Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật Giáo Trong Đời Sống Hiện Đại

05 Tháng Ba 202215:13(Xem: 2190)
Phật Giáo Trong Đời Sống Hiện Đại

Phật Giáo Trong Đời Sống Hiện Đại

HT. Weragoda Sarada
Thích Nguyên Tạng 

phat giao


LỜI GIỚI THIỆU
Phật giáo
, nhất là Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: Khế lý và Khế cơ. Khế lý là nhấn mạnh về tính tư tướng. Khế cơ là nhấn mạnh về tính lịch sử. Nhờ khế lý, tư tưởng luôn phong phúthâm diệu mà mình vẫn là mình. Do khế cơ nên mọi hình thái sinh hoạtthể hiệntruyền bá luôn đa dạng, gắn bó mà không hề mất gốc. Giáo sư D.T.Suzuki (1870 -1966) nhà Phật học người Nhật nổi tiếng, trong tác phẩm "Nghiên cứu kinh Lăng Già" nơi phần bàn về: "Tầm cỡ của Phật giáo đại thừa" đã viết: "Chẳng hạn, Kinh Pháp Hoa đánh dấu thời kỳ lịch sử Phật giáo khi Đức Thích Ca Mâu Ni không còn được xem là một nhân vật lịch sử phải chịu số phận của mọi chúng sanh giả tạm, vì Ngài không còn là Đức Phật mang tính chất người mà chính là một vị sống bằng sự vĩnh cửu đối với lợi ích của mọi chúng sanh".

Chính từ những truyền thống có tính nền tảng ấy mà Phật giáo đến với đất nước Việt Nam - Cũng như đến với nhiều đất nước trên thế giới. Ngay từ buổi đầu du nhập, đã có những nỗ lực lớn để hoàn thành sứ mạng "bản địa hóa" "Đạo Phật nguồn gốc từ ấn Độ...truyền vào đầu tiên ở Luy LâuPhật giáo này lại chung hợp với tín ngưỡng dân gian của người Việt cổ (tục thờ cúng các hiện tượng tự nhiên có liên quan đến nông nghiệp). Mặt khác tín ngưỡng dân gian lại hóa thân vào Phật... Những thần mây, mưa, sấm, chớp vốn là biểu tượng của các lực tự nhiên trong tín ngưỡng Việt cổ, trở thành Pháp vânPháp vũPháp lôiPháp điện, là những Phật đầu tiên của Việt Nam".

Do đấy, trên cái mẫu số chung là Phật giáo của từ bicứu khổ, của giác ngộgiải thoátchúng ta đã thấy và mãi mãi thấy là Phật giáo của dân tộc, là Phật giáo của từng dân tộc. Những bài viết góp mặt trong tập sách này người viết đã đứng từ nhiều góc độ, hoặc biện giải để khẳng định, hoặc phát hiện để soi rọi, hoặc khơi gợi để đặt vấn đề… tất cả sẽ giúp chúng ta nhìn rõ hơn về vị thế và vai trò của Phật giáo và Phật giáo Việt Nam trong thời đại mới. Xin trân trọng giới thiệu tập sách với bạn đọc xa gần.

MỤC LỤC

  • Lời giới thiệu
  • Phật giáo Việt Nam thế kỷ XXI - Minh Chi
  • Phật giáo trong đời sống hiện đại- Hòa Thượng Weragoda Sarada Thích Nguyên Tạng dịch
  • Triển vọng về sự phát triển của Đạo phật trên thế giới vào thế kỷ XXI - Mật Nghiệm
  • Sự huấn luyện tu sĩ Tây Phương - Thích Nữ - Karuna Dharma
  • Sự gắn bó giữa dân tộc Việt Nam và dân tộc VN nhìn ở góc độ văn học - Đào Nguyên
  • Kinh tế phật giáo - Quán Như
  • Đạo Phật đối với vấn đề phát triển lâu bên và bảo vệ môi trường - Lê Văn Tâm
  • Hướng đến một phật giáo thời đại - Đỗ Thuận Khiêm
  • Một cái nhìn lịch sử về phật giáo Việt Nam trong sinh mệnh dân tộc - Nguyễn Huệ
  • Đôi nét khái lược về phật giáo Nhật Bản trước và sau Minh Trị Duy Tân - Lâm Như Tạng
  • Khổng Giáo cách tân cuối đời Đường, đời Tống và ảnh hưởng đối với Phật Giáo - Đinh Văn Vinh
  • Truyền bá Thiền Nội Quán tại Ấn Độ và các quốc gia Tây phương - BS Geo Poland
  • Vài nét về Phật giáo Tây phương để suy nghĩ về 10 vấn đề cấp thiết của Phật giáo Việt Nam - Tiến sĩ Hồng Quang


PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN ĐẠI  
Hòa thượng Weragoda Sarada
Thích Nguyên Tạng dịch

Trước hết xin tìm hiểu ý nghĩa của đời sống hiện đại Thật khó cho chúng ta đi tìm một định nghĩa về bản chất của đời sống hiện đại. Có thể nói rằng đặc điểm của đời sống hiện đại là sự kiện thế giới đang thu nhỏ dần, con người trên hành tinh dễ tiếp xúc với nhau hơn, những chướng ngại về truyền thông mau chóng được loại bỏcon người có thể biết những gì xảy ra khắp nơi trên thế giới trong một thời gian ngắn, và vì thế họ có thể tham gia vào một bình diện lớn hơn của cuộc sống thế giới mà họ từng nghĩ trước đây. Đó là một mặt của đời sống hiện đại. Xét theo lĩnh vực khoa học kỹ thuật, trong nỗ lực chinh phục thiên nhiên, bệnh tật, những trở ngại tự nhiêncon người đã thành tựu những kỳ công khoa học kỹ thuật phức tạp đến mức đáng ngạc nhiên và đó là một mặt khác của cuộc sống hiện đại. Một phần khác của cuộc sống hiện đại, có lẽ đáng quan ngại hơn là với thế giới trở nên nhỏ hơn, các hàng rào truyền thông được loại bỏ, khoa học kỹ thuật phát triển quá nhanh, chúng ta đang đối đầu với một số vấn đề nghiêm trọng như tranh chấp chính trị, kinh tế, ô nhiễm môi trường, nạn nhân mãn, thiếu năng lượng và sử dụng bừa bãi các tài nguyên thiên nhiênNgoài ra còn những vấn đề khác có thể được gọi một cách đơn giản là "sống còn".

Nền văn minh hiện đại có thể sống còn hay không?

Với câu hỏi này, người ta có thể thêm vào mặt đạo đứcluân lý và hỏi: Trong quá trình hiện đại hóa và chinh phục thiên nhiênchúng ta đã xa rời khả năng chinh phục bản thân đến mức nào? Đấu tranh để sinh tồn còn có nghĩa là con người hiện đại đã trở nên nô lệ cho sự ích kỷ, cho dục vọng của bản thân hay còn có ý nghĩa nào khác? Chúng ta đã đánh mất tất cả những giá trị của cón người như mối quan hệ giữa các cá nhân, sự quan tâm đến lợi ích của những người xung quanhtinh thần phục vụ mọt người một cách vị thachúng ta có đánh mất những điều đó hay không?

Vì thế khi nghĩ đến đời sống hiện đại, người ta có thể cảm thấy lạc quan nhưng đồng thời cũng có nhiều bi quan. Người ta có thể rất bằng lòng với cuộc sống hiện nay, ở vào lúc mà có lẽ không có gì con người không thể chinh phục được. Có thể còn có một số bệnh tật đang thách thức con người, còn có một số nơi trong vũ trụ mà con người muốn khám phá, nhưng còn thiếu kỹ thuật.để đạt được mục đích, nhưng những điều này đều có thể ở trong tầm với của con người. Với sự lạc quan về khả năng của con người và mặt bi quan về việc chúng ta có thể đã bị mất một cái gì đó trong quá trình đi tới. Chúng ta nên ghi nhớ hai điều này.

Phật giáo:

Phật giáo là gì? Chúng ta hiểu Phật giáo như thế nào?Phật giáo có thể có nhiều nghĩa đối với nhiều người. Đối với một số người, Phật giáo tức là cuộc đời thu nhỏ của Đức Phật và các đại đệ tử của Ngài, tấm gương, kỳ công và vinh quang của một người đã đứng trước nhiều người như một con người và tuyên thuyết một con đường giải thoát. Đây là một loại hình Phật giáo. Có người thì cho rằng Phật giáo là một khối giáo lý đồ sộ chứa đựng lời dạy của Đức PhậtGiáo lý này hiển bày một triết lý sống rất cao cả, sâu sắc, phức hợp và thông thái. Rồi dựa trên những gì Đức Phật đã dạy, đã áp dụng trong thời của Ngài, một nền văn hóa phong phú đã phát triển, lan rộng khắp Á châu và cả thế giới qua 2.500 năm qua, và người Phật tử thuộc mọi tầng lớp trong xã hội với các bối cảnh khác nhau của tất cả các quốc gia trên thế giới đã đóng góp sự lâu bền cho nền văn hóa này. Một số lớn những tông phái và những hệ thống triết học đã hình thành và tất cả đều được biết một cách đúng đắn dưới cái tên gọi là Phật giáo. Rồi lại có một định nghĩa khác về Phật giáo, đó là một loại hình nghi lễ đã phát triển xung quanh giáo lý của Đức Phật và sau củng đã nâng lên thành một tôn giáo. Dù Đức Phật có ý định hay không, giáo đoàn của Ngài cũng đã trở thành một tôn giáo mà người ta sẵn sàng trung thành, một tôn giáo có nghi lễ, tồ chức, đường lối, tiêu chuẩn riêng để quyết định điều gì đúng điều gì không đúng, đó là một loại Phật giáo khác. Nếu người ta phải tách rời các phương tiện này ra để cố gắng nghiên cứu sự tác động của cái gọi là Phật giáo lên đời sống hiện đại, thì chắc chắn sẽ là công việc rất lớn lao.

Đối với người viết, Phật giáo là tất cả những điều nói trên. Đó là Đức Phật và cuộc đời của Ngài, là giáo lý, là nền văn hóa và lễ nghi được hình thành và liên kết quanh giáo pháp này. Một khi chúng ta coi Phật giáo như một khối lớn nhũng kinh nghiệm con người, được sàng lọc trong một quá trình tốt nhất và được trình bày cho chúng ta trong một phương pháp thiện xảo để mỗi người có thể lựa chọn phần nào khế hợp với mình, chúng ta sẽ thấy sự độc đáo đáng chú ý của Phật giáo. Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài thường nhấn mạnh ở điềm này.

Bạn không cần phải làm một học giả và nghiên cứu tất cả khi bạn nghiên cứu Phật giáo.

Nghiên cứu Phật giáo không giống như nghiên cứu một môn học khác, ví dụ như toán học, ta phải học hết tất cả các định lý và các cách giải thích khác nhau của các loại đề toán. Ở Phật giáo, nếu ta biết những điều căn bản thì ta có thể áp dụng mà không cần phải học một cách chuyên môn như một học giảVì vậy, đối với Phật giáo, mỗi người chúng ta sẽ tìm thấy điều gì phù họp với cuộc sống của mình, phù hợp với tình cảnh của mình.

Một giáo lý không thời gian:

Nhiều người thường tự hỏi rằng tại sao Phật giáo lại được gọi là "Akàlika", nghĩa là "không thời gian" (timeless), một giáo lý đã hiện hữu trong nhiều thế kỷ qua. Càng thấy những thay đổi xảy ra trong Phật giáochúng ta càng thấy rõ Phật giáo đã luôn khế hợp theo mọi nhu cầu của các thời đại, các dân tộc và các cá nhân khác nhau, chúng ta càng thấy rõ rằng Đức Phật đã có thể thiết lập một thông diệp luôn luôn tươi mới. Vì thế nếu Phật giáo được ứng dụng ngày nay và nếu Phật giáo có một vị trí trong đời sống như ngày nay là vì khả nặng áp dụng tính vượt thời gian đó, phát sinh từ một hệ thống những giá trị vĩnh cửu. Nói đến đặc tính hiện hữu vĩnh cửu là cách trình bày hay mô tả về nó một cách nghịch lý về một tôn giáo lấy giáo lý chính yếu về sự vô thường (impermanence) làm nền tảng. Đặc tính không thời gian này xuất phát từ sự kiện mọi vật được hiểu là có tính liên tục, nhưng liên tục trong biến đổi, trong một tiến trình thay đổi và biến hóa liên tụcVì vậyPhật giáo đã có khả năng thích ứng với mọi thời đại và các nền văn minh khác nhau. Do đó, chúng ta có thể tiếp cận với bất cứ lĩnh vực nào của Phật giáo như một điều phù họp và có thể áp dụng cho tất cả chúng ta trong đời sống hiện đại này.

Cá nhân

Những nhân tố nào làm cho Phật giáo có giá trị mãi mãi với thời gian? Trước hết đó là sự nhận biết trách nhiệm của cá nhânĐức Phật là một bậc Thầy tôn giáo nổi tiếng trong lịch sử nhân loại, Ngài đã giải thoát con người ra khỏi tất cả mọi ràng buộc, những ràng buộc siêu nhiên, một Thượng đế, sự sáng tạo vũ trụtội lỗi nguyên thủy hay một đặc tính nào khác mà ta đã được di truyền từ một người nào đó (khác với bất cứ điều gì mà chính ta đã làm). Vì vậy, Khi Đức Phật nói rằng mỗi người là chủ nhân ông của chính mình, Ngài tuyên bố một nguyên tắc mà khả năng áp dụng trở nên mạnh hơn khi con người mỗi lúc mỗi tự tin hơn trong việc kiểm soát bản thân và môi trường xung quanh. Vì thế, nếu ngày nay, với khoa học và kỹ thuật phát triển, con người cảm thấy mình đã đến một điểm mà trí tuệ của mình khiến cho mình siêu đẳng hơn vạn vật, hay cho mình có thể giải quyết bất cứ vấn đề nào mà mình đã gặp dù vật chất hay đạo lý hay chính trị hay một tính chất nào khác, thì nguyên tắc con người là chủ của chính mình và chịu trách nhiệm cho chính mình về bất cứ những gì mình đã làm. Nhận ra được điều đó rất quan trọng để tự nhìn lại bản thân mình.Vì vậyphương cách tiếp cận cơ bản này sẽ giúp cho con người thoát khỏi mọi ràng buộc hoặc tinh thần hoặc có tính chất khác là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo mà nó đã góp phần cho tính không thời gian của tôn giáo này. Khi chúng ta tiến tới với những tiến bộ lớn hơn của con người, sẽ có nhu cầu lớn hơn cho con người khẳng định sự tự chủ của chính mình.

Tự do tư tưởng:


Rồi đến một giáo lý khác cũng không kém phần quan trọng bằng giáo lý về tâm trí rộng mở, sự tự do tư tưởngPhật giáo không chỉ giải thoát chúng ta khỏi một Trời Thần hay những ràng buộc siêu nhiên mà còn giải thoát con người khỏi mọi giáo điều (dogma). Chúng ta hãy hình dung thời kỳ Đức Phật còn tại thế, đó là một thời đại mà các giáo lý tôn giáo khác nhau đang ở trong bối cảnh sôi nổi, và ấn Độ của thế kỷ thứ VI trước Tây lịch là một trong những xứ sở hấp dẫn nhất mà mọi người muốn có mặt ở đó. Các vị giáo chủ tôn giáo tuyên bố các loại giáo lý khác nhau hầu lôi kéo được nhiều tín đồ. Ngoài những giáo lý mới này là những giáo phái tôn giáo khác đã cắm rễ sâu ở xứ huyền bí này. Tất cả các giáo phái này đều tuyên bố: "Chúng tôi đã tìm thấy đạo", "Đây là con đường chân chánh" , "Hãy đến đây các ngươi sẽ được cứu tôi". Trong bối cảnh này, Đức Phật đã đến và nói: “Đừng tin tưởng vào những gì kinh sách đạo mình nói. Đừng tin tưởng điều gì vì dựa vào một tập quán lưu truyền. Đừng tin tưởng bất cứ điều gì chỉ vin vào uy tin và thẩm quyền của một người nào đó. Đừng tin tưởng điều gì vì có được nhiều người nói đi nhắc lại. Hãy tin tưởng vào những gì mà mình đã từng trải, kinh nghiệm, thấy là đúng, thấy có lợi cho mình và người khác”. Đây là một thái độ rất mới mẻ mà người ta có thể tiếp nhận được, mà trong đó mọi người đều thấy rõ quyền tự do mà mình đang tranh đấu để đạt được, quyền tự do suy nghĩ cho chinh mình. Và, một lần nữa, đây là một giáo lý hay một nguyên tắc, đã mang đến cho Phật giáo tính chất vượt thời gian, và chính đặc tính này đem lại sự thích hợp của Phật giáo với mọi thời đại khi con người tiến tới phía trước. Trong chế độ phong kiến, lúc trước khi có những tiến bộ hiện tạichúng ta đã không thể khẳng định quyền tự do tư tưởng của chính mình, thì chính Phật giáo đã trao cho con người cái quyền ấy. Chúng ta chỉ tin là mình chỉ được thuyết phục sau khi tự mình đã xem xét những nguyên tắc, những sự kiện, những giới điều cho phép và không cho phép. Đây là quyền mà chúng ta coi như bất khả xâm phạm. Đây là giáo lý thứ hai mà khả năng áp dụng cho thời đại này cũng như tương lai mai sau sẽ còn mãi.

Vai trò của Phật giáo:

Rồi đến một câu hỏi quan trọng nhất, ngoài sự hỗ trợ cho cái quyền tự do tư tưởng như trên, Phật giáo có nắm giữ vai trò chấn chỉnh đạo đức không? Cùng với câu hỏi này, xuất hiện một vấn đề quan trọng mà tất cả đều quan tâm tới ngày nay. Đó là khi con người đang thực hiện tất cả những tiến bộ này, họ cũng cảm nhận rằng áp lực của đời sống hiện đại, như cạnh tranh để sống còn, ganh đua làm tốt, làm nhiều hơn người khác, thích cuộc sống có thi đua kinh tế, chính trị, văn hóa hay một hình thức nào đó, đã tạo ra sự căng thẳng. Để hóa giải những căng thẳng đó người ta đã đặt ra nhiều phương tiện giải trí và nghỉ ngơi. Kết quả căng thẳng có giảm đôi chút, nhưng người ta mỗi lúc mỗi lạc vào vòng tội lỗi nhiều hơn. Vì có những căng thẳng, người ta đã lao vào những hoạt động tìm quên và vì những hoạt động này chiếm quá nhiều thời gian, người ta phải bắt kịp với tiến trình sống còn và rồi lại rơi vào một giai đoạn căng thẳng khác tệ hại hơn. Tiến bộ kinh tế càng nhanh, hiểu biết chính trị càng nhiều, người ta càng dùng nhiều loại thuốc an thần để giữ mình làm việc bình thường. Ta phải uống một viên để thức, một viên để ngủ, một viên để xoa dịu tâm trí... Loại hình hiện đại hóa này đã xảy ra, trong khi những căng thẳng của con người đã lên đến mức báo động mà chính họ thấy rằng tất cả những gì họ đạt được đều trở nên vô dụng. Thêm vào những căng thẳng này là một góc độ khác mà con người đối phó, là sự nhàm chán, vì ngày nay ta có nhiều thời giờ rảnh rỗi, kết quả của sự thoát khỏi việc làm đơn điệu. Vì vậy, với sự căng thẳng ở một bên, bên kia là nhàm chán, những điều phức tạp khác xuất hiện làm cho con người thật sự bất an. Ngày nay, người ta có thể hỏi: Chúng ta đang ở đâu trong tình trạng mà mọi người cuối cùng đều nhận ra rằng đã đánh mất một cái gì đó trong đời sống, dù có tất cả mọi thứ mà họ có thể đạt được? Lỗi này là của ai? Chúng ta có nên buộc tội khoa học kỹ thuật không? hay các chế độ chính trị? Hay buộc tội các chính sách kinh tế mà mình đã và đang thừa hưởng? Hay chúng ta tự buộc tội ngay chính mình?

Ta phải chịu trách nhiệm:

Trở lại cách nhìn vấn đề của chính đạo Phật, ta sẽ nói ta phải buộc tội ngay chính mình. Vì bất cứ điều gì đã sai lầm, ta phải chịu trách nhiệm, ta là chủ nhân của chính ta. Ta đã để cho vấn đề cho nó tuột khỏi tay mình. Buộc tội người khác là điều dễ dàng, khi nói: "Anh đã bỏ lỡ một cơ hội. Nó đã vuột khỏi tay anh". Nhưng như thế có giúp gì được chăng? Sự vĩ đại của Phật giáo là ở chỗ nó không ngừng lại sau khi đặt trách nhiệm lên bạn, Phật giáo không nói: "Thế đó, chúng tôi đã tìm ra thủ phạm", Phật giáo chỉ nói: "Đây là một số điều có thể làm được". Nếu người ta đi một vòng quan sát các tôn giáotâm lý học, thần học, với các biện pháp khác nhau được hình thành để cứu giúp con người hay chữa cho con người khỏi căng thẳng và nhàm chán, người ta sẽ thấy có nhiều phương pháp, nhưng không có phương pháp nào không tốn tiền và thực dụng bằng một số phương pháp đơn giản mà Đức Phật đã đưa ra. Người ta sẽ hỏi: Như thế có phải một khi ta trở thành tín đồ Phật giáo, ta sẽ thoát khỏi căng thẳng và nhàm chán của đời sống hiện tại? Sẽ rất khó trả lời câu hỏi này, vì không phải ai cũng trở thành Phật từ.

Trở về với Phật giáo:

Không có ai được gọi là phật tử, vì Phật giáo không phải là một trong những triết học hay lối sống hay tôn giáo đó, chúng ta dùng danh từ "tôn giáo" vì không có sự phân loại nào khác để Phật giáo có thể được đặt gọn vào, do đó không cần phải có một nhãn hiệu. Trong thời của Đức Phật, người ta đến với Ngài và nếu họ hài lòng với Ngài, họ sẽ nói: "Con muốn trở về với Ngài, trở về với lời dạy của Ngài và trở về với Tăng đoàn của Ngài, với cộng đồng và với những đệ tử đi theo lối sống này". Ngay cả hiện tại cũng thế, đó là tất cả những gì cần thiết cho bất cứ ai gọi mình là Phật tử. Như vậy sau khi đã biết rằng những gì Đức Phật dạy là thích họp với những vấn đề dời sống của mình và cảm thấy rằng trong đó có một lối sống mà mình có thể ứng dụng và đem lại lợi ích cho mình, người nào quy y với Phật, Pháp và Tăng với niềm.tin như vậy thì họ sẽ trở thành người Phật tử mà không cần mộ lễ nghi nào, không một loại hình thức nào, không đăng ký, không thể lệ nào để phải làm theo. Vì vậy mà, F.L Woodword, một trong những dịch giả nổi tiếng về những lời dạy của Đức Phật, đã từng nói Phật giáo là "tôn giáo tự mình làm lấy”. Trong tôn giáo tự làm này không cần tên gọi mình là người Phật tử, có nguyên tắc hay các giới luật mà ta phải làm theo để trở thành người Phật tử hay không? Ta có phải sống theo lối sống mà Đức Phật đã dạy không?

Điều tối quan trọng ngày nay là có thể có hàng ngàn người chưa bao giờ bước đến một ngôi chùa Phật giáo nào, chưa bao giờ tham gia vào một lễ nghi nào của Phật giáo, nhưng đã nhận biết trong tâm họ cái giá trị bức thông điệp của Đức Phật và đã sống theo những lời dạy ấy. Trên thực tếchúng ta thấy đại đa số các dân tộc trên thế giới đã quy ngưỡng Đức Phật vì lý do này hay lý do khác. Đây là một trong những điều đáng chú ý nhất mà người ta có thể xem gần như là một phép lạ.

Một lối sống:

Lối sống mà Đức Phật đã dạy rất đơn giản, đối với người tại gia, chỉ áp dụng năm nguyên tắc sống: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu, đây là một bảng nguyên tắc thật sự rất đơn giản. Nhưng lối sống của Phật giáocon đường mà Đức Phật đã mô tả không ngừng lại ở luật tắc này. Lời dạy đó được đơn giản hóa theo một cách mà ai cũng có thể hiện được và làm được là bố thí (dàna), trì giới (sila) và thiền định (bhàvana).

Bố thí (dàna) là cho người khác một cách rộng rãi. Rất quan trọng cho một Phật tử thực hành bố thí này như một hạnh đầu tiên phải làm để đi vào con đường chân chánh, vì cho người khác là một hành động hy sinh. Có khả năng cho ra một cái gì là sửa soạn tâm trí trọn vẹn để từ bỏ vật sở hữu của mình, cái mình yêu quý, cái mình đã buộc dính vào. Do đó, ta đối mặt với một trong những nguyên nhân lớn nhất là dục vọng và tham lam. Thật là hấp dẫn khi ta thấy lối sống này được hướng dẫn theo cách thức mà khi áp dụng từng bước một, ta sẽ loại bỏ được một số nhược điểm và cá tính con người vốn đã tạo ra sự căng thẳng và nhàm chán quấy nhiễu chúng ta hàng ngày. Thái độ rộng lượngbao dung với người khác là liều thuốc chống dục vọngtham lamkeo kiệt và ích kỷ.

Trì giới (Sila) là giữ một số luật tắc.đạo đức và luân lý Đức Phật biết rõ là người ta không thể đặt những điều lệ hay kỷ luật cho mọi người theo cùng một phương cáchVì vậy chỉ có mọt số luật tắc cho người tại gia. Có thêm một ít điều khác cho những người muốn sống ở tự viện trở thành người xuất gia, những người tự nguyện đi theo con đường nghiêm khắc của luật tắc và thanh tịnh hóa. Vì thế trì giới là một sự thực hành dần dần để mỗi người chọn theo khả năng hiện tại của bản thân.

Cuối cùng là Thiền định (Bhàvana), hay luyện tập tâm trí. Bhàvana có nghĩa nguyên thủy là phát triển, sự phát triển thêm trí tuệĐức Phật cho rằng mọi sự đều phát nguồn từ tâm trí của con người, và Ngài là một trong những người đầu tiên phát biểu về điều này. Hiến chương của Liên Hiệp Quốc mở đầu với câu "Vì chiến tranh bắt đầu từ trong tâm trí của con người, cũng từ trong tâm trí con người mà sự bảo vệ hòa bình được thiết lập". Câu này phản ánh đúng theo tinh thần lời dạy đầu tiên của Phật trong kinh Pháp Cú: " Tam dẫn đầu cá pháp, tâm làm chủ, tâm tạo tác". Một tâm trí có thể được kiểm soát bởi ý chí, một tâm trì không chạy theo ngoại cảnh để đưa đến sự căng thẳng và nhàm chán, ngược lại luôn được tỉnh thức, luôn tự phát triển, luôn tự khám phá, một tâm trí như thế là kho báu lớn nhất của con người.

Chúng ta không có gì ngạc nhiên khi thấy trong các quốc gia phát triển khoa học kỹ thuật cao nhất có một nhu cầu gần như cuồng nhiệt là luyện tập đủ các loại thiền định. Ai thuyết giảng điều gì, triết lý gì, kỹ thuật nào được chấp nhận không phải là vấn đề quan trọng. Sự thật là người ta bắt đầu nhận ra rằng mỗi lúc chiêm nghiệm trong yên tĩnh, mỗi lúc tư duy sâu lắng, mỗi lúc tâm trí vận động có sự kiểm soát đúng, có hướng dẫn đúng, là một điều thiết yếu cho cách sống tốt của con người.

Hai ngàn năm trăm năm trước đây, Đức Phật cũng dạy như thế và nếu không có gì khác mà con người ngày nay cần, cái mà con người cần chính là sự yên tĩnh ở tâm hồnCon người muốn thoát ra mọi sự căng thẳng của mình và nỗ lực chống lại sự nhàm chán và chúng ta thấy sự giải đáp trong Phật giáo đặc biệt là ba con đường đạo đã nói: bố thítrì giới và thiền định.


Hãy xét nguyên tắc hay sự bắt đầu của Đức PhậtChúng ta đã nghe nhiều người đi từ cảnh nghèo đến giàu sang, nhưng đây là trường hợp của một người đi từ chỗ giàu sang đến chỗ nghèo, ta có thể nói là để tìm sự yên tĩnh cho tâm trí, điều an lạc lớn nhất của con người. Kết quả người đó đã tìm lại được chính mình, rồi dạy những khác rằng nhược điểm lớn nhất là sự ràng buộc với những sự vật vô thường và đó là đầu mối của mọi rắc rối và khổ.

Lời kết

Dù chúng ta quyết định thế nào về việc đạt được mục đích có một điều mà chúng ta không thể thoát khỏichúng ta không thể chối bỏ sự kiện tất cả những phát triển hiện đại không mang lại điều gì ngoài sự bất an và sự đấu tranh không ngừng nghỉ của con ngườiPhật giáo đã cống hiến một số phương pháp rất đơn giản và rất hữu hiệu để hóa giải những điều đó. Vì vậy, người viết thấy rằng Phật giáo có một vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta, một vai trò mà trong đó chúng ta, những người Phật tửtham dự một phần quan trọng vào đời sống xã hội. Bổn phận của chúng ta là chia sẻ những kinh nghiệm, những hiểu biết của mình với càng nhiều người càng tốt để cuối cùng tất cả chúng ta thấy được bức thông điệp của Đức Phật dành cho chúng sinh tiếp tục đến với loài người trên khắp năm châu bốn bể.

Trích dịch từ "Buddhism in Modern Life" trong quyển "Parents and Children, Key”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1251)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1561)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1288)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1207)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1232)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1321)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1465)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1389)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1348)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1210)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1317)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1076)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1740)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1298)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1367)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2581)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1375)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1541)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1436)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 1812)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1381)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1598)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1800)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2002)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1423)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2424)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1560)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1733)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1680)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1405)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2181)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1601)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1653)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1540)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 1902)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 1873)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2025)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1518)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 1854)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(Xem: 1540)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1545)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1690)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1688)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1383)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1551)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 1891)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1631)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2156)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1526)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1550)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant