Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật Giáo Và Môi Trường

28 Tháng Bảy 202216:16(Xem: 2112)
Phật Giáo Và Môi Trường

Phật Giáo Và Môi Trường


Tiểu Lục Thần Phong

 Phật Giáo Và Môi Trường



Mọi người
 ai cũng biết đạo Phật là đạo trí huệ, từ bitôn trọng sự sống của muôn loài. Thế giới cũng công nhận đạo Phật là tôn giáo hòa bình, ôn hòa nhất. Lịch sử hơn hai mươi lăm thế kỷ đã chứng minh như thế.

Đạo Phật ngày nay không còn hạn hẹp ở châu Á nữa mà đã lan tỏa khắp mọi nơi trên thế gian này. Đạo Phật dạy con người sống tỉnh thứctừ bi, khuyến khích con người kiểm nghiệm và thực hành chứ không phải ép buộc bằng giáo điềukhông chấp nhận sự tin tưởng mù quángĐạo Phật có tính khế cơ khế lý, nói theo ngôn ngữ ngày nay là tính thực tiễnthích hợp với điều kiện của xã hội và đời sốngBan đầu đạo Phật chỉ ở vùng bắc Ấn cổ đại, sau đó phát triển toàn lục địa Ấn và lan tỏa sang các nước khác. Đạo Phật truyền đến địa phương nào thì kết hợp với đặc tính văn hóa, tập quán, truyền thống và trình độ căn cơ của dân chúng ở vùng ấy, vì thế mà có nhiều dòng truyền thừa với truyền thống khác nhau.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, đạo Phật đã chứng minh cho loài người thấy được sự ưu việt của mình. Đạo Phật không chỉ từ bi mà còn rất khoa học. Đạo Phật yêu chuộng hòa bình, tôn trọng sự sống muôn loài, không đe dọa hay làm hại ai, ngay cả với động vật và cỏ cây cũng thếAn cư kiết hạ ngoài ý nghĩ tu họcsám hối, thựcc hiện lục hòa còn có mục đích khác nữa là an cư để không làm hại đến côn trùng sâu bọ và cây cỏ trong ba tháng mùa mưa.

Vấn đề môi trường hôm nay là một vấn đề có tầm vóc toàn cầu, sự nóng lên của trái đất và bầu khí quyển, băng tan ở hai cực đe dọa đời sốmg tự nhiên, biển dâng nhấn chìm những vùng đất thấp, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất đai, sa mạc hóa, rác thải nhựa ngập trong các đại dương...Môi trường tự nhiên ô nhiễm không còn là chuyện của bất cứ quốc gia hay dân tộc nào, tất cả cộng sinh với nhauliên đới nhau cùng chịu trách nhiệm và hậu quảGiáo lý nhà Phật dạy:” cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt”  điều này ứng vào vấn đề môi trường hiện nay, sự tồn vong của con người và đời sống tự nhiên cũng thế, khi tự nhiên bị hoại thì con người không thể tồn tại độc lập được. Sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi sự khai tác tàn bạo của con người, bởi sự vô trách nhiệm của con ngườiCon người khai thác đến độ tận diệt, xả thải vô tội vạ. Con người làm hại môi trường thiên nhiên cũng chính là đang tự hại mình.

Bấy lâu nay truyền thông và các mạng xã hội liên tục đưa tinhình ảnh những con cá voi khổng lồ bị chết vì nuốt quá nhiều rác thải nhựa, những con rùa biển cũng bị chết oan vì nuốt những bao nylon mà chúng lầm tưởng là sứa biển. Các nhà khoa học và các tổ chức bảo vệ môi trường khảo sát, ước tính khối lượng rác thải nhựa, cao su, rác thải vô cơ… ở trong các đại dương bằng diện tích nước Pháp và ngày càng tăng thêm nhanh chóng. Các nhà khoa học, các nhà môi trường khẩn thiết kêu gọi liên hiệp quốc sớm đề ra luật và các biện pháp để cứu lấy đại dương. Các tổ chức bảo vệ mội trường cũng hoạt động hết mình để bảo vệ và cứu lấy hành tinh xanh.

Cộng đồng quốc tế cũng đang tích cực hành động, vậy còn Phật giáo nói chung, cộng động Phật giáo Việt chúng ta thì sao? Hình như chưa quan tâm đến, chưa thấy có bất cứ ý tưởng hay hành động gì, lẽ nào một tôn giáo từ bitrí huệtôn trọng sự sống muôn loài mà lại im lặng trước vấn đề sinh tồn của con người và muôn loài?  Tôi thiết nghĩ các cấp lãnh đạo Phật giáo của chúng ta nên đề ra chương trình hành động cụ thể, hãy kêu gọi và đánh thức ý thức trách nhiệm của Phật tử chúng ta, hãy cùng hành động vì môi trường.

Đời sống hiện đại cho chúng ta rất nhiều những phương tiện dễ dàng, những sản phẩm vật chất rất tiện lợi cho sinh hoạt hàng ngày. Một trong những món ấy là túi nylon, túi nhựa, hộp xốp (foam), chai nhựa PE, PP, những món đồ xài một lần như đũa, chén, dĩa bằng plastic… Những món đồ này vô cùng phổ biến và vô cùng tiện lợi nhưng mặc khác cũng chính những món đồ này là nguồn rác thải gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất đối với biển cả và đất liền. Những món đồ xốp, nhựa, cao su… này được sử dụng tràn lan và xả vô tội vạ. Đại dương ngập ngụa rác gây nên thảm họa cho đời sống hoang dã tự nhiênĐất liền thì những khu vực thải rác nhựa này thì không thể trồng trọt gì được, ngay cả cây dại cũng không thể phát triển. Các cấp lãnh đạo Phật giáo chúng ta nên hưởng ứng lời kêu gọi bảo vệ môi trường của liên hiệp quốc, của những tổ chức bảo vệ mội trường tiêu biểu như: Green Peace. Hãy kêu gọi Phật tử chúng ta nên giảm bớt và tiến tới không dùng những món đồ xài một lần, những món đồ bằng xốp, nhựa như đĩa, chén, hộp, túi nylon… Chúng ta quay lại xài đồ bằng sành, sứ, thủy tinh chịu khó một tí để lau rửa những món đồ ấy sau khi sử dụng, điều này vừa tiết kiệm được nhiều tiền, vừa góp phần bảo vệ mội trường, vừa nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho Phật tử và đồng hương. Tôi thấy có một trung tâm Phật giáo Việt ở Pháp có cách hành hoạt vô cùng hay, không chỉ độ người Việt mà còn có độ được rất nhiều người phương tây, người các chủng tộc Âu, Á, Phi… Một trong những cách hành hoạt ấy là trong bữa ăn, mỗi người chỉ dùng một cái dĩa sứ để lấy thức ăn ( kiểu buffet), mọi người ăn trong chánh niệm và sau khi ăn xong thì mọi người tự đi rửa dĩa và muổng của mình. Tất cả cùng vui vẻan lạc và hòa đồng. Việc này tiết kiệm tiền trong việc mua chén, dĩa, hộp xốp, vừa giảm đi áp lực công việc cho nhóm thiện nguyện và nhà bếp, vừa thực hiện được chữ “Hòa” ( thân hào đồng trụ, lợi hòa đồng quân) trong Phật giáo. Những bữa ăn ở trung tâm Phật giáo này rất yên lặng, an lạc tràn đầy năng lượng tích cực, khác xa với những bữa ăn sau lễ hội của các chùa ở Mỹ, rất lăng xăng, bận rộn, ồn ào và thậm chí như quán chợ. Tôi ước ao các chùa Việt, trung tâm phật giáo Việt áp dụng cái mô hình của trung tâm Phật giáo ở bên Pháp, từ bây giờ chỉ dùng dĩa hay các món đồ sành sứ, không dùng đồ nhựa, xốp nữa. Cộng đồng Phật giáo Việt của chúng ta tuy nhỏ, việc làm này có thể không ảnh hưởng lớn nhưng rõ ràng giáo lý nhà Phật đã dạy:’ Việc ác dù nhỏ cũng phải tránh, việc thiện dù nhỏ cũng cố làm” hay “ Không làm các việc ác, hãy làm các điều lành”… Vậy thì việc góp phần bảo vệ môi trường không còn là việc nhỏ nữa, nó ảnh hưởng đến sự sinh tồn của con người và muôn loài. Lý thuyết đã thuộc lòng, nếu chỉ tụng đọc suông thì chẳng có ích gì, phải hành động ngay thôi! Giả sử các chùa cùng hành động, tất phật tử cùng hưởng ứng thì việc này ắt sẽ có tiếng vang tốt, sẽ có ảnh hưởng tốt đến địa phương nơi ta sinh sống và sẽ còn lan tỏa xa hơn dù ít dù nhiều.

Nhân đây tôi cũng xin mở rộng thêm một chút, với các địa phương khác thì tôi không nói đến, tôi chỉ đề cập đến địa phương nơi tôi sống vì tôi thấy và biết rất rõ ràng. Người Việt và các chùa Việt khi mới tậu mãi, việc đầu tiên là mướn ngườt cắt hết các cây to lớn ở phần đất của mình. Có những khu vực với vườn thông xanh ngát đẹp như mơ,  cây cao bóng cả mát rượi rất thanh bình ấy vậy mà khi người Việt làm chủ là cắt hết ráo, cắt cây xanh như là một đặc điểm chung của ngườui Việt ở đây. Điều này thật khó hiểu nhưng lại là sự thật, Tôi nhớ đâu đó đức Phật từng cấm các tỳ kheo không tự tiện vô ý chặt hạ cây xanh, chỉ cắt bỏ khi có lý do chính đáng. Việc cắt cây xanh cũng là một việc ảnh hưởng xấu đến môi trường, việc cắt cây xanh cũng gây khó chịu cho láng giềng, nhất là cư dân da trắng. Bởi vậy mà những khu vực có nhiều người Việt và chùa Việt thì người da trắng bán nhà bỏ đi hết ráo, ( tất nhiên còn nhiều nguyên nhân khác chứ không chỉ mỗi nguyên nhân cắt cây)

Ô nhiễm mội trường hiện nay rất nghiêm trọngtuy nhiên mỗi người chúng ta còn sống yên ổn trong những khu vực an toàn nên chưa cảm nhận được sự nguy hại, vì thế cái ý thức bảo vệ môi trường xem nhẹ hoặc chưa ý thức được. Hy vọng sao mỗi phật tử chúng ta, mỗi chùa Việt cùng tham gia hành động vì môi trường. Việc bảo vệ môi trường là một việc thiện, việc có ích cho chúng sanh.

Sử dụng túi nylon, bao nhựa, chai nhựa, hộp xốp, chén đũa xài một lần… quá tiện lợi, dễ dàng và đã trở thành thói quen, bây giờ kêu gọi từ bỏ quả thật là khó, tuy nhiên chúng ta là Phật tử, hãy nghĩ đến chữ từ bi, nghĩ đến môi trường sống của con người và muôn loài vạn vật thì chúng ta sẽ làm được thôi. Từ bỏ những vật dụng xài một lần ấy có thể làm chúng ta thấy mất đi một chút tiện lợi nhưng sẽ đem lại lợi ích lớn cho môi trường, điều này cũng có  nghĩa là lợi cho muôn loài, lợi cho thến hệ con cháu sau này.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 81)
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta gặp phải nhiều áp lực và lo lắng từ công việc, cuộc sống xã hội, về giao tiếp theo truyền thống và trên mạng xã hội.
(Xem: 112)
Là Phật tử, chúng ta thường được nghe giảng “đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ”, nhưng ý nghĩa thật sự của đạo Phật là gì?
(Xem: 119)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi một cá nhân chúng ta thường không để ý đến hiệu quả của lòng thương trong nhiều trường hợp ứng xử hoặc trong nhiều công việc thường ngày.
(Xem: 132)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 166)
Ở đây, này Hiền giả, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tinbất động đối với Đức Phật… đối với Pháp…
(Xem: 224)
húng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen.
(Xem: 209)
Trong chùa có một anh câm. Không ai nhớ anh ta đến chùa từ bao giờ, vả lại cũng không mấy người để ý đến anh ta.
(Xem: 229)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức.
(Xem: 215)
Theo giáo thuyết nhà Phật, quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và tâm không loạn động, cũng như được chánh niệm.
(Xem: 257)
Theo Phật giáo, hồi hướng được làm với lòng ước nguyện để chuyển đổi những thiện hành trở thành nguyên nhân để giúp một người đạt được toàn giác.
(Xem: 236)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(Xem: 196)
Là một công dân, bạn có thể trở nên dễ phục tùng các mệnh lệnh, sẵn sàng nhượng bộ các quyền của bạn hơn vì những lời hứa mơ hồ về sự an toàn.
(Xem: 154)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 181)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 205)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 288)
Hiện tại chính là thời kỳ mạt pháp, pháp đã đến đoạn cuối của nó. Phần đông không chú trọng vào sự tu hành,
(Xem: 297)
Hôm nọ lúc Đức Thế Tôn đang giảng dạy ở tu viện Kỳ Viên, có một ông say rượu loạng quạng đi vô và nói "Thế Tôn, Con muốn xuất gia đi tu".
(Xem: 314)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(Xem: 354)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 330)
Chữ “tu” có nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi”. Sửa chữa những hành vi bất thiện sai lầm để bản thân trở nên tốt đẹp và lương thiện hơn.
(Xem: 345)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(Xem: 596)
Chết an lànhmong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an.
(Xem: 570)
Pháp giớivũ trụ được các bậc giác ngộ chứng ngộ.
(Xem: 846)
Một số bài pháp hay nhất mà tôi từng nghe là những bài pháp của Đức Phật.
(Xem: 443)
Huyền thoại truyền thống về cuộc đơi Đức Phật kể lại rằng trong suốt thời niên thiếu và vào tuổi trưởng thành, thái tử Siddhattha
(Xem: 676)
Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”.
(Xem: 492)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 470)
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông.
(Xem: 382)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 501)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án.
(Xem: 456)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn
(Xem: 647)
“Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế...”
(Xem: 443)
Một trong những giả định đằng sau Phật giáo đương đại (Contemporary Buddhism) là 'thông điệp' của Phật giáo có thể truyền đến...
(Xem: 846)
Con đường Bồ tát gồm hai sự tích tập trí huệ và tích tập công đức. Hai sự tích tập này đầy đủ thì được gọi là Lưỡng Túc Tôn, bậc hai sự đầy đủ, tức là một vị Phật.
(Xem: 567)
Có người nói thế giới này hư hoại, thật ra thế giới không có hư hoại. Vậy thì cái gì hư hoại?
(Xem: 576)
Buông bỏ là một hạnh lành, không phải người nào cũng làm được. Xả bỏ được bao nhiêu thì nhẹ nhàng và thong dong bấy nhiêu.
(Xem: 948)
Nhân dịp Năm Mới, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã gửi cho tôi những lời chúc tốt đẹp, và tôi xin gửi lời chào đến tất cả chư Huynh Đệ trên khắp thế giới.
(Xem: 676)
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là...
(Xem: 572)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng, ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại.
(Xem: 861)
Trí tuệ giống như ánh sáng, và có ba cấp độ:
(Xem: 538)
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm
(Xem: 648)
Trước khi tìm hiểu chủ đề “Nương thuyền Bát nhã là gì? ”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của từ Bát nhã.
(Xem: 650)
Từ “Phật” (Buddha) đã được biết đến và lưu truyền trước khi Đức Phật xuất hiệnẤn Độ.
(Xem: 624)
Đức Phật, Ngài là con người, bằng xương bằng thịt, như bao nhiêu con người khác...nhưng Ngài là một con người giác ngộ, tỉnh thức...
(Xem: 641)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 636)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 533)
Ajaan Dune Atulo (1888-1983) sinh ngày 4 tháng 10/1888 tại làng Praasaat, huyện Muang, tỉnh Surin. Năm 22 tuổi ngài xuất gia ở tỉnh lỵ.
(Xem: 707)
Đức Phật là đấng Toàn giác, bậc trí tuệ siêu việt. Càng hiểu Phật phápcuộc đời, ta càng thấy những gì Đức Phật dạy là vô cùng đúng đắn.
(Xem: 1016)
Một cá nhân hay đoàn thể đệ tử Phật thực sự có tu tập giới-định-tuệ thì được mọi người kính trọng; sống hòa hợp, nhẫn nhịn, không tranh chấp đấu đá lẫn nhau chắc chắn được mọi người thương mến.
(Xem: 1190)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, khi đêm đã qua, vào lúc trời vừa sáng, Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào nước Xá-vệ. …
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant