Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Như Lai Chỉ Là Người Dẫn Đường

Wednesday, January 26, 202219:34(View: 4888)
Như Lai Chỉ Là Người Dẫn Đường
Như Lai Chỉ Là Người Dẫn Đường  

Thích Nữ
Huệ Lộc

An Lạc Ở Đâu 1


DẪN NHẬP
Như Lai đã khẳng định “Như Lai chỉ là người dẫn đường”. Quả đúng như vậy, nếu chúng ta muốn đi đến đích mà không biết đường, trước tiên là phải hỏi đường sau khi được chỉ đường mới bắt đầu đi, như vậy mới đến được nơi muốn đến. Nếu có người chỉ đường xong mà ta không đi thì vẫn mãi còn ở điểm xuất phát. Cũng vậy qua những tạng kinh luật luận của Như Lai để lại thế gian, đó chính là kim chỉ nam cho các hành giả mong muốn được bước chân lên bờ giải thoát, thực hành hay không điều đó tùy thuộc vào nỗ lực của chúng ta, Như Lai chỉ là người dẫn đường.

1. Thế nào là Như Lai?

a. Danh hiệu của Như Lai

Hầu như trong các kinh điển của Nam, Bắc truyền đều chép về mười hiệu của Phật “Này các Tỳ kheo, Ta nay xuất hiện ở đời, là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chính Giác, Minh Hạnh Túc, Thiên Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự Thiên Nhân Sư, gọi là Phật, là Đấng Chúng Hựu”(1) Hay một định nghĩa nữa về Ngài là “Sa môn Cù Đàmsắc tướng danh xưng như vậy, vị có công đức chân thật nên đươc chư thiênloài người ở khắp mọi nơi tán thánNhư Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”(2).
Phật tiếng Phạn là Buddha, Tiếng Hán dịch âm là Phật- đà (Hưu-đồ, Phù-đà, Phù- đồ, Phù-đầu, Bột-đà) gọi tắt là Phật, tức chỉ cho người đã giác ngộ, có trí tuệ. Trong “Tông luận thuật ký” chép rằng “Âm Phạn là Phật-đà, ở đây gọi là vị giác ngộ, xưa cách giải thích ngắn gọn là Phật”(3) hay Ứng cúng: Phạn ngữ là Arahant (A-la-ha) là người đã đoạn tận Tham Sân Si(4), xứng đáng nhận được sự cúng dường của trời và người. Mười hiệu là danh xưng nhưng nó cũng nói lên sự giải thoát chứng ngộ của đức Phật.

Như vậy Phật là người đã giác ngộ hoàn toàn chân lý thế gian, đoạn tận tham, sân, si, xứng đáng là bậc nhận cúng dường, đã đặt gánh nặng xuống, là thầy của trời và người… nhưng không vì thế mà chúng ta lầm cho rằng Ngài là người xuất thế gian, bởi vì Phật đã khẳng định, Phật là con người do tu tập đoạn trừ tham sân sithành tựu quả vị Phật.

b. Đức Phật là một con người

Nếu như ở các tôn giáo khác đều đề cao vị giáo chủ của họ, thần thánh hóa vị giáo chủ thì đức Phật không đồng tình với việc thần thánh hóa như vậy, Ngài tự xác nhận rằng mình là một con người từ địa vị con ngườithành Phật. Quả đúng như vậy trước khi thành bậc Chính đẳng giác, đức Phậtcon người, có cha mẹ, giòng tộc, quê hương “Này Hiền giả, Thế Tôn thuộc chủng tính Sát đế lỵ, thuộc gia tộc Sát đế lỵ… này Hiền giả phụ vương của Thế Tôn là Suddhodana, mẫu hậu là Maya, kinh đô Kapilavatthu…”(5) từ địa vị con người trải qua thời gian tu tậpthành Phật chứ không phải là một vị thánh thần ở cõi nào giáng xuống, chính đức Phật đã xác nhận “Thân ta được sinh ra từ nhân gian, trưởng thành từ nhân gian, cũng từ nhân gianthành Phật.”(6) nhưng không vì thế mà đức Phật bị cuộc đời làm cho ô nhiễm, trái lại Ngài như bông sen sinh ra từ bùn nhưng lại tỏa hương thơm ngát “Giống như hoa sen… Cũng như thế, Như Lai sinh từ trong thế gian, lớn lên trong thế gian, tu hành vượt trên thế gian, không đắm trước pháp thế gian. Vì sao? Vì Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chính Giác, vượt khỏi tất cả thế gian.”(7) Ngài là một con người nên những gì thuộc về con người không có gì là xa lạ với Ngài, Ngài hiểu những nỗi khổ niềm đau của nhân loại, những bất công của chế độ giai cấp, những áp lực từ cuộc sống… chính vì vậygiáo lý của Ngài càng thiết thực hơn và những gì Ngài đã chứng ngộ thì tất cả những ai thực hành giáo lý của Ngài cũng sẽ chứng ngộ giống như vậy, không khác “… Này A-nan, sau khi Ta diệt độ, nếu có ai có thể tu hành pháp này, người đó là đệ tử chân thật của Ta, là bậc nhất hữu học.”(8)

2. Con đường-giáo lý căn bản của Phật

Hầu như các tôn giáo khác đều cho rằng đấng giáo chủ của họ là bậc tối tôn có quyền sinh sát trong tay, là người sáng tạo ra thế giới này “Ban đầu đức Chúa Trời dựng nên trời đất.”(9) Chúa có khả năng ban phước cho những ai phục tùng và giáng họa cho những ai bỏ đạo, những tín đồ của họ tin vào Chúa một cách tuyệt đối, nếu ai khởi lòng nghi ngờ xem như kẻ có tội nặng, đó là đối với Cơ Đốc giáo, còn Bà-la-môn thì lại tin rằng có một đấng Phạm Thiên nào đó là đấng tối cao sáng tạo ra thế giới và ngay cả loài người.(10) Riêng Phật giáo, đức Phật cho là vạn pháp do duyên sinh, đây là quy luật của tự nhiêm chứ Ngài không phải là người tạo ra thế giới, không có quyền ban phước hay giáng họa. Đức Phật chỉ là người tìm ra chân lýdẫn đường cho chúng sinh đến với chân lý đó mà thôi, trong đó Ngài là người đầu tiên chứng ngộ, đã giải thoát khổ và chỉ cho chúng sinh biết phương pháp thoát khổ đó. Phần còn lại là tùy vào người thực hành chúng.

Giáo lý căn bản của Thế Tôn chính là Duyên khởi, Vô thường, Phi ngã, ba quy luật này chi phối vạn vật trong vũ trụ, mục đích tu học của những hành giả cũng không ngoài việc nhận biếtbản chất của vũ trụ quan và nhân sinh quan đúng với bản thể của nó chính là “vạn pháp giai duyên”. Khi hành giả biết tất cả các pháp do duyên sinh, vì duyên sinh nên chúng vô thường đủ duyên thì hợp hết duyên thì tan, vì vô thường nên không có ngã tướng, như vậy hành giả không còn đau khổ chấp thủ nữa bởi đó chính là quy luật của tự nhiên, mà quy luật thì phải học các chấp nhận nó có như vậy mới khỏi buồn khổ. Duyên khởiquy luật sinh diệt của tất cả pháp, pháp này được Thế Tôn chứng ngộ dưới cội cây Bồ đề, vốn là chân lý thế gian, cũng là giáo lý căn bản của Phật giáo.(11)

Bắt nguồn từ lý Duyên khởi có giáo lý về Tứ đế, đầu tiên Khổ đế, tức nói về cái khổ của thế gian, sinh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, ghét nhau mà phải sống chung khổ, yêu thương xa lìa cũng khổ, cầu mong không được cũng khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ. Thứ hai là Tập đế tức là nói lên cái nguyên nhân sinh ra cái khổ, nhìn chung nguyên nhân của khổ thì rất nhiều, nhưng chung quy lại thì cũng bắt nguồn từ vô minh, ái, thủ, tham, sân, si mà ra. Thứ nữa là Diệt đế, tức là kết quả đạt được sau khi thực hành thấu triệt Đạo đếĐạo đế là con đường, là phương pháp tu tập để đoạn trừ phiền não, đạt được Diệt đế, đó là ba mươi bảy phẩm trợ đạo, tiêu biểu có Bát chính đạo… chính vì giáo lý bao quát của Tứ thánh đế nên ngài Sariputta mới nhận định rằng “Này Chư Hiền, nếu có vô lượng thiện pháp, thì tất cả các thiện pháp ấy đều thu nhiếp vào bốn Thánh đế… Vì sao thế? Vì nhiếp thọ tất cả các thiện pháp.”(12) Như vậy, Tứ đếgiáo lý đặc thù trong Phật giáo, bao quát mọi giáo lý, như dấu chân voi là bậc nhất trong các dấu chân của loài thú, Tứ đế biểu thị rõ ràng giáo lý thập nhị nhân duyên, sự vận hành của mười hai chi phần nhân duyên là Khổ, và sự đoạn diệt của nó chính là Diệt. Bản thân Tứ đế lại mang đặc tính lưỡng trùng nhân quả, Tập đếnguyên nhân Khổ đế là kết quả, là nhân quả đặc trưng của thế gian; còn Đạo đếcon đường để đạt được Diệt đế, đây là nhân quả của đạo xuất thế gian. Qua đó chúng ta thấy giáo lý của đức Phật rất thiết thực, gần gũi với đời sống con người cũng như chính cuộc đời Ngài với con người vậy, Ngài là con người từ địa vị con ngườigiác ngộ thành chính giác nên những gì Ngài dạy cho chúng sinh không có gì vượt ngoài khả năng của con người.

3. Như Lai chỉ là người dẫn đường

Nói về Như Lai chỉ là người dẫn đường, kinh Tượng Tích Dụ có viết Mục Kiền Liên (Mahāmoggallāna) hỏi Phật “Trong pháp luật này, lần lượt thứ tự như thế nào cho đến thành tựu?”  “đối với tất cả đệ tử răn dạy như vậy, khiển trách như vậy, tất cả đều đạt đến cứu cánh trí, nhất định đến Niết-bàn chăng?” Như Lai bảo rằng không phải nhất định đạt đến mà có người đạt được có người không. Cũng như có người muốn đến thành Vương Xá, sau khi được chỉ đường rõ ràng nhưng chỉ được một quãng lại bỏ cuộc, lại có một người khác cũng muốn đến thành Vương Xá và sau khi được chỉ đường thì người ấy đi thẳng tới nơi.

Như vậy do nhân duyên gì, trong khi có thành Vương xá, có con đường đến thành Vương xá, đều được chỉ dẫn nhưng người thì không đến được mà người thì đến được. Đó không phải là lỗi người chỉ đườngtùy thuộc vào người đi đường có chịu đi hay không. Cũng vậy đức Phật là người đã chứng ngộ pháp Duyên khởi, vô thường, vô ngã (phi ngã), đó cũng là chân lý của thế gian, Ngài đã dùng vô số phương tiện, tám muôn bốn ngàn pháp môn tùy căn cơ của chúng sinhhóa độ, thâu nhiếp giáo lý vào Tứ đế, Bát chính đạo… để cho chúng sinh thực hành, đạt được giải thoát nhưng việc có thực hành hay không là tùy thuộc vào chúng sinh. Đồng quan điểm này trong kinh Nam truyền cũng đưa ra quan điểm “Này Bà-la-môn, trong khi có mặt Niết-bàn, trong khi có mặt con đường đi đến Niết-bàn, và trong khi có mặt Ta là bậc chỉ đường. Nhưng các đệ tử của Ta, được Ta khuyến giáo như vậy, giảng dạy như vậy, một số chứng được cứu cánh đích Niết-bàn, một số không chứng được. Ở đây, này Bà-la-môn, Ta làm gì được? Như Lai chỉ là người chỉ đường”(14)

Khác với các tôn giáo khác, những tín đồ của họ luôn phụ thuộc vào vị giáo chủ một cách tuyệt đốitín đồ không có quyền tự chủ như “Phạm Thiên có quyền năng tối thượng, định đoạt đời sống của con người…”(15) thì điểm đặc biệt của Phật giáo chính là nêu cao tinh thần tự lập, mỗi người sẽ chịu trách nhiệm cho hành động của chính mình, bởi “Ta là chủ nhân của nghiệp… Phàm nghiệp nào sẽ làm, thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy” (16) chứ không phải một đấng thượng đế nào chịu thay. Đức Phật chủ trương các Tỳ kheo hãy tự làm hải đảo cho chính mình “諸比丘!當自然法燈,自歸己法, 莫然餘燈,莫歸餘法” dịch là “Này các Tỳ kheo hãy tự mình thắp lên ngọn đèn chính pháp. Hãy nương tựa nơi pháp của chính mình, chớ đừng thắp lên ngọn đèn khác, đừng nương tựa một pháp khác.”(17) Hay “Này A-nan, ngươi chớ nghĩ sau khi Ta diệt độ, các ngươi mất chỗ nương tựa, không ai che chở. Chớ có quan niệm như vậy. Nên biết những Kinh và Giới mà Ta đã dạy từ khi thành Đạo đến nay là chỗ nương tựa, che chở các ngươi đó!”(18)

Từ hai nguồn trích dẫn đó, khái niệm pháp ở đây chính là Kinh, Luật, Luận, khi đã sống trong giáo pháp Phật thì mình có đủ khả năng để biết pháp gì là chính pháp, không nên là kẻ nô lệ về ý thức, giao sự hiểu biết cho người khác định đoạt cuộc sống của mình như thế thật là nguy hiểm.(19) Cũng vậy, trong kinh Kalamasutta đức Phật khuyên các Kalama rằng chớ tin vào truyền thống, truyền thuyết, suy luận…chớ tin vì vị sa môn là bậc đạo sư của mình.

Như vậy qua trích dẫn một số bản kinh từ trong Kinh điển Nam truyền cũng như Bắc truyền ta thấy đức Phật luôn đề cao tính tự lập, tự giác ngộ nơi mỗi chúng sinh, khuyên họ hãy tự làm ngọn đuốc cho chính mình, chớ tin ai vì họ là đạo sư của mình… Nhưng kinh Tứ thập nhị chương lại ghi rằng “慎勿信汝意,汝意不 可信,慎勿與色會, 色會即禍生, 得阿羅漢已, 乃可信汝意” dịch âm là “Thận vật tín nhữ ý, nhữ ý bất khả tín, thận vật dữ sắc hội, sắc hội tức họa sinh, đắc A-la-hán dĩ, nãi khả tín nhữ ý.”(20) nghĩa là phải thận trọng chớ tin ý ông, ý của ông không thể tin được. Phải thận trọng chớ gần gũi sắc dục, gần gũi sắc dục tất sinh họa. Chứng được A-la-hán rồi mới có thể tin được ý ông. Trong câu kinh này chúng ta cần phải hiểu rõ rằng đức Phật muốn dạy các Tỳ-kheo chớ gần gũi sắc dục là chủ yếu, khi đứng trước cám dỗ của sắc dục con người không đủ tỉnh táo để quyết định cái gì, bởi tâm của người đó đang bị lòng tham dục chi phối, trong hoàn cảnh này đức Phật đưa ra lời khuyên đừng tin vào ý ông, chừng nào chứng được A-la-hán mới có thể tin. Qua đó ta thấy một sự nhất quán trong lời dạy của Phật, cứ không hề có sự mâu thuẫn nào, trong lời dạy trên Phật dạy cho hàng đệ tử trước khi Phật diệt độ, những vị đại đệ tử đã chứng quả A-la-hán, đoạn tận tham sân si, thì có thể tin vào chính mình, nương theo pháp và luật của Như Lai. Cũng như hình tượng chiếc bè qua sông, ta phải thực sự qua được sông mới vứt chiếc bè, chứ nếu chưa qua sông mà vứt bè thì đó là một quan niệm sai lầm.

4. Ứng dụng-con đường tu tập của tự thân

Mặc dù báo thân đức Phật đã không còn hiện hữu trên thế gian nhưng pháp thân đức Phật cùng với những giáo lý ngài để lại thì vẫn sáng chói trên nhân thế, chúng con hàng hậu học may mắn được nghe đọc lời dạy của Phật để suy lýthực hành. Người học Phật phải nắm rõ giáo lý căn bản của Phật pháp giáo nghĩa tuy đa nhưng không ra ngoài giới định tuệ, quy luật của vạn pháp là do duyên, bản chất của pháp là vô thường, tự tính các pháp là vô ngã, do đó “người học Phật không thể thiếu niềm tin và sự hiểu biết”(21) tin vào giáo lý của Phật sẽ đưa người đạt đến giải thoát, tin vào vị đạo sư của mình đã thực hànhthành Phật, tin vào chính mình cũng có thể đạt giác ngộ giải thoát, bên cạnh đó cũng phải trang bị cho mình một nền tảng kiến thức, tri thức, vì đạo Phậtđạo trí tuệ “Duy tuệ thị nghiệp”. Ngay từ ngày đầu bước chân vào lĩnh vực tri thức, chúng con đã được nghe quý ngài dạy rằng “Tu mà không học là tu mù, học mà không tu thì như cái đãy đựng sách” giáo lý của Phật là giáo lý sống, dùng để thực hành, đạt được an lạc ngay hiện tại, chứ không phải giáo lý suông, để thờ lạy.

KẾT LUẬN

Khi chưa học Phật, chúng con cứ nghe kể về Phật với đầy đủ những phép thần thông biến hóa, cứ ngỡ rằng ngài có thể ban phước cho mình, nhưng khi đã học Phật pháp chúng con không còn những suy nghĩ đó nữa, chúng con biết rằng mọi cái mình thọ nhận hôm nay là do nhân của chính mình đã tạo, muốn đời vị lai có quả tốt thì phải biết tu tập ngay từ bây giờ.

Phật đã chỉ ra cho chúng ta con đường, việc còn lại là tự bản thân chúng ta phải thực hành, con đường của Ngài rất thiết thực, Phật cũng là con người do tu tậpchứng ngộ Chính Đẳng Giác, chúng ta cũng là con người, nếu thực hành đúng giáo pháp của Phật thì chắc chắn sẽ thành Phật, Phật là bậc đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành. Chúng ta không nên cô phụ tính linh của mình “bỉ ký trượng phu ngã diệc nhĩ, bất ưng tự khinh nhi thoái khuất”.

Như Lai giống vị lương y biết bệnh cho thuốc, nếu bệnh nhân muốn khỏi bệnh phải tự mình uống thuốc, không còn cách nào khác. Cũng vậy, Như Lai chỉ là người dẫn đường, Ngài chỉ cho nhân sinh thực hành theo giáo lý Ngài đã giác ngộ, nhiệm vụ của chúng tathực hành theo nếu muốn có được sự an lạc, giải thoát. Như lai không có trách nhiệm gì đối với sự khổ vui của chúng ta mà chính chúng ta phải tự có trách nhiệm đối với bản thân mình. Là người học Phật phải ghi nhớ rõ điều này để suy nghĩ và hành động có trách nhiệm với bản thân, để có một cái gì đó khác với người chưa biết phật pháp, qua đó cũng làm mô phạm cho hậu học, cũng là không phụ chí nguyện xuất gia của mình.

Thích Nữ Huệ Lộc
Học viên Thạc sĩ Khóa III – Học viện PGVN tại Tp.HCM
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 1/2022

***

CHÚ THÍCH:
(1) Thích Hạnh Bình, Những vấn đề cốt lõi trong kinh Trung A Hàm, VNCPHVN, NXB Hồng Đức, 2018, tr.95.
(2) Thích Hạnh Bình, Nghiên cứu khái niệm A La Hán trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ, Thích Huệ Hải dịch, VNCPHVN, NXB Hồng Đức, 2019, tr.239.
(3) Vu Lăng Ba, Đức Phật Thích Ca trong Phật giáo Nguyên thủy, Thích Hạnh Bình và Phương Anh dịch,VNCPHVN, NXB Hồng Đức, 2019, tr.146
(4) Thích Hạnh Bình, Nghiên cứu Khái NIệm A La Hán trong Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, tr.237-8.
(5) Kinh Trường Bộ, kinh Đại bổn 14, Thích Minh Châu dịch, ViệnNCPHVN, NXB Tôn giáo Hà Nội, 2017, tr.261.
(6) Thích Hạnh Bình, Tư Tưởng Phật Giáo Bộ Phái tập 1, Nxb Hồng Đức, 2020, tr 31.
(7) Thích Hạnh Bình, Những vấn đề cốt lõi trong kinh Trung A Hàm, kinh Thanh Bạch Liên Hoa dụ,VNCPHVN, NXB Hồng Đức,2018, tr.66
(8) Thích Hạnh Bình, Những Vấn Đề Cốt Lõi Trong Kinh Trường A Hàm,tr. 58.
(9) Cựu Ước, Sáng thế ký, đăng ngày 01/01/2012 trên trang http://www.wiki.thuvientinlanh.org/, truy cập ngày 17/10/2020
(10) Thích Hạnh Bình, Đức Phật và những vấn đề thời đại, VNCPHVN, NXB phương Đông, 2014, tr.16.
(11) Thích Hạn Bình, Tiến trình giải thoát, Nxb Hồng Đức, 2019, tr.42
(12) Kinh Trung A-Hàm 1, Kinh Tượng Tích Dụ số 30, Tuệ Sỹ dịch, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2008, tr.227.
(13) Kinh Trung A Hàm 2, Kinh Toán Số Mục Kiền Liên 144, Thích Tịnh Hạnh dịch, NXB Taiwan, 2000, Tr 238-240.
(14) Kinh Trung Bộ II, Kinh Ganaka Moggallana số 107, Thích Minh Châu dịch, NXB Tôn giáo Hà Nội, 2012, tr. 329.
(15) Thích Hạnh Bình, Đức Phật và những vấn đề thời đại, tr.17
(16) Tăng Chi Bộ II, Tr.77.
(17) Kinh Tung A hàm quyển số 15, kinh Chuyển Luân Vương số 70, Thích Tuệ Sĩ dịch, https://www.rongmotamhon.net/xem-kinh_ Trung-A-Ham-Kinh, truy cập ngày 26/10/2020.
(18) Trường A Hàm, kinh Du Hành, Thích Tuệ Sĩ dịch, tr 120.
(19) )Thích Hạnh Bình, Y pháp bất y nhân, Nxb Phương Đông, 2007, tr.140-141.
(20) Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Đoàn Trung Còn, Nguyễn Minh Tiến dịch, NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2010, tr. 23-24.
(21) Ấn Thuận, Phật giáo và cuộc sống, Thích Hạnh Bình dịch, NXB Phương Đông, 2014. Tr. 185

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Thích Hạnh Bình, Những vấn đề cốt lõi trong kinh Trung A Hàm, VNCPHVN, NXB Hồng Đức.
2. Thích Hạnh Bình, Những Vấn Đề Cốt Lõi Trong Kinh Trường A Hàm. Thích Tịnh Hạnh dịch, Kinh Trung A Hàm 2, NXB Taiwan, 2000.
3. Thích Tuệ Sỹ dịch, Kinh Trung A-Hàm 1, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2008. Thích Tuệ Sĩ dịch, Trường A Hàm.
4. Thích Minh Châu dịch, Kinh Trường Bộ, ViệnNCPHVN, NXB Tôn giáo Hà Nội, 2017. Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ I, II, NXB Tôn giáo Hà Nội, 2012.
5. Ấn Thuận trước tác, Thích Hạnh Bình dịch, Phật giáo và cuộc sống, NXB Phương Đông, 2014.
Thích Hạnh Bình, Nghiên cứu khái niệm A La Hán trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ, Thích Huệ Hải dịch, VNCPHVN, NXB Hồng Đức, 2019.
6. Vu Lăng Ba, Đức Phật Thích Ca trong Phật giáo Nguyên thủy, Thích Hạnh Bình và Phương Anh dịch,VNCPHVN, NXB Hồng Đức, 2019.
7. Thích Hạnh Bình, tuệ chủng, tập1Tư Tưởng Phật Giáo Bộ Phái, Nxb Hồng Đức, 2020. Thích Hạnh Bình, Tiến trình giải thoát, Nxb Hồng Đức, 2019.
8. Thích Hạnh Bình, Đức Phật và những vấn đề thời đại, VNCPHVN, NXB phương Đông, 2014.
9. Thích Hạnh Bình, Y pháp bất y nhân, Nxb Phương Đông, 2007.
10. Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Đoàn Trung Còn, Nguyễn Minh Tiến dịch, NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2010.
11. Cựu Ước, Sáng thế ký, đăng ngày 01/01/2012 trên trang http://www.wiki.thuvientinlanh.org/ truy cập ngày 17/10/2020

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 1979)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
(View: 1999)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết
(View: 1701)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệtgiá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
(View: 1816)
Đôi khi chúng ta sống cùng nhau, đi ngang đời nhau, đối diệnvới nhau nhưng lại chẳng thấy nhau.
(View: 1772)
Các đặc điểm hợp lý trong giáo lý Phật giáo sơ kỳ đã có sức hấp dẫn lớn đối với các học giả châu Âu khi họ nghiên cứu vềPhật giáo.
(View: 1939)
Là người Việt Nam, chúng ta ai lại không biết bài hát “Lòng mẹ” của Y Vân với những câu hát như “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”.
(View: 1917)
Ngày Lễ Vu Lan để mỗi người con nhớ đến sự hy sinh, tình thương bao lacông ơn của Cha Mẹ,
(View: 2091)
Ngày lễ Vu Lan, những người con ở xa thương nhớ cha mẹ, lòng vẫn luôn hướng về cha mẹ, hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
(View: 2287)
Bám chấp là nguyên nhân của mọi đau khổ, phiền não. Đó là những gì làm phát sinh trạng thái hữu và sinh.
(View: 1993)
Đạo Phậttôn giáo từ bỏ bạo lực một cách mạnh mẽ nhất trong mọi hình thức.
(View: 1944)
Trong mọi truyền thống Phật giáo đều có việc tụng kinh, từ Nam tông, Bắc tông cho đến Mật tông.
(View: 2096)
“Hãy ví khổ như rác và hạnh phúc như những đoá hoa… Chuyển hóa khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa” (Thiền sư Nhất Hạnh).
(View: 2215)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rùng.
(View: 2069)
Bất kỳ ai trên thế gian này đều mong muốn tìm cho mình hạnh phúc, an lạc, mà những niềm vui, lạc thú trên đời này rất nhiều.
(View: 2423)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn
(View: 2112)
Phật giáo thời Hậu Lê tuy không phát triển mạnh như thời Lý-Trần, nhưng thể hiện nên nét đặc sắc về nhiều mặt của Phật giáo
(View: 1939)
Những phương cách để đối phó với bệnh khi nó xảy ra là gì? Bình thường phản ứng của chúng tacảm thấy ...
(View: 2092)
Phật pháp quả là biển học vô bờ, muôn ngàn pháp môn phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ chúng ta chọn và thích hợp với các pháp môn tu khác nhau.
(View: 1807)
Hiện nay, vấn đề Bảo vệ Môi trường đang rất được quan tâm ở khắp các nước trên thế giới.
(View: 1833)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam và trên thế giới.
(View: 2071)
Để lĩnh hội trọn vẹn “cảm giác an lạc” sinh khởi nhờ thiền định, đòi hỏi các thiền sinh phải có một nền tảng định vững chắc.
(View: 2299)
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(View: 2345)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(View: 2701)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(View: 2311)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(View: 2214)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
(View: 1791)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.
(View: 2059)
Người tu ở một mình hay cùng với đại chúng, chuyên tu hay đi vào đời để hoằng phápsở thích, hạnh nguyện riêng của mỗi người.
(View: 1911)
Nhiều Thiền sư tiếp cận với cộng đồng Hoa Kỳ và Tây phương, trong những thời gian đầu dạy Thiền, thường tránh nói về giới,
(View: 2017)
Khi sợ hãi, lo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.
(View: 1914)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(View: 2021)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(View: 2221)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(View: 2332)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(View: 2449)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(View: 2166)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(View: 2138)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(View: 1857)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(View: 2349)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(View: 1969)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(View: 2041)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
(View: 2173)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(View: 2201)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là ...
(View: 2001)
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng,
(View: 2280)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(View: 2129)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(View: 2025)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
(View: 2032)
rong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã
(View: 1975)
Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant