Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vu Lan Về, Mẹ là Nguồn Thi Ca Vô Tận

11 Tháng Tám 202213:49(Xem: 1635)
Vu Lan Về, Mẹ là Nguồn Thi Ca Vô Tận
Vu Lan Về, Mẹ là Nguồn Thi Ca Vô Tận

Thích Nguyên Siêu

Me Yeu

Bao tao nhân, mặc khách; bao ngôn ngữ của con người đã không tiếc lời ca tụng về Mẹ. Mẹ của tôi. Mẹ của anh. Mẹ của con và Mẹ của tất cả mọi người. Mẹ! Khi nào nhớ Mẹ thì gọi. Khi nào khát sữa Mẹ thì bú. Mẹ, cho tất cả. Mẹ vì con. Bởi vì Mẹ, là Mẹ của con. Bâng quơ đôi lời nói mộc mạc về Mẹ, nhưng sao nó thâm trầm, mầu nhiệm lắm bạn ơi! Có bao giờ bạn đi làm về, thấy Mẹ đang ngồi nơi vỉa hè, quấn lại búi tóc hoa râm, đôi bàn tay gầy guộc, mà mắt Mẹ nhìn tận xa xăm dường như đang chờ đợi con về, khi ấy bạn oà vào lòng Mẹ, ôm Mẹ, nhìn sâu vào mắt Mẹ, và nói Mẹ ơi! Ơi! Mẹ có biết? Biết gì? Biết là con thương Mẹ nhiều lắm không? Con thương Mẹ ở cuối đầu sông, Mẹ hái rau bắt ốc. Con thương Mẹ trên chốn ruộng đồng, Mẹ gặt lúa đầy bông. Mẹ vun trồng hàng khoai sắn. Mẹ tắm nắng trên vườn cải hoa vàng, để chiều về Mẹ luộc khoai lang cho lũ con ăn. Mẹ là tất cả. Mẹ có biết không? Mẹ trông lũ chúng con mau lớn. Mẹ mong chúng con thành người mai sau, giúp đời, sống đạo sao cho lợi ích nhân quần, xã hội. Sao cho không uổng công Mẹ nuôi con từng muổn cà phê cháo. Từng hớp nước Mẹ sún cho con. Từng giọt lệ buồn Mẹ khóc. Mẹ khóc vì Mẹ trông thấy đàn con của Mẹ càng ngày càng lớn, càng cao, càng kháu khỉnh. Đứa nào trông cũng dễ thương, vì chúng nó hiền như Mẹ. Có lẽ đàn con của Mẹ, chúng giống Mẹ, vì được bú sữa Mẹ, bao nhiêu chất liệu yêu thương, bao nhiêu tình tự giống nòi, có trong dòng sữa Mẹ, có trong hơi ấm của Mẹ; có trong lời ru tiếng hát của Mẹ lúc chiều tà cho con ngủ. Do vậy, mà chúng giống Mẹ như đúc, từ dáng dấp, đến tấm lòng, như hai giọt nước Mẹ con. Bạn có biết? Bạn biết để thấy lòng Mẹ như tâm Phật. Mẹ chăm sóc nuôi con, như Phật độ tận chúng sanh, cho nên gọi Mẹ là Phật. Nếu ở đời không có Phật, thì chăm sóc Mẹ già in như Phật còn tại thế. Bạn hãy lắng lòng, để nghe lời Phật dạy:

 “Tâm hiếu là tâm Phật
Hạnh hiếu là hạnh Phật
Ai phụng dưỡng cha Mẹ,
Chí thành tâm, chí thiết
Đời này và đời sau
Gặt hái nhiều phước đức.”

Bạn nghe lời Phật dạy rồi phải không? Vậy bạn hãy tỏ ra là người con có hiếu với Mẹ đi. Người con dễ thương của Mẹ đi. Người con ngoan ngoãn của Mẹ mà không bao giờ làm Mẹ buồn, làm Mẹ khóc. Đây bạn hãy nghe lời nhạc khuyên con đừng làm Mẹ buồn: “Ai còn Mẹ, xin đừng làm Mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt Mẹ nghe không…” làm cho Mẹ buồn, Mẹ khóc là có tội, vì một đời Mẹ đã khổ cực vì con. Bây giờ, trong phận làm con là phải làm cho Mẹ vui, Mẹ an lạc. Vì suốt đời Mẹ đã quá thừa nước mắt để khóc vì con. Do vậy, hôm nay Vu Lan về, bạn hãy làm cho Mẹ vui, bạn hãy cận kề với Mẹ. Ở bên Mẹ để thấy mình hôm nay còn Mẹ, kẻo mai này Mẹ ra đi, thì suốt đời bạn sẽ mồ côi Mẹ như không. Chẳng tìm đâu ra hình bóng Mẹ yêu thương nữa. Bạn hãy mặc cho Mẹ một chiếc áo mới. Nấu cho Mẹ một bữa cơm ngon và dâng cho Mẹ một tách trà ướp sen thơm ngát. Mẹ uống tách trà thơm mùi hương sen ấy. Mẹ sẽ nhìn bạn và nở nụ cười hiền hoà, đầy ấp yêu thương của Mẹ. Ấy là cách phụng dưỡng đơn sơ nhất mà người con có thể phụng dưỡng Mẹ. Chỉ có đơn sơ dường ấy, vậy mà đã có ai làm được đâu. Dạ, thưa Mẹ, con đi làm. Dạ thưa Mẹ, mời Mẹ ăn cơm… Đơn sơ như chứa đầy tình tự đạo đức, lễ nghi của nền văn hóa người. Nền văn hoá Hiếu Thảo, cách phụng dưỡng là biểu hiện lòng hiếu thảo, mời bạn nghe tiếp lời Phật dạy:

“Phụng dưỡng cha và Mẹ
công đức tối thượng
Cho người con hiếu thảo
Làm gương kiếp kiếp người.”

Bạn có thể phụng dưỡng cha và Mẹ trong kiếp người này không. Nếu bạn trả lời rằng không thì sẽ phi` phạm một đời làm con. Còn nếu trả lời rằng có; có phụng dưỡng cha và Mẹ thì thật là hạnh phúc vô vàn. Cám ơn bạn, lời cảm ơn này để thấy lòng hiếu thảo của con đối với Mẹ qua cử chỉ hằng ngày, qua cách chăm sóc, phụng sự, qua sự tình, hay tâm niệm được ấp ủ trong lòng con, mà nền văn học dân gian, hay nhiều ca dao, tục ngữ đã phô bày, diễn đạt những thầm cảm sâu kín, chôn chặt tận đáy lòng của con:

“Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi
giả gạo cho trắng mà nuôi Mẹ già.
Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm tối viếng nơi đành dạ con.

Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ.
Đêm đêm thắp ngọn đèn trời
Cầu cho cha Mẹ sống đời với con.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Nhớ về quê Mẹ
Ruột đau chín chiều.”

Tình thương của Mẹ đối với con như là một thứ triết lý sống mầu nhiệm, thánh thiện; tự nhiên từ bản chất cội nguồn của lòng Mẹ, để từ đó biến thành hơi thở ấm, dòng sữa ngọt, lời ru êm cho con chóng lớn thành người. Người con yêu của Mẹ, con có lớn bao nhiêu, con có khôn ngoan trí tuệ, thành đạt bao nhiêu, thì vẫn là con của Mẹ:

“Mẹ già trăm tuổi
còn thương con tám mươi.”

Thật thắm đượm, đậm đà, mà bạn đã biết. Khi bạn gần Mẹ. Bạn sẽ thấy hương Mẹ toả ngát xông ướp đời con, nhờ vậy mà con được tiếng tốt với đời. Con được danh thơm với xã hội. Người đời sẽ ca tụng, con Mẹ có hiếu, và ai cũng quý kính.

Qua cái tự tình, thẩm thấu tận lòng con, Mẹ như là:

“Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.”

Bây giờ, bạn hãy cung kính mời Mẹ ngồi xuống, ngồi một cách thư thả, an lạc, ngồi mà lòng Mẹ đầy ấp yêu thương, con của Mẹ. Ngồi mà mắt Mẹ nhìn thẳng vào mắt con. Mẹ đang trông chờ để nghe con nói. Nói gì với Mẹ đây? Con nắm tay Mẹ thật chặt. Ngã đầu vào vai Mẹ, con nói Mẹ nghe:

Bảy mươi hai năm con ngồi nhớ Mẹ
Trên vỉa hè ngôi nhà cũ năm xưa.
Mẹ gánh, Mẹ gồng mỗi buổi chiều trưa.
Đầy thúng khoai lang, vài ràng bánh tráng.
Mẹ nuôi đàn con trông ngày đoạn tháng
Mẹ ẵm, Mẹ bồng chăm sóc yêu thương
Đi chợ về quẳng đôi thúng nỏi mương
Trật áo cho con bú liền ngay đó.
Mái nhà rạ dưới vầng trăng sáng tỏ
Mẹ ru con ru giấc ngủ đong đầy.
Lòng Mẹ ấm trái tim nồng máu đỏ
Vỗ về con lời ngọt lịm xưa nay
Rồi bây giờ con ngồi đây nhớ Mẹ.

Để thấy rằng:

Mẹ hiền như Phật
Mẹ đẹp như Tiên
Mẹ của đời con nơi miền thôn dã
Mẹ là tất cả đất trời mới lạ
Hiến dâng đời êm ả cho đời con
Mẹ là dòng suối
Mẹ là nước non
Mẹ tưới tẩm thân đàn con mát mẻ
Do vậy mà đức Phật dạy rằng:
“Bậc Thánh hiền cao cả
Nhớ công ơn Mẹ
Hiếu thảo muôn đời.”
Làm con thương Mẹ ai ơi!
Sanh thành dưỡng dục công lao vuông tròn.
Mẹ là một tấm lòng son,
vầng trăng, mây bạc, núi non ngàn trùng.

Mẹ là vậy đó bạn, hay còn hơn thế nữa, nhiều hơn thế nữa. Thánh thiện! Cao siêu! Mẹ nuôi đàn con khôn lớn thành người, để rồi hôm nay Mẹ không còn nữa, không còn ở bên con. Mẹ đi đâu? Mẹ về với Phật? Vì công đức của Mẹ đối với đàn con quá lớn. Vì công đức quá lớn ấy mà hôm nay là ngày Rằm tháng bảy, mùa Vu Lan báo hiếu, tất cả đàn con trải tấm lòng thành kính mà nhất tâm nguyện cầu mười phương Phật, thập phương Tăng đang thiền định dưới gốc cây, bên bờ suối, trong khu rừng già mà gia tâm, nhiếp niệm thương Mẹ congia trì hộ niệm để Mẹ sớm thành Phật. Mẹ của tất cả con người sớm thành Phật.

Trì tụng Kinh Vu Lan báo Hiếu, mà thương Mẹ nhiều:

“Con còn nhỏ phải lo chăm sóc
Ăn đắng cay bùi ngọt phần con.
Phải tắm, phải giặt, rửa trôn.
Biết rằng dơ dáy Mẹ không ngại gì
Nằm phía ướt con nằm phía ráo
Sợ cho con ướt áo, ướt chăn…”

Tình Mẹ là vậy đó bạn. Mẹ lo cho con khi con nằm ngửa, ngo ngoai đôi tay, đạp duổi đôi chân trong nôi của Mẹ. Khúc ruột của Mẹ cắt ra nên Mẹ thương con vô bờ. Mẹ chẳng rời xa nữa bước. Mẹ sợ con rớt xuống giường. Mẹ sợ con khóc đòi bú. Quả là một triết lý sống về Mẹ. Triết lý của dòng sữa ngọt nuôi lớn đời con. Một thứ triết lý chỉ có Mẹ mới có. Không ai có thể có trên thế gian này. Một thứ triết lý của vượn con ngồi trên lưng vượn Mẹ cõng đi. Một triết lý đám gà con mười hai đứa khi thấy diều hâu thì đôi cánh của gà Mẹ ấp trọn đàn con mười hai đứa đó. Mẹ ấp con trong triết lý che chở, bảo bọc. Mẹ cõng con trong triết lý gánh gồng qua truông. Một thứ triết lý quạ con nuôi Mẹ già vì quạ già đã mù không còn thấy đường đi kiếm ăn. Một thứ triết lý hiếu thảo, cả người và vật mà chỉ có Mẹ với con mà thôi. Chỉ với Cha với con mà thôi. Vì Cha Mẹ là hai đấng sinh thành. Là hai vị Phật còn hiện đời với con.

Đêm nay tụng kinh vu lan đến câu:

“Rằm tháng bảy là ngày Tự Tứ
Mười phương Tăng đều dự lễ này
Sắm sanh lễ vật đủ đầy.
Chờ giờ câu hội đặt bày cúng dâng.
Đặng cầu nguyện song đường trường thọ
oặc sanh về Tịnh Độ an nhàn
Ấy là báo đáp thù ân
Sanh thành dưỡng dục song thân của mình.”

Này bạn, còn gì cao quý hơn, tâm tình của người con làm việc phước thiện, hồi hướng công đức cho Mẹ cho Cha thát sanh vào thế giới an lành. Một thứ ân nghĩa, cội nguồn của Hiếu Thảo.

Đầy ấp cả một trời thi ca nói về Mẹ. Ca tụng về Mẹ. Diễn đạt về Mẹ, nhưng bạn có nghĩ rằng lời ca trong sự diễn đạt ấy đã đủ cho tình Mẹ thương con không? Hay còn quá thiếu, và thiếu thật nhiều trong giá trị hạn hẹp của ngôn ngữ trần gian này. Nhưng tất cả đều là phương tiện, vậy bạn hãy nương vào phương tiện ngôn ngữ để nói cho Mẹ nghe đi. Nghe tâm tư của con nghĩ về Mẹ. Nghe lời nói của con nói về Mẹ và nghe cái nhìn của con thấy Mẹ qua bài thơ Mẹ là Đóa Hồng:

 Mẹ ơi! Người Mẹ của con
Oằn vai năm tháng gót mòn lối truông
Đi về một nắng hai sương
Nuôi con như thể đoạn trường tháng năm…
Mẹ đi lặn lội xa xăm
Quảy về thúng gạo còn đầm hương sương
Mẹ là ánh nắng chiều vương
Soi mòn ngõ hẻm đầu hôm quanh nhà
Mẹ là hơi ấm chiều tà
Là trăng giữa tháng lời ca nhiệm mầu
Mẹ là ánh lửa thiêng thâu
Là lời ru ngọt làn hơi dịu dàng
Là dòng máu đỏ trong thân
Trái tim son sắt ngàn năm tuyệt vời
Mẹ là ánh sáng sao trời
Soi từng dẫm bước cho đời con thơ
Chiều nay nhìn lá thu hờ
Nhớ về quê Mẹ như tờ thư xưa.
Mây buồn găng hạt mưa thưa
Mẹ ơi! Nhớ Mẹ con chưa bạc đầu
Còn non trẻ dại bên cầu
Tử sinh đôi ngã đâu rồi Mẹ! Con!

Thi ca nói về Mẹ. Triết lý nói về Mẹ. Đạo đức, hiếu thảo thờ kính Mẹ thật nhiều nhiều vô tận. Do vậy, bạn có đủ thời gian để lo tròn bổn phận làm con của Mẹ không? Tuy không đủ thời gian cho vuông tròn hiếu đạo, thôi thì hãy hiếu đạo từ đây, được bao nhiêu cũng tốt, miễn sao chân thật với lòng, dễ thương với Mẹ, gọi là người con hiếu thảo. Lời ca dao tục ngữ:

“Làm trai đủ nết trăm đường,
Trước tiên điều hiếu, đạo thường xưa nay
Công Cha đức Mẹ cao dày
Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết thờ song thân.
Thức khuya dậy sớm chuyên cần.
Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con.”

Bạn hãy giữ đạo làm con ngay bây giờ, ngay nơi bạn ngồi với Mẹ. Ngồi thật gần để nhìn tường tận từng sợi tóc bạc của Mẹ, từng nếp nhăn trên vầng trán của Mẹ. Từng ánh mắt của Mẹ sâu thẳm thương yêu. Bạn ngồi gần để nghe tim Mẹ đập, để nghe máu Mẹ chảy, và để nghe tình thương của Mẹ đang chia sớt cho từng đứa con của Mẹ đồng đều, trọn vẹn. Chứ nhở mai này bạn xa Mẹ, không còn có được duyên may để ngồi gần Mẹ nữa thì tìm đâu ra bàn tay của Mẹ sần sùi vì lam lũ tháng năm. Đâu thấy được bàn chân của Mẹ chai lì trên lối xưa, đường làng năm trước và đôi vai của Mẹ kẻo kịt gánh gồng tất tả mà thương, mà lo về Mẹ:

“Ra đi bỏ Mẹ ở nhà
Gối nghiêng ai sửa, kỷ trà ai dâng?”

Bạn thấy thấm thía chưa? Xin đừng lơ đãng nửa, mà phải tập chú vào hai chữ Hiếu Thảo, để trọn tình làm con, để mai này không ân hận, không thấy thiếu thốn; thiếu thốn một cái gì chân chất, đơn sơ, nhưng thâm trầm suốt đời kính quý. Không tìm thấy, không tìm đâu ra được, dù chỉ hai tiếng Mẹ ơi!

“Trăng quê ngoại nghìn năm sau vẫn khuyết
vì đời con thiếu Mẹ thuở nằm nôi.”
(Chuyện với người đã khuất- Trần Trung Đạo)

Hay:

“Có những bà Mẹ nữa đêm thức dậy
Đi bán máu mình mua gạo nuôi con.
Đường về chưa tới đầu thôn
Bà gục chết không kịp nhìn con lần cuối
Đứa con út cũng chết dần trong cơn đói
Miệng còn thì thao hai tiếng Mẹ ơi! (S.đ.d.)

Mẹ không còn lấy sữa đâu con bú. Lấy cơm đâu con ăn và lấy tình thương nào nuôi con khôn lớn. Bạn hãy nhớ lấy điều này.

Tình Mẹ như điệu gió mùa thu làm lá vàng thêm sắc thắm. Như con sóng bạc đầu nhấp nhô trên mặt đại dương rì rào muôn thuở. Như mây trời lồng lộng phủ kín thái hư. Tình Mẹ trong lòng con ru hời, à ơi ngọt lịm. Mẹ của con. Mẹ của tất cả chúng ta đến ngàn vạn kiếp sau.

San Diego, ngày 02 tháng 08 năm 2022
Mùa Vu Lan Hiếu Hạnh

Nguyên Siêu


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 53)
Là một công dân, bạn có thể trở nên dễ phục tùng các mệnh lệnh, sẵn sàng nhượng bộ các quyền của bạn hơn vì những lời hứa mơ hồ về sự an toàn.
(Xem: 46)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 65)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 88)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 173)
Hiện tại chính là thời kỳ mạt pháp, pháp đã đến đoạn cuối của nó. Phần đông không chú trọng vào sự tu hành,
(Xem: 201)
Hôm nọ lúc Đức Thế Tôn đang giảng dạy ở tu viện Kỳ Viên, có một ông say rượu loạng quạng đi vô và nói "Thế Tôn, Con muốn xuất gia đi tu".
(Xem: 215)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(Xem: 195)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 223)
Chữ “tu” có nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi”. Sửa chữa những hành vi bất thiện sai lầm để bản thân trở nên tốt đẹp và lương thiện hơn.
(Xem: 261)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(Xem: 233)
Chết an lành là mong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an.
(Xem: 229)
Pháp giới là vũ trụ được các bậc giác ngộ chứng ngộ.
(Xem: 430)
Một số bài pháp hay nhất mà tôi từng nghe là những bài pháp của Đức Phật.
(Xem: 256)
Huyền thoại truyền thống về cuộc đơi Đức Phật kể lại rằng trong suốt thời niên thiếu và vào tuổi trưởng thành, thái tử Siddhattha
(Xem: 368)
Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”.
(Xem: 298)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 287)
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông.
(Xem: 265)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 374)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án.
(Xem: 374)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn
(Xem: 488)
“Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế...”
(Xem: 360)
Một trong những giả định đằng sau Phật giáo đương đại (Contemporary Buddhism) là 'thông điệp' của Phật giáo có thể truyền đến...
(Xem: 626)
Con đường Bồ tát gồm hai sự tích tập trí huệ và tích tập công đức. Hai sự tích tập này đầy đủ thì được gọi là Lưỡng Túc Tôn, bậc hai sự đầy đủ, tức là một vị Phật.
(Xem: 392)
Có người nói thế giới này hư hoại, thật ra thế giới không có hư hoại. Vậy thì cái gì hư hoại?
(Xem: 422)
Buông bỏ là một hạnh lành, không phải người nào cũng làm được. Xả bỏ được bao nhiêu thì nhẹ nhàng và thong dong bấy nhiêu.
(Xem: 583)
Nhân dịp Năm Mới, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã gửi cho tôi những lời chúc tốt đẹp, và tôi xin gửi lời chào đến tất cả chư Huynh Đệ trên khắp thế giới.
(Xem: 491)
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là...
(Xem: 413)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng, ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại.
(Xem: 719)
Trí tuệ giống như ánh sáng, và có ba cấp độ:
(Xem: 459)
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm
(Xem: 519)
Trước khi tìm hiểu chủ đề “Nương thuyền Bát nhã là gì? ”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của từ Bát nhã.
(Xem: 461)
Từ “Phật” (Buddha) đã được biết đến và lưu truyền trước khi Đức Phật xuất hiệnẤn Độ.
(Xem: 461)
Đức Phật, Ngài là con người, bằng xương bằng thịt, như bao nhiêu con người khác...nhưng Ngài là một con người giác ngộ, tỉnh thức...
(Xem: 478)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 481)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 410)
Ajaan Dune Atulo (1888-1983) sinh ngày 4 tháng 10/1888 tại làng Praasaat, huyện Muang, tỉnh Surin. Năm 22 tuổi ngài xuất gia ở tỉnh lỵ.
(Xem: 536)
Đức Phật là đấng Toàn giác, bậc trí tuệ siêu việt. Càng hiểu Phật phápcuộc đời, ta càng thấy những gì Đức Phật dạy là vô cùng đúng đắn.
(Xem: 873)
Một cá nhân hay đoàn thể đệ tử Phật thực sự có tu tập giới-định-tuệ thì được mọi người kính trọng; sống hòa hợp, nhẫn nhịn, không tranh chấp đấu đá lẫn nhau chắc chắn được mọi người thương mến.
(Xem: 899)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, khi đêm đã qua, vào lúc trời vừa sáng, Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào nước Xá-vệ. …
(Xem: 736)
Thánh hiệu của Bồ-tát Quán Thế Âm, tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là Thánh hiệu mà không ai chẳng biết.
(Xem: 1084)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thânnhững tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui,
(Xem: 550)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 516)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng
(Xem: 596)
Đầu Xuân năm Tân Sửu, tôi có dịp sang chùa Khánh Anh ở Pháp, đã gặp Đạo hữu Seng Souvanh Khamdeng Pháp Danh Quảng Chơn, là chồng của Cô Trung Diệp Phạm Thị Hợi, vốn là em gái của cố Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ.
(Xem: 617)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thân những tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui, nhưng thực tế, ta vẫn còn tiếp tục loay hoay giữa rối ren.
(Xem: 593)
Nước chảy mây bay có khoảnh khắc nào ngưng, hoa rơi lá rụng bốn mùa luân chuyển, người đến rồi đi cũng chưa từng gián đoạn bao giờ.
(Xem: 588)
Khi bạn giữ hơi thở trong tâm, bạn gom bốn niệm xứ vào một. Hơi thở là thân, các cảm giác (thọ) nằm trong thân, tâm (tưởng) nằm trong thân, phẩm chất tinh thần (pháp) nằm trong tâm.
(Xem: 755)
Đêm dần tàn và ngày i đang lên Băng tuyết lạnh mần thủy tiên đã nhú Mùa đông trắng cành đào hồng đơm nụ Xuân rạng ngời hoan hỷ đợi muôn hoa
(Xem: 653)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu b
(Xem: 796)
Phật rời khỏi thế gian này rồi, lưu lại một số kỉ niệm cho chúng ta, chúng ta chiêm ngưỡng lễ lạy như Phật còn tại thế.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant