Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vu Lan Về, Mẹ là Nguồn Thi Ca Vô Tận

11 Tháng Tám 202213:49(Xem: 1634)
Vu Lan Về, Mẹ là Nguồn Thi Ca Vô Tận
Vu Lan Về, Mẹ là Nguồn Thi Ca Vô Tận

Thích Nguyên Siêu

Me Yeu

Bao tao nhân, mặc khách; bao ngôn ngữ của con người đã không tiếc lời ca tụng về Mẹ. Mẹ của tôi. Mẹ của anh. Mẹ của con và Mẹ của tất cả mọi người. Mẹ! Khi nào nhớ Mẹ thì gọi. Khi nào khát sữa Mẹ thì bú. Mẹ, cho tất cả. Mẹ vì con. Bởi vì Mẹ, là Mẹ của con. Bâng quơ đôi lời nói mộc mạc về Mẹ, nhưng sao nó thâm trầm, mầu nhiệm lắm bạn ơi! Có bao giờ bạn đi làm về, thấy Mẹ đang ngồi nơi vỉa hè, quấn lại búi tóc hoa râm, đôi bàn tay gầy guộc, mà mắt Mẹ nhìn tận xa xăm dường như đang chờ đợi con về, khi ấy bạn oà vào lòng Mẹ, ôm Mẹ, nhìn sâu vào mắt Mẹ, và nói Mẹ ơi! Ơi! Mẹ có biết? Biết gì? Biết là con thương Mẹ nhiều lắm không? Con thương Mẹ ở cuối đầu sông, Mẹ hái rau bắt ốc. Con thương Mẹ trên chốn ruộng đồng, Mẹ gặt lúa đầy bông. Mẹ vun trồng hàng khoai sắn. Mẹ tắm nắng trên vườn cải hoa vàng, để chiều về Mẹ luộc khoai lang cho lũ con ăn. Mẹ là tất cả. Mẹ có biết không? Mẹ trông lũ chúng con mau lớn. Mẹ mong chúng con thành người mai sau, giúp đời, sống đạo sao cho lợi ích nhân quần, xã hội. Sao cho không uổng công Mẹ nuôi con từng muổn cà phê cháo. Từng hớp nước Mẹ sún cho con. Từng giọt lệ buồn Mẹ khóc. Mẹ khóc vì Mẹ trông thấy đàn con của Mẹ càng ngày càng lớn, càng cao, càng kháu khỉnh. Đứa nào trông cũng dễ thương, vì chúng nó hiền như Mẹ. Có lẽ đàn con của Mẹ, chúng giống Mẹ, vì được bú sữa Mẹ, bao nhiêu chất liệu yêu thương, bao nhiêu tình tự giống nòi, có trong dòng sữa Mẹ, có trong hơi ấm của Mẹ; có trong lời ru tiếng hát của Mẹ lúc chiều tà cho con ngủ. Do vậy, mà chúng giống Mẹ như đúc, từ dáng dấp, đến tấm lòng, như hai giọt nước Mẹ con. Bạn có biết? Bạn biết để thấy lòng Mẹ như tâm Phật. Mẹ chăm sóc nuôi con, như Phật độ tận chúng sanh, cho nên gọi Mẹ là Phật. Nếu ở đời không có Phật, thì chăm sóc Mẹ già in như Phật còn tại thế. Bạn hãy lắng lòng, để nghe lời Phật dạy:

 “Tâm hiếu là tâm Phật
Hạnh hiếu là hạnh Phật
Ai phụng dưỡng cha Mẹ,
Chí thành tâm, chí thiết
Đời này và đời sau
Gặt hái nhiều phước đức.”

Bạn nghe lời Phật dạy rồi phải không? Vậy bạn hãy tỏ ra là người con có hiếu với Mẹ đi. Người con dễ thương của Mẹ đi. Người con ngoan ngoãn của Mẹ mà không bao giờ làm Mẹ buồn, làm Mẹ khóc. Đây bạn hãy nghe lời nhạc khuyên con đừng làm Mẹ buồn: “Ai còn Mẹ, xin đừng làm Mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt Mẹ nghe không…” làm cho Mẹ buồn, Mẹ khóc là có tội, vì một đời Mẹ đã khổ cực vì con. Bây giờ, trong phận làm con là phải làm cho Mẹ vui, Mẹ an lạc. Vì suốt đời Mẹ đã quá thừa nước mắt để khóc vì con. Do vậy, hôm nay Vu Lan về, bạn hãy làm cho Mẹ vui, bạn hãy cận kề với Mẹ. Ở bên Mẹ để thấy mình hôm nay còn Mẹ, kẻo mai này Mẹ ra đi, thì suốt đời bạn sẽ mồ côi Mẹ như không. Chẳng tìm đâu ra hình bóng Mẹ yêu thương nữa. Bạn hãy mặc cho Mẹ một chiếc áo mới. Nấu cho Mẹ một bữa cơm ngon và dâng cho Mẹ một tách trà ướp sen thơm ngát. Mẹ uống tách trà thơm mùi hương sen ấy. Mẹ sẽ nhìn bạn và nở nụ cười hiền hoà, đầy ấp yêu thương của Mẹ. Ấy là cách phụng dưỡng đơn sơ nhất mà người con có thể phụng dưỡng Mẹ. Chỉ có đơn sơ dường ấy, vậy mà đã có ai làm được đâu. Dạ, thưa Mẹ, con đi làm. Dạ thưa Mẹ, mời Mẹ ăn cơm… Đơn sơ như chứa đầy tình tự đạo đức, lễ nghi của nền văn hóa người. Nền văn hoá Hiếu Thảo, cách phụng dưỡng là biểu hiện lòng hiếu thảo, mời bạn nghe tiếp lời Phật dạy:

“Phụng dưỡng cha và Mẹ
công đức tối thượng
Cho người con hiếu thảo
Làm gương kiếp kiếp người.”

Bạn có thể phụng dưỡng cha và Mẹ trong kiếp người này không. Nếu bạn trả lời rằng không thì sẽ phi` phạm một đời làm con. Còn nếu trả lời rằng có; có phụng dưỡng cha và Mẹ thì thật là hạnh phúc vô vàn. Cám ơn bạn, lời cảm ơn này để thấy lòng hiếu thảo của con đối với Mẹ qua cử chỉ hằng ngày, qua cách chăm sóc, phụng sự, qua sự tình, hay tâm niệm được ấp ủ trong lòng con, mà nền văn học dân gian, hay nhiều ca dao, tục ngữ đã phô bày, diễn đạt những thầm cảm sâu kín, chôn chặt tận đáy lòng của con:

“Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi
giả gạo cho trắng mà nuôi Mẹ già.
Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm tối viếng nơi đành dạ con.

Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ.
Đêm đêm thắp ngọn đèn trời
Cầu cho cha Mẹ sống đời với con.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Nhớ về quê Mẹ
Ruột đau chín chiều.”

Tình thương của Mẹ đối với con như là một thứ triết lý sống mầu nhiệm, thánh thiện; tự nhiên từ bản chất cội nguồn của lòng Mẹ, để từ đó biến thành hơi thở ấm, dòng sữa ngọt, lời ru êm cho con chóng lớn thành người. Người con yêu của Mẹ, con có lớn bao nhiêu, con có khôn ngoan trí tuệ, thành đạt bao nhiêu, thì vẫn là con của Mẹ:

“Mẹ già trăm tuổi
còn thương con tám mươi.”

Thật thắm đượm, đậm đà, mà bạn đã biết. Khi bạn gần Mẹ. Bạn sẽ thấy hương Mẹ toả ngát xông ướp đời con, nhờ vậy mà con được tiếng tốt với đời. Con được danh thơm với xã hội. Người đời sẽ ca tụng, con Mẹ có hiếu, và ai cũng quý kính.

Qua cái tự tình, thẩm thấu tận lòng con, Mẹ như là:

“Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.”

Bây giờ, bạn hãy cung kính mời Mẹ ngồi xuống, ngồi một cách thư thả, an lạc, ngồi mà lòng Mẹ đầy ấp yêu thương, con của Mẹ. Ngồi mà mắt Mẹ nhìn thẳng vào mắt con. Mẹ đang trông chờ để nghe con nói. Nói gì với Mẹ đây? Con nắm tay Mẹ thật chặt. Ngã đầu vào vai Mẹ, con nói Mẹ nghe:

Bảy mươi hai năm con ngồi nhớ Mẹ
Trên vỉa hè ngôi nhà cũ năm xưa.
Mẹ gánh, Mẹ gồng mỗi buổi chiều trưa.
Đầy thúng khoai lang, vài ràng bánh tráng.
Mẹ nuôi đàn con trông ngày đoạn tháng
Mẹ ẵm, Mẹ bồng chăm sóc yêu thương
Đi chợ về quẳng đôi thúng nỏi mương
Trật áo cho con bú liền ngay đó.
Mái nhà rạ dưới vầng trăng sáng tỏ
Mẹ ru con ru giấc ngủ đong đầy.
Lòng Mẹ ấm trái tim nồng máu đỏ
Vỗ về con lời ngọt lịm xưa nay
Rồi bây giờ con ngồi đây nhớ Mẹ.

Để thấy rằng:

Mẹ hiền như Phật
Mẹ đẹp như Tiên
Mẹ của đời con nơi miền thôn dã
Mẹ là tất cả đất trời mới lạ
Hiến dâng đời êm ả cho đời con
Mẹ là dòng suối
Mẹ là nước non
Mẹ tưới tẩm thân đàn con mát mẻ
Do vậy mà đức Phật dạy rằng:
“Bậc Thánh hiền cao cả
Nhớ công ơn Mẹ
Hiếu thảo muôn đời.”
Làm con thương Mẹ ai ơi!
Sanh thành dưỡng dục công lao vuông tròn.
Mẹ là một tấm lòng son,
vầng trăng, mây bạc, núi non ngàn trùng.

Mẹ là vậy đó bạn, hay còn hơn thế nữa, nhiều hơn thế nữa. Thánh thiện! Cao siêu! Mẹ nuôi đàn con khôn lớn thành người, để rồi hôm nay Mẹ không còn nữa, không còn ở bên con. Mẹ đi đâu? Mẹ về với Phật? Vì công đức của Mẹ đối với đàn con quá lớn. Vì công đức quá lớn ấy mà hôm nay là ngày Rằm tháng bảy, mùa Vu Lan báo hiếu, tất cả đàn con trải tấm lòng thành kính mà nhất tâm nguyện cầu mười phương Phật, thập phương Tăng đang thiền định dưới gốc cây, bên bờ suối, trong khu rừng già mà gia tâm, nhiếp niệm thương Mẹ congia trì hộ niệm để Mẹ sớm thành Phật. Mẹ của tất cả con người sớm thành Phật.

Trì tụng Kinh Vu Lan báo Hiếu, mà thương Mẹ nhiều:

“Con còn nhỏ phải lo chăm sóc
Ăn đắng cay bùi ngọt phần con.
Phải tắm, phải giặt, rửa trôn.
Biết rằng dơ dáy Mẹ không ngại gì
Nằm phía ướt con nằm phía ráo
Sợ cho con ướt áo, ướt chăn…”

Tình Mẹ là vậy đó bạn. Mẹ lo cho con khi con nằm ngửa, ngo ngoai đôi tay, đạp duổi đôi chân trong nôi của Mẹ. Khúc ruột của Mẹ cắt ra nên Mẹ thương con vô bờ. Mẹ chẳng rời xa nữa bước. Mẹ sợ con rớt xuống giường. Mẹ sợ con khóc đòi bú. Quả là một triết lý sống về Mẹ. Triết lý của dòng sữa ngọt nuôi lớn đời con. Một thứ triết lý chỉ có Mẹ mới có. Không ai có thể có trên thế gian này. Một thứ triết lý của vượn con ngồi trên lưng vượn Mẹ cõng đi. Một triết lý đám gà con mười hai đứa khi thấy diều hâu thì đôi cánh của gà Mẹ ấp trọn đàn con mười hai đứa đó. Mẹ ấp con trong triết lý che chở, bảo bọc. Mẹ cõng con trong triết lý gánh gồng qua truông. Một thứ triết lý quạ con nuôi Mẹ già vì quạ già đã mù không còn thấy đường đi kiếm ăn. Một thứ triết lý hiếu thảo, cả người và vật mà chỉ có Mẹ với con mà thôi. Chỉ với Cha với con mà thôi. Vì Cha Mẹ là hai đấng sinh thành. Là hai vị Phật còn hiện đời với con.

Đêm nay tụng kinh vu lan đến câu:

“Rằm tháng bảy là ngày Tự Tứ
Mười phương Tăng đều dự lễ này
Sắm sanh lễ vật đủ đầy.
Chờ giờ câu hội đặt bày cúng dâng.
Đặng cầu nguyện song đường trường thọ
oặc sanh về Tịnh Độ an nhàn
Ấy là báo đáp thù ân
Sanh thành dưỡng dục song thân của mình.”

Này bạn, còn gì cao quý hơn, tâm tình của người con làm việc phước thiện, hồi hướng công đức cho Mẹ cho Cha thát sanh vào thế giới an lành. Một thứ ân nghĩa, cội nguồn của Hiếu Thảo.

Đầy ấp cả một trời thi ca nói về Mẹ. Ca tụng về Mẹ. Diễn đạt về Mẹ, nhưng bạn có nghĩ rằng lời ca trong sự diễn đạt ấy đã đủ cho tình Mẹ thương con không? Hay còn quá thiếu, và thiếu thật nhiều trong giá trị hạn hẹp của ngôn ngữ trần gian này. Nhưng tất cả đều là phương tiện, vậy bạn hãy nương vào phương tiện ngôn ngữ để nói cho Mẹ nghe đi. Nghe tâm tư của con nghĩ về Mẹ. Nghe lời nói của con nói về Mẹ và nghe cái nhìn của con thấy Mẹ qua bài thơ Mẹ là Đóa Hồng:

 Mẹ ơi! Người Mẹ của con
Oằn vai năm tháng gót mòn lối truông
Đi về một nắng hai sương
Nuôi con như thể đoạn trường tháng năm…
Mẹ đi lặn lội xa xăm
Quảy về thúng gạo còn đầm hương sương
Mẹ là ánh nắng chiều vương
Soi mòn ngõ hẻm đầu hôm quanh nhà
Mẹ là hơi ấm chiều tà
Là trăng giữa tháng lời ca nhiệm mầu
Mẹ là ánh lửa thiêng thâu
Là lời ru ngọt làn hơi dịu dàng
Là dòng máu đỏ trong thân
Trái tim son sắt ngàn năm tuyệt vời
Mẹ là ánh sáng sao trời
Soi từng dẫm bước cho đời con thơ
Chiều nay nhìn lá thu hờ
Nhớ về quê Mẹ như tờ thư xưa.
Mây buồn găng hạt mưa thưa
Mẹ ơi! Nhớ Mẹ con chưa bạc đầu
Còn non trẻ dại bên cầu
Tử sinh đôi ngã đâu rồi Mẹ! Con!

Thi ca nói về Mẹ. Triết lý nói về Mẹ. Đạo đức, hiếu thảo thờ kính Mẹ thật nhiều nhiều vô tận. Do vậy, bạn có đủ thời gian để lo tròn bổn phận làm con của Mẹ không? Tuy không đủ thời gian cho vuông tròn hiếu đạo, thôi thì hãy hiếu đạo từ đây, được bao nhiêu cũng tốt, miễn sao chân thật với lòng, dễ thương với Mẹ, gọi là người con hiếu thảo. Lời ca dao tục ngữ:

“Làm trai đủ nết trăm đường,
Trước tiên điều hiếu, đạo thường xưa nay
Công Cha đức Mẹ cao dày
Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết thờ song thân.
Thức khuya dậy sớm chuyên cần.
Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con.”

Bạn hãy giữ đạo làm con ngay bây giờ, ngay nơi bạn ngồi với Mẹ. Ngồi thật gần để nhìn tường tận từng sợi tóc bạc của Mẹ, từng nếp nhăn trên vầng trán của Mẹ. Từng ánh mắt của Mẹ sâu thẳm thương yêu. Bạn ngồi gần để nghe tim Mẹ đập, để nghe máu Mẹ chảy, và để nghe tình thương của Mẹ đang chia sớt cho từng đứa con của Mẹ đồng đều, trọn vẹn. Chứ nhở mai này bạn xa Mẹ, không còn có được duyên may để ngồi gần Mẹ nữa thì tìm đâu ra bàn tay của Mẹ sần sùi vì lam lũ tháng năm. Đâu thấy được bàn chân của Mẹ chai lì trên lối xưa, đường làng năm trước và đôi vai của Mẹ kẻo kịt gánh gồng tất tả mà thương, mà lo về Mẹ:

“Ra đi bỏ Mẹ ở nhà
Gối nghiêng ai sửa, kỷ trà ai dâng?”

Bạn thấy thấm thía chưa? Xin đừng lơ đãng nửa, mà phải tập chú vào hai chữ Hiếu Thảo, để trọn tình làm con, để mai này không ân hận, không thấy thiếu thốn; thiếu thốn một cái gì chân chất, đơn sơ, nhưng thâm trầm suốt đời kính quý. Không tìm thấy, không tìm đâu ra được, dù chỉ hai tiếng Mẹ ơi!

“Trăng quê ngoại nghìn năm sau vẫn khuyết
vì đời con thiếu Mẹ thuở nằm nôi.”
(Chuyện với người đã khuất- Trần Trung Đạo)

Hay:

“Có những bà Mẹ nữa đêm thức dậy
Đi bán máu mình mua gạo nuôi con.
Đường về chưa tới đầu thôn
Bà gục chết không kịp nhìn con lần cuối
Đứa con út cũng chết dần trong cơn đói
Miệng còn thì thao hai tiếng Mẹ ơi! (S.đ.d.)

Mẹ không còn lấy sữa đâu con bú. Lấy cơm đâu con ăn và lấy tình thương nào nuôi con khôn lớn. Bạn hãy nhớ lấy điều này.

Tình Mẹ như điệu gió mùa thu làm lá vàng thêm sắc thắm. Như con sóng bạc đầu nhấp nhô trên mặt đại dương rì rào muôn thuở. Như mây trời lồng lộng phủ kín thái hư. Tình Mẹ trong lòng con ru hời, à ơi ngọt lịm. Mẹ của con. Mẹ của tất cả chúng ta đến ngàn vạn kiếp sau.

San Diego, ngày 02 tháng 08 năm 2022
Mùa Vu Lan Hiếu Hạnh

Nguyên Siêu


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1071)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(Xem: 1015)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(Xem: 1056)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(Xem: 1060)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(Xem: 1199)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(Xem: 959)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 936)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(Xem: 1004)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
(Xem: 1134)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
(Xem: 1163)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết
(Xem: 927)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệtgiá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
(Xem: 1034)
Đôi khi chúng ta sống cùng nhau, đi ngang đời nhau, đối diệnvới nhau nhưng lại chẳng thấy nhau.
(Xem: 994)
Các đặc điểm hợp lý trong giáo lý Phật giáo sơ kỳ đã có sức hấp dẫn lớn đối với các học giả châu Âu khi họ nghiên cứu vềPhật giáo.
(Xem: 1099)
Là người Việt Nam, chúng ta ai lại không biết bài hát “Lòng mẹ” của Y Vân với những câu hát như “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”.
(Xem: 1099)
Ngày Lễ Vu Lan để mỗi người con nhớ đến sự hy sinh, tình thương bao lacông ơn của Cha Mẹ,
(Xem: 1239)
Ngày lễ Vu Lan, những người con ở xa thương nhớ cha mẹ, lòng vẫn luôn hướng về cha mẹ, hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
(Xem: 1280)
Bám chấp là nguyên nhân của mọi đau khổ, phiền não. Đó là những gì làm phát sinh trạng thái hữu và sinh.
(Xem: 1071)
Đạo Phậttôn giáo từ bỏ bạo lực một cách mạnh mẽ nhất trong mọi hình thức.
(Xem: 1085)
Trong mọi truyền thống Phật giáo đều có việc tụng kinh, từ Nam tông, Bắc tông cho đến Mật tông.
(Xem: 1184)
“Hãy ví khổ như rác và hạnh phúc như những đoá hoa… Chuyển hóa khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa” (Thiền sư Nhất Hạnh).
(Xem: 1216)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rùng.
(Xem: 1155)
Bất kỳ ai trên thế gian này đều mong muốn tìm cho mình hạnh phúc, an lạc, mà những niềm vui, lạc thú trên đời này rất nhiều.
(Xem: 1438)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn
(Xem: 1081)
Phật giáo thời Hậu Lê tuy không phát triển mạnh như thời Lý-Trần, nhưng thể hiện nên nét đặc sắc về nhiều mặt của Phật giáo
(Xem: 1147)
Những phương cách để đối phó với bệnh khi nó xảy ra là gì? Bình thường phản ứng của chúng tacảm thấy ...
(Xem: 1179)
Phật pháp quả là biển học vô bờ, muôn ngàn pháp môn phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ chúng ta chọn và thích hợp với các pháp môn tu khác nhau.
(Xem: 1042)
Hiện nay, vấn đề Bảo vệ Môi trường đang rất được quan tâm ở khắp các nước trên thế giới.
(Xem: 1083)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam và trên thế giới.
(Xem: 1191)
Để lĩnh hội trọn vẹn “cảm giác an lạc” sinh khởi nhờ thiền định, đòi hỏi các thiền sinh phải có một nền tảng định vững chắc.
(Xem: 1274)
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(Xem: 1343)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(Xem: 1507)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(Xem: 1366)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(Xem: 1297)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
(Xem: 1067)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.
(Xem: 1175)
Người tu ở một mình hay cùng với đại chúng, chuyên tu hay đi vào đời để hoằng phápsở thích, hạnh nguyện riêng của mỗi người.
(Xem: 1150)
Nhiều Thiền sư tiếp cận với cộng đồng Hoa Kỳ và Tây phương, trong những thời gian đầu dạy Thiền, thường tránh nói về giới,
(Xem: 1203)
Khi sợ hãi, lo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.
(Xem: 1166)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(Xem: 1101)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(Xem: 1316)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(Xem: 1384)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(Xem: 1410)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(Xem: 1310)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(Xem: 1259)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(Xem: 1085)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(Xem: 1169)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(Xem: 1181)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(Xem: 1246)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant