Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Mừng Xuân Nhâm Dần-2022 - Nhớ Chuyện Cọp Quy Y

05 Tháng Hai 202220:04(Xem: 2817)
Mừng Xuân Nhâm Dần-2022 - Nhớ Chuyện Cọp Quy Y
Mừng Xuân Nhâm Dần-2022 - Nhớ Chuyện Cọp Quy Y

Thích Viên Thành

hoa mai 1

Cọp, Sư tửbiểu tượng của chúa sơn lâm. Tiếng rống của Sư tử chúa, làm muôn thú khép mình khiếp sợ, được nhiếp phục trước uy lực dũng mãnh. Tiếng “Sư tử hống” là tuyên bố dứt khoát, chỉ có giáo pháp của Đức Phật, mới chuyển hóa được vô minh, mới đủ năng lực huyền nhiệm nhiếp phục được Sư tử, Cọp và làm tốt đẹp, thức tỉnh được cuộc đời. Nên năm Dần nói chuyện Cọp quy y, để thấy giá trị thù thắng, nhiệm mầu của Phật Pháp, hầu vững niềm tin trên đường TU. Nhân đây cũng chân thành kính chúc toàn thể mạnh khỏe, uy dũng như cọp, trong sạch, lợi ích ở từng tâm niệm, lời nói, việc làm, để cùng nhau hưởng được những điều cát tường như ý, nhiếp phục muôn loài, đồng thành Phật đạo 
Xuân về kể chuyện Cọp nghe kinh (1)
Liễu triệt đường tu quán chiếu mình (2)
Quy hướng, Hư Vân (3) truyền giới Pháp
Liên Trì, khất thực (4) độ sanh linh
Họ Từ hóa cọp (5) sinh nhà Lý
Giải nghiệp Minh Không (6) dụng rút đinh
Phật Pháp nhiệm mầu hành (7) vẫn chính
Không còn nhớ “Cọp” (8) được an khinh.
Chùa Pháp Hoa SA, những ngày chuẩn bị đón Xuân Nhâm Dần
An Lạc – Thích Viên Thành

GHI CHÚ: Đạo Phậtđạo Trí Tuệ thể hiện Từ Bi, muốn có trí tuệ phải yên tịnh, chọn ở nơi tịch tĩnh, nên chư Tổ đã nối gót Đức Phật, thường vào những nơi hiểm trở hoặc rừng vắng, chỉ có muôn thú để tu tập, khi xả ly tất cả, để trở về chân tâm và làm chủ với chính mình, có đạo lực sẽ được chư quỷ thần và các loài thú hộ trì, từ đó dùng năng lượng có được để cứu độ chúng sanh và chuyện “Cọp nghe kinh” là thường tình: Ghi chú này được sưu tầm đa số lấy ra từ bài viết: Cọp Nghe Kinh, Theo Báo Chánh Pháp, chân thành cảm ơn tác giả Huỳnh Kim Quang đã chịu khó ra công sưu tầm.
(1) Cọp nghe kinh: từ tích “Tổ Hữu Đức người làng Bạch Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Tổ xuất gia từ thời thiếu niênvân du đây đó để học đạo. Ngài đã vào tận Phan Thiết để tầm sư tu học với Tổ Bảo Tạng, vốn là đệ tử của Tổ Giác Ngộ là vị thiền sư đắc đạo khai sơn Chùa Long Sơn Bát Nhã ở huyện Tuy An, Phú Yên, cũng vào Phan Thiết, nên Tổ Hữu Đức lần tìm đến để xin thọ giới. Sau khi thọ giới với Tổ Bảo Tạng, Tổ Hữu Đức lên núi Trà Cú Cú (Phan Thiết), để tìm nơi vắng vẻ tịch mịch mà ẩn tu. Ngài vào một hang núi để tĩnh tọa thiền quán, lúc đói thì hái trái cây và đọt lá cây mà ăn. Nơi đó chỉ có suối nước và rừng rậm với thú rừng cọp, beo, rắn, rít. Lúc đầu thú rừng còn xa lạ, nhưng dần dần, với đạo lực, ngài đã cảm hóa được chúng. Điều kỳ lạ là có một con cọp trắng (bạch hổ) hay đến nằm ngoài cửa hang lúc ngài tụng kinh. Lúc đầu nó nằm xa, sau dần vào gần chỗ ngài ngồi thiền. Rồi như hấp lực của kinh kệđạo hạnh của tổ, con bạch hổ cứ quanh quẩn bên ngài. Cuối cùng, con bạch hổ đã trở thành đệ tử quy y với ngài. Tương truyền rằng, mỗi khi có dân làng lên núi thăm Tổ, khi về vì sợ thú rừng, nên Tổ sai Bạch Hổ đưa họ xuống núi”.
(2) “Tu là quá trình, quán chiếu nội tâm, triệt tiêu bản ngã, chuyển hóa nghiệp lực của mình” ai thực hiện đúng lộ trình này, mới là Tu đúng và có thể trở về với “chân nguyên” hiển lộ “Phật tánh” Vì “Càng Tu lâu chừng nào, càng thấy mình không là gì cả, đó mới chính thực là Tu”. 
(3) “ Thiền sư Hư Vân (1840-1959) là một trong những cao tăng đắc đạo của Phật Giáo Trung Quốc vào hậu bán thế kỷ 19 và tiền bán thế kỷ 20. Ngài sống thọ tới 120 tuổi. Trong cuốn “Đường Mây Trên Đất Hoa” Thiền Sư Hư Vân có kể rằng tại Chùa Nam Hoa, ngôi Tổ Đình của Lục Tổ Huệ Năng ở tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa, trong ngày Thiền Sư Hư Vân truyền giới cho các đệ tử, có một con cọp từ trên núi tìm xuống đạo tràng. Khi thấy nó mọi người đều hoảng sợ, có người định lấy súng để bắn. Nhưng thiền sư Hư Vân cản lại không cho. Khi con cọp thấy ngài Hư Vân thì quỳ mạp xuống đất, tỏ cử chỉ thần phục, như muốn quy y. Ngài Hư Vân biết ý nó nên đã lập tức truyền Tam Quy (Quy y Phật, Pháp và Tăng) và giới pháp cho. Con cọp thọ giới xong, liền bỏ đi vào núi. Truyền thuyết nói rằng hằng năm, con cọp đó đều đến chùa một vài lần trong các dịp lễ lớn. Ngài Hư Vân thỉnh thoảng cũng vào rừng để tìm thăm con cọp đệ tử của mình, và dạy cho nó bỏ ác làm lành. Ngài dặn nó nên ở trong núi, đừng ra ngoài làng xóm mà hại người”.
(4) “Đại sư Liên Trì (1532-1612) là một cao tăng đời nhà Minh ở Trung Quốc. Ngài trú ở Chùa Vân Thê phủ Hàng Châu, chuyên tu pháp môn niệm Phật. Đại sư đã cảm hóa một con cọp, cho nó quy y Tam Bảo và nhận làm đệ tử. Thường ngày, nhiều thiện nam tín nữ đến chùa thấy cọp thì sợ không dám lại gần. Cho nên đại sư đã dạy con cọp không nên đi thẳng mặt tới mà đi lui để không khiến cho người ta sợ. Cọp nghe lời ngài, khi ra vô trong chùa đều đi lui. Từ đó, ai thấy con cọp đi lui đều biết là đệ tử của đại sư Liên Trì nên không sợ hãi nó nữa. Con cọp này, cũng hay một mình xuống núi đi vào xóm làng để hóa duyên, tức xin thức ăn, về cho thầy mình là đại sư Liên Trì. Dân làng, mỗi khi thấy cọp đi lui đến, đều hoan hỷ đem thức ăn ra cúng dường. Cọp mang thức ăn về chùa cho đại sư Liên Trì thọ dụng”.
(5) “Trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam thời nhà Lý, Từ Đạo Hạnh là một vị thiền sư có nhiều huyền thoại bao trùm lên cuộc đời nhất. Nhưng ở đây chỉ xin kể chuyện Từ Đạo Hạnh hóa sinh làm vua Lý Thần Tông (1116-1138), rồi mắc bệnh thành cọp để phải nhờ đến thiền sư Nguyễn Minh Không chữa lành. Cha của Từ Đạo Hạnh là Từ Vinh vào cung phá các cung phi, bị vua Lý Nhân Tông sai Diên Thành Hầu nhờ pháp sư Đại Điên dùng phép đánh chết, ném xác xuống sông Tô Lịch. Vì vậy, mang mối hận cha bị giết, nên quyết chí học pháp thuật để trả thù cho cha. Khi đã có pháp thuật rồi, Từ Đạo Hạnh tìm giết Đại Điên để trả thù. Thù trả xong, Từ Đạo Hạnh mới giác ngộ được lẽ ân oán trói chặt con người trong thù hận và sinh tử, cho nên mới tầm sư học đạo cầu giải thoát. Khi nghe vua Lý Nhân Tông muốn phong một đứa bé kinh dị tên là Giác Hoàng làm thái tử để truyền ngôi, Từ Đạo Hạnh xúi chị mình lẻn vào cung để phá. Vua truy tìm và biết được Từ Đạo Hạnh chủ mưu nên bắt giam vào ngục để xử. Một hôm, Sùng Hiền Hầu, em trai của vua Lý Nhân Tông, đi ngang qua ngục, Từ Đạo Hạnh kêu cứu và hứa sẽ trả ơn trọng. Nhờ Sùng Hiền Hầu nói giúp với vua Lý Nhân Tông, Từ Đạo Hạnh được tha. Từ đó Từ Đạo Hạnh mang ơn Sùng Hiền Hầu và có lòng báo đáp. Ngày kia, Từ Đạo Hạnh đến nhà Sùng Hiền Hầu thăm và tạ ơn thì được Sùng Hiền Hầu cho biết là đã cầu tự mà vẫn chưa có con trai để nối nghiệp nhà. Từ Đạo Hạnh nhân đó mới có cơ hội để trả ơn bằng cách về núi Phật Tích thoát xác và đầu thai vào làm con của Sùng Hiền Hầu. Khi đứa bé sinh ra thì tướng mạo khôi ngô tuấn túthông minh khác thường, nổi bật trong đám trẻ con của hoàng tộc nhà Lý. Do đó, vua Nhân Tông mới nhận làm con nuôi, phong thái tử và truyền ngôi vị thành vua Lý Thần Tông vào năm 1128”. 
(6) “Sau khi lên ngôi vua, Lý Thần Tông mắc chứng bệnh kỳ lạ là toàn thân lông lá mọc đầy, tánh tình trở nên hung dữ, tối ngày la rống chẳng khác một con cọp. Triều thần mời đủ danh y, pháp sư đến chữa trị mà vẫn không ai trị lành. Thiền sư Nguyễn Minh Không được mời vào mang theo một cái đinh lớn dài 5 tấc. Ông dùng tay đóng đinh vào cột và nói rằng nếu ai rút đinh ra được thì người đó sẽ chữa bệnh cho vua. Trong đám pháp sư và thầy thuốc đó không ai làm nổi. Ông lấy hai ngón tay kéo cái đinh ra một cách nhẹ nhàng, rồi sai nấu một vạc nước sôi và bỏ đinh vào đó. Rồi thì ông nhúng tay vào vạc nước sôi, quậy mấy vòng, xong, bỏ Lý Thần Tông vào vạc, dùng nước sôi xối lên mình của Lý Thần Tông. Tức thì lông cọp trên mình Lý Thần Tông rụng hết và bệnh cũng lành luôn. Chuyện này có ghi trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Thiền Uyển Tập Anh, v.v…”
(7) Phật Pháp rất nhiệm mầu, nhưng "Giải thoát chỉ có thể đạt được qua tu tập chứ không phải qua bàn luận" Tu đạo nương kinh phật, Hành đạo từ tâm khởi, Siêng năng tinh tấn học, Kiên trì hành sẽ thành.  Pháp của Phật là pháp hành, Đa văn thông minh như Ngài A Nan, nhưng chứng đạo sau cùng. Còn Châu Lợi Bàn Đặc mặc dầu không thông minh, nghe trước quên sau, trí tuệ mê mờ, thần trí không tập trung được, ghi nhớ đã khó nói gì thực hành. Thấy vậy Đức Phật dạy Châu Lợi Bàn Đặc rằng: ông hãy ngồi tại đây, mặt quay về hướng đông, vừa lau khăn này vừa nói: “Tẩy sạch dơ bẩn, tẩy sạch dơ bẩn". Vâng lời Thế Tôn, ông vừa lau tay vào miếng vải vừa bảo: “Tẩy sạch dơ bẩn, tẩy sạch dơ bẩn”. Chiếc khăn ban đầu sạch, bây giờ nhớp nhúa. Từ đó ông nhận ra vì thân này mà khăn đã mất hết sự sạch sẽ tinh khiết ban đầutrở thành nhiễm ô cáu bẩn, nên thốt lên: “Các pháp là vô thường”. Và chuyên chú vào kiến giải sinh diệt này, ông khai mở tuệ giác
(8) “Nhớ Cọp”: Có một Thiền Sư ở nơi rừng vắng, trong lúc hóa duyên, tình cờ gặp đứa bé nằm bên bìa rừng, khóc thét lên từng hồi; động lòng thương xót nên sư đem đứa bé về nuôi dưỡng. Thắm thoắt 18 năm đã trôi qua, chú bé giờ đây đã lớn khôn nhưng chưa bao giờ giáp mặt với con người. Bạn bè chú là những con thú rừng hiền lành như hươu, nai, khỉ, vượn, và các loài chim chóc khác. Tâm hồn chú trắng tinh như tờ giấy trắng với thiên nhiên đồi núi chập chùng, vui vẻ hài hòa với các loài thú yêu thương bé bỏng trong rừng sâu. Thiền sư thường nói với chú tiểu, ở trên đời này loài cọp là dữ hơn hết, chớ nên gần gũi nó, ai gần là bị nó nhai cho tan xương, nát thịt. Một hôm, có duyên sự Thiền sư liền quảy túi xuống núi cùng với đệ tử của mình. Chú tiểu chưa bao giờ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, hôm nay được dịp, chú ngắm nhìn đủ thứ màu sắc với nhiều hình ảnh đẹp trong thế giới con người. Trên đường trở về, hai thầy trò tình cờ gặp một thiếu nữ tuổi vừa trăng tròn, dáng người thon thả, xinh đẹp làm sao. Chú tiểu ngạc nhiên nhìn dáng vẻ xinh đẹp của người khác phái một cách say sưa, đắm đuối, đôi mắt chú cứ nhìn chăm chăm vào người con gái ấy như lạc vào mê hồn trận của cõi thần tiên. Thiền sư thấy thế bảo chú đệ tử đi nhanh về núi, kẻo trời tối. Chú tiểu ngớ ngẫn cả người ra mà hỏi, “dạ thưa thầy, đây là con gì vậy? ”Thiền sư nhanh miệng nói, “cọp cái đó con, đi lẹ lên con ơi, kẻo cọp xơi bây giờ!”. Hai thầy trò cũng đã kịp về đến núi, trước khi trời tối. Kể từ đêm hôm đó, chú tiểu bắt đầu thao thức, trăn trở không sao ngủ được, chẳng thiết gì đến việc ăn, việc uống. Chú cứ nhớ mãi về hình ảnh con cọp cái đó sao mà dễ thương, xinh đẹp vô ngần, nhất là khi cười để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Bị sự dằn dặc bởi sức hấp dẫn lạ kỳ đó, chú tiểu không chịu nổi, cứ nhớ mãi hình ảnhbóng dáng đó, làm con tim chú rung lên bần bật như muốn vỡ ra, chú ta đành đến thú thật với thiền sư: “Sư phụ ơi, sao con cứ nhớ đến con cọp cái đó quá chừng, thà con tìm gặp nó, để cho nó ăn thịt con cho rồi”. Cho nên tình luyến ái với sự ích kỷ của nam nữ, sẽ gây nhiều khổ lụy, chỉ có dùng trí tuệ mở lòng yêu thương rộng lớn, thương tưởng muốn cứu giúp đến chúng sanh muôn loài, lúc đó sẽ không còn nhớ cọp, mới mong có được giải thoát, an khinh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17693)
Vậy là sau bốn năm lăn lộn ở chốn phố thị phồn hoa này, cuối cùng thì Hải cũng đã trở về quê, một chuyến về ngoài dự kiến.
(Xem: 17582)
Cầu xin quả tốt lành mà không chịu gieo nhân tốt lành, sợ hãi quả xấu, sợ hãi tai họa xảy đến, mà không dừng tay tạo nhân xấu, sự cầu xin ấy chỉ là việc hoang tưởng.
(Xem: 17531)
Niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời tôi chính là giây phút đầu tiên tôi đặt chân vào tòa nhà chánh Pháp. Một luồng rung cảm lâng lâng niềm hỷ lạc...
(Xem: 16731)
Trên đường trở về nhà, con gái cứ luôn ngọng ngọng nghịu nghịu hỏi tôi: “Bố ơi, mấy con cá bị người ta bắt đi thật là tội nghiệp!”...
(Xem: 16058)
Tôi thấy một sự thinh lặng trong một khu vườn thiền, zen garden, ngay gọn không tì vết. Tôi thấy sự thinh lặng nơi một kệ sách với những quyển sách thẳng hàng...
(Xem: 18387)
Từ lâu, tình thương là chất liệu ngọt ngào không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Chất liệu đó đã là nhịp cầu nối tâm linh...
(Xem: 15462)
Trời bắt đầu vào thu với những ngày mưa thường xuyên hơn. Không gian se lạnh về theo những ngày nhiều mây và len sang cả những ngày có nắng.
(Xem: 16441)
Ái dụcyếu tố quan trọng đưa đến luân hồi sanh tử trong cõi Dục này. Chúng sanh đã đầu thai vào cõi Dục nghĩa là nghiệp ái dục rất nặng.
(Xem: 16853)
Tôi đã từng lên chùa Ông Núi. Nghe chuyện người tu hành ngày xưa thấy rõ là bậc chân tu. Và thêm một lần nữa, tôi yêu mến những ngôi chùa trên núi.
(Xem: 16294)
Ngay từ khi Thế Tôn còn hiện hữu giữa cuộc đời, những vị Tỳ-kheo đã từng được diện kiến đức Thế Tôn trong những buổi pháp thoại tại tịnh xá Kỳ Hoàn, hay tịnh xá Trúc Lâm.
(Xem: 17815)
Với nhãn căn, chỉ mở mắt ra là lập tức thấy cảnh vật quanh ta, có hoa là thấy hoa, có bướm là thấy bướm, không cần vận dụng một suy nghĩ quanh co nào.
(Xem: 15222)
Cà phê chậm rãi nhỏ giọt, cái màu đen đặc sánh gợi một nỗi đau nhưng nhức. Bản Serenat của F.Schubert từ góc quán cất lên, bản nhạc mà thời còn đi học anh rất thích.
(Xem: 16665)
Con sông Ni Liên Thiền, tên gọi đó đã gắn liền với sự chứng đắc của một bực Thánh nhân xuất thế - Thái tử Tất-đạt-đa, Người đã đến bên dòng sông này sau sáu năm tu khổ hạnh.
(Xem: 21188)
Hãy niệm câu “thần chú” ấy mỗi ngày đi, rồi bạn sẽ thấy “đời rất đẹp”. Đời không phải là rác rưởi, đáng chán, là muộn phiền, âu lo đầy dẫy như bạn từng mặc định.
(Xem: 29822)
Vở Cải Lương Phật giáo đấu tiên được ra đời từ những tâm nguyện ấy ,đó là vở “THÁI TỬ A-XÀ-THẾ”. Soạn giả Dương Kinh Thành
(Xem: 22121)
Người xưa đã cỡi hạc vàng bay xa, Nơi này chỉ còn trơ lầu Hoàng Hạc, Hoàng hạc bay xa không trở lại...
(Xem: 16958)
Tôi say sưa ngắm nhìn cảnh tượng sáng ngời trước mắt tôi, những cành cây trơ trụi của mùa đông bây giờ đã khóac lên mình những hoa lá trắng mềm mại.
(Xem: 16896)
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai. - Dương Kinh Thành
(Xem: 16357)
Một buổi sáng rằm, đầu mùa đông ngoài trời se lạnh, nhưng trong căn phòng khách cửa mở ra hướng Nam không bị gió thổi xốc vào nên cũng khá ấm áp.
(Xem: 14993)
Mất cũng phải hết một ngày đêm suy nghĩ đến nhức đầu mệt óc, cắn trụi móng của ngón tay cái, thằng Thạch mới tìm ra được cách giải cho bài toán hóc búa...
(Xem: 16412)
Không giống cô giáo cũ, khi còn nằm trên giường biết mình đã thức dậy – Tôi luôn có niềm vui đầu tiên là “nhận biết mình còn sống! Tôi còn có mặt trên cõi đời này.
(Xem: 15418)
chúng ta có một cuộc sống may mắn hay rủi ro thì điều ấy đã được quyết định bởi tâm thứchành nghiệp của chính chúng ta. Điều này được biết đến như là định luật nhân quả.
(Xem: 16995)
Chủ quanlạc quan đều là hai thái độ dẫn đến việc người ta sống vô tư, nhưng xét về bản chất thì một bên là không lường trước mọi việc còn một bên thì biết rõ mọi việc và chấp nhận…
(Xem: 15944)
Không gì tuyệt đẹp hơn hình ảnh của mùa xuân, khi hoa đào hoa mai hé nở, khi những mầm xanh đang e ấp chờ đợi trăng nước tháng ngày...
(Xem: 18188)
Con thật may mắn đã đến được với Đạo Pháp bằng tâm chí thành. Tinh hoa của Đạo Pháp được gói trọn trong hai Bồ- Đề Tâm.
(Xem: 16070)
Nhận ra, và xóa sạch được bụi vô minh thì chúng sanh “sẽ thành Phật” đó, lập tức là “Phật đã thành”... Huệ Trân
(Xem: 15231)
Ngày tôi nhận ra con đường đích thực của cuộc đời mình, em đã khóc rất nhiều. Em muốn tôi vẫn là tôi của những ngày mới quen nhau.
(Xem: 14436)
Bản chất của mùa xuânchuyển hóa. Nó có khả năng chuyển hóa đối với những gì đang có mặt nơi nó để nó trở thành mùa xuân cho chính nó...
(Xem: 15425)
Em hãy trở về nhìn sâu vào tâm em bằng đôi mắt thiền quán, với ý chí quyết liệt, với hướng đi cao khiết, với tấm lòng thanh bạchmở rộng...
(Xem: 17835)
Thử tắt điện thoại một ngày… Một cuộc “biến mất” không dự báo trước, đối với nhiều người. Đó là một cách biểu hiện của vô thường, dành tặng cho những người thân-thương.
(Xem: 17982)
Mỗi lần đi qua những cánh đồng đang mùa gặt, tôi lại nhớ về những ngày thơ ấu êm đềm ở làng quê. Cái hương quê ngai ngái mùi lúa mới ấy như cứ mãi vấn vít lòng tôi...
(Xem: 15231)
Nhân dịp đầu năm, đi chùa lễ Phật, nhìn thấy muôn hoa đua nở, vẻ đẹp tao nhã của thiên nhiên như lời chúc phúc tốt lành đến với tất cả mọi người.
(Xem: 14761)
Nói đến Tết, chúng ta thường nghĩ tới một dịp vui đầu năm mới - Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết cả).
(Xem: 15517)
Quãng đời ấy, là quãng đời của tôi có thật, nhưng xin quý vị đọc mà đừng tin, vì sự kiện ấy là của một thời gian đã đi qua, nó đã trở thành nắng mưa, sương gió,...
(Xem: 13475)
Cuối năm, trời trở nên rét hơn. Những cơn gió từ sông thổi vào mang theo hơi nước lạnh buốt. Con sông mùa này trông mênh mông, quạnh quẽ.
(Xem: 13312)
Gió thổi làm những chiếc lá lay động, làm nhánh cây, cành cây bâng khuâng, làm rừng xanh, đìu hiu xao xuyến. Con chim đang ngủ trong tổ giật mình thức giấc...
(Xem: 15604)
Em mới mười một tuổi, mẹ bỏ em lại bên chân núi. Ruộng dưa mênh mông, em ngơ ngác như con bù nhìn rơm giữa nắng và gió.
(Xem: 16801)
Về quê vào những ngày cuối năm mới thấy sao yêu đến vậy cái đồng đất quê mình, thương biết mấy những chị, những mẹ một nắng hai sương trên ruộng đồng.
(Xem: 12035)
Sau giờ thiền toạ sáng nay, lắng nghe lại lòng, hình như có dòng sông nào đó tuôn chảy qua đời, bắt được tiếng hơi thở thánh thót của vũ trụ...
(Xem: 13469)
Phật của ngoại nhỏ xíu, chỉ cao hơn gang tay tôi một chút - dĩ nhiên, đó là gang tay của một cậu bé mười tuổi. Phật cũng không đẹp chi lắm...
(Xem: 18072)
Tự do chính là quyền cơ bản của một con người. Do vậy ai tước đi tự do của người khác đều là hành vi vi phạm nhân quyền.
(Xem: 16370)
Khái niệm về thảnh thơi có lẽ nó đơn giản hơn nhiều khi ta đừng gắng thêm cho nó, cái “mốt”, cái danh, cái lợi và cái lòng kiêu hãnh hơn người… Có ai cấm ta những thứ đó đâu...
(Xem: 14283)
Nói về mùa xuân, ai cũng hình dung đến những điều tốt đẹp đang chờ đón mình trong năm mới. Nhưng rồi mùa xuân cũng đi qua, xuân năm nay trở thành xuân năm trước.
(Xem: 12803)
Hạnh phúc vĩnh hằng là sự tự do bình yên nội tại, sự tĩnh lặng nơi tâm thức, không bị khuấy động bởi những tranh đua, nhiễu nhương của cuộc đời.
(Xem: 16502)
Chúng ta là những lữ khách trên hành tinh này. Chúng ta có mặt ở đây nhiều lắm là chín mươi hay một trăm năm.
(Xem: 15632)
Năm Canh Dần trôi qua với biết bao nhiêu sự kiện xảy ra trên khắp thế giới. Hội nghị cấp cao Đông Á với sự xuất hiện của Nga và Mỹ, người Việt Nam đầu tiên đoạt Huy chương Fields danh giá...
(Xem: 15051)
Vị thầy người Nhật của tôi đã ra đi năm ngoái, quá trẻ, quá sớm. Bà chỉ mới năm mươi bốn tuổi, và không có ai để truyền thừa Pháp. Bà chỉ có năm người đệ tử...
(Xem: 19196)
Ta yêu chuộng sự sống một cách tha thiết, và ta sống hết lòng trong từng khoảnh khắc là do ta có ý thức rõ ràng về sự chết. Cái chết chắc chắn sẽ đến với chúng ta.
(Xem: 15645)
Liên hệ của mọi cá thể trong vũ trụ này là liên hệ duyên sinh. Cái này có mặt là nhờ sự có mặt của những cái khác, không có cá thể nào tự tồn tại riêng biệt...
(Xem: 13731)
Mưa thật nhiều suốt đêm qua, những ánh chớp loé sáng, vẫy vùng trên bầu trời như rượt đuổi nhau với những nụ cười sáng rực. Mưa trút xuống dù không mời gọi, như réo rắc...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant