Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tản Mạn Mùa Vu Lan

09 Tháng Tám 202216:29(Xem: 2221)
Tản Mạn Mùa Vu Lan

Tản Mạn Mùa Vu Lan


Tiểu Lục Thần Phong

 Vu lan 1



Cứ mỗi độ Vu Lan về, những người con Phật lại nao nao lòng. Người người sắm sửa hương hoa, nhà nhà trang hoàng bàn thờ Phậtbàn thờ gia tiên, ông bà, cha mẹ. Các chùa cũng rộn ràng chăng cờ hoa, sắm sanh phẩm vật để cúng dường. Vu Lan là một ngày lễ lớn, một sự kiện quan trọng trong Phật giáo bắc truyền. Chữ Vu Lan dịch từ tiếng Phạn Ullambana. Người Tàu dịch là giải đảo huyền nghĩa là giải cứu tội nhân bị treo ngượcSự tích Mục Liên -Thanh Đề có lẽ người Việt ( dù không tôn giáo hoặc tôn giáo khác) cũng đều nghe và biết, có lẽ cũng không cần nhắc lại. Ngài Mục Kiền Liên là một đại đệ tử của đức Phật, được xưng tụng là thần thông đệ nhất, là một bậc A La Hán được ví như tiêu biểu của lòng hiếu thảo ( Các vị A La Hán, mỗi vị đại biểu cho một mặt nào đó).

Khi Phật giáo truyền đến Trung Quốc thì đã bị bổn thổ hóa, địa phương hóa, Trung Quốc hóa từ hình thức đến trang phục, cái cách hành lễ...Chuyện ngài Mục Kiền Liên cũng biến hóa thành Mục Liên-Thành Đề với tích bánh bao thịt chó mang đậm màu sắc văn hóa Trung QuốcCâu chuyện tuy biến hóa nhưng cái tinh thần thì vẫn là đề cao sự hiếu thảonhấn mạnh cái khả năng chuyển hóagiác ngộ của Phật pháp. Bà mẹ Mục Liên vì tham lam bỏn xẻn mà đọa làm ngạ quỷ, rồi cũng vì tham lam bỏn xẻn mà bát cơm bưng trên tay hóa lửa, ở trong hỏa ngục chịu muôn vàn thống khổ, không một sát na ngưng nghỉ, nhưng một khi tâm niệm chuyển thì lập tức cảnh giới chuyển theo. Từ tâm niệm tham sân chuyển sang thí xả, từ tâm niệm mê mờ chuyển sang giác ngộ… thì cảnh giới hỏa ngục chuyển thành niết bàn. Bà mẹ Mục Liên sanh thiên là vậy! Ngài Mục Kiền Liênđức Phậtthập phương tăng cũng không thể nào cứu bà được, nếu tâm niệm của bà không chuyển đổiThần lực Phật, tâm hiếu của Mục Liện, chú nguyện của thập phương tăng là cái duyên giúp cho bà ngộ ra, chuyển dổi tâm niệmGiả sử tâm niệm của bà không chuyển thì vẫn cứ mãi là cảnh giới địa ngục. Bởi thế nhà phật mới bảo:” Tâm chủ tể, tâm tạo tác...” ( Kinh suy niệm về nghiệp), thập phương hư không bất ly được xứ, cổ kim tam thế bất ly đượng niệm là vậy! Một niệm tâm đủ đầy tất cả.

Ngày nay các nhà khoa học, các nhà văn đưa ra những giả thuyết “Đường hầm ánh sáng”, “Lỗ hổng thời gian”, “ Cánh cửa xuyên không”… có thể trong chớp mắt đi về quá khứ hoặc đến tương lai, điều này chính là một niệm tâm mà Phật giáo đã nói từ hai mươi lăm thế kỷ qua. Từ một niệm có cả ba thời quá khứhiện tạivị lai, có cả sơn hà đại địa cho đến vũ trụ vô cùng.

Ngày Lễ Vu Lan, mùa lễ Vu Lan người con Phật tưởng nhớ Phật, tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ… Những người con Phât cố gắng làm điều thiện lành để báo ơn Phật, hồi hướng công đức cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ và cho cả pháp giới chúng sanh. Người Phật tử có thể tụng kinhtrì chúniệm Phậtngồi thiềnlễ báicúng dườngphóng sanh, bố thí… tất cả các pháp này rất thông dụng và cũng đều là Phật pháp cả. Thiển nghĩ căn cứ vào bài kinh  Pháp Cú này mà hành trì thì tuyệt vời và đúng bản hoài của đức bổn sư cũng như của ba đời mười phương Phật

Chư ác mạc tác

Chúng thiện phụng hành

Tự tịnh kỳ ý

Thị chư Phật giáo

Ngày rằm Vu Lan, trời đất phong quang, lòng người nao nao tưởng nhớ Phật, chư hiền thánh tăngliệt vị tổ tiên, ông bà… Ngay cả người không có đức tin hay khác đức tin cũng ít nhiều biết đến Vu Lan. Có lẽ đây là ngày hoan hỷ của cả trời, người, phi nhân, ngay cả động vật cũng được hoan hỷ lây vì được phóng sanh, bớt bị giết thịt ( thức tế ngày, này lương thịt ở các chợ giảm hẳn đi vì mọi người ăn chay)

Ngày lễ Vu Lan, mùa Vu Lan Phật tử và các chùa bắc tông thường tụng kinh Vu Lan, kinh báo hiếukinh Địa Tạng đặc biệt trong thời gian này hình ảnh ngài Địa Tạng luôn hiện lên trong tâm trí mọi người. Một vị bồ tát với lời thệ nguyện vô tiền khoáng hậu, không thể nghĩ bàn, không thể dùng ngôn ngữ , văn tự của thế gian để hiểu và xưng tán:

“ Địa ngục vị không thệ bất thành Phậtchúng sanh độ tận phương chứng bồ đề”

Có một hiện tượng cũng cần nói đến, có nhiều vị (cả tu sĩ và cư sĩbài bác và phủ nhận Phật giáo bắc truyền một cách cực đoan, cứ một mực cho rằng kinh điểnhình tượng bồ tát của Phật giáo bắc truyền là không phải chánh pháp, là do người tàu chế ra, dĩ nhiên là cả lễ Vu Lan cũng thế. Họ lý luận thời đức Phật còn tại thế không có lễ Vu Lan. Các vị ấy quên rằng; Phật giáo có tính khế cơ khế lý, Phật giáo truyền đến đâu thì kết hợp với văn hóa, tập quán, truyền thống và tín ngưỡng bản địaPhật giáo truyền đến đâu thì bổn thổ hóa đến đó, địa phương hóa đến đó. Có thế Phật giáo mới tồn tại và phát triển hơn hai mươi lăm thế kỷ qua, tồn tại khắp mọi nơi với những khác biệt lớn về văn háo, truyền thống, đức tin… Khi Phật giáo truyền dến Trung Quốc thì không còn khất thực nữa mà chuyển sang chế độ tòng lâm, tự cung cấp thực phẩm,  y phục, danh từ giáo phẩm, cách hành lễ… cũng khác để phù hợp với đặc điểm của người Trung Quốc. Tích ngài Mục Kiền Liên cũng biến thành Mục Liên - Thanh Đề cũng là lẽ đương nhiên. Phật giáo truyền về phương nam như Tích Lan, Lào, Thái, Miên… thì du nhập tục té nước chúc phúc, buộc chỉ cổ tay cầu phúc… theo phong tục của người địa phương. Có thêm những hình tượng như chằng làm hộ pháp, rắn thần, apsara, xâm mình, ngồi xổm chắp tay lễ bái…  theo tín ngưỡng địa phương, nghệ thuật địa phương. Những vị bài bác chỉ đề cập sự biến và bổn thổ hóa ở Phật giáo bắc truyền mà không nói đến sự bổn thổ hóa ờ Phật giáo nam truyền, không chấp nhận tính khế cơ khế lý. Tuy hai nhánh Phật giáo có nhiều khác biệt nhưng cùng thống nhất ở cốt lõi  căn bảnTứ diệu đếbát chánh đạoba mươi bảy phẩm trợ đạo… Việc bài bác phủ nhận ấy khiến cho nhiều phật tử sơ cơ sanh nghi và hoang mang ( Bút giả cũng có một giai đoạn lung lay lắm). Tuy khác biệt ở phẩm phục, yếu tố văn hóa và tín ngưỡng địa phương, cách hành lễ nghi… nhưng cái cốt lõi vẫn xuyên suốt và nhất quán. Thật đáng tiếc và oan uổng khi những Phật tử sơ cơ phải nghi ngờ vì những sự bài bác quá đáng này.

Vu Lan là một lễ hội, một nghi lễ quan trọng trong Phật giáo bắc truyền, đã thực hiện hơn ngàn năm nay, cùng với lễ hội té nước trong Phật giáo nam truyền cả hai song song tồn tại, cùng phụng sự chúng sanhcúng dường chư Phật.

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất lăng thành, 07/22

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 97)
Lòng từ bi giống như một hạt giống lành đặt vào lòng đất, từng ngày lớn lên thành sự thấu cảm, yêu thương.
(Xem: 108)
Bài bác có nghĩa là phủ nhận một điều gì đó và dùng lý lẽ để chứng minh điều đó là không đúng, theo sự hiểu biết của cá nhân của mình.
(Xem: 209)
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta gặp phải nhiều áp lực và lo lắng từ công việc, cuộc sống xã hội, về giao tiếp theo truyền thống và trên mạng xã hội.
(Xem: 227)
Là Phật tử, chúng ta thường được nghe giảng “đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ”, nhưng ý nghĩa thật sự của đạo Phật là gì?
(Xem: 263)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi một cá nhân chúng ta thường không để ý đến hiệu quả của lòng thương trong nhiều trường hợp ứng xử hoặc trong nhiều công việc thường ngày.
(Xem: 243)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 262)
Ở đây, này Hiền giả, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tinbất động đối với Đức Phật… đối với Pháp…
(Xem: 345)
húng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen.
(Xem: 309)
Trong chùa có một anh câm. Không ai nhớ anh ta đến chùa từ bao giờ, vả lại cũng không mấy người để ý đến anh ta.
(Xem: 306)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức.
(Xem: 289)
Theo giáo thuyết nhà Phật, quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và tâm không loạn động, cũng như được chánh niệm.
(Xem: 321)
Theo Phật giáo, hồi hướng được làm với lòng ước nguyện để chuyển đổi những thiện hành trở thành nguyên nhân để giúp một người đạt được toàn giác.
(Xem: 321)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(Xem: 262)
Là một công dân, bạn có thể trở nên dễ phục tùng các mệnh lệnh, sẵn sàng nhượng bộ các quyền của bạn hơn vì những lời hứa mơ hồ về sự an toàn.
(Xem: 209)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 248)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 265)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 355)
Hiện tại chính là thời kỳ mạt pháp, pháp đã đến đoạn cuối của nó. Phần đông không chú trọng vào sự tu hành,
(Xem: 417)
Hôm nọ lúc Đức Thế Tôn đang giảng dạy ở tu viện Kỳ Viên, có một ông say rượu loạng quạng đi vô và nói "Thế Tôn, Con muốn xuất gia đi tu".
(Xem: 431)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(Xem: 423)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 405)
Chữ “tu” có nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi”. Sửa chữa những hành vi bất thiện sai lầm để bản thân trở nên tốt đẹplương thiện hơn.
(Xem: 416)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(Xem: 687)
Chết an lànhmong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an.
(Xem: 640)
Pháp giớivũ trụ được các bậc giác ngộ chứng ngộ.
(Xem: 927)
Một số bài pháp hay nhất mà tôi từng nghe là những bài pháp của Đức Phật.
(Xem: 511)
Huyền thoại truyền thống về cuộc đơi Đức Phật kể lại rằng trong suốt thời niên thiếu và vào tuổi trưởng thành, thái tử Siddhattha
(Xem: 754)
Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”.
(Xem: 576)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 565)
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông.
(Xem: 459)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 578)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án.
(Xem: 545)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn
(Xem: 730)
“Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế...”
(Xem: 519)
Một trong những giả định đằng sau Phật giáo đương đại (Contemporary Buddhism) là 'thông điệp' của Phật giáo có thể truyền đến...
(Xem: 900)
Con đường Bồ tát gồm hai sự tích tập trí huệ và tích tập công đức. Hai sự tích tập này đầy đủ thì được gọi là Lưỡng Túc Tôn, bậc hai sự đầy đủ, tức là một vị Phật.
(Xem: 645)
Có người nói thế giới này hư hoại, thật ra thế giới không có hư hoại. Vậy thì cái gì hư hoại?
(Xem: 638)
Buông bỏ là một hạnh lành, không phải người nào cũng làm được. Xả bỏ được bao nhiêu thì nhẹ nhàng và thong dong bấy nhiêu.
(Xem: 1066)
Nhân dịp Năm Mới, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã gửi cho tôi những lời chúc tốt đẹp, và tôi xin gửi lời chào đến tất cả chư Huynh Đệ trên khắp thế giới.
(Xem: 744)
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là...
(Xem: 635)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng, ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại.
(Xem: 940)
Trí tuệ giống như ánh sáng, và có ba cấp độ:
(Xem: 597)
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm
(Xem: 721)
Trước khi tìm hiểu chủ đề “Nương thuyền Bát nhã là gì? ”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của từ Bát nhã.
(Xem: 697)
Từ “Phật” (Buddha) đã được biết đến và lưu truyền trước khi Đức Phật xuất hiệnẤn Độ.
(Xem: 675)
Đức Phật, Ngài là con người, bằng xương bằng thịt, như bao nhiêu con người khác...nhưng Ngài là một con người giác ngộ, tỉnh thức...
(Xem: 697)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 687)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 586)
Ajaan Dune Atulo (1888-1983) sinh ngày 4 tháng 10/1888 tại làng Praasaat, huyện Muang, tỉnh Surin. Năm 22 tuổi ngài xuất gia ở tỉnh lỵ.
(Xem: 766)
Đức Phật là đấng Toàn giác, bậc trí tuệ siêu việt. Càng hiểu Phật phápcuộc đời, ta càng thấy những gì Đức Phật dạy là vô cùng đúng đắn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant