Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cầu Nguyện Cho Người Đã Khuất Theo Tinh Thần Phật Giáo Nguyên Thủy

27 Tháng Hai 202215:30(Xem: 2904)
Cầu Nguyện Cho Người Đã Khuất Theo Tinh Thần Phật Giáo Nguyên Thủy
Cầu Nguyện Cho Người Đã Khuất Theo Tinh Thần Phật Giáo Nguyên Thủy

Thích Nữ
 Huệ Quang

Cầu Nguyện Cho Người Đã Khuất Theo Tinh Thần Phật Giáo Nguyên Thủy

Sinh – lão – bệnh – tử là quá trình không ai có thể tránh khỏi. Với niềm tin từ kinh sách, truyền thốngtín ngưỡngtôn giáo, khi có người chết, thân quyến lại tổ chức cúng tế, cầu nguyện với mong mỏi anh linh người chết sẽ được thanh thản, nhẹ nhàng, hưởng sự sung túc ở thế giới bên kia. Ngày nay, Phật giáo có rất nhiều pháp hội cầu siêu được tổ chức với các nghi thức thiêng liêngTam thời hệ niệm, phá cửa địa ngục… Ở đây, chúng ta suy ngẫm thêm là việc cầu nguyện đó trong Phật giáo có ý nghĩa thế nào và liệu người chết có nhờ vào sự cúng tế, cầu nguyện ấy mà có được cuộc sống an nhàntốt đẹp ở thế giới bên kia như niềm tin của thí chủ? Việc tìm hiểu về cầu nguyện cho người đã khuất được Đức Phật nói trong các Kinh tạng A Hàm và Kinh tạng Nikaya sẽ giải thích vấn đề trên.

QUAN NIỆM VỀ SỰ CHẾT

Có hay không sự tồn tại của một linh hồn sau khi con người chết? Đây là một trong những vấn đề siêu hình mà các trường phái triết họctôn giáo có quan điểm khác nhau. Theo quan điểm Phật giáo, chết là một tiến trình tự nhiên trong quy luật sinh – lão – bệnh – tử của đời người mà bất kỳ ai cũng phải trải qua: “Cái chết là sự chấm dứt của đời sống tâm-vật-lý của cá nhân. Chết là sự diệt tắt của sinh lực, tức là đời sống tâm linh và vật lý, cùng với hơi nóng và thức. Chết không phải là sự tiêu diệt hoàn toàn của một chúng sanhmặc dầu kiếp sống chấm dứt. Cái tiềm lực làm sống chúng sanh không bị tiêu diệt… Cũng thế ấy, sự tan rã của thể xác không làm xáo trộn luồng nghiệp lực, và sự chấm dứt của thức hiện tại dẫn đến sự phát sanh của công thức mới [1].

Thời Phật tại thế, khi gặp trường hợp một người đang hấp hối, Phật hoặc các vị đệ tử sẽ nói về sự vô thườngvô ngã, khuyên người ấy an trú vào hơi thởbuông bỏ sự chấp thủ nơi sắc, thọ, tưởng, hành, thức, để họ chấp nhận cái chết đến một cách nhẹ nhàng như trường hợp của vua Tịnh Phạn hay cư sĩ Cấp Cô Độc.

Điều đó có nghĩa sau khi kết thúc mạng sống ở đời hiện tạitừ bỏ thân thể vật lý này thì sẽ bắt đầu sự sống mới ở một hình thức tồn tại khác, tuỳ theo thiện nghiệp hay ác nghiệp lúc sanh tiền mà chiêu cảm một kiếp sống mới hoặc tốt đẹp hơn hoặc tồi tệ hơn. Nó là một quá trình chuyển tiếp từ đời sống này sang một đời sống khác. Chết không phải là sự chấm dứt hoàn toàn mà là thay đổi thân thể vật chất, quá trình chuyển đổi ấy gọi là tái sanh. Vì đâu chúng ta tin vào điều đó?

Chết không phải là sự tiêu diệt hoàn toàn của một chúng sanhmặc dầu kiếp sống chấm dứt. Cái tiềm lực làm sống chúng sanh không bị tiêu diệt…
Trong Tăng Chi BộĐức Phật dạy: “Với Thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ… Những người này, sau khi thân hoại mạng chung được sanh lên cõi thiện, cõi trời, cõi đời này [2]. Hay ở một đoạn khác trong Trung bộ kinh: “Này Sariputta có năm loại sanh thú này. Thế nào là năm? Địa ngụcbàng sanhngạ quỷloài người và chư thiên” [3].

Trong quá khứ, thời Phật tại thế, đã không ít lần các ngoại đạo đã tìm đến hỏi Ngài về sự tồn tại sau khi chết, nhưng Đức Phật luôn tỏ thái độ trầm mặc, không trả lời vì theo Ngài nó hoàn toàn không có lợi ích, không thể làm nền tảng cho đời sống phạm hạnh, không đưa đến sự chấm dứt khổ đau, sinh tửluân hồiĐức Phật đã lấy ví dụ chỉ cho những người mãi lo tìm kiếm về điều này như người bị mũi tên độc bắn trúng, không lo chạy chữa để cứu mạng sống mà nằng nặc tìm hiểu về nguồn gốc mũi tên do ai bắn, tại sao lại bắn, mũi tên làm bằng chất liệu gì… kết quả là khi chưa tìm ra hết các câu trả lời thì đã chết [4]. Đức Phật chưa bao giờ trả lời trực tiếp vấn đề “còn hay không sự tồn tại của linh hồn sau khi con người chết”. Với sự thắng trí của Đức Phật, Ngài đã giảng về cái chết rất rõ ràng về cái chết và những sự kiện sau đó, nhưng điều đó không đồng nghĩa là có sự tồn tại của một linh hồn vĩnh hằng.

Theo Phật giáosau khi chết chỉ trừ các vị A La Hán đã chấm dứt, đoạn tận hoàn toàn các nguyên nhân tái sanh, không trở lại nữa. Còn tất cả chúng sanh đều phải luân hồi trong năm cảnh giớiĐịa ngụcbàng sanhngạ quỷloài người và chư thiên do chiêu cảm nghiệp báo từ hành nghiệp thiện, ác của mình khi còn sống. Chúng ta có thể hoàn toàn tin chắc có một cuộc sống mới cho con người sau khi chết và chúng ta có quyền quyết định cuộc sống ấy, tự mình lựa chọn hoặc khổ đau, hoặc hạnh phúc cho mình bằng việc gieo hạt giống thiện hay bất thiện ngay trong đời sống hiện tạiĐạo Phật đã chỉ ra con đường nào đưa đến hạnh phúccon đường nào dẫn đến khổ đau, còn việc chọn đi con đường nào là do bước chân mỗi người tự mình đặt để.

NGHIỆP KHÔNG THỂ CẦU NGUYỆN HAY VAN XIN

Quan điểm của Phật giáo Nguyên thuỷ cho rằng, con người sau khi chết sẽ tuỳ theo nghiệp lực mà tái sanh, sự chuyển tiếp từ kiếp sống hiện tại sang kiếp lai sanh xảy ra một cách nhanh chóng: “Hiện tượng chết và tái sanh diễn ra tức khắc, dầu ở nơi nào, cũng như làn sóng điện phát ra trong không gian được thâu nhận tức khắc vào bộ máy thâu thanh. Luồng nghiệp lực trực tiếp chuyển từ cái chết ngay đến tái sanh, không trải qua một trạng thái chuyển tiếp nào (antarabhava) [5].

Phật giáo Nguyên thuỷ chú trọng đến hành nghiệp lúc còn hiện hữu trên đời. Đấy chính là chú trọng đến nguyên nhân đưa đến tái sanh vào các cảnh giới sau khi cái chết diễn ra, một khi có nhân chủng tốt ắt sẽ đưa đến một nghiệp quả tốt. Thời Phật tại thế, khi gặp trường hợp một người đang hấp hối, Phật hoặc các vị đệ tử sẽ nói về sự vô thườngvô ngã, khuyên người ấy an trú vào hơi thởbuông bỏ sự chấp thủ nơi sắc, thọ, tưởng, hành, thức, để họ chấp nhận cái chết đến một cách nhẹ nhàng như trường hợp của vua Tịnh Phạn hay cư sĩ Cấp Cô ĐộcTrường hợp có người đã mất, các vị Tăng sĩ sẽ đọc những câu kinh về vô thường để thức tỉnh người thân đang còn sống nhằm giúp họ vơi bớt nỗi đau mất mát người thân. Chúng ta không tìm thấy trong hệ thống kinh tạng Nguyên thuỷ bài kinh nào Đức Phật nói về sự cúng tế, cầu nguyện với lời hứa hẹn đem đến cho người chết một tương lai tốt đẹp ở một cảnh giới an lành nào. Bởi mỗi người tùy theo nghiệp nhân đã tạo mà chiêu cảm nghiệp quả khác nhau, không ai có thể can thiệp được.

Trong Trung A Hàm, kể lại câu chuyện Già-di-ni, con trời A-tư-la đến thưa Phật về việc các Bà La Môn đảm bảo nếu có chúng sanh nào mạng chung, họ có thể làm cho tự do qua lại các thiện xứ, sanh lên cõi trời và bày tỏ lòng mong muốn Thế Tôn cũng hãy đảm bảo làm cho chúng sanh khi mạng chung đi đến thiện xứ, sanh lên cõi trời như các Bà La Môn ấy. Đức Thế Tôn đã trả lời vị ấy bằng câu hỏi: “Nếu ở trong thôn ấp, hoặc có kẻ nam, người nữ biếng nhác, không tinh tấn lại hành ác phápthành tựu mười loại nghiệp đạo bất thiện, là sát sanh, lấy của không cho, tà dâmnói dốicho đến tà kiến. Người ấy khi mạng chung, nếu có số đông người đến, thảy đều chắp tay hướng về người đó kêu gọi, van lơn… Có thể nào vì được số đông người đều đến chắp tay hướng về chúng mà kêu gọi, van lơn, nhân việc ấy, duyên việc ấy mà lúc thân hoại mạng chung lại được đi đến thiện xứ, sanh lên cõi trời không…tảng đá lớn nặng ấy có thể nào vì được số đông người đến đều chắp tay hướng về nó và kêu gọi van lơn, nhân việc đó, duyên việc đó mà sẽ nổi lên không?” [6].

“Vì rằng đây là một ác nghiệp của Ngươi, không phải do mẹ làm, không phải do cha làm, không phải do anh làm, không phải do chị làm, không phải do bạn và thân hữu làm, không phải do bà con huyết thống làm, không phải do Sa-môn, Bà-la-môn làm, không phải do chư Thiên làm. Ác nghiệp ấy chính do ngươi làm, chính ngươi phải cảm thọ quả báo việc làm ấy” .

Vị Già-di-ni đã gián tiếp trả lời câu hỏi của mình bằng việc trả lời câu hỏi của Thế Tôn về cầu nguyện nơi ví dụ mà Phật đã đưa ra. Cũng như vị ấy, chúng ta chắc chắn đã tìm thấy câu trả lời về vấn đề cầu nguyện cho người chết ở đoạn kinh này. Chính những hành động tạo tác nơi thân, khẩu, ý của một người khi còn sanh tiền mà lúc chết họ sẽ bị dòng nghiệp lực chi phối, dẫn dắt tái sanh trong các cảnh giới tương ứng. Việc đảm bảo một cuộc sống tốt đẹp cho người chết ở thiện xứthiên giới thông qua việc cầu nguyện, cúng tế là một điều không thể xảy ra nếu người này khi còn sống tạo các ác nghiệp như sát sanh, lấy của không cho, tà dâmnói dối, tà kiến… Vậy sự hứa hẹn của các Bà La Môn hay của bất kỳ một giáo phái, đấng thần linh nào về việc này đó là một sự phi lýviệc làm ấy cũng giống như cầu nguyện cho một tảng đá nổi lên mặt nước. Đây là điều không thể vậy.

Trong Tương Ưng BộĐức Phật cũng đề cập đến vấn đề này qua câu chuyện của vị thôn trưởng đến bạch Phật: “Các vị Bà-la-môn trú đất phương Tây, mang theo bình nước, đeo vòng hoa huệ (sevàla), nhờ nước được thanh tịnh. Những người thờ lửa, khi một người đã chết, đã mệnh chung, họ nhắc bổng và mang vị ấy ra ngoài (uyyàpenti), kêu tên vị ấy lên, và dẫn vị ấy vào Thiên giới… bạch Thế Tôn, là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng GiácThế Tôn có thể làm như thế nào cho toàn thể thế giới, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thúthiên giới, cõi đời này?” [7].

Lời thưa của vị thôn trưởng này lại một lần nữa cho chúng ta thấy vấn đề về cái chết, sự giải thoát sau khi chết là tư tưởng chủ đạo và quan tâm của hầu hết các trường phái triết họctôn giáo lúc bấy giờ. Dường như tất cả các giáo thuyết ngoại đạo thời bấy giờ đều chứa đựng sự cam kết sẽ mang đến một cuộc sống hạnh phúc cho các tín đồ của họ. Riêng đạo PhậtThế Tôn không thừa nhận quyền “ban phước, giáng họa”, Ngài đưa ra hai ví dụ để vị thôn trưởng nhìn nhận vấn đề mình nghi vấn: “… có người lấy một tảng đá lớn ném xuống một hồ nước sâu. Rồi một quần chúng đông đảo, tụ tậptụ họp lại, cầu khẩntán dươngchấp tay đi cùng khắp và nói rằng: “Hãy đứng lên, tảng đá lớn! Hãy nổi lên, tảng đá lớn! Hãy trôi vào bờ, này tảng đá lớn!”… Có người nhận chìm một ghè sữa đông (sappi) hay một ghè dầu vào trong một hồ nước sâu rồi đập bể ghè ấy… Rồi một quần chúng đông đảo, tụ tậptụ họp lại, cầu khẩntán dươngchấp tay đi cùng khắp và nói: “Hãy chìm xuống, này sữa đông và dầu! Hãy chìm sâu xuống, này sữa đông và dầu. Hãy chìm xuống tận đáy, này sữa đông và dầu…” [8].

Ở đây, Đức Phật đã xác định rõ, việc sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục hay sanh lên thiện thúthiên giới là tuỳ thuộc vào hành nghiệp của một người lúc còn sống. Nếu người ấy làm các việc thiện lành, từ bỏ sát sanhtừ bỏ lấy của không cho, từ bỏ sống tà hạnh trong các dục, không có tham, không có sân, theo chánh tri kiến thì chắc chắn khi lìa đời sẽ được sanh vào cảnh giới tốt đẹp. Dù có ai muốn cầu nguyện cho họ sanh vào cõi dữ cũng không thể, giống như cầu cho bơ chìm xuống đáy nước vậy. “Vì rằng đây là một ác nghiệp của Ngươi, không phải do mẹ làm, không phải do cha làm, không phải do anh làm, không phải do chị làm, không phải do bạn và thân hữu làm, không phải do bà con huyết thống làm, không phải do Sa-môn, Bà-la-môn làm, không phải do chư Thiên làm. Ác nghiệp ấy chính do ngươi làm, chính ngươi phải cảm thọ quả báo việc làm ấy” [9] .

Như vậy vấn đề nghiệp lực thì không thể cầu nguyện hay van xin, mỗi người phải chịu trách nhiệm về các nghiệp nhân mà mình tạo tác, nếu thiện nghiệp sẽ đưa đến quả báo tốt đẹpác nghiệp sẽ dẫn đến quả báo xấu trong đời này và đời sau, không ai có thể thay thế hay chuyển được nghiệp quả của mình ngoài bản thân mình.

NGUỒN GỐC LỄ CÚNG TẾ CẦU SIÊU 

Các nghi thức cúng tế, cầu siêu có thể bắt nguồn từ thời nhà Đường, theo lão pháp sư Đạo An: “Nguồn gốc của việc siêu độ bắt đầu từ thời đại Đường Minh Hoàng. Thời Đức Phật không có, Phật giáo truyền đến Trung Quốc thời kỳ đầu cũng không ghi chép sự việc này. Đến thời đại của Đường Minh Hoàng, vì vua Đường sủng ái Dương Quý Phi, khiến nhân dân và triều thần bất mãn, mới có loạn An Lộc Sơn nổi tiếng trong lịch sử suýt nguy cấp đến cả quốc gia dân tộc. Với sự đắc lực của Quách Tử Nghi, một vị đại tướng đương thời đã bình định cuộc nổi loạntuy nhiên, quân dân tử thương rất nhiều. Sau khi bình định cuộc nổi loạn, triều đình tại mỗi chiến trường chính, xây dựng một miếu thờ gọi là Khai Nguyên tự, vì đúng vào niên hiệu Khai Nguyên, thỉnh cao tăng đại đứctụng kinhbái sám truy điệu cho quân dân tử nạn. Đây là lễ truy điệu do triều đình cử hành, gọi là Pháp hội siêu độ. Từ đó dân chúng học theo, mỗi khi có người qua đời, người dân cũng thỉnh pháp sư đến làm Phật sự siêu độ, tạo phong tục cho đến ngày nay [10].

Như vậy, trước niên hiệu Khai Nguyên (nhà Đường) không có việc cúng tế cầu siêu bạt độ cho người chết. Kể từ sau Pháp hội siêu độ của thời Khai Nguyên thì cúng tế cầu siêu mới phát triển mạnh cho đến ngày nay và lan rộng, đó là một hình thức văn hoá của Trung Hoa. Theo dòng du nhập, phát triển và tiếp biến cùng tôn giáo tín ngưỡng bản địa, nhằm tạo phương tiện dẫn dắt con người đến với đạo, Phật giáo Đại thừa với tinh thần nhập thế đã dần hình thành các nghi thức cúng thí, cầu siêu, bạt độ vong linh và ngày càng được chú trọng phát triển về hình thức lẫn quy mô thành các pháp hội cầu siêu, trai đàn chẩn tế

Lúc ma chay, các ngày giỗ kỵ, gia quyến của người chết được hướng dẫn thiết lễ Trai Tăng, làm các việc phóng sanhbố thí để hồi hướng công đức cho người đã khuất như một phương tiện nhằm an ủi nỗi mất mát cho người sống, tạo nhân duyên cho họ đến chùa, tham gia vào các nghi thức, từ đó học hỏi giáo pháp để trở thành Phật tử. Nhưng nói như vậy không có nghĩa, việc thực hiện các nghi thức cúng tế, siêu độ cho người chết trong Phật giáo chỉ là mang tính hình thức để khuyến dụ mọi người đến với đạo PhậtĐức Phật không phủ nhận lợi ích của việc thực hiện các nghi thức cầu nguyện cho quyến thuộc đã mất. Trong Tạp A Hàm có câu chuyện vị phạm chí Sanh Văn đến thưa hỏi Phật: “Con có người thân tộc rất thương mến, bỗng nhiên qua đời. Con vì người ấy nên bố thí với tín tâm. Thế nào, bạch Thế Tôn, người ấy có nhận được không? ”

“Không phải nhất định được. Nếu người thân tộc của ông sanh vào trong địa ngục, nó sẽ ăn thức ăn của chúng sanh địa ngục để nuôi sống sanh mạng của nó, chứ không nhận được đồ ăn thức uống mà ông bố thí với tín tâm. Nếu nó sanh vào súc sanhngạ quỷ, hoặc loài người, họ sẽ được đồ ăn thức uống của loài người, không nhận được đồ bố thí của ông. “Này Bà-la-môn, trong đường ngạ quỷ có một nơi tên là Nhập xứ ngạ quỷ. Nếu người thân tộc của ông sanh vào trong Nhập xứ ngạ quỷ kia, thì sẽ nhận được thức ăn của ông” [11].

Chúng ta có thể hoàn toàn tin chắc có một cuộc sống mới cho con người sau khi chết và chúng ta có quyền quyết định cuộc sống ấy, tự mình lựa chọn hoặc khổ đau, hoặc hạnh phúc cho mình bằng việc gieo hạt giống thiện hay bất thiện ngay trong đời sống hiện tại.

Theo đoạn kinh trên, con người sau khi chết nếu đã sanh vào các cảnh giới địa ngụcngạ quỷsúc sanh, người và trời thì sẽ thọ nhận đồ ăn tương xứng với nơi họ đang sống. Họ hoàn toàn không được lợi ích từ việc cúng tế, cầu nguyệnHay nói một cách khác, đó là họ đã tồn tại trong hình thức của kiếp sống mới với những điều kiện mới về mọi phương diện tương ứng với nghiệp nhân đã tạo trong đời. Chỉ khi người chết bị sanh vào cõi Nhập xứ ngạ quỷ thì mới có thể hưởng phần nào lợi ích từ sự bố thí, hướng tâm của người thân. Tuy nhiên, những việc làm này chỉ mang tính chất trợ duyên, tạo chất xúc tác, tạo tăng thượng duyên, hỗ trợ ít nhiều vào tiến trình nhân quảcảm thọ nghiệp báo của người chết một cách tích cực chứ hoàn toàn không thể cứu thoát họ ra khỏi cảnh giới ngạ quỷ hay thay đổi nghiệp quả mà họ đang phải chịu. Vì nhân quảnghiệp báo đó là một quy luật tất yếu, công bằng và khách quan. Nghiệp do ai gây ra thì người ấy phải gánh chịu hậu quả của nghiệp ấy, không có bất kỳ một năng lực nào có thể thay đổi được nhân quả, cũng không ai có thể thay thế, dù có chung dòng huyết thống: “Cha không cứu được con/ Hay bà con cứu nhau” [12].

Phần lợi ích từ các việc này chủ yếu vẫn là cho những người còn sống. Kinh phân tích: “Người ấy bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn, các món ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, các giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh cộng trú với các loài voi… Vị ấy tại đấy, được các món ăn, các đồ uống, vòng hoa, các đồ trang sức khác… Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với loài Người. Tại đấy, vị ấy được năm loại dục công đức sai khác, thuộc về loài Người… Người ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên. Vị ấy tại đấy được năm loại dục công đức của chư Thiên [13].

Vậy nhờ lòng thương tưởng đến người đã khuất, với lòng tịnh tín mà phát tâm cúng dườngbố thíhành thiện, sẽ tự mình được phước từ những việc làm ấy. Phước báo ấy chính là tư lương trên chặng đường tái sanh cho mỗi người khi chấm dứt thọ mạng nơi cõi đời này,

VẤN ĐỀ CÂU CHUYỆN CHO NGƯỜI CHẾT 

Đức Phật dạy: “Ta là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào đã tạo, thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy” [14].  Nghiệp là yếu tố quyết định cho cảnh giới tái sanh của con người sau khi chết, không có một hình thức cầu nguyện hay bài kinh nào, không có đấng thượng đế hay một quyền lực nào chi phối được nghiệp lực của mỗi người. Do đó, để được siêu thoát, nói khác hơn là để có một cuộc sống tốt đẹp ở kiếp lai sanh, mỗi người phải tự chuẩn bị tư lương cho mình ngay khi còn khỏe mạnh, còn sống trên đời này, để khi vô thường đến, cái chết diễn ra, chúng ta sẽ biết rõ đường đi lối về của mình mà không chờ đợi một sự cứu rỗi, cầu nguyện nào bởi chắc chắn đó là điều không thể.

Thực tại đáng lưu tâm, là đó đây còn có một số tu sĩ trẻ có xu hướng nghiêng về cúng tế nhiều hơn, với những sự hứa hẹn, đảm bảo mang đến một cuộc sống an lành nơi thế giới Tây phương Cực Lạc cho người đã mất. Chính điều đó đã vô tình làm hiểu lầm tính phương tiện của việc thực hiện các nghi thức cầu nguyện trong Phật giáo, biến giáo lý Phật từ “ngón tay chỉ trăng” trở thành một giáo thuyết linh thiêng có quyền ban phước giáng hoạ cho muôn loài. Trước đây, Phật giáo chú trọng đến việc giáo hoá những người sống, dạy cho họ biết làm lành tránh dữ, tạo nhân duyên tốt, chuẩn bị cuộc sống tốt đẹp cho kiếp lai sanhThời đại ngày nay, yếu tố phương tiện trong việc thực hiện các nghi thức cầu nguyện cho người chết đôi lúc bị xao nhãng, dẫn đến sự tồn tại của quan điểm mê tín dị đoan. Việc cúng tế, cầu nguyện cho người chết là một cách thể hiện lòng biết ơn, sự thương nhớ của người còn sống đối với người đã khuất, thể hiện nét đẹp đạo đức văn hoá “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt NamThực hiện các pháp sự chẩn tếbạt độ kỳ siêu cho người chết là một hình thức tiếp biến với truyền thống văn hoá đất nước, thể hiện tính nhân văn và tinh thần nhập thế của Phật giáo trong thời đại mới.

Tuy nhiên, trên tinh thần phương tiện độ sanh cũng không thể để mất đi tính nguyên chất của Đạo Phật. Thông qua các hình thức siêu độ, phải làm sao truyền tải được cho mọi người sự hiểu biết về cái chết, quy luật duyên sinhvô thường, sự chi phối và tác động của nhân quả nghiệp báo vào tiến trình tái sanh… nhằm trang bị cho người đang sống một hành trang vững vàng để có thể đối diện với cái chết, không lo âu, không sợ hãi, vì ai rồi cũng phải chết. Hạnh phúc hay khổ đau là do chính bản thân mình chọn lấy, không có một hình thức cầu nguyện nào, không ai có thể thay thế cho ai để chịu nghiệp báo. Từ đó hướng con người đến một đời sống thiện lành, trọn vẹn ngay nơi đời sống hiện tại này để tạo nhân chủng tốt cho kiếp lai sanh.

SC. Thích Nữ Huệ Quang

 

Chú thích:

[1] Narada Maha Thera – Phạm Kim Khánh (dịch) , Đức Phật và Phật Pháp, Nxb. Hồng Đức, 1980, tr.450.

[2] HT. Thích Minh Châu dịch, Trường bộ Kinh, 25. Kinh Ưu Đàm-Bà-La Sư Tử Hống, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, TP. Hồ Chí Minh, 1991, tr.343-344.

[3] HT. Thích Minh Châu dịch, Trung Bộ kinh, 12. Đại Kinh Sư Tử Hống, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, 2012, tr.106.

[4] HT. Thích Minh Châu dịch, Trung Bộ kinh, 63. Tiểu kinh Màlunkyà, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, 2012, tr.524.

[5] Narada Maha Thera – Phạm Kim Khánh (dịch) (1980), Sđd, tr.451.

[6] Sa môn Thích Tịnh Hạnh dịch, Đại Tập 3 – Bộ A-Hàm III – Trung A Hàm, 17. Kinh Già – Di – Ni, Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc – Taiwan, 2000, tr.110.

[7] HT. Thích Minh Châu dịch ,Tương Ưng 4, Tương ưng thôn trưởng, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, 2013, tr.360.

[8] HT. Thích Minh Châu dịch, Tương Ưng 4, Tương ưng thôn trưởng, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, 2013, tr.360, tr.489.

[9] HT. Thích Minh Châu dịch, Trung Bộ kinh, 130. Kinh Thiên Sứ, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, 2012, tr.550.

[10] Pháp sư Tịnh Không, Bài giảng “Vì sao phải siêu độ vong nhân”, truy cập 10/2021, từ www.tinhkhongphapngu.net/video/Hoa-Thuong-Tinh-Khong-giang-Bo-1-Tap/Vi-Sao-Phai-Sieu-Do-Vong-Nhan/404/.

[11] Sa môn Thích Tịnh Hạnh dịch , Đại Tập VI – Bộ A-Hàm VI – Tạp A Hàm, Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc – Taiwan, 2000, tr.803.

[12] HT. Thích Minh Châu dịch ,Tiểu Bộ 1, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, 2015,  tr.455.

[13] HT. Thích Minh Châu dịch ,Tăng Chi Bộ 2, XVII. Phẩm Jāṇussoṇi, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, 2015, tr.721.

[14] HT. Thích Minh Châu dịch, Tăng Chi Bộ 2, Chương V Năm Pháp VI. Phẩm Triền Cái , Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, 2015, tr.673.
Trích từ: https://thuvienhoasen.org/a37116/tap-chi-van-hoa-phat-giao-so-381 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2010)
Hơn nửa đời người, hay cả cuộc đời, nếm đủ đắng cay buồn tủi, niềm vui thì khiêm tốn, nỗi buồn quá mênh mông. Chòng chành theo con thuyền thân phận, lúc tàn khoảnh khắc theo cổ máy thời gian, nhìn lại trong rêu phong tĩnh lặng, trên khuôn mặt nhiều nếp chập chùng của ưu phiền, mới hiểu rằng “Ta có đại hoạn do ta có thân. Nếu ta không thân sao có đại hoạn”.
(Xem: 2011)
Khi mà vật chất chi phối cuộc sống, khi mà kinh tế làm chủ đạo nồng cốt kiến trúc xã hội, đạo đức truyền thống dân tộc và nhân cách con người trở thành thứ yếu.
(Xem: 2305)
Đạo Phật nói cuộc đời là biển khổ mênh mông không có ngày thôi dứt, vì nhân loại lúc nào cũng...
(Xem: 2183)
Gần đây một báo cáo Trung tâm nghiên cứu Pew, bể tư duy lớn thứ ba ở Washington, DC, dự đoán rằng một số tôn giáo lớn trên thế giới sẽ mở rộng...
(Xem: 2231)
Sống trong tư duy phân biệt đối đãi ở đời không chuyện gì không phải thị phi (đúng sai).
(Xem: 2310)
Hằng năm vào ngày 28 tháng 6 lần lượt mỗi chùa tại Đức tổ chức sinh nhật cho Hòa Thượng Phương Trượng Tổ đình Viên Giác.
(Xem: 2029)
Từ lâu, trong đời sống an tịnh, mỗi hành giả đều tự biết làm đẹp mình bằng hạnh đầu đà giữ giới.
(Xem: 2155)
Thế giới quan Phật giáo chỉ ra mối quan hệ cơ bản của mọi sự vật hiện tượng là quan hệ nhân quả.
(Xem: 2288)
Ngày nay, thiền định không những được biết đến qua tên tuổi các vị Thiền sư, qua những công án thiền, mà còn thực sự đi sâu vào đời sống tu tập nội tâm của mỗi người.
(Xem: 2190)
Rốt cuộc một mình. Một mình thôi. «Trời cao đất rộng, một mình tôi đi, một mình tôi đi... Đời như vô tận. một mình tôi về, một mình tôi về... với tôi!»
(Xem: 1765)
Bao tao nhân, mặc khách; bao ngôn ngữ của con người đã không tiếc lời ca tụng về Mẹ. Mẹ của tôi. Mẹ của anh. Mẹ của con và Mẹ của tất cả mọi người.
(Xem: 2290)
Tình mẫu tử, một chủ đề quá quen thuộc, không chỉ là mạch nguồn cảm hứng bất tận trong...
(Xem: 2172)
Cứ mỗi độ Vu Lan về, những người con Phật lại nao nao lòng.
(Xem: 2340)
Khi nói đến chữ Hiếu chẳng mấy ai lấy làm xa lạ, vì nó đã trở thành truyền thống rất quen thuộcăn sâu vào tâm trí ngay khi còn bé.
(Xem: 2358)
Khi tu hành được một thời gian, có người thì ngày càng tăng trưởng đạo lực, Giới - Định - Tuệ thêm lớn nhưng ngược lại có người thì suy giảm, thối thất.
(Xem: 2477)
Quán niệm về nhân duyên hình thành đời sống chúng ta, hình thành con người xã hội, hình thành đất nước, và hình thành thế gian. Tất cả cuộc hình thành này đều từ nhân duyên.
(Xem: 2198)
Một buổi sáng, trước tiệm bán hoa, một thanh niên ngừng xe, định vào tiệm đặt mua một chậu lan, gửi tặng sinh nhật mẹ
(Xem: 1982)
Hít vào tâm tỉnh lặng Thở ra miệng mỉm cười An trú trong hiện tại Giây phút đẹp tuyệt vời.
(Xem: 2052)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2212)
Kinh Phật chỉ nói lên sự thật để cho mọi người cùng suy xét mà sống sao cho được hạnh phúc an lạc, lợi mình, lợi người.
(Xem: 2041)
Theo truyền thống ở châu Á, thiền địnhgiác ngộlãnh vực của những người xuất gia và người tu luyện yoga
(Xem: 2119)
Mọi người ai cũng biết đạo Phậtđạo trí huệ, từ bi, tôn trọng sự sống của muôn loài.
(Xem: 3620)
“Người ngu nghĩ là ác Khi ác chưa chín muồi Ác nghiệp chín muòi rồi Người ngu chịu khổ đau”
(Xem: 2081)
Sau hơn 2.600 năm hình thành và phát triển, Phật giáo đã có mặt trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ.
(Xem: 2181)
Có người cho rằng có một công việc tốt là lựa chọn của họ trong cuộc sống hạnh phúc.
(Xem: 2639)
Khi gặp chuyện muộn phiền, khó khăn, hay gặp lúc bế tắc, khó xử, người ta thường buột miệng mà nói ra 2 chữ: “Tùy duyên”.
(Xem: 2263)
Xưa nay, hành giả nào chọn cuộc sống tu hành theo chân Phật hướng đến giác ngộ giải thoát, đều phải học những lời Phật dạy, gọi là Pháp học.
(Xem: 2075)
Cuộc sống của con ngườivạn vật chung quanh biến đổi từng giờ từng phút theo không gianthời gian.
(Xem: 2215)
Chúng ta" giống như cây. "Chấp thủ" giống như dây leo. Nếu như ta khao khát được ngắm cảnh, thì cảnh chập chờn quanh mắt ta.
(Xem: 2564)
Nhiều người lấy cái lí "Phật tại tâm" nên không bao giờ đi chùa, lễ Phật, tụng kinh hay tìm hiểu giáo lý.
(Xem: 2198)
Tôi ngồi đây lắng nghe quý thầy cô tụng bài kinh Bát Nhã thật hay.
(Xem: 3045)
Chúng ta không nên quá bận lòng với những việc tốt xấu, đúng sai của thế gian, chỉ cần quản lý tốt
(Xem: 2214)
Sống trong đời, mỗi người nếu khôngthiện tâm nuôi dưỡng thì đời sống sẽ trở nên bức bách; con người sẽ sống mà không có hạnh phúc an lạc.
(Xem: 1975)
Tu căn là một trong những pháp hành quan trọng của giáo pháp Thế Tôn.
(Xem: 2157)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2450)
Phiền não vô lượng, nghiệp chướng vô cùng nhưng nếu nắm trong tay chìa khóa chánh niệm, tỉnh giác...
(Xem: 2320)
Theo thuật ngữ Phật giáo Tàm – Quý có nghĩa là biết hỗ thẹn, biết liêm sĩ.
(Xem: 2056)
Con người từ khi ra đời đã tồn tại “cá nhân” hay “cái tôi”. Thế nên, rất cần phân biệt “cá nhân hay cái tôi là thực kiện” và “cá nhân hay cái tôi do suy tưởng”.
(Xem: 1955)
Phật giáo, một con đường lý tưởng đi vào lòng dân tộc Việt từ ngàn xưa, trở thành một nếp sống tâm linh thuần thiện và tịnh khiết
(Xem: 1673)
Chúng ta đang sống trong cõi dục, sinh ra từ tham ái nên mọi người, mọi loài trên thế gian này đều chịu kiềm tỏachi phối của dục vọng.
(Xem: 2539)
Trong hàng đệ tử của Đức Phật, có một vị tăng hình dung xấu xí, lùn thấp, không chút nào hảo tướng, nên người mới gặp ...
(Xem: 2191)
Cái chết của những người thân yêunghiệp chướng của tôi hay của họ? Cuộc sống của chúng ta luôn tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, và...
(Xem: 2652)
Một người đàn ông ngã bệnh và tìm đến bác sĩ. Vị bác sĩ khám cho bệnh nhân này và sau đó viết cho anh ta một toa thuốc trên một mảnh giấy.
(Xem: 2444)
Vô ưu, Phạn ngữ Asoka, Hán ngữ phiên âm A du ca, A thúc ca, A thuật ca… dịch nghĩa là Vô ưu hoa, hoa không ưu tư phiền muộn.
(Xem: 2137)
Tu tâmtìm thấy bản tánh của tâm và sống thuần thục trong bản tánh của tâm.
(Xem: 2561)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2413)
“Xưa kia, ông Bạch Cư Dị hỏi Ô Sào thiền sư: ‘Thế nào là đại ý Phật Pháp?’ Ngài Ô Sào đáp: ‘Đừng làm các điều ác, vâng giữ các hạnh lành.’
(Xem: 2247)
Tu tập tâm linhhộ trì Chánh pháp là sự hướng nguyện của người học Phật và hành theo Phật và mục đích cuối cùngthành Phật.
(Xem: 2549)
Chúng ta nhiều khi đứng ở vào một tình thế khó xử, trước hai thái độ chủ trương bởi đạo Phật
(Xem: 2328)
Khi tôi viết về đề tài sống với cái đau, tôi không cần phải dùng đến trí tưởng tượng của mình.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant