Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hạnh Tu Như Cọp

04 Tháng Hai 202219:47(Xem: 3273)
Hạnh Tu Như Cọp
HẠNH TU NHƯ CỌP

Thích Giác Đẳng

chu-cop


Lời giới thiệu:

Vào năm 1979, trong một lớp học Phật Pháp tại chùa Kỳ Viên ở quận 3, TP. HCM, lúc bấy giờ giảng viên là một vị sa di trẻ. Sư Giác Đẳng  khi ấy mới 16 tuổi, nhưng đã thể hiện được năng khiếu giảng dạy của mình.

Một lần nọ, sư Giác Đẳng nói với chúng tôi về đề tài hạnh tu như cọp, và có hứa sẽ giảng cho chúng tôi nghe bài Pháp này, nhưng chẳng bao lâu sau thì sư đã đi nước ngoài để du học.

Thời gian thấm thoát đã 32 năm trôi quacơ duyên được nghe bài Pháp đã đến với chúng tôi.  Ngày 14/12/2012, chúng tôi sang Hoa Kỳ để dự lễ kỷ niệm mười năm ngày khánh thành Bảo Tháp tại Thích Ca thiền viện ở tiểu bang California dưới sự bảo lãnh của ngài Hòa thượng Thiền sư Kim Triệu cùng với sự tài trợ vé may bay của các bạn Lệ Trinh, Lý Nhàn, Lệ Lệ (Lý), Tiết Tiểu Minh, Hoa Cúc và gia đình Long Tuyết (Texas).

Trong dịp này, chúng tôi đã đến Houston (Texas)  gặp lại Thượng tọa Giác Đẳng và chúng tôi nhân cơ hội này đã thỉnh cầu sư thuyết bài Pháp “Hạnh tu như cọp”.  Với chúng tôi đây là bài Pháp vô cùng quý báuchúng tôi phải đợi hơn 32 năm.  Với thời gian dài như vậy mà chúng tôi đến ngày hôm nay vẫn còn sống để nghe sư thuyết giảng !

Trong thời Pháp, sư Giác Đẳng có cho ghi âm và sao chép ra đĩa CD, nhờ vậy mà chúng tôi có thể nghe lại khi về nhà.  Do thiện ý muốn phổ biến bài Pháp có giá trị này nên chúng tôi đã biên tập, đánh máy, photocopy và cho ra đời quyển sách nhỏ với nhan đề “Hạnh tu như cọp”.

Nội dung của bài Pháp đề cập đến bốn đặc tánh của loài cọp (cọp đực).  Bốn đặc tánh ấy là:

1-    Khả năng sống độc lập (sống một mình)
2-    Khả năng cảnh giác rất cao
3-    Săn mồi vừa đủ ăn
4-    Không biết sợ

Với vị hành giả cũng phải có bốn đức tính như sau:

1.    Sống độc  cư thanh tịnh
2.    Khéo phòng hộ các căn
3.    Ăn uốngtiết độ
4.    Không biếng nhác, tinh cần ( có tinh thần vô úy)

Chúng con thành kính tri ân sư Giác Đẳng đã từ bi thuyết giảng cho chúng con một bài Pháp vô cùng quan trọng và có giá trị thiết thực  cho sự tu tập của hành giả.  Chúng con cũng tri ânPháp Nhiên đã hiệu đính cho quyển sách này.

Mong rằng quyển sách “Hạnh tu như cọp” sẽ là một tài liệu quý báu, là kim chỉ nam giúp cho hành giả thăng tiến trên con đường chấm dứt sanh tử.

Do công đức ấn tông Kinh sách này,  chúng con thành tâm hồi hướng và chia phần phước thiện thanh cao này đến ông bà, cha mẹ, thầy tổ, bà con quyến thuộc, bạn hữu và tất cả chúng sanh, cùng toàn thể chư Thiên, toàn thể chư Thiên hộ trì Chánh PhápCầu xin quý vị hoan hỷ nhận phần phước thiện này. Cầu mong quý vị an lạc, thoát khoải cảnh khổ và được an vui lâu dài.

Nguyện cho chúng con sớm thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử.

Sadhu! Sadhu! Sadhu!

Bài Pháp

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni  Phật

Bài Pháp hôm nay là một trong những bài Pháp có thể nói rằng rất khó quên trong cuộc đời của chúng tôi. Bài Pháp là một  lời hứa mà 32 năm qua vẫn chưa thực hiện được. Ngày đó tôi là một sa di trẻ ở Việt Nam, trước khi rời quê hương ra nước ngoài,  tôi hứa là sẽ nói về đề tài hạnh tu như cọp, lúc đó chỉ là một câu nói tình cờ trong lớp học Phật Pháp, nhưng hôm nay thật bất ngờ hữu duyên để có thể thực hiện lời hứa ấy.

Hôm nay hai cô Ánh Hoa, Ánh Nguyệt sang Hoa Kỳ.  Cũng lạ, mặc dù trước đây chúng tôi cũng đã vài lần gặp nhau tại Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc, nhưng chưa bao giờ có dịp  để thực hiện điều này  vì quả thật do những điều kiện đặc biệt về hòan cảnh, thời gian và và cái nhìn, mà nội dung của bài khác có thể thay đổi ít nhiều theo từng thời điểm trình bày.  Nếu bài Pháp này được nói 32 năm về trước thì một số suy nghĩ  trong đó sẽ khác với với ngày hôm nay.  Hôm nay, nhân dịp hai cô đến chùa và nhắc lại lời tôi đã nói cách đây 32 năm, tôi xin trình bày bài Pháp này để hoàn thành lời hứa  cũng như thỏa mãn sự mong đợi của hai vị.

Trong Giáo Pháp, Đức Phật thường dùng chữ thiện xảo, tức là khéo léo.  Thiện xảo là khả năng mà chúng ta có thể làm được một điều gì đó theo phương pháp. Thí dụ như người nấu một bữa ăn, người xây dựng một ngôi nhà, nghệ nhân thực hiện một công trình điêu khắc… Nếu làm đại khái thì nhiều người có thể làm được, nhưng để làm cho tốt, cho được mỹ mãn  thì chúng ta phải cần đến phương pháp.  Một học giả người Đức, trong  bài viết lời tựa cho một quyển sách Vi diệu Pháp đã nói rằng sự khác biệt giữa đạo Phật và các tôn giáo khác là đạo Phật không chỉ ca ngợi những giá trị của thiện pháp mà còn đề cập đến những phương pháp  nhằm giúp để thành tựu và chứng đạt những thiện pháp đó.

Một điều mà chúng ta biết là cứu cánh của đạo Phật có thể tóm gọn trong bốn chữ Giác ngộGiải thoátGiác ngộ là thấy được chân tướng của các pháp, và Giải thoát có nghĩa là cắt đứt những dây kiết sửĐức Phật không chỉ  nói đơn giản rằng Giác ngộGiải thoát là điều cao quý mà chính Đức Phật và cả chư Phật trong quá khứ đều nói và trình bày mà còn chỉ dẫn hành trình của con đườngphương pháp thực hành để đưa đến Giác NgộGiải thoát.    Có một điều mà chúng ta thường ít quan tâm đến  đó là trong đạo Phật có môt pháp gọi là Pàtimokkha mà chúng ta gọi là Giới bổnGiới bổn mà ngày nay quý phật tử biết đó là Tỳ khưu và Tỳ khưu ni gới được chư Tăng tụng để nhắc nhở  và hành trì.   Pàtimokkha được người Trung Hoa dịch là Biệt biệt giải thoát, có nghĩa là những điều này được thực hành thì sẽ đưa đến giải thoát những phiền não.

Pàtimokkha hay Giới bổn  đều được các chư Phật dạy  để trì tụng chứ không phải riêng gì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy mà thôi.

Các  Giới bổn mà  Đức Phật dạy về Tỳ kheoTỳ kheo ni giới có tính ứng hợp với căn tánh của chúng sanh thời đó.  Họ có những sai quấy và Đức Phật chế định theo giới luật.  Đó là Giới bổn, điều học.  Nhưng Giới bổnĐức Phật tự thân hành trì thì rất đơn giản, nó chỉ vỏn vẹn trong bốn điều, và ngài Na Tiên (Nàgasena) đã dùng bốn điều này để giảng giải.   Và khi ngài trình bày về điều này ngài đã dùng hình ảnh của một con cọp,  một hình ảnh rất gần với đất nước Ấn Độ thời đó để minh họa.  Vì vậy, chúng ta nói hạnh tu như cọp thì nghe cũng hơi lạ tai, bởi vì ai cũng nói dữ như cọp chứ không ai nói tu như cọp.

Bây giờ chúng ta nói đến Giới bốn đầu tiên hay nói đến đặc tính thứ nhất của loài cọp.  Cọp sống một mình.  Quý vị cũng thường nghe nói một rừng không thể có hai con cọp và cọp ở đây chính là con cọp đực.  Một con đực sống với nhiều con cọp cái, nhưng trong một lãnh địa thì không có trường hợp hai con cọp đực sống chung với nhau được.  Cọp đực phân biệt giang sơn của chúng bằng phân và nước tiểu.  Khi một con cọp đực sống nơi nào thì nó dùng phân và nước tiểu để phân ranh, và con cọp này không bao giờ lấn qua ranh phận của con cọp kia. Vì vậy mà người ta nói rằng trong một rừng không thể có hai con cọp.  Những nghiên cứu ngày nay cho biết là giang sơn của một con cọp đực thường rộng ít nhất là từ bảy cho đến mười cây số vuông.  Con cọp đi lại, sống, săn mồi và nó là là chúa sơn lâm trong cái giang sơn riêng biệt của nó.

Ngài Nàgasena dùng hình ảnh này để ví với lối sống của một hành giả- đó là sống độc cư.  Tất cả chúng ta, trong sự tu tập, đều phải trải  nghiệm một điều mà tất cả những nghệ nhân, những người làm nghệ thuật đều biết: Đó là cho đến khi nào họ thật sự thoát ra được những cái giá trị được thẩm định bởi người khác, bởi xã hội để tự mình nhận chân  ra những giá trị đó và dám sống với chúng, sống với chính mình thì đó là một bước ngoặc rất quan trọng trong cuộc đời của họ.  Đối với người hành giả cũng vậy.  Ví dụ trong đời sống, trong công việc làm hay việc tu tập, mình thường luôn nghĩ rằng ta làm những điều như vậy có ai khen mình không, có được người khác chấp nhận hoặc công nhận hay không, hoặc là những gì mình làm có phù hợp với cái cách mà người khác suy nghĩ hay không… Điều này trở thành một sự lệ thuộc cố hữu trong cuộc sống, do vậy khi làm việc gì chúng ta cũng phải làm theo những cái giá trị vốn đã được áp đặt, vốn đã có sẵn.

Một hành giả, cho dù sống giữa thị thành hay sống giữa làng mạc, trong rừng sâu đều cần phải có một khả năng độc lập tuyệt đối.  Đó là thấy cái này là tham thì phải từ bỏ vì vị ấy nhận thức được rằng tham là một sự ngăn ngại chứ không phải từ bỏ tham vì sợ nếu không bỏ nó thì sẽ bị phật tử chê trách, hay là người này người kia chê trách mình, không đồng ý với mình.  Có nghĩa là việc tốt hay xấu hành giả phải tự mình nhận biết điều đó, có như vậy, đó mới là tính cách độc lậpDĩ nhiên là trong giai đoạn đầu, khó có ai có đủ trình độ để làm được như vậy.

Ở giai đoạn đầu hành giả phải nương vào Kinh điển, lòi dạy của thầy tổ hay sự phê phán của xã hội, của gia đình , của bạn bè và những người chung quanh, để phân biệt đúng sai; nhưng đến một lúc nào đó, một hành giả biết sống độc cư-  tức là một mình với tự thân, thì vị đó có thể tu tập, có thể thấy các pháp từ cái nhìn hoàn toàn độc lập của chính mình mà không cần dựa vào sự bình phẩm của người khác.  Đây là một trong những điều rất khó. Nếu chúng ta hỏi những người làm nghệ thuật thì họ thường dùng hai chữ “thoát thai”.  Thoát thai có nghĩa là đến một lúc nào đó mình thật sự trưởng thành và tìm được giá trị do chính mình tự chứng, tự biết chứ không phải dựa vào sự phán xét của người khác.  Không phải do người khác nói tốt mà mình nghĩ tốt, mà do tự mình thấy được điều đó là tốt. Mình không cầu chứng từ người khác.

Trong Kinh ghi lại rằng,  một lần nọ, Đức Phật hỏi ngài Sariputta có phải ngài hiểu Đức Phật bằng niềm tin không?  Ngài Xá-lợi- phất bạch: “ Dạ con không hiểu Đức Phật bằng niềm tin”.  Ngài Xá-lợi-phất muốn nói rằng “ Con hiểu Đức Phật bằng trí của con chứ không phải do người ta xưng tán Ngài mà con tin theo”.  Phần nhiều trong cuộc sống của chúng ta, phần lớn chúng ta tu tập dựa trên đức tin.  Ví dụ một vị thiền sư cho chúng ta những lời dạy hết sức thuyết phục về vô thường, chúng ta nghe và chúng ta đồng ý với vị thiền sư, cho rằng vị ấy nói đúng.  Điều đó có nghĩa là chúng ta không thực sự thấy vô thường bằng cái nhìn độc lập.  Có thể chúng ta kính trọng vị thầy ấy quá, có thể chúng ta đánh giá quá cao vị thiền sư, và vì vậy vị ấy nói gì mình cũng cho là đúng một trăm phần trăm.  Nhưng một hành giả đạt đến khả năng độc cư  thì vị ấy phải có khả năng nhận biết về sự vô thường bằng chánh niệm và bằng chính nhận thức của mình.

Trong Kinh Đại Niệm Xứ có một câu mà nhiều hành giả không để ý “ Vị ấy quán thân trên thân, không nương dựa bất cứ việc gì ở đời”, nghĩa là vị ấy ở trong tư thế hoàn toàn độc lập, thấy và biết như vậy.  Thật ra, kinh nghiệm sống độc cưkinh nghiệm nhận thức độc lập , hai thái độ đó đi liền lạc với nhau, nghĩa là một người có kinh nghiệm nhận thức độc lập thì vị ấy có khả năng sống độc cư.  Còn một người có khả năng sống độc cư thật sự thì người ấy phải là người có khả năng nhận thức sự việc một cách độc lập.  Đến mức độ đó chúng ta mới tạm gọi là có sự trưởng thành trong đời sống. Lấy ví dụ khi chúng ta còn nhỏ, những điều đúng, sai, phải, quấy mà cha mẹ giáo dục chúng ta thì rất tốt, vì mỗi chúng ta được khuôn đúc , được nuôi dưỡng trong các giá trị căn bản ấy.  Tuy nhiên khi chúng ta lớn lên mà chúng ta làm gì cũng luôn tuân theo cái khuôn thước  của cha mẹ chúng ta đề ra, cái này là đúng, cái kia là sai thì chúng ta không thể được coi là trưởng thành.  Một người trưởng thành thật sự  là một người một ngày nào đó nhận chân ra giá trị đúng, sai, phải,  quấy là do tự mình hiểu biết  chứ không phải vì cha mẹ tôi nói như vậy là đúng, ông bà tôi nói như vậy là đúng.  Tuy nhiên khi mình còn nhỏ thì chúng ta cần những lời dạy dỗ ấy.

Do vậy, pháp đầu tiên của hành giả là giống như loài cọp, chúng  sống một mình ở trong rừng, và do sống một mình trong rừng nên chúng  phải có thái độ hoàn toàn độc lập, không sống theo bầy, theo đàn như một số các loài động vật khác.  Có những động vật chúng sống quây quần theo bầy đàn, thí dụ như loài trâu rừng, bầy nai…. Nếu bầy của chúng chạy về hướng đông  thì chúng sẽ chạy về hướng đông.  Chúng chạy về hướng đông là do một con nào đó trong bầy chạy về hướng đó và rồi cả nguyên đàn chạy theo.  Nhưng loài cọp thì không như vậy.  Con cọp đực luôn luôn hành xử độc lập, từng con một ở trên từng lãnh địa một.  Vậy, cái bản lãnh quan trọng nhất của hành giả là bản lãnh sống độc lập.

Có nhiều người không hiểu rõ đạo Phật, họ nói rằng đạo Phật sung bái chủ nghĩa độc thân.  Thật ra đạo Phật không lên án việc có gia đình cũng như lên án cuộc sống cộng đồng. Đạo Phật cũng có cộng đồng Tăng chúng, có bạn song hành như một vị thiện hữuTuy nhiên, đạo Phật rất chú trọng  về khả năng độc lập trong cách nhìn của mình, bởi vì đến một lúc nào đó, đến một thời điểm nào đó thì hành trình của hành giả sẽ là con đường độc đạo, chỉ một người đi, và chỉ có tự thân một người đó biết nó mà thôi, chứ không thể có hai hoặc ba người được.  Nói một cách khác, cha mẹ ta dạy ta như thế nào, thiện hữu dạy chúng ta như thế nào, những lời dạy của các vị thiền sư như thế nào, nó chỉ làm kim chỉ nam trong một giới hạn, một chừng mực nào đó; và khi chúng ta thực sự ra khơi, mỗi người phải tự xác chứng lấy mình chứ không phải thông qua cái giá trị do người khác đem đặt để cho mình. Đó là đặc điểm đầu tiên khi chúng ta nói về đặc điểm đầu tiên của loài cọp, và đạo Phật nói là “ sống độc cư thanh tịnh” là nói đến ý nghĩa độc lập này.

Tiếp theo đặc tánh thứ hai của loài cọp là có một tính cách khác hơn nhiều so với các loài vật khác vì nó là một động vật sống nhờ vào sự đi săn.

Cọp là một mãnh thú và các mãnh thú khác hơn những loài thú thường ở chỗ khả năng cảnh giác của chúng rất cao. Cọp là loài tấn công, do đó cọp và sư tử -khả năng cảnh giác của chúng- cao hơn những con vật khác.  Những loài vật khác khi ngủ là ngủ vùi, hoặc  ngay khi chúng đang chơi đùa thoải mái chúng  cũng luôn ở trong tư thế dễ dàng bị tấn công.  Nhưng những loài mãnh thú thì khác, thí dụ sư tử và cọp luôn luôn ở trong tư thế tấn công của một loài có cảnh giác. Tương tự như một hành giảchánh niệm và tỉnh giác, họ biết rằng các phiền não có thể tấn công bất kỳ lúc nào, các ma chướng có thể đến với họ bất kỳ lúc nào, vì vậy họ không giải đãi, xem thường hay mất cảnh giác.

Đức Phật dạy phòng hộ các căn là Ngài muốn nói đến việc chúng ta thường có một nhận thức liên quan đến tự ngã, đây là một nhận thức gây ra phiền não.  Ví dụ như có ai đãi mình món ăn ngon, luôn có cái Tôi xen trong đó “Tôi được ăn ngon”.  Hay khi mình phải chịu cái cảnh lạnh lẽo thì ngoài cái cảm giác lạnh lẽo mình còn gói ghém một khái niệm “Tôi” trong đó “Tôi lạnh”.  Hoặc khi chúng ta đi tham quan một cảnh đẹp thì không phải chỉ đơn thuần là để thỏa mãn con mắt mà còn để thỏa mãn cái tôi “Tôi đã thấy như vậy”.

Đối với các hành giả tu tập nhiếp hộ các căn hành giả sẽ thấy  phiền não này sanh khởi từ mắt có nghĩa là nó đến từ mắt chứ không liên hệ gì đến cái Tôi, cái Ta hết. Phiền não đến từ tai, từ lưỡi, từ mũi, từ thân, từ ý cũng tương tự như vậy.  Nói một cách khác, điều đó có nghĩa là hành giả có một khái niệm rất rõ ràng, chuyện nào ra chuyện đó.  Chuyện của mắt thì ra chuyện của mắt, chuyện của tai thì ra chuyện của tai,  chuyện của mũi thì ra chuyện của mũi, chuyện của lưỡi thì ra chuyện của lưỡi…. không có Tôi hay Ta xen trong đó.  Vị hành giả chỉ thấy đơn giản vậy thôi,  thấy riêng từng phần.

Nói đến chuyện tu tập thì hành giả phải có khả năng phân biệt được đâu là các cảm thọ khổ, lạc, ưu, xả và các cảm thọ đó đến từ đâu. Nếu nó đến từ xúc thì đó là từ nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc hoặc ý xúc ?  Chữ xúc ở đây có nghĩa sự gặp gỡ giữa căn cảnh và thức.  Và vị ấy hiểu rằng cảm thọ này đến từ mắt, từ tai, từ lưỡi, từ thân hoặc từ ý. Chỉ đơn giản vậy thôi.  Vị ấy không thấy có khái niệm “Tôi, Ta” trong cảm thọ đó.Ví dụ cách đây một giờ đồng hồ, hành giả được ăn một bữa rất ngon, vị ấy biết khi thực phẩm ngon ấy chạm với lưỡi thì lưỡi hưởng thụ một cách thích thú, một cách hạnh phúc, lưỡi cảm thấy rất ngon.  Và bây giờ không còn ăn nữa thì cảm giác ấy đã diệt đi, tức là vị ấy thấy sự sanh và diệt.  Nếu hành giả không phòng hộ các căn thì hành giả ấy lại nghĩ rằng: Hôm nay “Tôi” có phước. “Tôi” được ăn một bữa thiệt ngon.  “Tôi” thật là hạnh phúc vì được đãi một bữa ăn thiệt ngon mà nhiều người khác không có, chỉ có “Tôi” mới được ăn. Hoặc cảm thấy “Tôi” quan trọng như thế này thế kia khi được đãi ăn một bữa như vậy.

Tuy nhiên đối với một hành giả tu tập thì chuyện nào ra chuyện đó.  Hễ nó sanh thì biết nó sanh, nó diệt thì biết nó diệt.  Nói một cách khác là không để cho sự việc sanh khởi liên hệ đến bản ngã. Khả năng phòng hộ các căn này được hiểu và được xem nhưthiện xảo của hành giả  để có thể phân biệt ra ái đến từ thọ, thọ đến từ xúc, xúc đến từ sáu căn và sáu cảnh.  Đó là cách vắn tắt chúng ta nói về sự tu tập phòng hộ các căn.  Về điểm này thì các thiền sư dạy về Tứ niệm xứ chi li hơn, chúng ta không đào sâu nhưng điều quan trọng là chúng ta phải phân biệt được danh và sắc.  Danh và sắc đối với một hành giả tu tập thì chúng trực tiếp liên hệ đến sáu căn, ví dụ cái gì mình nghe, cái gì mình thấy, mình ngửi, mình nếm, xúc chạm , cái đó gọi là sắc.  Cái cảm thọ do sự xúc chạm, gặp gỡ giữa căn và cảnh , cái phản ứng thích hay không thích với sự xúc chạm, gặp gỡ đó  gọi là danh.  Như vậy chúng ta thấy rằng cái mà chúng ta gọi là tôi hay ta này đây thực ra chỉ là tâm và thân hay danh và sắc tương tác với nhauvận hành vậy thôi.  Khi chúng ta thấy được mấu chốt của sự tác động qua lại giữa thân và tâm hay danh và sắc đó, chúng ta sẽ thấy rằng mọi sự đến và đi là các phản ứng do thân và tâm tác động qua lại vào nhau chứ không có một cái gọi là ngã tính ở trong đó, khi hiểu ra được như vậy thì mọi sự chúng ta cứ để tự nhiên, nó đến thì cho nó đến, nó đi thì để cho nó đi.

Chúng ta luôn vướng vào cái tự ngã hay là ngã tính.  Ví dụ chúng ta nghe Paris là kinh đô của ánh sáng và ao ước được một lần đến đó.  Có dịp chúng ta đặt chân đến Paris, chúng ta thấy được dòng sông Seine, tháp Effel, khi về nhà điều đó lại trưởng dưỡng thành một niềm hãnh diện, mang đến cái tự ngã: “Tôi” cũng là một người đặc biệt, “Tôi” có được may mắn đến tham quan tháp Effel, tự cảm thấy “Tôi” là người quan trọng…  Hành giả hành tập là để loại bỏ cái cảm giác về một cái tự ngã này.  Cái cảm giác của hành giả chỉ là cái gì đến thì để cho nó đến, cái gì đi thì để cho nó đi, chỉ đơn thuần ghi nhận hay biết, khi nó đi rồi thì mình trả mọi sự về với sự tĩnh lặng.  Ngài Ajahn Chah dùng một thí dụ đơn giản để mô tả việc này đó là tâm của hành giả nó phải giống như một cái hồ nước ở giữa rừng, khi những con thú đến uống   và mặt hồ khuấy động, đó là điều tự nhiên.  Khi những con thú uống nước xong thì mặt hồ trở lại phẳng lặng, chứ không phải những con thú đã đi rồi mà mặt hồ cứ tiếp tục giao động hoài.  Khả năng này tiếng Anh gọi là “let go”, tức là chúng ta để cho nó đi.  Cái gì nó đến thì nó đến, cái gì nó đi thì để cho nó đi.   Tuy vậy, việc này không hề đơn giản.  Tại sao vậy?  Trong cuộc sống của chúng ta, những gì chúng ta thực sự tiếp xúc, thực sự đối diện thì không nhiều, nhưng bám níu, vướng mắc của chúng ta với chúng thì lại lâu dài.    Ví dụ ai đó nói với mình một câu rất  nặng, câu nói nặng đó chúng ta có khi nghe chưa tới 30 giây nữa nhưng chúng ta phiền não cả … ba tháng.  Cái phiền não vài ba tháng đó là do chúng ta để cái nghe đó liên hệ tới tự ngã của mình.  Nếu chúng ta không để cho nó liên hệ đến tự ngã thì việc nó đến, nó đi giống như mặt hồ, chao động nhưng rồi sẽ tĩnh lặng, phẳng lặng trở lại.

Nói tóm lại, hành giả phải phòng hộ các căn như thế này: Hành giả hiểu thọ là duyên của xúc, xúc là do duyên của sáu căn, do vậy, hành giả không nghĩ rằng đây là của Ta, đây là Tự Ngã của ta. Hành giả cũng có khả năng phân chuyện nào ra chuyện đó, hiện tạihiện tại, cái gì đã qua rồi là qua rồi, sắc là sắc, danh là danh, chứ không thấy rằng, hiện tạiquá khứ, danh và sắc kết cấu với nhau thành một thứ để cho mình phải bám níu.  Tại vì sao?  Bởi vì một khi hành giả nhìn thấy được  sự vận hành của các căn,  cảnh và thức một cách tinh tường, chính xác như thế, hành giả sẽ có khả năng buông  bỏ, bởi cuộc sống là một sự nối tiếp liên tục của các căn, cảnh và thức. Nói tóm lại, nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc và ý xúc sanh thọ. Nhãn xúc sanh thọ, mình hiểu. Tỷ thức sanh thọ, mình cũng hiểu… Ngài Sariputta dạy rằng nếu chúng ta nghe những điều phỉ báng, nếu chúng ta biết rằng đó  chỉ là một sự tiếp xúc giữa căn và cảnh thì chúng ta có thể kham nhẫn được.   Điểm này là một đặc tánh  giải thích tại sao hành giả khi hành thiền cần phải phân biệt cho rõ danh và sắc.  Cái giá trị của sắc là cái mình thấy, mình nghe, mình  ngửi, mình nếm và đụng chạm.  Yếu tố đó chỉ có giá trị trong một thoáng và không nên để cho nó kéo dài.  Khi chúng ta nghe, thấy, ngửi, nếm, đụng chạm thì chỉ nên đơn thuần ghi nhận chúng sanh khởi, đừng dính mắc với chúng để cho chúng trở thành những vấn đề chi phối mình sau khi chúng đã qua đi.  Như vậy gọi  là khéo nhiếp hộ các căn.

Với một người tu tập thì khả năng cảnh giác phải cao, phải hiểu rằng  sáu căn là những cửa ngõ để cho địch tấn công.  Nếu mình là một vị tướng giữ thành thì phải hiểu cái thành của mình có sáu cửa và nếu phiền não có tấn công thì chúng cũng chỉ tấn công vào sáu cửa đó thôi và như vậy mình phải thường xuyên cảnh giác.

Đặc điểm của loài cọp và các loài mãnh thú khác là chuyên về săn mồi và tấn công vì vậy chúng cũng có khả năng đề phòng sự tấn công rất cao.  Người ta nói “suy bụng ta ra bụng người” , con vật đó thường tấn công những con vật thiếu cảnh giác vì vậy chính bản thân nó phải rất cảnh giác.

Đặc tánh thứ ba của loài cọp và cũng là của một số loài mãnh thú khác là chỉ săn mồi vừa đủ ăn. Nó không giết con nai này để ăn rồi giết con nai kia để chơi, tức là nó biết đi săn ở mức độ vừa phải.  Nó không giống con ngườiCon người chúng ta khi ăn thường ham hố, có khi ăn quá độ hoặc quá no.  Đời sống của mình đã đủ rồi nhưng vẫn đi tìm, tích lũy chất chứa thêm,  nhưng với loài cọp thì khác.  Điều này nhiều người không nghĩ đến nhưng thật ra loài vật chúng hơn loài người. Loài người của chúng ta có khi không ăn cũng giết, không ăn cũng thu thập để dành, nhưng loài vật thì không như vậy.

Trong Pàtimokkha, lời dạy của chư Phật là phải tiết độ trong ăn uống, có nghĩa là một hành giả phải biết ăn vừa với nhu cầu của mình, nếu mình không biết dừng lại có nghĩa là chưa có bản lãnh.  Trong tất cả các dục lạc  thì  sắc đẹp, tiếng hay v.v… thì hành giả tránh được, nhưng riêng cái ăn thì không thể  vì đó là nhu cầu.  Khi hành giả ăn hoặc uống, Đức Phật dạy ăn và uống phải có tiết độ.  Ở đây hàm ý là ăn vừa đủ no, cái thách thức lớn nhất là đồ ăn có ngon đến đâu cũng đừng ăn quá no, cho dù là ngon miệng đến mấy đi nữa cũng không có tình trạng ăn quên thôi.  Thực ra, đối với một người bình thường thì cái chuyện ăn quên thôi đó cũng là chuyện bình thường, không có gì tội lỗi, nhưng với một hành giả, việc ăn quên thôi sẽ là một chuyện lớn. Vì sao vậy?  Vì cái nghị lực của mình có hay không là nằm ở đó.  Ví dụ một người bị bệnh tiểu đường, bác sĩ cho biết rằng không nên ăn nhiều cho dẫu là những món ăn không có nhiều đường vì khi mình ăn quá no thì cơ thể vẫn không thể hấp thu kịp, nó sẽ đẩy lượng đường vào trong máu.  Do đó, nguyên tắc của người tiểu đường là phải ăn nhiều bữa nhưng không được ăn no.  Vì vậy, người bị tiểu đường nếu được dọn một bữa ăn rất ngon nhưng ăn đến một mức độ nào đó thì phải tự biết ngừng lại.  Khả năng tiết chế để không ăn nữa là một sự thách thức.  Tương tự, đối với hành giả thì việc tiết chế trong ăn uống cũng nói lên nghị lực của vị ấy trong sự tu tập.  Có những lúc chúng ta  thọ đầu đà hay tham dự các khóa thiền, cả ngày chỉ ăn một bữa chính, bữa ăn đó đôi khi rất ngon miệng vì vậy đến lúc chúng ta bảo mình phải ngừng ăn thì thật là không phải chuyện dễ.  Dường như ai cũng muốn ăn cho thỏa mãn, người ta gọi là mãn khẩu, và nếu mình ăn không cho nó mãn khẩu thì mình thấy có chút gì tiếc nuối.  Nhưng hành giả phải có khả năng thấy rằng đã ăn vừa đủ no thì phải biết ngưng lại.

Chúng tôi có vài lần nói về sự khác biệt giữa văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ trong việc ăn uống.  Người Trung Hoa nói rằng ăn thì phải ăn cho hết, nếu ăn còn dư là có tội vì vậy khi ăn thì phải rán ăn cho hết thức ăn.  Nhưng người Ấn Độ thì khác, đặc biệt trong văn hóa Phật giáo là không rán ăn mà chỉ ăn với mức độ vừa phải, nếu ăn không hết thì đổ cho chim, cho các loài vật khác ăn.  Nếu cố ăn cho no, cho mãn khẩu, ăn cho phình bụng thì đó là điều không tốt.  Trong Luật, Đức Phật dạy, khi ăn còn năm miếng nữa là no thì nên dừng lại, nói cách khác là ăn còn hơi lưng lững thì phải biết dừng lại.  Sự tiết chế đó sẽ giúp hành giả kiểm soát được vấn đề ăn uống của mình.  Về điểm này, những loài mãnh thú như cọp, sư tửchúng ta không biết sức khỏe của chúng thực sự như thế nào- nhưng chúng có đặc tánh chung là không dành giựt quá độ như một số loài khác.  Theo các nhà nghiên cứu thì các loài dã can, kên kên hay chạy theo những loài mãnh hổ này, bởi vì khi cọp hay sư tử giết một con vật để ăn, chúng chỉ ăn đủ no là bỏ đi, chứ không vì thấy các con vật khác đến rồi ráng dành phần, ráng ăn cho no.  Đó là đặc tánh của con cọp.  Đối với hành giả, khi nói đến ăn uống trong sự tiết độ thì cũng giống như loài cọp vậy,  có nghĩa là ăn vừa với nhu cầu bản thân, ăn vừa phải chứ không ăn quá no, hay vì mãn khẩu mà ăn.  Sự tiết độ này tạo cho hành giả nghị lực, và đây là một điều rất quan trọng.

Đặc tánh thứ tư mà ngài Na Tiên đề cập là cọp không biết khiếp sợ, cá tánh của nó là không biết sợ.  Cọp là mãnh thú, đôi khi người ta gọi nó là chúa sơn lâm, đôi khi người ta gọi nó là mãnh hổ.

Nó có một thái độ rất rõ ràng đối với các con thú khác.  Tương tự như vậy, hành giải được xem là không biết sợ trước những phiền não của mình, phải có sự hiểu biết đạt đến tinh thần vô úy.  Về điểm này, trong Kinh điển gọi là tinh cần, không biếng nhác.  Sự tinh cần trong đạo Phật nói đến thái độ rõ ràng trước cái nào là thiện, cái nào là bất thiện.  Một người có thái độ không phân biệt giữa thiện và bất thiện, hay gọi là lấp lửng, thì gọi là không tinh cần.  Thiện là thấy cái nào đúng thì quyết tâm làm, điều nào là bất thiện, sai trái thì quyết tâm từ bỏ chứ không hững hờ, lấp lửng, phải có thái độ rõ ràng.  Chính thái độ rõ ràng như vậy sẽ giúp cho hành giả không nhọc nhằn trong việc tu tập và giúp cho hành giả vượt qua những cạm bẫy, trong đạo Phật gọi đó là không giải đãi, bởi vì hành giả thấy thiện và bất thiện rất rõ ràng.  Ví dụ, thông thường một người mà thiếu kinh nghiệm thì người ấy không thể phân biệt được cái gì là lợi hay bất lợi, và do không phân biệt được điều này, người ấy sẽ không có thái độ dứt khoát  giữa điều lợi ích nên làm và điều không lợi ích, phù phiếm không nên làm.  Nhưng một khi người ấy đã có sự phân biệt thì người ấy có thái độ của người có kinh nghiệm, cái đó trong đạo Phật gọi là tinh tấn hay tứ chánh cần.  Đó là thận cần, trừ cần, tu cần, bảo cần, nghĩa là người đó biết ngăn ngừa, biết diệt trừ ác pháp và biết làm cho thiện pháp sanh khởi, biết bảo dưỡng thiện pháp.  Nếu hành giả còn lấp lửng, không có thái độ rõ ràng, dứt khoát giữa thiện và bất thiện tức là hành giả không có đủ tinh thần vô úy.

Tại sao dáng đi của con cọp, sư tử lại hùng dũng, đẹp hơn những sinh vật khác?  Đó là vì nó có đủ sức mạnh nội tại, nói  đơn giản là vậy. Một hành giả trong sự tu tập phải có một thái độ rõ ràng, mạnh mẽ với bản thân mình.  Việc này đôi khi không dễ dàng cho chúng ta, bởi vì trong cuộc sống, trong xã hội ngày nay, hầu như mọi thứ đều xây dựng trên một tinh thần hòa hoãn.  Ở đây không phải  chúng ta muốn   nói đến sự cực đoan mà muốn nói đến một thái độ dứt khoát. Không những có thái độ dứt khoát rõ ràngchúng ta còn biết mình phải làm gì với điều đó.  Đây là đặc tánh của con cọp và là đặc tánh của một hành giả.

Nói đến bốn điều này như nhắc nhở chúng ta  nhớ lại lời của Đức Phật dạy là sống độc cư một mình, khéo phòng hộ các căn, ăn uốngtiết độ, không biếng nhác tinh cần.  Đó thực ra  là giới bổn của chư Phật, chư Phật ngày xưa dạy điều đó.  Từ tinh thần độc lập của một người sống độc cư đến tinh thần phòng hộ không để cho các căn, cảnh liên hệ  đến tự ngã, cho đến cái nghị lực biết tiết chế vừa phải trong nhu cầu, tiết độ trong ăn uống và sau cùng là một thái độ rõ ràng với thiện phápbất thiện pháp  hay biếng nhác, không tinh cần.  Không biếng nhác, tinh cần là sống một cách rõ ràng, chúng ta có thể hiểu rằng đó là một cái thế  của một chiếc ghế có bốn chân, nó giúp hành giả có sự thăng bằng, vững vàngtiến tới.

Vì vậy, khi nói về hạnh tu như cọp, ngài Nàgasena (Na Tiên) hàm ý nói đến một điều là sự thuần tánh của con vật, nghĩa là nó sanh ra như vậy, bản năng nó như vậy và cái thái độ nó như vậy.  Hành giả tu tập đến một lúc nào đó cũng phải có những đặc tánh đó khi đương đầu với phiền não.

Khi nói về hạnh tu như cọp, ở đây chúng ta nên nói thêm  là trong mỗi nền văn hóa có một cái nhìn khác nhau.  Thí dụ con dơi trong xã hội Tây phương tượng trưng cho loài ma quỷ, nhưng con dơi trong văn hóa Trung Hoa được cho là phúc, tượng trưng cho phước.  Con ngỗng trong văn hóa Tây phương tượng trưng cho sự lãng mạn nhưng con ngỗng trời trong đạo Phật lại tượng trưng cho sự giải thoátĐức Phật đưa ra hình ảnh ngỗng trời rời ao.  Trong nền văn hóa Trung Hoa, Việt Nam nói đến ong, bướm hút mật thì tượng trưng cho sự không đàng hoàng của người đàn ông, nhưng ong hút mật  trong Kinh điển đạo Phật là hình hảnh tự lợilợi tha của vị Tỳ kheo trì bình khất thực:

“Như ong đến với hoa
Không hại sắc và hương
Che chở hoa, lấy nhụy
Bậc Thánh đi vào làng”

Kinh Pháp cú 49

Tương tự, trong nền văn hóa của chúng ta, phần đông chúng ta đều sợ cọp nhất là những người sống trong làng mạc xa vắng.  Chúng ta thường nói dữ như cọp để ám chỉ một người bản tánh hung dữ.

Tuy nhiên trong xã hội Ấn Độ thì cọp là loài mãnh thú rất thường thấy, và ngài Nàgasena nhân đó mới nói lên những đặc tánh, có thể nói là rất nổi bật của loài cọp, để giúp chúng ta liên tưởng đến những pháp tu mà Đức Phật gọi là những thiện xảo của một hành giả trên đường tu tập.

Mỗi người rồi một ngày nào đó  cũng phải ra đi, phải đối diện với cái chết.  Hôm nay, nhân nói đến điều này, tôi muốn nhắc lại thời điểm mà Hòa thượng Hộ Giác nằm trên giường bệnh.  Hình ảnh một người trong  giây phút cuối cùng của cuộc đời mà bên cạnh mình bao quanh là chư tăng, phật tử, những người rất thương mến mình là một cảnh  hiếm thấy.  Tuy nhiên hình ảnh này cũng cho chúng ta thấy sự vô hộ, vô chủ của cuộc sống.  Cho dù lúc đó bao quanh ngài là bao nhiêu người thương, bao nhiêu người thân thì ngài vẫn phải ra đi một mình, ngài phải đối diện với cái chết một mình và ngài phải tự cứu lấy chính mình, những người khác nhiều lắm là tụng cho ngài một câu Kinh, đọc một vài đoạn Kinh Tứ Niệm Xứ hay là những lời cầu phước cho ngài, nhưng hơn ai hết, chính ngài, ngài phải tự ra đi.

Con người thường hay nghĩ rằng mình sẽ được sự hỗ trợ của người thân, chăm sóc của xã hội trong giây phút cuối đời, nhưng Đức Phật rất nhiều lần nói với chúng ta rằng trong cuộc hành trình sanh tử luân hồi thì mỗi người chúng ta , ngay cả hai chị em sinh đôi, hai người đã gắn bó với nhau suốt cả cuộc đời, dù vậy khi đi qua nhịp cầu sinh tử thì ai cũng phải đi một mình.  Đó là độc lộ trường thiên tức là con đường dài mà mỗi người phải đi một mình. Đừng bao giờ nghĩ rằng người này sẽ nâng đỡ cho người kia, người kia sẽ nâng đỡ cho người nọ.  Tại sao trong dòng lịch sử của loài người, con người hya thờ phượng Thượng đế, con người hay sùng bái các đấng thiêng liêng cao cả?  Tại vì con người rất sợ đi một mình, con người muốn có một đấng thiêng liêng nào đó giúp ta đi qua những nhịp cầu đó.  Nhưng cái khác biệt lớn nhất của đạo Phật với các tôn giáo khác đó là đức Phật dạy rằng “ các đấng Như Lai chỉ là bậc Đạo Sư, các con phải tự nỗ lực”.  Điều này có nghĩa rằng Đức Phật, Ngài sẽ không nắm tay chúng ta, không đem kiệu đến để rước chúng ta, trái lại Đức Phật dạy rằng những gì Như Lai cần làm cho các con, Như Lai đã làm rồi, tức là những lời dạy của Ngài, chúng ta phải biết dùng những lời dạy của Ngài để mà trang bị cho hành trang lên đường.

Khi chúng ta đọc lên bốn điều sống độc cư một mình, khéo phòng hộ các căn, ăn uốngtiết độ, không biếng nhác tinh cần trong giới bổn, ở đây là nói xuyên qua bốn đặc tánh của loài cọp, chúng ta phải hiểu rằng tự mình phải trang bị, tự mình phải có bản lãnh và tự mình phải chấp nhận.  Chúng sẽ đối diện với cái chết vậy chúng ta phải chuẩn bị như thế nào trong cuộc hành trình đó.

Chúng tôi xin nhắc lại một điều, có thể nói là không bao giờ quên được. Vào ngày thứ sáu đầu tháng mưới hai (01/12), ngài Hòa thượng Hộ Giác được đưa vào bệnh viện.  Sau khi chụp hình phổi, ngài nằm trong phòng dành cho người lớn tuổi để chờ kết quả. Ngài nằm trên giường để chờ bác sĩ khám bệnh, chúng tôi đứng bên cạnh và cầm tay ngài, thấy da của ngài bị thâm đen do dấu của các ống chích lấy máu.  Chúng tôi nhắc lại hình ảnh của ngài Ànanda xúc động khi nhìn thấy da của Đức Thế Tôn nhăn nheo do lớn tuổi, ngài Ananda nhớ lại trước đây Đức Phật có ba mươi hai tướng trượng phu. Chúng tôi nhắc lại hình ảnh này thực sự chúng tôi không có ý muốnhòa thượng với Đức Phật nhưng chúng tôi liên tưởng đến thời Hòa thượng còn trẻ, ngài là một người nổi tiếng về phúc tướng, nhưng giờ đây da ngài nhăn, có những suy thoái như vậy.  Khi chúng tôi nhắc lại hình ảnh này, ngài Hòa thượng Hộ Giác nói rằng: Đức Phật dạy
“Người nay như lá úa,
Diêm chúa đang chực chờ,
Hành trình không quán trọ,
Dặm trường thiếu tư lương”

và sau đó ngài đã đọc câu Phạn ngữ của bài kệ đó và nói rằng đọc bài Kệ này mới cảm thấy thấm thía.

Thực ra con  đường của ngài cũng là con đường đi của tất cả chúng ta, tất cả  chúng ta không thể tránh được cuộc hành trình đó.

Nhưng phải nói rằng chặng cuối của cuộc hành trình của ngài Hòa thượngtương đối đẹp vì ngài còn tỉnh táo, còn nhớ lời Đức Phật dạy, vì ngài còn đủ kham nhẫnchấp nhận ra đi một mình.  Nhưng nếu ở đoạn cuối cuộc đời mà ngài nghĩ rằng đau quá phải rên la, trong lúc này mình phải cần đến người này, cần đến người kia, tại sao người này không thương mình, tại sao người kia không lo cho mình… Và như vậy là ngài chưa chấp nhận sự vô thường.   Tất cả chúng ta đều phải đối diện với điều đó một mình và lúc đó thì danh lợi, hơn thua, được mất trong đời chẳng còn ý nghĩa gì hết.  Giây phút đó chỉ có mỗi một mình ta đối diện với cái chết và chúng  ta thực sự sống với chính mình, lúc đó chúng ta cần một cái tinh thần độc lập hơn bao giờ hết.  Tinh thần độc lập đó, đôi khi trong Kinh điển gọi là khả năng của một người biết sống một mình, và biết sống một mình không phải là chuyện dễ.

Hôm nay nhân dịp hai cô Ánh Hoa, Ánh Nguyệt sang Hoa Kỳ và đến chùa Pháp Luân đây, tôi xin được nói vài lời như để hoàn tất một điều mà chúng tôi đã hứa  hơn 32 năm trước là sẽ nói về hạnh tu như cọp.

Cầu mong cho chúng ta, tất cả những Phật tử ở trong hoàn cảnh nào cũng nhớ rằng Đức Phật đã cho chúng ta rất nhiều và không những Đức Phật đã cho ta rất  nhiều mà nếu chúng ta khéo, chúng ta còn hưởng được cả một gia tài rất lớn do Ngài để lại. Ít nhất qua lời của Ngài dạy, chúng ta biết suy nghĩ, biết làm thế nào để an tâm, tĩnh trí.  Nếu nghĩ được như vậy thì cuộc sống-  cho dù chúng ta ở đâu, cho dù là sống một mình-  chúng ta vẫn cảm thấy nó đẹp và đầy đủ chứ không nghèo khổ, thiếu thốn.  Dù ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng cảm thấy ấm áp là bởi mình được hưởng một gia tài rất lớn, đó là Giáo Pháp của Đức Phật.

Biên tập: Song Ánh

Hiệu đínhTỳ kheo Pháp Nhiên

Theo: Thiền Viện Phước Sơn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2098)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2156)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 1871)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1695)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1610)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1775)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1525)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2473)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1658)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 1991)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 1951)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2292)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1612)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 1810)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1691)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 1860)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2421)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3392)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2106)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2114)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1571)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 1841)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2189)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2123)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 1992)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 2894)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2009)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2362)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 1881)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 1811)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
(Xem: 2029)
Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không.
(Xem: 2274)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 1860)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2218)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(Xem: 2179)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
(Xem: 2723)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 1873)
Mặt trời khi xuất hiệnrạng rỡ, bừng sáng, dứt khoát xóa tan bóng tối để chiếm lĩnh cả không gian của thiên địa càn khôn. Mặt trăng thì không như vậy.
(Xem: 1786)
Từ cạnh tranh sinh tồn giữa các loài sinh vật, cho đến mâu thuẫn xã hội, hận thù tranh chấp, là những nét đặc trưng trong lịch sử tiến hóa, không chỉ riêng loài người.
(Xem: 2081)
Phật tử chúng ta được biết rằng, đã quy y Tam bảothọ trì năm giới ...
(Xem: 1877)
Hơn nửa đời người, hay cả cuộc đời, nếm đủ đắng cay buồn tủi, niềm vui thì khiêm tốn, nỗi buồn quá mênh mông. Chòng chành theo con thuyền thân phận, lúc tàn khoảnh khắc theo cổ máy thời gian, nhìn lại trong rêu phong tĩnh lặng, trên khuôn mặt nhiều nếp chập chùng của ưu phiền, mới hiểu rằng “Ta có đại hoạn do ta có thân. Nếu ta không thân sao có đại hoạn”.
(Xem: 1960)
Khi mà vật chất chi phối cuộc sống, khi mà kinh tế làm chủ đạo nồng cốt kiến trúc xã hội, đạo đức truyền thống dân tộc và nhân cách con người trở thành thứ yếu.
(Xem: 2153)
Đạo Phật nói cuộc đời là biển khổ mênh mông không có ngày thôi dứt, vì nhân loại lúc nào cũng...
(Xem: 2029)
Gần đây một báo cáo Trung tâm nghiên cứu Pew, bể tư duy lớn thứ ba ở Washington, DC, dự đoán rằng một số tôn giáo lớn trên thế giới sẽ mở rộng...
(Xem: 2121)
Sống trong tư duy phân biệt đối đãi ở đời không chuyện gì không phải thị phi (đúng sai).
(Xem: 2166)
Hằng năm vào ngày 28 tháng 6 lần lượt mỗi chùa tại Đức tổ chức sinh nhật cho Hòa Thượng Phương Trượng Tổ đình Viên Giác.
(Xem: 1904)
Từ lâu, trong đời sống an tịnh, mỗi hành giả đều tự biết làm đẹp mình bằng hạnh đầu đà giữ giới.
(Xem: 2014)
Thế giới quan Phật giáo chỉ ra mối quan hệ cơ bản của mọi sự vật hiện tượng là quan hệ nhân quả.
(Xem: 2148)
Ngày nay, thiền định không những được biết đến qua tên tuổi các vị Thiền sư, qua những công án thiền, mà còn thực sự đi sâu vào đời sống tu tập nội tâm của mỗi người.
(Xem: 2102)
Rốt cuộc một mình. Một mình thôi. «Trời cao đất rộng, một mình tôi đi, một mình tôi đi... Đời như vô tận. một mình tôi về, một mình tôi về... với tôi!»
(Xem: 1637)
Bao tao nhân, mặc khách; bao ngôn ngữ của con người đã không tiếc lời ca tụng về Mẹ. Mẹ của tôi. Mẹ của anh. Mẹ của con và Mẹ của tất cả mọi người.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant