Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hộ Trì Chánh Pháp Việc Làm Thiết Thực Của Người Con Phật Trong Mọi Thời Đại

25 Tháng Bảy 202216:00(Xem: 2137)
Hộ Trì Chánh Pháp Việc Làm Thiết Thực Của Người Con Phật Trong Mọi Thời Đại
Hộ Trì Chánh Pháp  Việc Làm Thiết Thực Của
Người Con Phật Trong Mọi Thời Đại

Thích Thông Bảo

Chuyển Hóa Khổ Đau

Sau hơn 2.600 năm hình thành và phát triển, Phật giáo đã có mặt trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sự phát triển ấy có được nhờ những lời dạy minh triết của Đức Phật luôn lấy con người làm trung tâmphù hợp với mọi căn cơ của chúng sanh. Suốt hàng ngàn năm qua, Chánh pháp do Đức Phật dạy đã mang lại ý nghĩa cho hàng triệu người trên thế giới, là kim chỉ nam soi sáng và thức tỉnh nhân loạiVì vậygiữ gìn và phát triển Chánh pháp nhằm đem lại lợi ích cho bản thân và chúng sinh là việc làm thiết thực của mọi người con Phật.

HỘ TRÌ CHÁNH PHÁP LÀ GÌ?

Hộ là che chở, bảo bọc, làm cho vững chãibền lâu. Trì là nắm giữ, giữ gìnHộ trì có thể hiểu nghĩa rộng là phát tâm giúp đỡ, bảo hộ làm cho lớn mạnh, vững chãi, dài lâu một việc mà mình tin rằng tốt đẹp, xét ra thấy lợi mình, lợi người ở hiện tại và tương lai. Khi nói về hai từ Chánh phápchắc chắn mỗi người đều có khái niệm của riêng mình. Nhưng trong phạm vi bài viết này, người viết theo định nghĩa Đức Phật đã từng dạy về “Chánh pháp” trong kinh Trường Bộ: “Chánh pháp được Thế Tôn khéo giảng dạy, thiết thực, vượt ngoài thời gian chi phối, đến để mà thấy, có khả năng giải thoát, được kẻ trí tự mình thâm hiểu” [1]. Phật Quang Đại Từ Điển cũng định nghĩa Chánh pháp (Saddhamma) như sau: Chánh pháp là chỉ pháp chân chính. Cũng tức là giáo pháp do Đức Phật nói. Còn gọi là Bạch phápTịnh pháp, hay còn gọi là Diệu pháp [2].

Như vậy, Chánh pháp không phải là tập hợp những chuyện bí ẩn và thần thoại để thử thách con người phán đoán tính hư thực của chúng, mà là những lời Thế Tôn nói ra đúng với sự thật và thiết thực cho đời sống con ngườiphù hợp với mọi thời đại, mọi căn cơ, mọi hạng người, đem lại lợi ích an lạc cho số đông. Cho nên, Chánh pháp được ví như ngọn đuốc soi đường trong đêm tối, giúp hành giả thấy rõ lối đi để tiến bước đến chân trời bình an và hạnh phúc. Như vậy, hộ trì Chánh pháp tức là giữ gìn và phát triển lời dạy Đức Thế Tôntích cực đưa lời dạy của Ngài vào đời để góp phần làm vơi bớt nỗi khổ niềm đau của nhân loại.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HỘ TRÌ CHÁNH PHÁP ĐỐI VỚI BẢN THÂN VÀ XÃ HỘI

Ở trên đã điểm qua sơ lược, nhưng thiết nghĩ cũng cần giải thích cụ thể hơn về tầm quan trọng của Chánh pháp đối với bản thân và xã hội, giúp chúng ta có thêm động lực để dốc lòng hộ trì.

Trách nhiệm với bản thân

Nhiều người nghĩ, lời dạy của giáo chủ các tôn giáo là khối giáo điều cứng nhắc, khó hiểu, khắt khe và bắt buộc mọi người tin theo, không được nghi ngờ. Ngược lại, pháp mà Đức Phật dạy chưa bao giờ yêu cầu con người phải tin lời nói của Ngài nếu chưa có sự suy xétthực hành đưa đến ích lợi cho đời sống. Ngài cũng không yêu cầu con người phải nương nhờcầu thỉnh để được che chở, mà phải tự bước đi trên đôi chân của chính mình. Đó là lý do Ngài luôn nhắc nhở: “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Bởi những suy nghĩlời nói, hành động sẽ quyết định sự tốt xấu xảy ra trong đời chúng ta. Điều này giúp con người có đủ bản lĩnh, tự làm chủ, chịu trách nhiệm nếu muốn chinh phục mọi thứ bằng tự thân, thay vì phải lệ thuộc van xin một đấng thần linh nào đó. Ví dụ, nếu thực hành những lời dạy về thiểu dục tri túc của Đức Phậtchúng ta sẽ không bị ngũ dục chi phối, không chạy theo hoàn cảnh vì lòng tham, thay vào đó là một đời sống tràn đầy hạnh phúc bởi sự ít muốn và biết đủ đem lại. Đó là kết quả tất yếu của hành động chân chánh đưa đến. Khi nào con người còn khổ đau thì khi đó Chánh pháp thật sự rất cần thiết.

Trách nhiệm đối với xã hội

Xã hội cần có sự hỗ tương kết hợpchúng ta sẽ không thể sống hạnh phúc giữa một xã hội chỉ biết tranh đấu, hơn thua,… Một người bất thiện thì gia đình thêm một nỗi bất an, một gia đình bất an thì xã hội cũng phải chịu sự cộng hưởng. Ngược lại, tăng thêm một người thực hành theo Chánh pháp thì xã hội tiến lên một bước để đạt đến an vui. Nếu không có Chánh pháp để quay về nương tựa, biết bao con người đã rơi vào nẻo tà, làm các việc bất thiện. Cũng đừng nên lo sợ Chánh pháp khó hiểu, khó chứng bởi Đức Phật đã dùng nhiều phương tiện để trình bày và giải thíchphù hợp với tất cả các tầng lớp xã hội. Do đó, nếu mọi người đối đãi với nhau bằng Chánh pháp, sẽ không bao giờ có vấn nạn khổ đau trên đời.

HỘ TRÌ CHÁNH PHÁP TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY

Ngày nay, với sự phát triển bùng nổ của công nghệ, Chánh pháp được tỏa rạng khắp năm châu, dễ dàng tiếp cận đến mọi người. Đó là về phần hình thức, nhưng cốt lõi để Chánh pháp tồn tại vẫn đến từ pháp học và pháp hành của người con Phật.

Đối với hàng xuất gia phải thành tựu pháp học lẫn pháp hành

Hộ trì Chánh pháp là trách nhiệm thiêng liêng không thể thiếu đối với Tăng sĩ. Nhưng muốn giữ gìn và phát triển Chánh phápchúng ta không thể chỉ nói suông. Vì vậy, hàng Tăng Ni phải có vốn kiến thức Phật pháp chuẩn, nắm vững những lời dạy minh triết của Đức Phật bằng cách học những bài kinh từ thấp đến cao, bao gồm thế giới quan, nhân sinh quan, đạo đức quan, tu tập quan, giải thoát quan… Trong Tăng Chi Bộ kinhĐức Phật cho biết có 05 lý do khiến giáo pháp của Ngài được an trú lâu dài, không bị pha tạp và biến mất: “Ở đây, này các Tỳ kheo, các Tỳ kheo cẩn trọng trong nghe Phápcẩn trọng học thuộc lòng Pháp, cẩn trọng thọ trì Pháp, cẩn trọng quan sát ý nghĩa các Pháp được thọ trì và cẩn trọng thực hành Pháp”.

Bên cạnh đó, một vị xuất gia phải khép mình vào giới luậttrang nghiêm tứ oai nghi và thanh tịnh thân khẩu ý. Nghiêm trì Giới tướng tất sẽ thành tựu Giới thểGiới thể thanh tịnh là điều kiện tiên quyết để dấn thân vào đời, phục vụ cho đời và làm lợi ích cho người. Giới thể thanh tịnhGiới đức tự đầy đủ, khả năng cảm hóa lòng người được lâu bền, tạo được niềm tin sâu sắc đối với quần chúng. Xuyên suốt từ thời Đức Phật đến nay, chư vị Tổ sư nhờ thực hành pháp và luật của Đức Phật, nên biết cập nhật và linh hoạt thích ứng với những thay đổi của thời thế để truyền đạo một cách phù hợp, trên tinh thần “khế lý khế cơ”. Nhờ vậy, Chánh pháp mới có thể tồn tại lâu dài. Càng thực hành lời dạy Đức Phậtchúng ta càng có nhiều khả năng bảo vệ Chánh pháp từ cội rễ.

Hộ trì Chánh pháp rất cần hàng cư sĩ trí thức

Ngoài bổn phận hỗ trợ hàng xuất gia về phương tiện tu họccư sĩ cũng phải tự ý thức về vị trí nòng cốt của mình trong việc hộ trì Chánh phápVì vậy, nắm vững và thực hành Chánh pháp để không bị lạc hướng giữa đời là việc rất nên làm. Hiện nay, có Phật tử dù đi chùa lâu năm, nhưng vẫn lúng túng phân biệt được đâu là chánh tín, đâu là mê tín. Có lẽ, giới Phật tử ít nhiều cũng biết đến cư sĩ Cấp-cô-độc qua hình ảnh một đại tín chủ hỗ trợ đắc lực cho Tăng đoàn thời Phật tại thế, nhưng ít ai biết ông cũng là một cư sĩ thông suốt Chánh pháp. Bằng chứng là trong những cuộc nói chuyện với ngoại đạo, ông đều trả lời một cách sâu sắc về giáo lý Đức Phật. Chính Đức Phật đã từng tán thán ông trước hội chúng rằng: “Tỳ kheo nào, dù đã được đầy đủ 100 năm an cư mùa mưa trong Pháp và Luật này, vị ấy cần phải như vậy, thường thường bác bỏ các du sĩ ngoại đạo, với sự khéo léo bác bỏ nhờ Chánh pháp, như gia chủ Anāthapiṇdika đã khéo léo bác bỏ” [3].

Việt Nam từ khi Phật giáo du nhập đến nay, lúc nào cũng có bóng dáng của cư sĩPhật tử giữ gìn và làm rạng danh Phật phápGần đây nhất có các vị cư sĩ trí thức như: Lê Đình Thám, Mai Thọ Truyền, Nguyễn Phúc Ưng Bàng, Đinh Văn Chấp, Trần Đăng KhoaTôn Thất Tùng, Võ Đình Cường, Tống Hồ Cầm,… Do đó, việc hộ trì Chánh pháp rất cần đến những cư sĩ uyên thâm Phật pháp, chứ không chỉ đơn thuần cúng dường, làm phước, bố thí.

Một người đệ tử Phật nắm vững giáo lý sẽ hiểu được tầm quan trọng của Chánh pháp đối với cuộc đời để dốc lòng bảo vệ Phật pháp, sẵn sàng chống lại những sự xuyên tạcbóp méo hình ảnh và lý tưởng Phật giáoĐức Phật đã dạy: “Này các Tỳ kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn”, vì như vậy “sẽ có hại cho các ngươi”. Lòng ta đau vì cái hại ấy, cho dù chúng ta viện dẫn: “… các ngươi phải nói rõ những điểm không đúng sự thật là không đúng sự thật: ‘Như thế này, điểm này không đúng sự thật; như thế này, điểm này không chính xác; việc này không có giữa chúng tôi; việc này không xảy ra giữa chúng tôi” [4].

Tích cực xiển dương Chánh pháp đến với cuộc đời

Ngoài việc tu tập Giới – Định – Tuệ để hướng đến viên mãn phước tríthành tựu giác ngộ giải thoát cho tự thân, người con Phật phải đặc biệt quan tâm đến sự thịnh suy của Chánh pháp để lợi ích hữu tình. Với hơn 2.600 năm lịch sửChánh pháp được chư vị Tổ sư vận dụng trên tinh thần “tùy duyên bất biến”, “phương tiện thiện xảo”, nhằm thích ứng với thời đại, để đưa con người trở về với nếp sống thiện, khiến xã hội ngày một phồn vinh. Ở nước ta, khi Tổ quốc lâm nguy bởi giặc ngoại xâm, chư Tăng cũng trực tiếp đồng hành cùng dân tộc đứng lên đấu tranh bảo vệ sự tồn vong của đất nước. Đến khi nước nhà giành độc lậpPhật giáo không chỉ chăm sóc phần hồn cho con người mà còn đóng góp nhiều công sức trong công cuộc kiến thiết đất nước. Gần đây nhất, đại dịch COVID-19 đã cướp đi biết bao sinh mạng, đứng trước tình trạng đó, với trái tim thấm đẫm lòng từ bi của người con Phật, không ít Tăng Nicư sĩ Phật tử đã tình nguyện xung phong vào tuyến đầu chống dịch bằng những việc làm đầy ý nghĩa như: Bữa cơm yêu thương trong vùng tâm dịch, hỗ trợ an táng những người qua đời, siêu thị không đồng, ATM oxy tại các cơ sở thờ tự,… Qua đó, đem bàn tay nhỏ bé của mình xoa dịu phần nào nỗi khổ đau của đồng loại. Đó chính là những hành động thiết thực xiển dương Chánh pháp.

Việc xiển dương Chánh pháp không phải để thu hút tín đồgia tăng Phật tử mà là bổn hoài của chư Phật, nhằm đem Chánh pháp làm lợi lạc quần sanh. Mặt khác, xiển dương Chánh pháp bằng nhiều hình thức như vậy cũng là một cách hộ trì Chánh pháp rất thực tiễn, đem Chánh pháp gần hơn đến con người, giúp xã hội thấy rõ lợi ích của lời Phật dạy. Chính sự hộ trì tâm mình bằng Chánh pháp sẽ là nòng cốt để phát triển Phật pháp.

HỘ TRÌ CHÁNH PHÁP LÀ HỘ TRÌ TÂM MÌNH

Trong nhiều nỗ lực để giữ gìn Chánh pháp không bị suy giảm, việc ứng dụng Chánh pháp vào cuộc sống cá nhân để an lạc giữa đời có vai trò quan trọng. Điều đó giúp cho Chánh pháp hưng thịnh hơn là hộ trì bằng hình thức bên ngoài. Bởi Chánh pháp sẽ tồn tại và tăng trưởng nếu được con người hành trì như lời Đức Phật dạy: “Này Ananda, nếu có Tỳ kheoTỳ kheo nicư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháphành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy kính trọngtôn sùngđảnh lễcúng dường Như Lai với sự cúng dường tối thượng. Do vậy, này Ananda, hãy thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp và hành trì đúng Chánh pháp. Này Ananda, các người phải học tập như vậy” [5].

Đức Phật luôn nhấn mạnh sự nỗ lực của tự thân tu tập Chánh pháp, bằng cách này ta mới có sự hạnh phúc an lạcthư thái tâm hồn, không sầu não bất an, đó là sự hộ trì giá trị và cao quý nhất, chứ không phải bái lạy hay cúng dường hình thức bề ngoài. Chính sự an lạc hạnh phúc của thế giới nhân sinh là cốt lõi làm cho Chánh pháp hưng thịnh. Khi tâm bình an, không còn phiền não, ta đối diện và ứng xử với mọi người bằng tình yêu thươngvô ngãvị tha, không hơn thua, tranh đấu. Từ một người thực hành Chánh pháp với năng lượng bình an nơi tâm sẽ tiếp tục lan tỏa đến gia đình và xã hội; về lâu dài sẽ hình thành nên nhân cách con người theo Chánh pháp, là căn bản đưa đến đời sống hạnh phúcxã hội hòa bình, văn minh.

Cứ như vậy, con người liên tục hộ trì Chánh pháp tức là hộ trì tâm của mình để hóa giải tâm tham lamganh đua thì cuộc đời này chẳng còn những bất an, chiến tranh, phân biệt đối xử… Thay vào đó là trái tim tràn đầy tình thương và hiểu biết để xây dựng một xã hội lý tưởng tốt đẹp. Hiểu được như vậy, mỗi người hãy tự nhắc nhở bản thân liên tục sống với Chánh pháp như lời Đức Phật đã dạy:

“Đệ tử Gotama,

Luôn luôn tự tỉnh giác,

Vô luận ngày hay đêm,

Thường tưởng niệm Chánh pháp” [6].

Tóm lại, dù trong thời đại nào, con người còn khổ đau thì khi đó Chánh pháp vẫn có giá trị trên cuộc đời. Bởi Chánh pháp mang tính thực tiễn và rất gần gũi với đời sống thường nhật, giúp con người luôn có thái độ sống đúng và hành động đúng mà không lệ thuộc vào bất cứ tha lực nào khác. Tầm quan trọng của Chánh pháp là vậy, nhưng nếu không được hộ trì bởi bốn chúng đệ tử của Đức Phậtchắc chắn rằng sẽ có ngày sẽ bị quên lãng. Chính sự thực hànhgiữ gìn, truyền thọ giữa bốn chúng từ thế hệ này sang thế hệ khác, không đứt đoạn, sẽ giúp Chánh pháp trụ vững và phát triển với thời gian. Do đó hộ trì Chánh pháp luôn là việc làm thiết yếu của người con Phật.

 

Chú thích:

[1] Thích Minh Châu (1991), Kinh Trường Bộ 1, kinh Đại Bát Niết bàn, VNCPHVN, TP. HCM, tr.574.

[2] Thích Quảng Độ dịch (2014), Phật Quang Đại từ điển, Nxb. Phương Đông, TP. HCM, tr.1057.

[3] Thích Minh Châu (2016), Kinh Tăng Chi bộ, tập II, NXB. Tôn Giáo, Hà Nội, tr.663-666.

[4] Thích Minh Châu (1991), Kinh Trường Bộ 1, kinh Phạm Võng, VNCPHVN, TP. HCM, tr.14.

[5] Thích Minh Châu (1991), Kinh Trường Bộ 1, kinh Đại Bát Niết bàn, VNCPHVN, TP. HCM, tr.640.

[6] Kinh Pháp Cú 297.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1702)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 2016)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(Xem: 1715)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1715)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1885)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1888)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1553)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1725)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 2061)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1808)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2366)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1707)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1708)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(Xem: 1670)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(Xem: 2113)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(Xem: 1937)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(Xem: 2080)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(Xem: 1621)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(Xem: 2230)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(Xem: 1587)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1867)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1750)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1815)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1652)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2387)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 2100)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 2054)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1857)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 2206)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1787)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(Xem: 1905)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 2134)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1671)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1927)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 1922)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 2138)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1908)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1759)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1745)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1741)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1856)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 2151)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1703)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
(Xem: 1676)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2229)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 1949)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1767)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2336)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
(Xem: 1948)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 2056)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant