Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đi Vào Lầu Gác Sự Sự Vô Ngại Của Đức Di Lặc

19 Tháng Ba 202216:01(Xem: 2073)
Đi Vào Lầu Gác Sự Sự Vô Ngại Của Đức Di Lặc

Đi Vào Lầu Gác Sự Sự Vô Ngại Của Đức Di Lặc


Nguyễn Thế Đăng

sen

 

1/ Thấy pháp giới và được giải thoát vô ngại như pháp giới

Bấy giờ đồng tử Thiện Tài cung kính đi nhiễu bên phải đại Bồ tát Di Lặc xong bèn thưa rằng: Cầu xin đại thánh mở cửa lầu gác cho con được vào.

Lúc ấy Bồ tát Di Lặc đến trước lầu gác khảy móng tay ra tiếng, cửa liền mở, bảo Thiện Tài đi vàoThiện Tài hoan hỷ đi vào lầu gác, cửa liền đóng lại”.

Đức Di Lặc bảo đồng tử Thiện Tài vào lầu gác Tỳ Lô Giá Na Trang Nghiêm Tạng để học Bồ tát hạnh, tu Bồ tát đạo bằng cách quán sát khắp cùng trong lầu gác. Sự quán sát này cho Thiện Tài thấy biết hay chứng ngộ được cảnh giới sự sự vô ngại, là sự chứng ngộ của các đại Bồ tát ở những địa cao nhất của Mười Địa Pháp thân.

 

Thiện Tài thấy trong lầu gác rộng vô lượng đồng hư khôngVô số báu làm đất, vô số cung điện, vô số cửa lớn, vô số cửa sổ, vô số thềm bậc, vô số lan can, vô số đường xá, tất cả đều bằng bảy báuVô số tràng, vô số phan, vô số lọng bao vòng khắp nơi, vô số chuỗi báu, vô số chuỗi chân châu, vô số chuỗi xích chân châu, vô số chuỗi sư tử châu, thòng rũ khắp nơi. Vô số bán nguyệt, vô số dải lụa, vô số lưới báu dùng để trang sức. Vô số chuông báu gió động thành tiếng, rải vô số hoa trời, vô số dải hoa trời báu, vô số lò hương các báu, treo vô số gương báu…

Lại thấy trong đó có vô lượng trăm ngàn lầu gác đẹp, đều nghiêm sức như trên. Mỗi lầu gác đều rộng rãi tráng lệ, đồng như hư không chẳng ngại nhau cũng chẳng tạp loạn nhau.

Thiện Tài ở một chỗ thấy tất cả chỗ. Nơi tất cả chỗ đều thấy như vậy.

Bấy giờ đồng tử Thiện Tài thấy lầu gác Tỳ Lô Giá Na Trang Nghiêm Tạng có mọi thứ cảnh giới tự tại chẳng thể nghĩ bàn như vậy, sanh rất hoan hỷ, hớn hở vô lượngthân tâm nhu nhuyến, lìa tất cả tưởng, trừ tất cả chướng, diệt tất cả lầm, chỗ thấy chẳng quên, chỗ nghe đều nhớ, chỗ nghĩ chẳng tạp, nhập vào cửa giải thoát vô ngại, vận dụng tâm vô ngại cùng khắp, thấy cùng khắp, kính lễ cùng khắp”.

Vào lầu gác Tỳ Lô Giá Na Trang Nghiêm Tạng đồng tử Thiện Tài thấy vô số sự vật trang nghiêmvô lượng lầu gác, mọi cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn như vậy. Lầu gác của Đức Di Lặc thì có giới hạn, có nơi chốn, có thời gian, thế thì tại sao có thể chứa vô sốvô số và vô số vật báuvô lượng lầu gác đẹp, cảnh giới trang nghiêm như vậy? Bởi vì lầu gác của ngài thì không có giới hạn “rộng vô lượng đồng như hư không”. Lầu gác của ngài mở ra và gồm chứa tất cả pháp giới: Một lầu gác chứa toàn bộ pháp giới, cái hữu hạn gồm chứa tất cả cái vô hạn. Cái một dung nhiếp cái tất cả và cái tất cả thì có vô số cái một không thể đếm hết. Đây là pháp giới sự sự vô ngại.

Mỗi lầu gác đều rộng rãi tráng lệ, đồng như hư không, chẳng ngại nhau cũng chẳng tạp loạn nhau”. Mỗi lầu gác đều đồng như hư không, đều vô hạn, nên đều chứa tất cả những lầu gác khác, đồng thời vẫn giữ nguyên hình dạng của mình nhưng chẳng ngại nhau cũng chẳng tạp loạn nhau, cho nên “vận dụng tâm vô ngại cùng khắp, thấy và kính lễ cùng khắp”.

Nhờ thấy biết được pháp giới sự sự vô ngại này mà đồng tử Thiện Tài “ở một chỗ thấy tất cả chỗ; nơi tất cả chỗ đều thấy như vậy”.

Cái thấy lầu gác Tỳ Lô Giá Na Trang Nghiêm Tạng khiến cho tâm thanh tịnh, được tịnh hóa, “rời tất cả tưởng, trừ tất cả chướng, diệt tất cả lầm”. Cái thấy trực tiếp pháp giới của chư Phật chính là cái thấy bản tâm xưa nay của chính mình, khuôn mặt xưa nay của chính mình, bởi vì “Tâm, Phật và chúng sanh; cả ba không sai khác” (Phẩm Dạ Ma cung kệ tán, thứ 20). Thế nên “chỗ thấy chẳng quên, chỗ nghe đều nhớ, chỗ nghĩ chẳng tạp, nhập môn vô ngại giải thoát, vận dụng tâm vô ngại cùng khắp, thấy cùng khắp, kính lễ cùng khắp”. Khi ấy không còn chủ thể thấy và đối tượng thấy, cho nên mới gọi là cùng khắp, là vô ngại giải thoát.

 

2/ Thân mình đầy khắp pháp giới

Vừa mới đảnh lễ, do thần lực của Bồ tát Di LặcThiện Tài tự thấy thân mình ở khắp trong tất cả các lầu gác, thấy đủ những cảnh giới tự tại chẳng thể nghĩ bàn.

Những là hoặc thấy Bồ tát Di Lặc lúc mới phát tâm tên hiệu như vậy, chủng tộc như vậy, thiện hữu khai ngộ khiến gieo trồng thiện căn như vậy, thọ mạng như vậy, ở kiếp như vậy, gặp Phật tại cõi nước như vậy, tu hành như vậy, phát nguyện như vậy, chư Phật Như Lai ấy, những chúng hộithọ mạngthời gian thân cận cúng dường đều thấy rõ. Hoặc thấy Bồ tát Di Lặc tối sơ chứng được từ tâm tam muội, từ đó đến nay hiệu là Từ Thị. Hoặc thấy Bồ tát Di Lặc tu những diệu hạnh thành mãn tất cả các ba la mật. Hoặc thấy đắc nhẫn, trụ địathành tựu thanh tịnh quốc độhộ trì Phật pháp, làm đại pháp sư, được vô sanh nhẫn. Hoặc thấy lúc ấy, chỗ ấy, đức Phật ấy thọ ký thành Phật cho Bồ tát Di Lặc.

Hoặc thấy Bồ tát làm Chuyển luân vương khuyên chúng sanh an trụ nơi mười thiện đạo. Hoặc thấy Bồ tát Di Lặc làm các Vua Trời thuyết pháp làm lợi ích cho chúng sanh… Hoặc thấy Bồ tát Di Lặc ca ngợi nói về công đức từ Sơ địa cho đến Thập địa. Hoặc thấy ngài trong trăm ngàn năm kinh hànhđọc tụng, chép các kinh điển, siêng cầu, quán sát vì đại chúng nói pháp…

 

Vận dụng tâm vô ngại cùng khắp, thấy cùng khắp, kính lễ cùng khắp, tự thấy thân mình ở khắp trong tất cả các lầu gác”: nhờ thần lực của Bồ tát Di Lặc, tâm của đồng tử Thiện Tài mở ra với pháp giới và hòa nhập với pháp giới. Sự tách biệt giữa thân tâm mình và pháp giới không còn, nghĩa là chấp ngã và chấp pháp không còn, nên tự thấy mình ở khắp pháp giới và thấy đủ những cảnh giới trong đó. Cái thấy lúc này là cái thấy của bản tâm và thấy đến đâu thì tâm chính là cái được thấy ấy.

Đồng tử Thiện Tài thấy quá khứ của Đức Di Lặc, phát tâm như vậy, gieo trồng thiện căn như vậy, gặp Phật tại cõi nước như vậy, tu hành như vậy, ở trong những chúng hội như vậy, cho đến được thọ ký như vậy, làm Bồ tát ở khắp để hóa độ chúng sanh ở khắp. Trong cái hiện tại của pháp giới, chứa đựng tất cả quá khứ của pháp giới. Đây là sự vô ngại của hiện tại và quá khứ.

 

3/ Sự sự vô ngại phản chiếu lẫn nhau

Hoặc nhập tam muội dùng lực phương tiện hiện các thần biến. Hoặc thấy Bồ tát Di Lặc cùng với các Bồ tát nhập biến hóa tam muội, mỗi vị nơi mỗi lỗ lông trên thân xuất ra tất cả mây thân biến hóa, hoặc xuất hiện mây thân thiên chúng, mây thân long chúng, mây thân dạ xoacàn thát bà… Hoặc thấy hiện ra mây thân Thanh VănĐộc GiácBồ tátNhư Lai. Hoặc hiện ra mây thân tất cả chúng sanh. Hoặc thấy xuất diệu âm ca ngợi mọi pháp môn của các Bồ tátcông đức của Bồ đề tâm… Hoặc lại ở trong những lỗ lông ấy thấy chư Như Lai có đại chúng vây quanh. Cũng thấy chỗ sanh, chủng tánhthân hìnhthọ mạngquốc độ, kiếp số, danh hiệuthuyết pháp lợi íchgiáo pháp trụ lâu mau, cho đến đạo tràngchúng hội của các Phật ấy đều thấy rõ cả.

Lại ở trong các lầu gác trong Trang Nghiêm Tạng này thấy một lầu gác cao rộng trang nghiêm tối thượng, trong đó thấy trọn ba ngàn thế giới, trăm ức bốn thiên hạ, trăm ức trời Đâu Suất Đà, mỗi mỗi nơi đều có Bồ tát Di Lặc giáng thần đản sanh. Thích, Phạm, Thiên vương ẳm bồng cung kínhBồ tát sơ sanh kinh hành bảy bước, quán sát mười phươngđại sư tử hống, hiện làm đồng tử, ở trong cung điện, dạo chơi trong vườn, vì cầu Nhất thiết trí mà xuất gia khổ hạnhthị hiện nhận cháo sữa, đi đến đạo trànghàng phục ma quânthành Đẳng Chánh Giácquán sát cây Bồ đềPhạm vương thỉnh chuyển pháp luân, lên cung điện trời thuyết pháp. Kiếp số thọ lượngchúng hội trang nghiêmnghiêm tịnh quốc độthành tựu hạnh nguyệnphương tiện giáo hóa thành thục chúng sanhphân chia xá lợitrụ trì giáo pháp, những sự việc chẳng đồng như vậy thảy đều thấy rõ.

Thiện Tài lại thấy thân mình ở chỗ chư Phật Như Lai ấy, cũng dự trong những chúng hội ấy, nhớ rõ tất cả Phật sự và thông đạt vô ngại”.

Đoạn này diễn tả cái thấy của đồng tử Thiện Tài đến mức độ sâu xa vi tế. Trong Kinh Hoa Nghiêm mức độ sâu xa vi tế này thường được diễn tả về mặt không gian là những “vi trần”, những hạt bụi nhỏ, và về mặt thời gian là “sát na”, những phần nhỏ của một khoảnh khắc. Trong mỗi lỗ lông trên thân các Bồ tát xuất hiện tất cả mây thân biến hóa. Trong mỗi lỗ lông hiện ra tất cả mây thân Phật, Bồ tátĐộc GiácThanh Văn và các công việc của các ngài.

Mây thân (thân vân) là những đám mây nơi xuất hiện thân vô số các bậc thánh phàm. Mây là những hạt nước rất nhỏ tụ lại, như thế một đám mây có vô số thân hiện ra. Các đám mây còn cho thấy tính chất biến hóa của chúng, “mây thân biến hóa”.

Trong vô số lầu gác trong lầu gác Tỳ Lô Giá Na Trang Nghiêm Tạng của Đức Di Lặc, mỗi lầu gác lại có một lầu gác trang nghiêm tối thượng, phản ánh sự nghiệp tương lai của vô số Đức Di Lặc trong ba ngàn thế giới. Đó là việc đản sanh, kinh hành bảy bước, quán sát mười phương và tuyên bố “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”, rồi sau đó lớn lên, từ bỏ cung điện đi đến đạo tràng thành Đẳng Chánh Giácđộ sanhnhập diệt, để lại giáo pháp… như Đức Phật Thích Ca.

Như thế, trong vô số lầu gác của Trang Nghiêm Tạng cũng chứa đựng, phản ánh vô số sự việc tương lai thành Phật của Đức Di Lặc. Trong hiện tại của lầu gác của Đức Di Lặc có chứa đựng, phản ánh việc tương lai thành Phật của ngài. Trong lầu gác này không chỉ chứa đựng vô số quá khứ đã qua, mà còn hội tụ cả vô số tương lai sẽ tới.

Hiện tại vô ngại với quá khứ và tương lai, thời gian vô ngại với thời gian. Và trong mỗi phần nhỏ của không gian lại có đủ ba thời hiện tạiquá khứ và tương lai, không gian vô ngại với thời gian.

 

Lại nghe trong tất cả các lầu gác, lưới, linh, chuông báu cùng các nhạc khí đều diễn xướng pháp âm vi diệu chẳng thể nghĩ bàn: hoặc nói Bồ tát phát Bồ đề tâm, hoặc nói tu hành các ba la mật, hoặc nói các nguyện, các địa, hoặc nói cung kính cúng dường Như Lai, hoặc nói trang nghiêm cõi nước chư Phật, hoặc nói chư Phật thuyết pháp sai khác. Tất cả Phật pháp như vậy đều nghe các âm ấy diễn xướng tỏ rõ.

Lại nghe xứ ấy có Bồ tát nghe pháp môn ấy, phát tâm Bồ đề, nơi kiếp ấy, cõi ấy, chỗ đức Phật ấy, trải qua bao nhiêu kiếp tu Bồ tát hạnh, sẽ thành Chánh Giácdanh hiệu như vậy, thọ lượng như vậy, quốc độ trang nghiêm như vậy, giáo hóa chúng sanh như vậy, nhập Niết bàn như vậy…

Thiện Tài nghe các pháp âm vi diệu chẳng thể nghĩ bàn như thế, thân tâm hoan hỷ nhu nhuyến liền được vô lượng môn tổng trì, các môn biện tài, các thiền, các nhẫn, các nguyện, các ba la mật, các thông, các minh và các giải thoát, các môn tam muội”.

 

Trong pháp giới, trong toàn bộ lầu gác của Đức Di Lặc, tất cả các sự vật ở tầm vĩ mô và tầm vi mô đều “diễn xướng tất cả Phật pháp”.

 

Lại thấy trong tất cả các gương báu đủ thứ hình tượng: những là chúng hội đạo tràng, chư Phật, chúng hội đạo tràng Bồ tátchúng hội đạo tràng Thanh VănĐộc Giác. Hoặc thấy những thế giới tịnh, uế, những thế giới có Phật, những thế giới không có Phật, những Tiểu, Trung, Đại thế giới, những thế giới lưới Đế Thích…

Ở trong những thế giới như vậy, thấy có vô số chúng đại Bồ tát hoặc đi hoặc ngồi làm nhiều sự nghiệp, hoặc khởi đại bi thương xót chúng sanh, hoặc tạo luận lợi ích chúng sanh, hoặc thọ trì, biên tụng, hoặc hỏi hoặc đáp, ba thời sám hốihồi hướngphát nguyện.

Thiện Tài lại thấy tất cả các cột báu phóng ra lưới đại quang minh ma ni vương, hoặc xanh, vàng, đỏ, trắng… hoặc làm thành màu tất cả quang minh…

Lại thấy chuỗi chân châu thường xuất sanh nước thơm đủ tám công đức. Thấy chuỗi lưu ly phóng trăm ngàn quang minh đồng thời chiếu sáng.

Lại thấy tượng nam, nữ, tượng Thích, Phạm, Hộ thế, trời, rồng dạ xoa…Thanh Văn, Độc GiácBồ tát. Tất cả những sắc tượng trên đây đều chắp tay khom mình đánh lễ”.

Các sự vật trong lầu gác đều tỏa ánh sáng, hương thơm… và chúng phản chiếu lẫn nhau như những tấm gương, tạo nên thế giới “lưới trời Đế Thích” làm bằng những hạt ngọc phản chiếu lẫn nhau.

Mỗi sự vật là một tấm gương báu, trong đó có phản chiếu tất cả hiện hữu của vũ trụ, thánh phàm. Và mỗi tấm gương lại phản chiếu tất cả các tấm gương khác, đó là một vũ trụ “trùng trùng vô ngại”.

Khi Thiện Tài “thấy cùng khắp, kính lễ cùng khắp” thì “tất cả những sắc tượng trên đây cũng đồng thời chắp tay đảnh lễ”.

 

4/ Huyễn trí thấy như huyễn như mộng

Bấy giờ các thiện tri thức mà Bồ tát Di Lặc đã từng kính thờ, thân cận, cúng dường bảo Thiện Tài rằng: Thiện lai đồng tử! Ngươi hãy quán sát những sự chẳng thể nghĩ bàn của Bồ tát Di Lặc chớ có chán mỏi.

Lúc đó do được sức ghi nhớ chẳng quên, do được mắt thanh tịnh thấy mười phương, do được trí vô ngại khéo quán sát, do được trí tự tại của các Bồ tát, do được cái hiểu rộng lớn của các Bồ tát đã nhập trí địa, nên Thiện Tài ở trong mỗi vật của tất cả lầu gác đều thấy vô lượng cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn như vậy.

Như người nằm mộng thấy những cảnh vật, khi thấy thức dậy bèn biết là cảnh mộng, nhưng có thể nhớ rõ không quên mất. Cũng vậy, nhờ thần lực gia trì của Bồ tát Di Lặc, do biết các pháp trong ba cõi đều như mộng, vì diệt được các tưởng hẹp kém của chúng sanh, vì được hiểu biết rộng lớn vô ngại, vì trụ cảnh giới thù thắng của các Bồ tát, vì nhập trí phương tiện chẳng nghĩ bàn, nên Thiện Tài thấy được cảnh giới tự tại như vậy.

Như người sắp chết, thấy tướng thọ báo tùy theo nghiệp mình. Người gây nghiệp ác thì thấy tất cả cảnh giới khổ nơi địa ngụcngạ quỷ, súc sanh… Người làm nghiệp thiện thì thấy tất cả cung điện cõi trời trang nghiêm vô lượng thiên chúngthiên nữ tốt đẹp. Thân tuy chưa chết nhưng do nghiệp lực thấy các sự ấy. Cũng vậy, do lực chẳng nghĩ bàn của Bồ tát nghiệp nên Thiện Tài được thấy tất cả cảnh giới trang nghiêm.

Như có người bị quỷ nhiếp trì thấy các sự việc, tùy có người hỏi đều đáp được cả. Cũng vậy, do trí huệ Bồ tát nhiếp trì nên Thiện Tài được thấy tất cả sự trang nghiêm, nếu có ai hỏi đều đáp được cả”.

Hai sự tích tập trí huệ và công đức của đồng tử Thiện Tài đã gần trọn vẹn, nên được mắt thanh tịnh thấy khắp mười phương, trí vô ngại khéo quán sát nên thấy vô lượng cảnh giới trang nghiêm chẳng thể nghĩ bàn. Đây là nhờ sự tu hành của đồng tử, lại được nhờ thần lực gia trì của Bồ tát Di Lặc.

Ở trên nói đồng tử “nhập vào cửa giải thoát vô ngại, vận dụng tâm vô ngại cùng khắp cho nên thấy những cảnh giới tự tại chẳng nghĩ bàn”. Cảnh giới tự tại thì không những trang nghiêm mà còn là tự tạigiải thoát. Thấy tất cả nhưng đồng thời giải thoát khỏi tất cả cái được thấy. Đó là “Vì biết những pháp trong ba cõi đều như mộng”. “Thấy được cảnh giới tự tại như vậy” vì biết ba cõi duy tâm, muôn pháp duy thức, nên đều như huyễn như mộng.

Tâm thanh tịnh thì thấy các cảnh giới là thanh tịnhÝ nghĩa của thanh tịnh là giải thoátthanh tịnh bởi vì như huyễn như mộng. Như huyễn như mộng chính là sự thanh tịnh tự tại giải thoát.

Đồng tử thấy được như vậy là “do lực chẳng nghĩ bàn của Bồ tát nghiệp”. Nghiệp tâm như thế nào thì thấy cảnh giới như thế ấy. Nghiệp tâm của Bồ tát, qua hai sự tích tập trí huệ và công đức đã thanh tịnh, đây là Chánh báoBồ tát bèn thấy được cảnh giới chung quanh đều thanh tịnh, đây là Y báo.

 

Như có người bị rồng nhiếp trì, tự cho mình là rồng rồi vào Long cung, trong một ít thời gian tự cho là đã trải qua nhiều ngày, tháng, năm. Cũng vậy, do trụ vào tưởng trí huệ của Bồ tát, do Bồ tát Di Lặc gia trì, nên trong một ít thời gian mà Thiện Tài cho là vô lượng kiếp.

Như cung Phạm thiên tên Trang Nghiêm tạng trong đó trọn thấy hiện tất cả sự vật trong ba ngàn thế giới chẳng tạp loạn nhau. Cũng vậy, trong lầu gác này Thiện Tài thấy khắp tất cả cảnh giới trang nghiêm sai khác chẳng tạp loạn nhau.

Như tỳ kheo nhập biến xứ định khi đi đứng ngồi nằm, tùy định mình nhập mà cảnh giới ấy hiện tiền. Cũng vậy, Thiện Tài nhập vào lầu gác này, tất cả cảnh giới đều hiện rõ.

Như có người ở trong hư không thấy thành Càn thát bà đủ sự trang nghiêm đều thấy biết rõ không chướng ngại.

Như cung điện dạ xoa và cung điện loài người cùng ở một chỗ mà chẳng tạp loạn nhau, mỗi bên theo nghiệp mình mà thấy khác nhau.

Như trong biển lớn tất cả sắc tượng ba ngàn thế giới đều thấy trong đó.

Như nhà huyễn thuật, do nơi lực huyễn hiện những sự huyễn. Cũng vậy, do lực oai thần của Bồ tát Di Lặc và do lực huyễn trí chẳng nghĩ bàn, do có thể dùng huyễn trí biết các pháp, do được lực tự tại của các Bồ tát, nên Thiện Tài thấy tất cả cảnh giới trang nghiêm tự tại trong lầu gác”.

Khi một người bị rồng nhiếp trì, nghĩa là tâm thức người ấy chuyển thành tâm thức loài rồng thì thời gian đối với người ấy thay đổi: “một ít thời gian mà thấy là đã trải qua nhiều ngày, tháng, năm”. Điều này chứng minh cho sự thật “ba cõi duy tâm, muôn pháp duy thức”. Cùng một thời gian không gian, “cung điện dạ xoa và cung điện loài người cùng ở một chỗ”, nhưng loài dạ xoa và loài người thấy khác nhau, “mỗi bên theo nghiệp mình mà thấy khác nhau”. Theo nghiệp của mình là theo nghiệp của tâm thức mình. Tâm thức khác nhau tạo thành những cảnh giới khác nhau, không gian thời gian khác nhau.

Trong lầu gác hiện tất cả cảnh giới trang nghiêm tự tại của toàn bộ pháp giới. Để thấy được như vậy phải có nghiệp Bồ tát: được thần lực của Đức Di Lặc gia trì, có lực huyễn trí để biết các pháp, huyễn trí ấy là lực tự tại của hàng Bồ tátTóm lại, vị Bồ tát ấy phải có đầy đủ hai sự tích tập trí huệ và công đức.

Trí huệ là trí thấy biết như huyễn như mộng và công đức để gặp được và được sự gia trì của Bồ tát Di Lặc.

Những thí dụ trên đều nói đến như mộng như huyễn của cảnh giới và để thấy cảnh giới trang nghiêm như mộng như huyễn ấy phải “biết những pháp trong ba cõi như mộng”, phải có “huyễn trí và lực huyễn trí”.

Cực điểm của trí huệ Bồ tát là trí huệ ‘biết duy tâm tạo, nên như mộng như huyễn’, như Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Dạ Ma cung kệ tán nói:

Nếu người biết tâm hành

Tạo khắp các thế gian

Người này bèn thấy Phật.

Rõ Phật chân thật tánh

Tâm chẳng trụ nơi thân

Thân chẳng trụ nơi tâm

Mà làm được Phật sự.

Nếu người muốn rõ biết

Tất cả Phật ba đời

Phải quán tánh pháp giới

Tất cả duy tâm tạo.

 

Bấy giờ Bồ tát Di Lặc nhiếp thần lực, vào trong lầu gác gảy móng tay ra tiếng, bảo Thiện Tài rằng:

Thiện nam tử, hãy dậy! Pháp tánh như vậy. Đây là những tướng của trí Bồ tát biết các pháp nhân duyên tụ tập mà hiện khởi. Tự tánh như vậy, như huyễn, như mộng, như bóng, như hình, đều trọn chẳng thành tựu.

Nghe tiếng gảy móng tay, Thiện Tài liền từ tam muội dậy”.

Sự phóng chiếu của tâm khiến hiện thành pháp giới thì như huyễn như mộng. Sự phóng chiếu “thần biến” của tâm, dù tâm thanh tịnh nhất, khiến hiện thành pháp giới trang nghiêm thanh tịnh nhất, cũng đều như huyễn như mộng. Như huyễn như mộng chính là sự thanh tịnh rốt ráo của tâm. Thế nên Kinh nói, “Pháp tánh hay tự tánh là như huyễn, như mộng, như bóng, như hình, đều trọn chẳng thành tựu”.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15097)
Trong học tập cũng như trong công việc, lười biếng, thiếu ý chí, thiếu kiên định là những nguyên nhân đưa đến sự thất bại. Khó tìm đâu trên cõi đời này một người có được thành công mà người đó là một kẻ lười biếng...
(Xem: 18020)
Mình có một đôi chân vững chãi, một đôi mắt sáng và một tấm lòng trong, hãy nương tựa vào mình. Đôi bàn chân sẽ cho bạn phương tiện đi tới...
(Xem: 15119)
Dạo ấy, vào khoảng cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Phật học viện Trung phần Hải Đức tại Nha Trang thấy cần phải mở rộng việc đào tạo tăng tài.
(Xem: 14634)
Thời đại ngày nay, trong chúng ta ai mà lại không bận rộn, ai mà lại có dư thì giờ đâu bạn nhỉ? Mặc dù đôi khi tôi cứ nghĩ là chúng ta chỉ tự tìm cho mình sự bận rộn mà thôi!
(Xem: 17825)
Đời như cơn gió bên thềm, mênh mông, vô định. Có cái gì là của mình đâu mà trói buộc? Cứ nhẹ nhàng thôi, như gió bên thềm vậy...
(Xem: 20666)
Sự vững chãi của bạn là một điều nhiệm mầu. Bởi có rất nhiều người đang tin vào bạn, họ sẽ vững chãi theo và niềm tin ấy miên viễn trong tâm thức...
(Xem: 19470)
Xuất gia có nghĩa là ra khỏi nhà, rõ hơn là ra khỏi căn nhà mình đang ở; dứt khoát bỏ mà đi khỏi căn nhà mình đang được chở che bảo bọc, hay đang bị ràng buộc, hệ lụy vương mang.
(Xem: 17020)
Tình yêu không làm cho ai khổ đau, nhưng ở trong đời có quá nhiều người bị khổ đau bởi tình yêu là do trong tình yêu của họ có nội dung của khao khát, chiếm hữu, riêng tư và tình dục.
(Xem: 15677)
Sau bữa ăn trưa, tôi hỏi một vị Tăng sĩ trẻ, Thầy đã ăn xong chưa? Vị ấy trả lời - dạ! con đã ăn xong. Tôi cười và nói, Thầy chưa ăn xong đâu, ngày mai Thầy lại tiếp tục ăn lại...
(Xem: 17100)
Trong đời sống hàng ngày, ta cố ý nói sai sự thật để đánh lừa người khác là chính ta không những chỉ phá hoại và làm thương tổn lời nói của ta, mà chính ta còn làm thương tổnphá hoại sự hiểu biết và nhân cách của ta nữa.
(Xem: 15826)
Bạn biết không? Mọi niềm vui xảy ra trong thế gian đều dẫn đến hậu quả của thất vọng và khổ đau. Tại sao? Vì lòng tham của con người đối với các lạc thú thế gian là vô hạn...
(Xem: 15150)
Sống giữa đời, ai cũng mưu cầu một vài niềm hạnh phúc. Hạnh phúc được xem nhưmục tiêu thiết yếu nhất mà loài người nói riêng và vạn loài tồn sinh khác nói chung hướng đến tìm cầu.
(Xem: 14900)
Trong cuộc sống có đôi khi chúng ta lầm tưởng, mọi thứ đều diễn ra quá êm đẹp và theo chiều hướng tốt để ta có thể đạt được cái mà chúng ta muốn có.
(Xem: 14931)
Có thể nói vạn vật hữu hình khó đứng vững và tồn tại trước những cơn thịnh nộ của bão tố. Thế nhưng, đôi khi đâu đó cũng có những cành hoa bé nhỏ yếu ớt đã sẵn sàng trụ lại sau những cơn cuồng nộ của tự nhiên.
(Xem: 17953)
Mỗi khi nghe đến mấy bài hát diễn tả những sinh hoạt nơi đồng quê, như cảnh gặt hái của ngày mùa, hay những buổi tối giả gạo dưới trăng tôi chợt nhớ đến quê tôi tha thiết.
(Xem: 15695)
Chúng ta luôn đặt ra cho mình rất nhiều mục tiêu, song trên bước đường theo đuổi chúng, phải chăng bạn đã đánh mất giá trị tự thân của cuộc sống? Lao đầu vào việc theo đuổi mục đíchtrở thành nô lệ của mục đích.
(Xem: 16661)
Việc con người chạy theo các dục, vì họ sống với các chủng tử tâm hành liên hệ đến vô minh, mọi sinh hoạt của họ là sinh hoạt trong bóng đêm, và ngay cả ánh sáng cũng chỉ là bóng đêm của họ mà thôi...
(Xem: 14362)
Khu vực tôi ở có một con đường hai hàng thông cổ thụ, tàn lá giao nhau như lọng che, vừa tạo nét đặc thù, vừa luôn luôn cho bóng mát.
(Xem: 14271)
Mùa hạ về… bao suy tư được trải nghiệm, bao ước vọng lại xâu kết bên lòng. Âm vang ngày hạ là nắng là hoa, là hương thơm từ đất, là hơi ấm từ bóng mặt trời lan tỏa.
(Xem: 16508)
Ông lão ăn xin nom thật tội nghiệp với một tay chống gậy, một tay run run cầm chiếc nón rách hướng về phía chị, giọng thều thào...
(Xem: 17366)
Những làn sóng biển đùa chơi với nhau và cùng nhau chạy vào bờ chạm lên cát trắng, rồi tan biến vô sự giữa trời nước mênh mông. Sóng là nước và nước là sóng.
(Xem: 18579)
Thuở xưa, khi vua Phạm Dự (Brahmadatta) trị vì Ba-la-nại (Benares), Bồ-tát thọ sanh làm một con Tắc kè. Bấy giờ, có một ẩn sĩ khổ hạnh sống trong một thảo am...
(Xem: 16924)
Chúng ta tự thuyết phục mình rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn sau khi ta hoàn tất một dự án này, học hết chương trình này, xong một khoá trị liệu này...
(Xem: 16316)
Ananda là đại đệ tử của Phật. Là em chú bác của Phật, ngài từ bỏ đời sống vương giả, xuất gia theo Phật, hầu cận bên cạnh Phật suốt đời.
(Xem: 15605)
Chỉ hai tuần, sau khi dọn tới căn nhà mới, tôi đã biến đổi hoàn toàn mảnh vườn, khi được người chủ nhà bảo: “Muốn trồng gì, làm gì, xin tùy ý!”
(Xem: 16390)
"Hãy cho con thành một đóa hồng cao lớn, bởi vì con ước mong được ngẩng cao đầu với một niềm kiêu hãnh; đây sẽ là việc của riêng con, con bất chấp số phận mình ra sao."
(Xem: 15377)
Hình ảnh một thiền sư chậm rãi thiền hành trong nắng mai hay an nhiên lặng lẽ tĩnh tọa giữa rừng chiều là tặng phẩm tuyệt đẹp cho những ai có tâm hồn nhạy cảm...
(Xem: 14195)
Em là những giọt nước nằm sâu dưới lòng đất, nhưng em muốn đi về với đại dương có được không anh? - Được chứ, điều ước mơ của em là rất đẹp...
(Xem: 15366)
Trước kia các cuộc khủng hoảng phát minh bởi sự khai thác những tài nguyên và bóc lột khả năng con người. Hiện tại khủng hoảng vì sự lạm dụng các học thuyết chủ nghĩa, nên càng khốc hại, nguy hiểm và phá hoại hơn.
(Xem: 14753)
Ngồi một mình bên tách trà xanh, nhìn chung quanh mình là mùa thu có màu vàng bao phủ khắp không gian. Thiên nhiên khoe mình, kiêu hãnh.. biết bao nhiêu cây lá mỉm cười...
(Xem: 7508)
... cái quan niệm ta có về Bụt ấy cũng như một cái hố xí, và theo nghĩa đó, Bồ TátLa Hán cũng chỉ là những kẻ đem tới gông cùm.
(Xem: 17128)
Thầy giáo yêu cầu mỗi chúng tôi mang một túi nilông sạch và một bao tải khoai tây đến lớp. Sau đó, thầy bảo cứ hễ chúng tôi không tha thứ lỗi lầm cho người nào đó thì hãy chọn ra một củ khoai tây viết tên người đó và ngày tháng lên rồi bỏ nó vào túi nilông.
(Xem: 12239)
Dì Năm dự định mang cậu con trai về trại ruộng Thới Sơn, Châu Đốc nương náo với đồng đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa tu dưỡng thân tâm, tiện đường dì ghé lại chùa Tây An(1) đảnh lễ Đức Phật Thầy để cầu nguyện cho con sớm lành bệnh.
(Xem: 12159)
Thanh thường bị bè bạn chế giễu là “công tử miệt vườn”, có thể một phần vì gia đình chàng sở hữu một thửa vườn cây trái khá rộng – vườn Tám Thà - tại ngoại ô thị trấn Châu Đốc, nhưng cũng có thể cũng do bản tánh hiền lành chơn chất và “nhát gái” của chàng.
(Xem: 16446)
Một ngày nọ, Vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cận thần thân tín của mình. Vua bèn nói với ông: "Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng...
(Xem: 14592)
Một lát sau, chiếc xe thứ ba chạy tới. Chiếc xe này không cũ, không có đông khách nhưng bạn vẫn không hài lòng: "Cái xe này không có điều hoà, thôi mình cố đợi chiếc sau".
(Xem: 14470)
Mùa Vu Lan lại về. Bên cạnh nụ cười rạng rỡ trên gương mặt những người diễm phúc còn có Mẹ, chúng tôi, những người cài hoa trắng, lòng bâng khuâng nhớ Mẹ đã khuất bóng nơi xa...
(Xem: 13787)
Đời có tươi thì có phai; tình có ấm lên thì có nguội. Vẫn biết thế nhưng tình cảm tự nhiên con nhớ Mẹ, thương Mẹ vượt ra ngoài biên giới chật hẹp của sự hợp lývô lý thường tình.
(Xem: 12410)
Em nằm yên giấc mồ côi Đoá hồng lắng đọng bên dòng phù du gió nguồn ngày tháng vi vu sóng đời dồn dập vô thường viễn xa...
(Xem: 13774)
Thằng bé nhìn con bướm chết lần cuối. Dưới ánh trăng đôi cánh nó lấp lánh như ánh vàng. ”Cậu đẹp thật đấy”, thằng bé nghĩ. Rồi một lát sau cậu thả con côn trùng rơi trên đất và chạy về phía mẹ.
(Xem: 12227)
Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì". Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.
(Xem: 15276)
Cô con gái hay than thở với cha sao bất hạnh này cứ vừa đi qua thì bất hạnh khác đã vội ập đến với mình, và cô không biết phải sống thế nào.
(Xem: 13724)
Là một thành viên trong cộng đồng thế giới, tôi không thể nói rằng tôi không có trách nhiệm gì đối với những khổ đau, bất ưng, nghịch lý, bất công, hiểm nguy đang xảy ra chung quanh tôi.
(Xem: 13602)
Nỗi thất vọng lớn nhất của con người là chạy bươn về phía trước hay chạy ngược về phía sau để kiếm tìm cho mình một bản ngã. Bản ngã trong cơm áo, gạo tiền, trong kiến thức chữ nghĩa...
(Xem: 13101)
Ta làm và nói sai, nhưng ta lại được nhiều người khen ngợi mỗi ngày, như vậy mỗi ngày đi qua đời ta là mỗi ngày đưa đời sống của ta đi dần vào bóng đêm và từ bóng đêm này dẫn ta đi tới bóng đêm khác.
(Xem: 13995)
Có một phạm nhân trong thời gian cải tạo khi đang tu sửa lại đường đi, anh ta nhặt được 2 triệu đồng, anh ta không mảy may suy nghĩ liền mang số tiền này đến chỗ cảnh sát.
(Xem: 13623)
Con bé không chú ý đến câu hỏi của tôi, đang bận bịu thổi kẹo thành quả bong bóng nhỏ. Có lúc nó thổi không khéo, quả bóng vỡ gây một tiếng bụp nhẹ, để lại chất kẹo nằm vắt ngang đôi môi mọng đỏ.
(Xem: 13749)
Mùa đông năm ấy tuyết không rơi nhiều, nhưng cái lạnh vẫn theo sương khói ùa về làm xác xơ thêm cho khu rừng mới trải qua một mùa dông bão kéo dài trước đó.
(Xem: 14670)
Thuở xưa, có anh chàng đọc kinh nghe nói về Phật, thích lắm, quyết định đi tìm gặp Ngài bằng được. Anh chàng khăn gói quả mướp ra đi. Sau khi trải qua không biết cơ man nào là núi sông, thành phố, hầm hố gian nguy hiểm trở...
(Xem: 12642)
Khi nắng vội vã đổ về trên từng con đường, nhà cửa, phố phường, cây cối, sông ngòi và nắng cũng chan hoà, hong đầy tâm của người con Phật, bằng chất liệu tươi trẻ ấm áp.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant