10]. Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền (2018), Kinh Tương Ưng Bộ, tập 3, chương Tương ưng uẩn, phẩm Gánh nặng, Kinh Gánh Nặng, Thích Minh Châu (dịch), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.657.

[11]. Thích Hạnh Tuệ (2017), Sđd., tr.166.

[12]. Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền (2018), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, chương Chín pháp, phẩm Chánh giác, Kinh Những Sức Mạnh, Thích Minh Châu (dịch), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.447.

[13]. Kinh Những Sức Mạnh , tr.446.

[14]. Kinh Những Sức Mạnh, tr.446-447.

[15]. Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền (2018), Kinh Trường Bộ, Kinh Phúng Tụng, Thích Minh Châu (dịch), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.688.

[16]. Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền (2018), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, chương Bốn pháp, phẩm Nghiệp công đức, Kinh Không Nợ, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.413.

(Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo Số 379 Chủ Đề: An Trú Trong Hiện Tại)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3122)
Dưới hiên mưa vắng hồn khua nước Thả chiếc thuyền con ngược bến không
(Xem: 2205)
Trong kinh Tăng chi bộ (6.19, kinh Maraṇasati, HT.Thích Minh Châu dịch), Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 2289)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2441)
Tánh nghe được giảng nhiều trong Kinh Lăng Nghiêm. Sau đây, chúng ta sẽ dùng vài đoạn Kinh Lăng Nghiêm để tìm hiểunhận biết tánh nghe.
(Xem: 2383)
Ngài trụ trì thiền viện Baan Taad nằm tại vùng nông thôn gần ngôi làng nơi ngài đã sinh ra và lớn lên.
(Xem: 2430)
Tội lỗi, ác nghiệp tồn tại ở trong tâm, không nằm ở ngoài thân nên tắm rửa chỉ trừ được bụi bẩn trên người mà thôi, không chuyển hóa được tâm ô uế.
(Xem: 2107)
"Một thời Đức Phật đến Uất-bệ-la, bên bờ sông Ni-liên-nhiên, ngồi dưới gốc cây A-đa-hòa-la Ni-câu-loại vào lúc mới thành đạo.
(Xem: 2472)
Trong Tăng Chi Bộ 6.19, Kinh Maraṇasati, Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 2948)
Sau khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, bài kinh Ngài dạy đầu tiên đó là bài kinh Vô Ngôn. Cốt lõi của bài kinhlòng biết ơn.
(Xem: 2565)
Dẫu có bao công đức, Như tôn kính chư Phật và thực hành bố thí, Tích lũy qua hàng ngàn kiếp sống, Một phút sân hận sẽ thiêu hủy tất cả.
(Xem: 2604)
Bất cứ thứ gì có hình sắc đều đem đến phiền não.
(Xem: 2886)
Trong kinh Trung A-hàm, kinh Trưởng lão thượng tôn buồn ngủ[1] đề cập đến một loại phiền não thường xuất hiện trong quá trình tu tập của bất kỳ ai, đó là phiền não buồn ngủ
(Xem: 2466)
Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhận,
(Xem: 2505)
Giới, Định, Tuệ (Pāli: Tisso Sikkhā) là Tam học, cũng gọi là Tam vô lậu học – một thuật ngữ vô cùng quan trọng
(Xem: 3929)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2706)
Cầu Pháp có nghĩa là tìm hiểuthực hành Chánh pháp. Hiểu đúng về lời Thế Tôn dạy, thấy rõ con đường tu từ phàm lên Thánh,
(Xem: 2933)
Trên thế gian này, không có bất kỳ sự tồn tại nào mang ý nghĩa độc lập mà có thể xuất hiện, muốn tồn tại được chính là nhờ vào các mối quan hệ hỗ tương tạo nên
(Xem: 3195)
Pháp Thủ Nhãn lấy Kinh Hoa Nghiêm làm bộ sườn của sự học hỏi gọi là Lý. Thực hành theo pháp 42 Thủ Nhãn của chú Đại Bi là Sự, là nền tảng của Thủ Nhãn.
(Xem: 2212)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2424)
“Phật chủng tùng duyên khởi” – giống Phật do duyên sanh. Không phải chỉ có tạo “duyên” là được mà phải có chủng tử (hạt giống) đã gieo trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 2716)
Trong gần 60 năm qua, tôi đã làm việc với rất nhiều nhà lãnh đạo của các chính phủ, công ty và các tổ chức khác nhau. Qua đó, tôi thấy xã hội của chúng ta đã phát triển và thay đổi như thế nào.
(Xem: 2908)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu.
(Xem: 2767)
Viên ngọc và hoa sen Phật tánh là cái không thể hư hoại, dầu trong lửa phiền não cháy mãi của thế gian sanh tử này.
(Xem: 2543)
Khi vào nhà đạo, làm con của Đức Phật thì như trăm sông hòa vào biển cả.
(Xem: 2544)
Trong kinh Tăng Chi Bộ[1] có chép: “Một hôm, có người Bà la môn đến gặp đức Phật, ông ta bạch rằng
(Xem: 3108)
Căn cứ vào lời Phật dạy căn bản trong Kinh Nam Truyền là vào các ngày mồng 1, 8, 14, 15, 23 và 30 là những ngày trai mà người Phật tử
(Xem: 2523)
Lòng Từ không chỉ là chất liệu cho sự hạnh phúc của bản thân mà nó còn là hạt giống cho sự hạnh phúc của toàn nhân loại.
(Xem: 2208)
Này thiện nam tử, ngươi trụ trong giải thoát tự tại chẳng thể nghĩ bàn của Bồ tát, thọ những hỷ lạc của tam muội Bồ tát,
(Xem: 2311)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả,
(Xem: 2405)
Trong sự tu hành, danh lợi là những thứ chướng ngại không dễ vượt qua. Lợi thì thô, dễ thấy và còn có điểm dừng nhưng danh thì vi tế và vô hạn.
(Xem: 2506)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2598)
Theo Phật giáo, mặc dầu có nhiều quan điểm hạnh phúc khác nhau, nhưng tất cả không ngoài hai phạm trù: hạnh phúc từ kinh nghiệmcảm thọ giác quan trong cuộc sống
(Xem: 2629)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương II, phẩm Các Hi Vọng, đức Phật dạy: “Có hai hạng người này, này các tỳ kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai?
(Xem: 3177)
Tiếng chuông điểm dứt Bát Nhã Tâm Kinh như hoà vào không gian tĩnh lặng khiến làn gió thoảng qua cũng dịu dàng ngân theo lời kinh vi diệu “ … Sắc tức thị không. Không tức thị sắc …”
(Xem: 2470)
Khi nhìn thấy chư Tăng – Ni xếp chân ngồi thiền định, tôi (T.Sư Goenka) nhớ lại lời dạy của đức Phật.
(Xem: 2072)
“Bấy giờ đồng tử Thiện Tài cung kính đi nhiễu bên phải đại Bồ tát Di Lặc xong bèn thưa rằng: Cầu xin đại thánh mở cửa lầu gác cho con được vào.
(Xem: 2522)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương III, phẩm Lớn, bài kinh Sở Y Xứ, đức Phật có nói về quan điểm của ngoại đạo.
(Xem: 1984)
Trước đây không lâu tôi có đọc một quyển sách của một học giả Phật giáo lỗi lạc và tôi chú ý đến nhận định sau đây:
(Xem: 2731)
Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của cuộc sống bình ổn. Ngài luôn luôn hướng dẫn nhân loại, chúng sinh hướng đến sự hòa bình
(Xem: 2823)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên?
(Xem: 2842)
Trong thế gian này hận thù không bao giờ làm chấm dứt hận thù, chỉ có không hận thù mới xoá tan hận thù. Đó là quy luật tự ngàn xưa. Kinh Pháp Cú 5
(Xem: 2623)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 2422)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2714)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu,
(Xem: 2275)
Đạo đứccăn bản làm người. Một khi có đạo đức rồi, chúng ta mới có thể đứng vững được.
(Xem: 3184)
Đạo Phật thường có câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (khởi tâm niệm mà chẳng trụ trước vào bất kỳ quan niệm, tình cảm hay hình tướng gì cả).
(Xem: 2461)
Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:
(Xem: 2411)
Như một cách lựa chọn để hiểu về sự đa dạng hình thái của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XXI, bài viết này đề xuất một mô hình
(Xem: 2320)
Phật giáo, nhất là Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: Khế lý và Khế cơ.
(Xem: 3068)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant