Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Vĩnh Hảo: Chánh-Tà, Chân-Ngụy

Tuesday, November 1, 202215:03(View: 559)
Vĩnh Hảo: Chánh-Tà, Chân-Ngụy
Vĩnh Hảo: Chánh-Tà, Chân-Ngụy

hd-wallpaper-6917223_1280-780x470

Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá. Trên cao đổ xuống thì là thác; chảy về chỗ thấp thì là suối; tràn khắp bình địa, thung lũng thì thành sông; đổ về chỗ tận cùng của bờ cõi thì là đại dương.

Không phải chỉ thấy cái tổng thể của núi rừng, mà còn thấy cả những ngóc ngách, chi li của những đời sống: này là mỏm đá nơi sư tử nằm nghiêng vào sâu giấc ngủ, cũng là nơi vặn mình, rống tiếng đầu ngày vang động sơn lâm; này là những chòm cây mà bầy khỉ thường tụ tập, chuyền cành, ăn uống, đùa giỡn inh ỏi; này là các hang đất, động đá lớn nhỏ cho cọp, beo, chồn, cáo… có khi lầm lũi tránh mặt nhau, có khi gầm gừ nhe nanh giương vuốt; này là chỗ tụ tập của bầy chó và bầy quạ ồn ào giành nhau miếng ăn… Thú lớn giành nhau mồi lớn, thú nhỏ tranh nhau mồi nhỏ. Loài có cánh và loài không cánh. Cho đến những loài côn trùng lớn nhỏ, đâu cũng có nơi có chỗ, có sinh hoạt trong đời dài-ngắn.

Để nhìn thấu nguyên nhân và thực trạng khổ đau của cuộc đời, bậc đại trí đã quán chiếu và thấu rõ tường tận các điều kiện nhân-duyên khởi đi từ vô minh, dẫn đến danh-sắc[1] trong một chuỗi mắt xích liền lạc nối nhau nhiều đời kiếp; từ đó, vạch ra phương pháp dứt trừ, giải thoát khổ đau để đạt đến an vui tịch tịnh. Con đường của bậc đại trí đã được nhiều người khác noi theo, từ đó hình thành những tập thể Tăng (Sangha). Trên đường tu chứng, không ai bị bắt buộc phải theo hay không theo một tập thể Tăng; nhưng nếu đã gia nhập, hòa nhập với một tập thể thì cần phải tuân thủ giới luật, nội quy, điều lệ của tập thể ấy.

Có một tập thể Tăng bị kiểm soát và điều hướng bởi một hệ thống đảng quyền. Có một tập thể Tăng phản đối, từ chối sự kiểm soát ấy ngay từ đầu. Dù hai tập thể ấy chủ trương và sinh hoạt khác nhau như thế nào, vẫn có chung một mục tiêutự giác, giác tha, nghĩa là tự tu tập hành trì để đạt đến giải thoát giác ngộ và hướng dẫn kẻ khác đạt được giải thoát giác ngộ như mình. Tất nhiên có những chướng duyên, trở ngại không thể tránh trong việc tu tậphoằng pháp đối với cả hai tập thể Tăng. Nhưng trong một chừng mức nào đó, từng cá nhân trong hai tập thể này, có thể nhìn thấy nhau trong chánh kiến (kiến đạo) và tương hội với nhau từ những tầng bậc cao thâm của con đường tu chứng (tu đạo). Ở những tầng bậc như thế, không có một thế lực hay khuôn khổ tổ chức nào từ bên trong hay bên ngoài tập thể Tăng có thể ngăn trở, chướng ngại.

Bậc hiền trí có khi phải lên rừng phát rẫy dựng chòi tranh, có khi phải nhập cuộc vì nguyện vọng chung mà chịu khổ hình tù tội, có khi phải lên núi hoặc lang thang trên những dặm dài cô tịch của quê hương, có khi lại phải xuống núi để dựng lại một tập thể Tăng đã bị nghiền nát, xóa sạch từ những nội trùng và ác đảng một thời. Danh gì, lợi gì với cuộc thế nhiễu nhương, với một chòi tranh xiêu vẹo chỏng chơ không cả tường vách khi tuổi đã về chiều, và một cơn bệnh thập tử nhất sinh? — Chỉ vì trọng trách truyền thừa, không thể để mạng mạch của tập thể Tăng này bị đứt mất. Nhu cầu sinh tử của tập thể Tăng này là có một sự tiếp nối, tương tục tồn tại, để từ đó mới có thể vực dậy một ngôi nhà đổ nát; và kỳ vọng một sự hồi sinh kỳ diệu mai sau. Thiết tưởng những ai còn nhớ nghĩ đến cơ đồ của Thầy-Tổ để lại, hãy hết lòng tán trợ cho sự thừa tiếp này, còn không, hãy im lặng, đừng vọng động: không ủng hộ việc chánh-thiện thì cũng đừng tiếp tay với kẻ ác, ngăn trở, hủy hoại con đường của tiền nhân.

Còn nhớ nhiều năm trước, ai cũng thấy rõ nội lực của tập thể Tăng này chỉ còn tập trung nơi ba nhân vật trụ cột có thể gìn giữ được giềng mối. Đó là lý do ngoại nhân, ác đảng và nội trùng quyết tâm phá hoại, chia rẽ, vu khống, hủy nhục cả ba nhân vật này suốt một thời gian dài. Rồi sau bao trầm thống, nguy nan, tủi nhục, lần lượt nhân vật thứ nhất nằm xuống, nhân vật thứ nhì nằm xuống, ắt sẽ truyền đến nhân vật thứ ba. Việc truyền thừachính danh hay không, tất nhiên là ở chỗ truyền trao và tiếp nhận tín vật biểu trưng của tập thể Tăng ấy; nhưng ngay cả trường hợp không có tín vật để truyền trao, sự tín nhiệmý nguyện của số đông cũng đã đặt lên vai nhân vật thứ ba nầy rồi. Hướng đi tất yếu của lịch sử phải như thế. Và đây là trách nhiệm cuối cùng vô cùng khó khăn của con sư tử già khi chung quanh có nhiều loài mãnh thú khác cũng chực chờ tranh ngôi, tiêu diệt; cho đến sói rừng, linh cẩu, diều hâu, chim quạ… cũng ngấp nghé thèm thuồng.

Tượng hình mà kể: Đại bàng thả cánh trên tầng mây cao. Mắt tinh anh, nhìn khắp đất trời. Việc cần làm thì làm, không cần làm thì bay đi. Có những việc chỉ có thể thấy từ trên cao. Chim quạ ở dưới này, biết chi việc ở mấy tầng mây mà nói!

Cho nên, việc phục hoạt hồi sinh một tập thể Tăng đã (gần như) chết, một tổ chức trống rỗng không còn một nhân sự nào, đòi hỏi một bậc trí tuệ cao viễn, đạo lực thâm sâu, chứ không phải chỉ trọng nơi áo mũ hay tuổi đời tuổi đạo; và cũng không thể trông cậy nơi những người mà tâm bồ-đề đã thối thất từ lâu.

Làm sao biết tâm bồ-đề của ai đó đã thối thất từ lâu? — Hãy cùng đọc lại 4 cách đầu trong 8 cách phát tâm bồ-đề[2] đã được khuyến đọc từ thuở còn sa-di:

“– Đời có kẻ tu hành mà chỉ tu hành một chiều, không cứu xét tự tâm, chỉ lo những việc ở ngoài, hoặc vụ lợi, hoặc háo danh, hoặc ham cái thú hiện tại, hoặc cầu cái vui mai sau: phát tâm như vậy gọi là Tà;

Danh lợi không ham, vui thú không màng, chỉ vì thoát sinh tử, vì chứng Bồ đề: phát tâm như vậy gọi là Chánh;

Ý niệm này nối tiếp ý niệm khác, ngước lên mà mong cầu Phật đạo, tư tưởng trước liên tục tư tưởng sau, nhìn xuống mà hóa độ chúng sanh, nghe Phật đạo lâu xa cũng không thoái chí khiếp sợ, xét chúng sanh khó độ mà không chán nản mệt mỏi, như trèo núi cao cả vạn trượng cũng quyết tận đỉnh, như lên tháp lớn đến chín tầng cũng cố tột nóc: phát tâm như vậy gọi là Chân;

– Có tội không sám hối, có lỗi không trừ bỏ, trong bẩn ngoài sạch, trước siêng sau nhác, tâm tốt dẫu có cũng phần lớn bị danh lợi xen lấn, thiện pháp dẫu tu cũng phần nhiều bị vọng nghiệp nhuốm bẩn: phát tâm như vậy gọi là Ngụy.”

Đọc lại để tự nghiệm xét, tự lượng, tự biết nên đặt mình ở vị trí nào trong nẻo đạo, hay trong một tập thể Tăng, chứ đừng vội phê phán, bàn cãi, đố kỵ và chấp tranh với những ngôi vị. Bởi vì, tâm bồ-đề một khi đã bị mờ nhạt, hoặc quên mất, hoặc bị sai lệch, thì tất cả những hành động (dù là hành vi thiện), lời nói (dù là nói chánh pháp), cho đến ý nghĩ (dù là chánh niệm), cũng đều là hành vi của Ma[3].

Nơi kia có một đốm lửa được nhen nhúm sau những đêm dài u minh thất tán, hãy cùng tiếp sức để thổi bùng lên ánh đạo nhiệm mầu, thiêng liêng.


[1] Danh-sắc ở đây tức ngũ uẩn hay ngũ ấm, là năm yếu tố hội tụ, kết hợp tạo nên đời sống con người. Danh chỉ cho phần tinh thần, trừu tượng, chỉ có thể gọi tên, không thấy được, gồm thọ (cảm giác), tưởng (nhận thức, phân biệt), hành (ý chí, khuynh hướng dẫn nghiệp) và thức (ý thức); còn sắc là phần thể chất.

[2] Trích từ “Khuyến Phát Bồ-đề Tâm Văn” – Bài văn khuyên phát tâm Bồ-đề của Đại Sư Tỉnh Am, do Hòa thượng Thích Trí Quang dịch Việt.

[3] “Vong thất bồ-đề tâm tu chư thiện pháp danh vi ma nghiệp” (Kinh Hoa Nghiêm) – Quên mất tâm bồ-đề mà thực hành các thiện pháp thì cũng vẫn là việc làm của Ma.

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
)
(View: 12323)
Khi chàng dũng sĩ về đến chân núi thì trăng cũng vừa lên. Trăng mười chín soi sáng cảnh núi rừng cô tịch. Ánh trăng nhấp nháy đùa giỡn trên lá cây.
(View: 12154)
Đức Phật ra đời - như trong kinh Pháp Hoa nói - chỉ vì một đại sự nhân duyên lớn. Đó là: "Mở bày cho chúng sanh hiểu để vào tri kiến Phật".
(View: 13641)
Em thấy mẹ chẳng cần vi tính, vẫn âm thầm lập trình cá, cơm, rau. Biết chị Hai cái áo ủi không ngay, còn anh nữa đôi giày cả tuần chưa chịu đánh!
(View: 13763)
Đi theo ông bà, cha mẹ, trí nhớ của con nít - ở những lứa tuổi từ 6 - 7 tuổi đến 11-12 tuổi, vẫn gắn bó với Chào con rắn, Ma gia đuổi bắt, Đánh nẻ, Đập chuồn chuồn...
(View: 12765)
Biển sâu thẳm, biển mênh môngdiễm tuyệt, biển bao dung vô lượngbiến ảo vô biên... Vì thế biển cũng là Tâm.
(View: 13603)
Trong một số lượng lớn học trò, Rajeev là một người có tài nhất, chăm chỉ, sáng tạo,nên anh ta tiếp thu nhanh hơn nhiều so với các bạn đồng môn.
(View: 12449)
Có một vị bồ-tát rất tầm thường ở trong nhà của tôi, nhà của các bạn, nhà của mọi gia đình ở xứ này. Vị bồ-tát ấy cũng có mặt ở các văn phòng, hãng xưởng...
(View: 12897)
Cuộc sống không phải là một mẻ lưới của số phận. Cuộc sống chính là một mối giao hoà bất tận giữa mỗi cá thể đang tồn tại. Và trong mối giao hoà đó...
(View: 13216)
Không và Có tương quan mật thiết với nhau như bóng với hình. Có bao nhiêu cái có thì cũng có bấy nhiêu cái không. Nếu cái có vô cùng vô tận, thì cái không cũng vô tận...
(View: 15097)
Lý tưởng giáo dục và những phương pháp thực hiện lý tưởng này, hiển nhiên Phật giáo đã có một lịch sử rất dài.
(View: 16744)
Bảo Lâm bước chậm lại... ý như để lắng nghe tiếng chim hót líu lo từ phía khu rừng trúc. Vài tia nắng nhẹ vừa xuất hiện phía hừng đông, bầu trời trong xanh văng vắt...
(View: 25141)
Trần Nhân Tông (1258-1308) là con đầu của Trần Thánh Tông. Ông là một vị vua anh minh quả cảm, nhiều lần xông pha trận mạc đánh tan quân Nguyên Mông...
(View: 21643)
Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như lúc bần hàn, khi khỏe mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù gió đông cắt da cắt thịt...
(View: 24804)
Nó đưa tay quệt đôi mắt mọng nước giọng đầy kiên quyết nói với cậu Út: - Nếu con thấy người đàn bà ấy xuất hiện ở nhà này lần nữa, con sẽ không tha đâu.
(View: 15203)
Mười năm vườn xưa xanh tốt Hai mươi năm nắng rọi lều tranh Mẹ tôi gọi tôi về Bên bến nước rửa chân
(View: 17053)
Hàn Mặc Tử rất chú trọng về âm nhạc và màu sắc. Đó chính vì tâm hồn Tử có nhiều trạng thái cá biệt, nhiều khi rất bí ẩn u huyền; để diễn tả, phải dùng màu sắc...
(View: 16209)
Người tài xế bặm môi nhíu sát hai lông mày vào nhau. Những nếp nhăn hằn lên, khổ sở. Tôi chong mắt nhìn ra trước xe. Những cánh đồng trải rộng, trải dài,...
(View: 12447)
Lịch sử chứng minh cho thấy trong xã hội con người có nhiều phát triển tích cực diễn ra do kết quả của lòng từ bi. Chẳng hạn sự hủy diệt thương vụ buôn bán người nô lệ.
(View: 13183)
Chỉ có những phương tiện mang tinh thần bất bạo độngthấm nhuần lòng từ bi mới có thể giúp con người đạt đến lý tưởng chân chính, đạt đến cứu cánh tốt đẹp...
(View: 12776)
Hình tượng Phật không những xuất hiện trong những không gian lặng lẽ nơi phòng thờ hay bàn thờ gia đình mà còn xuất hiện trên những đỉnh núi cao ngất và hùng vĩ...
(View: 15102)
Life is a gift… accept it. Đời là một món quà, hãy nhận lấy. Life is an adventure… pare it. Đời là một cuộc phiêu lưu, hãy giảm dần.
(View: 22521)
Đến một lúc, mọi giông tố mịt mùng không che nổi sự bừng sáng của con tim và mọi khổ đau buồn tủi không đánh gục được niềm lạc quan tiềm ẩn trong một tinh thần.
(View: 19031)
Phật giáo đã bắt rễ dễ dàng trên mảnh đất Việt Nam. Những người nông dân Việt Nam đang đau khổ và khát vọng sự giải thoát, đã tiếp nhận Phật giáo một cách tự nhiên.
(View: 16970)
Ôn hiện thân vào đời năm Đinh Mùi, 1907, tại làng Dạ Lê Thượng, xã Thủy Phương, quận Hương Thủy, Thừa Thiên. Từ đó, Ôn đã mang hành trang của người giác ngộ...
(View: 19643)
Sáng sớm vị sư nữ ra mở cổng Tam Quan quét dọn. Sương mù còn giăng kín ngõ. Thoáng chút se lòng sư cô đứng lặng giữa sân như để tĩnh tâm hít thở,...
(View: 16438)
Ngày nay, tiền có ít nhất bốn chức năng trong việc phục vụ con người. Dù tốt hay xấu, nó là một phương tiện trao đổi không thể thiếu trong xã hội hiện tại.
(View: 18131)
Xung quanh ngôi thạch thất, thầy có trồng dăm loài hoa kiểng, ít cây ổi mận, đu đủ…. Ngày tháng trôi qua, cây trái đã trở nên xum xuê tươi mát, những chậu hoa cũng lấm tấm điểm một vài bông đỏ vàng rực rỡ.
(View: 13233)
Bồ đoàn nguyên nghĩa là cái nệm tròn đan bằng cỏ bồ, dùng để lót ngồi hay quỳ lạy. Cỏ bồ có lẽ giống như cỏ năn cỏ lát của nước mình, một thứ vật liệu đơn giản dễ sử dụng.
(View: 11440)
Chấp trước, mê chấp, chấp thủ là một trong những gông cùm làm khổ con người. Chính vì hiểu được nỗi khổ này mà Đức Phật luôn dạy các hàng đệ tử là phải phá chấp.
(View: 12231)
Nhìn lên bản đồ (kèm theo), ta sẽ thấy Huyền Trang đi theo một đường zigzag rộng lớn, dài hơn nửa đường biên Trung Quốc, vòng quanh nửa nước Ấn Độ...
(View: 11502)
Người hộ trì chánh pháp phải biết nhẫn nhục. Nhẫn nhục là biểu hiện sức mạnh nội tâm. Nhẫn nhục cò là phương thuốc thần hiệu để trị bệnh mình và bệnh người.
(View: 12549)
Tuổi trẻ học Phật không có mục đích trở thành nhà nghiên cứu Phật học, mà học Phật là tự thực tập khả năng tư duy bén nhạy, linh hoạt, để có thể nhìn thẳng vào bản chất sự sống.
(View: 15660)
Mỗi năm, đồng bào Khmer lại tổ chức lễ Sene dolta để con cháu trong gia đình biết ơn bà “chà đôl” và ơn ông “chà ta” đã dày công nuôi dưỡng, sinh thành.
(View: 13628)
Trong vô vàn tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Lê Cao Phan, nhất là các tác phẩm âm nhạc Phật giáo, ca khúc Phật giáo Việt Nam ra đời như là một sự kết tinh trọn vẹn nhất...
(View: 12970)
Với chánh niệm, bạn có thể kiến lập bản thân mình trong hiện tại để có thể chạm vào các kỳ diệu của đời sống đang có sẵn trong khoảnh khắc ấy. Có thể sống được hạnh phúc...
(View: 12884)
Với người lạc quan, thế gian này tuyệt đối như cánh hoa hồng. Người bi quan trái lại, thấy nó đầy gai chướng. Nhưng đối với người thực tiễn, thế gian không tuyệt đối tươi đẹp...
(View: 16254)
Hòa Thượng luôn luôn ý thức về những trở ngại trên bước đường hoằng hóa lợi sinh của mình, nhưng với sự quyết tâm của mình trong tự lợilợi tha Ôn vẫn bước đi...
(View: 20169)
Tôi tình cờ đọc được thơ của Cao Thị Vạn Giả vào lúc còn đang học trung học. Một trong những tiểu thuyết mà tôi từng rất thích là tác phẩm Khung Cửa Hẹp của André Gide, do Bùi Giáng dịch.
(View: 17810)
Ngày nay nhớ lại quãng đời làm điệu mà tôi cảm thấy nuối tiếc. Quãng thời gian để chỏm sao mà quá nhiều kỷ niệm dễ thương. Những kỷ niệm đầy đạo tình, đạo vị trong chốn thiền môn.
(View: 19003)
Bác sĩ Henri Desrives là một khoa học gia hoạt động, vui vẻ và yêu nghề. Như mọi nhà trí thức khác, ông sống một cuộc đời rất thực tế và không buồn lưu ý đến những điều mà khoa học chưa giải thích được...
(View: 23533)
Chưa thấy ai/cái gì siêng năng như cái đồng hồ. Gő măi nhịp trường canh đều đặn từ giây này đến giây kế tiếp, từ phút này đến phút kia, từ giờ kia đến giờ nọ… cho đến khi hỏng, hoặc hết năng lượng, hết bin.
(View: 15217)
Hoa sen hay Liên hoa là loài hoa thanh khiết thiêng liêngvị trí tôn quý đặc biệt trong giáo nghĩa cùng với sức phát triển bao trùm trên nền văn hóa Phật giáo.
(View: 13077)
Trong lý tưởng Bồ tát đạo, có hai ý niệm quan hệ: Đại TríĐại Bi (hay Đại Hạnh). Đại Trí chỉ cho khả năng siêu việt soi thấu bản tính của vạn hữu.
(View: 17222)
Ôn Già Lam, chỉ ba tiếng ấy thôi cũng đủ làm ấm lòng bao lớp Tăng sinh của các Phật Học Viện: Báo Quốc - Huế, Phổ Ðà - Ðà Nẵng, Hải Ðức - Nha Trang, Già Lam - Sài Gòn.
(View: 20490)
Mùa thu lãng đãng trở về đưa theo từng cơn gió nhẹ, dịu mát. Cả bầu trời như trở mình sống lại, để chuyển rơi rụng những chiếc lá vàng.
(View: 19084)
Mở đầu là chuyện thiền sư Khương Tăng Hội từ Việt Nam chống gậy sang miền Giang Tả của Trung Quốc để truyền bá Phật pháp cách đây hơn 1.700 năm (vào năm 247 dương lịch)
(View: 23369)
Ngược xuôi trên dòng đời, đôi lúc nhớ về cội nguồn đã xa, tâm cảm kẻ lưu đày như thiền sư Tuệ Sỹ thoáng chốc bâng khuâng, ngậm ngùi như nhà thơ đã ghi lại trong thi phẩm Giấc Mơ Trường Sơn: Ngược xuôi nhớ nửa cung đàn Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về.
(View: 13972)
Cùng với tượng tròn (mà chúng tôi đã có dịp giới thiệu trên tập văn số 10) điêu khắc Phật giáo thời Lý, đặc biệt phải kể đến nhiều bức chạm nổi trên đá mà tinh khéo...
(View: 14324)
Trong đạo Phật thường nói ý là căn bản của hành động và lời nói. Khi suy nghĩ điều thiện thì lời nói sẽ lành và hành động khắc đẹp. Nghiệp là một thói quen...
(View: 18693)
Đọc thi ca chữ Hán và chữ Nôm của Thiền phái Trúc Lâm, có thể nêu lên những cảm hứng sau: Cảm hứng bản thể giải thoát, cảm hứng cõi thiên nhiên Phật nhiệm mầu...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
AZCPOS - Order online directly to POS system
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều