Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tinh Thần Bình Đẳng Trong Phật Giáo

07 Tháng Giêng 202219:43(Xem: 3239)
Tinh Thần Bình Đẳng Trong Phật Giáo
Tinh Thần Bình Đẳng Trong Phật Giáo 

 Thích Phước Đạt


buddhism


Kể từ khi Đức Phật thành đạochuyển bánh xe pháp thì lý tưởng thực thi tinh thần bình đẳng giải thoátbình đẳng xã hội đã bắt đầu thể nhậpdần dần lan toả không chỉ trong xã hội Ấn Độ cổ đại mà còn truyền bá khắp các nước trên con đường truyền bá Chánh pháp khắp mọi nơi. Đó vừa là thông điệp mang giá trị tối thượng thiêng liêng Phật giáo đóng góp cho nhân loại trên phương diện bình đẳng giải thoát tâm linh, vừa cống hiến cho nhân loại một tuyên ngôn bình đẳng xã hội trong việc thiết lập nền hạnh phúc nhân văn, nhân quyền mà bất cứ ai hiện hữu trên cõi đời đều mong chờhy vọng.

Đức Phật từng dạy rằng: “Ta ra đời vì lòng thương tưởng với đời và vì hạnh phúc của chư Thiên và loải người”, cũng chính Đức Phật tuyên bố rằng: “Cũng như nước biển chỉ có một vị là mặn, đạo của Như Lai cũng có một vị là giải thoát”. Đây chính là cơ sở nền tảng để mỗi cá nhân tự giải thoát khổ đau cho chính mình và cộng đồng, xã hội thực thi lý tưởng xây dựng đời sống hạnh phúc, bình đẳng, dân chủtự do trong mọi thiết chế.

Và như thế từ ý niệm giải thoát, mới có khái niệm bình đẳng giải thoát, bình đẳng xã hội hay dân chủ, đoàn kết trong xã hội có sự phân chia giai cấp. Thực ra, giải thoát là khát vọng muôn thuở của con người trong mọi thời đại, mọi xã hội, chứ không riêng gì trong thời đại Đức Phật. Giải thoát, thường được hiểu là sự cởi trói, giải phóng các ràng buộc, hệ luỵ bức bách, khổ đau của đời người. Ý nghĩa giải thoátĐạo Phật thiết lập không chỉ mang nội dung bao quát về vấn đề giải thoát xiềng xích, mâu thuẫn đối kháng các giai tầng, giai cấp hay vấn đề cơm áo gạo tiền của sinh tồn mà còn là giải thoát khỏi sự thống khổ, nỗi đau sâu tận của sanh, già, bệnh, chết, của sanh tử luân hồi trong cái thế giới vô thường đầy biến động

Chính Đức Phật được sinh ra và lớn lên trong một xã hội bị chi phối bởi giáo điều giải thoát của Bà-la-môn giáo. Một xã hộiý niệm giải thoát của Bà-la-môn giáo chỉ dành cho những người thuộc đẳng cấp đẳng cấp giáo sĩ và vương tướng thuộc Bà-la-môn và đẳng cấp Sát-đế lỵ. Còn người thuộc đẳng cấp tiện dân Thủ-đà-la thì không có quyền nghe kinh, xem kinh Veda, nếu phạm thì bị cực hình. Kinh Veda là chân lý tuyệt đối, phải tin và phục tùng. Từ đó, việc tổ chức tế đàn cúng pháp là điều tối thượng, mọi người kể cả vua chúa phải tôn sùng đẳng cấp Bà-la-môn như là đẳng cấp cao quý nhất trong xã hội, đẳng cấp có thể giao tiếp với thần linh, thậm chí có thể sai sử thần linh. Và như thế, ngay trong xã hội Ấn Độ cổ đại, ta thấy con người thành nô lệ của tế đàn của kinh Veda, thần linh và đẳng cấp Bà-la-môn. 

Trong khi đó, Đức Phật tự thân trải nghiệm con đường giải thoát bằng sự tự thân tu tập, tự thân hành trì và tự thân chứng ngộ. Khi còn là thái tử Ngài đã từ giã ngai vàng điện ngọc, dấn thân tiếp cận 4 cửa thành để nhận ra bốn hiện thực sống động của sinh già bệnh tử. Chính điều này làm Ngài quyết định thực hành cuộc đời tu hành của mình qua 6 năm khổ hạnh, 49 ngày đêm tư duy thiền địnhthành Phật ngay giữa cõi đời này.

Đạo Phật là đạo đến để mà thấy, thấy mà trải nghiệm và tự thực chứng. Đức Phật từng tuyên bố trong nhiều bản kinh: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Giáo lý Ngài chứng ngộ dưới gốc cây Bồ đềgiáo lý Duyên khởi, con ngườivạn pháp là do duyên sinh. Do nhân duyên sinh nên con ngườivô số mối quan hệ, tương quan tương duyên. Cũng vì thế giáo lý của Đạo Phật khẳng định con người là chủ nhân của nghiệp, là người thừa kế nghiệp, ai nỗ lực tu hành, chuyển hoá nội tâm đều thành Phật. Tất cả mọi người sinh ra, lớn lên, trưởng thành, chết đi đều bình đẳng về mặt giải thoát, không phân biệt người đó thuộc giai cấp nào trong xã hội.

Từ đây, Đạo Phật đi vào cuộc đời, đã mở ra cánh cửa giải thoát bình đẳng cho con người, đồng nghĩa nó có tác động vào xã hội về việc ý thức xây dựng một thiết chế xã hội bảo vệ quyền được sinh ra và quyền được mưu cầu về hạnh phúc, độc lập, tự do của con người trong chiều hướng thăng tiến đi lên tất yếu của lịch sử. Cũng lý tưởng này, mà con người tự chuyển hoá chính mình và góp phần cải tạo thế giới xoay xung quanh môi trường sống của mình. Đạo Phật càng khẳng định không ai sinh ra phải bị xem là thành phần giai cấp nô lệ cho kẻ khác và cam chịu đóng khung khi bị áp bức phục tùng giai cấp thống trị. Chính Đức Phật chưa từng bao giờ tự xưng mình là đấng Sáng tạo hay đòi hỏi tín đồ phải tin và phục tùng mình như thần linh.

Đức Phật chỉ hiện thân là một con người, nhưng là một con người hoàn thiện, toàn bích nhờ công phu tu tập chứng ngộ. Và Ngài cũng chỉ cho con người nhận thức sự thật khổ đau và chỉ ra con đường giải thoát mọi khổ đau để trở thành có phẩm hạnh cao quý như Ngài. Trước khi nhập Niết Bàn, đức Phật đã di huấn cho Ananda rằng: “Chắc chắn là sẽ có người nào đó nghĩ rằng, Ta sẽ lãnh đạo Tăng chúng, Tăng chúng sẽ phụ thuộc vào Ta, Ta sẽ có những chỉ thị để điều hành mọi vấn đề của Tăng chúng. Không, Như Lai không nghĩ rằng, Như Lai phải lãnh đạo Tăng chúngTăng chúng phải phụ thuộc vào Như Lai. Sao Như Lai lại có thể để lại những chỉ thị cho Tăng chúng. Vì vậy, này Ananda, hãy lấy chính mình làm ngọn đèn. Hãy lấy chính mình làm chỗ dựa cho mình. Hãy nắm vững chánh pháp như ngọn đèn, hãy nắm vững chánh pháp như một chỗ dựa. Hãy tìm chỗ dựa ở nơi chính mình, chớ không ở bất cứ người nào khác”.

Đó là giá trị nhân văn cao nhất trong ý niệm bình đẳng giải thoát, cũng là cơ sở thực thi lý tưởng bình đẳng xã hội của quyền làm người. Đó là đạo lộ thực hành nếp sống đạo đức hiền thiện, trau dồi phẩm hạnh theo năm giới, theo luật nghi, gia phong nếp nhà. Sự trau dồi nội tâm kiên định vững chãi trong ứng xử với các mối quan hệ của con người theo tinh thần “lục hoà”, chính là sáu sự hòa hợp, bao gồm mọi người cùng ở một trú xứ, cùng hưởng phúc lợi, cùng nói năng hòa hợp, cùng thực thi những nguyên tắc chung… Nhất là sự thăng tiến trí tuệ bừng sáng để mọi người cùng nhau đóng góp cho đời trên mọi phương diện lĩnh vực của thời đại. Vì lẽ đó, mọi người tự nỗ lực hoàn thiện chính mình, là góp phần công đức cho xã hội. Phật Thích Ca từng khuyến cáo các đệ tử: “Các người phải tự tin ở bản thân các người, các người phải sống chân chính dựa vào bản thân nỗ lực của các người. Các người phải dựa vào bản thân các người để cuối cùng dứt bỏ hết được mọi tư tưởng vị kỷ, và nhờ đó đoạn trừ mọi đau khổ”…

Phật giáo được truyền bá vào Viêt Nam từ đầu thế kỷ I sau Công nguyên, trong bối cảnh nước ta bị nhà Hán đô hộ với chủ trương đồng hoá dân tộc ta thành người Hán. Chính lý tưởng bình đẳng giải thoát của Đạo Phật đã hoà nhập vào tinh thần yêu nước, yêu độc lập, yêu tự chủ, yêu tự do của nhân dân ta. Tất cả đã tạo nên sức mạnh nội tại đoàn kết toàn dân mà không phân biệt đạo hay đời, tại gia hay xuất gia để tạo nên kỳ tích chấm dứt một nghìn năm phong kiến Trung Hoa đô hộ, để thiết lập một quốc gia Đại Việt hùng cường thời Lý – Trần từ đó về sau. Nói theo cách diễn đạt của thiền sư Mâu Tử để giải quyết vấn đề này trong Lý Hoặc Luận vào thế kỷ II sau Công nguyên là: “Ở trong nhà thì hiếu thảo với mẹ cha, ra ngoài xã hội thì yêu nước hộ dân, khi ngồi một mình thì phải biết tu thân”.

Thực tế mỗi người dân Việt thực thi nếp sống đạo đức là thực thi thông điệp bình đẳng giải thoát, cũng là góp phần xây dựng tinh thần bình đẳng xã hội. Cuộc sống đạo đức hiền thiện của người dân hằng ngày sẽ dần dần đem lại sự định tâm, sự bình lặng và trong sáng của tâm thức, từ đó trí tuệ khai mở để giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra, quốc gia yêu cầu, cá nhân con người mong chờ. Thiền sư Pháp Thuận đã cụ thể hoá tinh thần bình đẳng giải thoátbình đẳng xã hội qua tuyên ngôn:

“Quốc tộ như đằng lạc,
Nam thiênthái bình,
Vô vi cư điện các,
Xứ xứ tức đao binh”

(Vận nước như dây mây leo quấn quýt,

cõi trời Nam cảnh thái bình.
Vô vi ở nơi cung điện,

Khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh).

Còn vua Trần Thái Tông nghe theo lời khuyên của Quốc sư Trúc Lâm mà thực thi lý tưởng bình đẳng giải thoát thành Phật ở đời: “Trong núi vốn không có Phật, Phật ở trong tâm. Lòng lặng mà biết, đó là Phật thật”. Ông đã vừa làm vua, vừa làm Phật, vừa lãnh đạo toàn dân đoàn kết đánh tan đội quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ nhất trong buổi đầu khai sáng sáng ra triều đại nhà Trần. Bí quyết thành công vào thời đại nhà Trần là các nhà lãnh đạo quốc gia, cũng là lãnh Đạo Phật giáo Đại Việt đã biết đánh thứccụ thể hoá tinh thần bình đẳng giải thoát Đạo Phật bằng tinh thần yêu nước là yêu đạo, yêu đạo là yêu khả năng chuyển hoá nội tâm tu tập của mỗi người để thành Phật ngay ở đời. Và như thế ai cũng phát huy khả năng tiềm ẩn thành Phật của mình, là thành con người tự chuyển hoá, tự hoàn thiện cao nhất để đóng góp cho đời và cho đạo dù là xuất gia hay tại gia. Đúng như vua Trần Thái Tông đã nói trong bài Phổ khuyến Phát Bồ đề tâm văn trong sách Khoá Hư Lục: “Mạc vấn đại ẩn tiểu ẩn, bất câu tăng tục, xuất gia tại gia, chỉ yếu biện tâm…” (Không kể là ở ẩn trên núi hay là giữa thị thành, không kể là tăng hay tục, là xuất gia hay tại gia, điều chủ yếu phải làm là biện tâm, tức là tu tập tâm, chuyển hoá tâm…).

Tinh thần này còn được các nhà lãnh đạo nhà Trần đẩy lên cao khi chủ trương Phật và chúng sinh là không khác. Trong bài Phật tâm ca, Thượng sĩ cũng khẳng định: “Phật tức tâm, tâm tức Phật”. Khi Trần Nhân Tông lên ngôi Hoàng đế, Ngài tiếp nối tinh thần bình đẳng giải thoát thực thi sức mạnh nội kết toàn dân, thể hiện qua hội nghị Diên Hồng để đi đến thắng lợi hoàn toàn, và hướng đến xây dựng quốc gia Đại Việt hùng cường bấy giờ. Quốc gia ấy chính là thế giới Phật quốc, là Tây phương Cực lạc ngay giữa cõi đời này mà Phật hoàng Trần Nhân Tông hướng đến trong tuyên ngôn Cư trần lạc đạo phú.:

“Tịnh độ là lòng trong sạch,
Chớ còn nghi ngờ đến Phương Tây”,
Di Đà là tính lặng soi,
Mựa phải nhọc tìm về Cực lạc…”.

Tiếp nối tinh thần này, ngày nay đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển. Phật giáo từ Việt Nam từ xưa đến nay bao giờ cũng đồng hành cùng dân tộc trong mọi thời đại. Sự hội nhập toàn cầu của đất nước cũng chính là sự hội nhập Phật giáo đối với cộng đồng xã hội, với các dân tộc, quốc gia thân hữu trong tinh thần:

“Mỗi người mỗi nước, mỗi non.
Khi vào cửa Phật, con chung một nhà”.

Từ điểm nhìn này, dưới ánh sáng của Đạo Phật, tất cả mọi dân tộc cũng như mọi người đều bình đẳng về hạnh phúc, về tự do trong đời sống hiện hữu này. Bản kinh Diệu Pháp Liên Hoa là sự minh chứng cho lý tưởng giải thoát bình đẳng trong hiện thực hoá cuộc đời. Hình ảnh hoa sen đâu ở trong bùn, vươn lên từ trong bùn lầy, nở hoa tươi đẹp vô cùng. Nó minh chứng cho sự sự hợp nhất, sự quy hướng về Phật thừa duy nhất. Cũng vậy, mọi người, mọi thành phần xuất thân khác nhau trong xã hội cũng có thể sống trong nhà Phật, ăn cơm Phật, mặc áo Phật, làm việc Phật với cái tâm Phật thì sẽ có cuộc sống an lạc, hạnh phúc cho bản thâncộng đồng. Đó chính là Diệu Pháp Liên HoaĐạo Phật cung cấp cho chúng ta qua mọi thời đại. Hẳn nhiên thời đại 4.0 là thời đại kết nối toàn cầu, con người càng có thuận duyên quy hướng các giá trị về tinh thần bình đẳng giải thoát, bình đẳng xã hộiPhật giáo đem lại.

 

*Thượng tọa Tiến sĩ Thích Phước Đạt – Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19280)
Buổi sáng ra vườn, nhìn lên trời cao bồng bềnh mây trắng/ Nhìn xuống khu vườn, còn thơm ngát sương lan/ Nhìn ra đầm sen, nở rộ những cánh sen hồng...
(Xem: 13687)
Chúng ta ai cũng có sẵn trong lòng tình thương bao la, mang tình thương bao la đó mà làm việc, ta sẽ vượt mọi trở ngại bên trong và bên ngoài
(Xem: 15485)
Người thanh niên lái xe chỉ kịp bỏ vội đồng 5 xu vào cái nón mê của bà cụ rồi lại vội vã đánh xe đi, tránh những tiếng còi xe đằng sau inh ỏi.
(Xem: 13875)
Nó đến Úc, vào lúc Brisbane đang vào mùa hoa phượng tím... Những góc trời tím màu hoa. Chị nói chắc mấy cây phượng nở hoa đón em...
(Xem: 14693)
Sớm. Phố hãy còn lặng lẽ trùm chăn trong cái lạnh của màn sương dày đặc. Mây kéo về giăng kín khiến khí trời thêm buốt giá.
(Xem: 15238)
Mùa sen nở, mùa của những linh thiêng nơi thánh tích và trong lòng người. Những thông điệp được phát đi giữa mùa sen cũng là tiếng nói của lương tri con người trước hiện tại.
(Xem: 14759)
Cuộc sống là một dự án do chính mình thực hiện. Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả của những thái độ và sự chọn lựa của bạn trước đây.
(Xem: 13918)
Cuộc sống là một chuỗi những điều ưu tiên. Và những điều ưu tiên hàng đầu của bạn là gì? Hãy dành cho những người mà bạn yêu quý hơn 5 phút trong quỹ thời gian hằng ngày của bạn.
(Xem: 13516)
Có hai người bạn đang dạo bước trên sa mạc. Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt.
(Xem: 12738)
Bên trong cửa chùa, Nhân trở thành nhà làm vườn chuyên nghiệp tràn đầy niềm say mê sáng tạo cùng với nhiệt tình năng nổ của tuổi trẻ. Hắn có nhiều dự tính cho tương lai.
(Xem: 13948)
Khi tôi nhìn trăng trước mắt, tôi nghĩ đến trăng nửa khuya loáng thoáng trên tàu lá chuối sau vườn cũ. Tôi nghĩ đến đèn trung thu lúc nhỏ. Tôi nghĩ đến cái chõng tre giữa sân trên đó...
(Xem: 13124)
“Hôm nay cá nhân tôi sống dưới ánh sáng từ bi của Đạo Phật và tôi đã mang tình thương yêu ấy đến với mọi người, không phải do tôn giáo của tôi mang đến, mà việc nầy khởi đầu bằng tình thương của người mẹ không biết chữ của tôi…”
(Xem: 13664)
Anh và em là những người có đạo. Nhưng đạo của chúng ta là một tôn-giáo nhân bản, một tôn giáo không hề có tín lý hay giáo điều...
(Xem: 13030)
Tôi cố gắng để phát triển một động cơ hay quyết định, mà như một thầy tu Đạo Phật, cho đến khi Phật quả của tôi, cho đến khi tôi đạt đến Phật quả...
(Xem: 12968)
Tin vô thường, ta biết mọi điều không thể mãi mãi như thế này, để không hí hửng vênh vang với cái mình có được, hoặc đau khổ nhụt chí với những thất bại mất mát...
(Xem: 13249)
Bạn sẽ thật sự hạnh phúc khi tiếng nói của nội tâm của mình được vang vọng trong chiều hướng thăng tiến của tâm linh, không còn sự chấp thủ...
(Xem: 14739)
Thật là dễ nếu cảm ơn những thứ tốt đẹp, nhưng cuộc sống bao giờ cũng tạo cơ hội mới cho mọi người cảm ơn cả những thứ chưa hoàn hảo nữa.
(Xem: 14964)
Giá trị của thành công được đo bằng thước đo của sự khó khăn, như lời Đức Phật dạy: “Ở đời đừng cầu không khó khăn hoạn nạn, vì không khó khăn hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy”.
(Xem: 13094)
Mênh mông là nước, xanh xanh sâu lắng, cười đùa. Vung tay là nước, cười ra nước, hồn của nước non. Giữa khoảng không nầy, không gì có thể bám víu.
(Xem: 15065)
Có những lần ta lắng nghe chiếc lá… Chiếc lá nói rằng… …em thoát thai từ mẹ cây, em sống bởi sự vay mượn khí trời, ánh nắng...
(Xem: 21886)
“Bạch mai, em đi mãi”. Không có sự dừng lại trong vòng chuyển dịch sinh -diệt, diệt – sinh. Nó đắp đổi nhau tạo nên dòng chảy cuộc đời.
(Xem: 15175)
Vô thường không phải là một điều xấu, nó cũng có mặt tốt: nếu hạnh phúc không tồn tại mãi mãi, thì sự bất hạnh cũng không vĩnh cửu.
(Xem: 14263)
Vậy là bên dưới những cuộc chiến, luôn có góc khuất, sự ẩn tàng của bình yên. Nếu khéo tay một chút, ta có thể phát huy năng lượng tươi tắn của đóa hoa...
(Xem: 14750)
Đối với người biết trích lấy tinh khí của cuộc sống thì chết không có nghĩa là sự suy tàn cuối cùng, nhưng là sự kết thúc trong thanh tịnh của một đời sống trọn vẹn...
(Xem: 14329)
Thiện do Đức Phật trình bày, thiện ấy là tốt đẹp, cao thượng và hoàn chỉnh. Thiện ấy là xuyên suốt mọi thời gian mà không phải từng giai đoạn.
(Xem: 17536)
Nhớ về những điều xưa cũ để định vị mình của hiện tại, để trân quý những gì đã qua, để biết ơn những người đã ở bên mình, là động lực cho mình...
(Xem: 17786)
Có thì có tự mảy may, Không thì cả thế gian này cũng không. Vừng trăng vằng vặc in sông, Chắc chi có có, không không mơ màng. Phan Trang Hy
(Xem: 17799)
Mây trắng bay đi đây đó, phơi mình trong nắng, thế mây trắng có thong dong không? Tôi hỏi và ngồi thật im, quán thật sâu để nghe mây trắng trả lời...
(Xem: 13876)
Trước thế kỷ này các nhà khoa học và thần học đều giả định giống nhau rằng vật chất không thể được tạo ra (hoặc hủy diệt) bằng các phương tiện có trong thiên nhiên.
(Xem: 13507)
Vào cõi thơ Mặc Giang một thoáng chơi, ta càng say đắm, trí tuệđạo đức con người càng tăng trưởng, cảm nhận được niềm vui vô tận.
(Xem: 12755)
Đừng để đến lúc ly biệt rồi mới thấy tiếc nuối những ngày tháng tương phùng. Đừng để tới giờ chia cách rồi mới bàng hoàng nghĩ đến những phút giây gặp gỡ...
(Xem: 14681)
Chúng ta chỉ có hai lựa chọn. Một là cố gắng một cách điên cuồng để đảo lộn mọi thứ, hai là cố gắng chấp nhận hoàn cảnh.
(Xem: 15022)
Ngày nay càng có nhiều sự thừa nhận qua sự phát triển và chứng minh của khoa học về sự nối kết gần giữa trạng thái của tâm và hạnh phúc.
(Xem: 15626)
Bằng việc quán tưởng về tiền bạc, chúng ta có thể cảm nhận được cả hai mặt của đồng tiền: nó có thể dìm ta xuống mà cũng có thể đưa ta lên...
(Xem: 15871)
Chẳng hay tự thuở nào, mỗi buổi sáng mở mắt bỏ chân xuống đất tìm dép để đi là con gọi mẹ. Cất bước, bước chân đầu tiên trong ngày là con gọi mẹ.
(Xem: 15474)
Một tâm thức an bìnhthanh thản giúp ta phát huy tình thươnglòng từ bi dễ dàng hơn, đấy là hai phẩm tính giúp ta loại bỏ mọi sự ganh tị, sợ hãi và nóng giận.
(Xem: 13110)
Đạo Phật nói cho tất cả chúng ta rằng, mọi người trên trái đất nầy đều là anh em. Tất cả chúng ta đều là người con của đức Phật. Bởi vì trong mỗi chúng ta đều có Phật tánh.
(Xem: 15224)
Cô bé choàng tỉnh giấc. Trời đêm. Vắng. Lạnh. Gió se sắt. Một giọng nói êm đềm cất lên: "Chào con gái của mẹ. Con hãy gia nhập đời sống trong khoảnh khắc vô cùng.
(Xem: 15634)
Trong năm giới luật (ngũ giới) dành cho những người con Phật tại gia, giới thứ tư là “không nói dối”. Rất nhiều người Phật tử đồng ý rằng, giới này là giới khó thực hiện nhất.
(Xem: 16403)
Nói dối, ta đã từng. Nói dối, có nghĩa là ta không thật thà. Có lúc bụng dạ ta thật thà nhưng ta nói dối và có khi bụng dạ ta không thật thà và ta nói dối…
(Xem: 16130)
Ai đó bảo, ngay khi cho bạn đã nhận lại (rất nhiều). Và thế là tôi áp dụng mệnh đề đó cho bằng an - một giá trị cao quý nơi tâm hồn...
(Xem: 17211)
Thông thường, người ta nói đến bạn có nghĩa là nói đến những thực thể đồng loạicon người. Và thường người ta bỏ quên những thực thể khác...
(Xem: 15694)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta?
(Xem: 14407)
Năm nay sẽ là một năm đặc biệt để người Nhật trải nghiệm sâu sắc về lẽ vô thường, hư ảo của cuộc sống qua từng cánh hoa rơi.
(Xem: 15379)
Một ngày mùa xuân, thi sĩ ngồi tĩnh tâm bên bờ nước trong vườn. Trời mưa nhè nhẹ, văng vẳng đâu đây tiếng chim bồ câu rung rúc vang vọng lại.
(Xem: 17127)
Daisy là đóa hoa của nàng công chúa Bạch Tuyết, có trái tim yêu thương không sợ hãi - dù gặp bà mẹ ghẻ phù thủy độc ác mà nàng không hận thù.
(Xem: 16193)
Trong cuộc sống, có rất nhiều cái mình không thể, hoặc không đủ trí tuệ, khả năng nhận biết sự hiện diện (từ xa) của nó nên mình đặt nó vào hai chữ… bất ngờ!
(Xem: 12715)
Khác hơn thường lệ, đôi bạn thân Hiển và Phước, đối ẩm trong lặng lẽ, chẳng ai chịu mở lời. Hiển nâng chung trà hớp từng ngụm...
(Xem: 14847)
Tư Lợi có ba cô gái đang xuân tuổi từ 24 đến 30, đều xuất thân đại học, đều có việc làm tốt tại San Jose, California, đứa nào cũng theo nếp sống Âu Mỹ giao du rộng rãi...
(Xem: 17238)
Tuổi thơ là những tối mùa hè cùng chị gái nằm trên trần đếm sao. Đếm mãi không hết, đếm đến tận bây giờ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant