Ai Là Kẻ Thù Gan Góc Của Con Người?
Tâm Anh
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được. Ngài không tìm ra con đường cho chính bản thân Ngài mà cho tất cả nhân loại thuộc mọi lứa tuổi, mọi quốc gia, mọi chủng tộc.
Sau thi thành tựu bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, Giáo Hội được thành lập và lan rộng, phát triển khắp năm châu. Nhiệm vụ chủ yếu của Giáo Hội là giáo hóa quần sanh những sự thật cao quý.
Những người con Phật chúng ta là một thành phần của Giáo Hội. Vì thế, nếu chúng ta cố gắng tích cực đi theo con đường Cao Thượng và làm tất cả những điều chân chính, hoàn thiện mà Đức Phật đã giáo hóa, chúng ta phải lần lượt xiển dương thiện pháp và giúp đỡ người khác, những người mà chúng ta gặp gỡ trên cuộc hành trình dương thế, để họ trở thành người bạn đồng hành, những môn đồ thuần thành của Đức Phật.
Tuy nhiên, trên đoạn đường mà chúng ta phải đối đầu, phải chinh phục trước khi đạt đến cứu cánh Niết Bàn, đó là dám đương đầu đánh đuổi kẻ thù một cách dũng cảm thì lo gì kẻ thù của chúng ta không bị suy yếu và cứ cái đà đó lo gì kẻ thù không còn khả năng khống chế chúng ta nữa. Phải chăng cái tôi chính là kẻ thù ggn góc của con người?
Cái tôi là cái tồn tại trong mỗi con người từ lúc mới sinh ra. Cái tôi chính là sự nhận thức, đánh giá của một người về tư cách, nhân phẩm và giá trị của tự thân, thông qua đó, định vị bản thân mình so với người khác. Mỗi phạm trù triết học, tâm lý...sẽ có cách hiểu và có định nghĩa khác nhau về cái tôi. Theo tinh thần Phật giáo, nói đến cái tôi chính là nói đến “cái ngã”.
Cái tôi hình thành và lớn dần theo thời gian. Cái tôi nếu nhìn theo khía cạnh tích cực, thì đó là sự tự tin, niềm kiêu hãnh dựa trên những giá trị tài năng hay nhân phẩm mà họ có được. Còn cái tôi nhìn theo khía cạnh tiêu cực, nghĩa là xuất phát từ những nhận định sai lệch về giá trị của bản thân nên thường có thái độ e dè, tự ti, hay hoài nghi về năng lực của bản thân.
Người có cái tôi quá lớn thường sinh tâm kiêu ngạo, ngược lại sinh tâm bi quan, chán nản. Cả hai trạng thái trên đều không tốt. Khi bị cái tôi cản trở, chúng ta không thể nhìn nhận sự việc và hiện tượng đúng bản chất vốn có của nó.
Nếu cái tôi quá lớn, thì càng làm hại cho chính bản thân mình. Vì cái tôi quá lớn nên không thấy được giá trị của những người chung quanh, càng dễ làm tổn thương người khác. Từ đó, khiến người có cái tôi quá lớn trở nên ích kỷ, đố kỵ, luôn thấy mình bị gò bó khi phải tuân theo khuôn khổ chuẩn mực nào đó.
Có những lý do sau khiến cái tôi quá lớn là kẻ thù gan góc của con người.
1/Cái tôi quá lớn khiến ta bị lãng phí năng lượng cho việc biện hộ những lỗi lầm của bản thân, luôn nghĩ mình đúng, còn mọi người chung quanh mình là sai, nên dồn hết năng lượng để tranh cãi.
2/Cái tôi quá lớn khiến bạn ít suy nghĩ thấu đáo
3/Đẩy những mối quan hệ tử tế của bạn ra xa. Người có cái tôi càng lớn thường nhận lại một sự thật phủ phàng là mọi ngưòi càng tránh xa. Sẽ chẳng có ai đủ kiên nhẫn để liên tục giải thích và đưa ra những góp ý xây dựng, nhưng luôn bị chối bỏ, không được trân trọng.
4/Cái tôi quá lớn không cho phép bạn mở lòng. Khi gặp khó khăn, vì cái ngã của bạn to quá, bạn nghĩ bạn tự xoay xở được, vì thế bạn không mở lòng để nghe lời khuyên hay góp ý từ bất kỳ ai.
5/Tâm trí bạn trở nên nặng nề, căng thẳng hơn rất nhiều.
6/Cái tôi quá lớn khiến cho bạn trở nên thờ ơ, vô tâm. Lòng trắc ẩn không phải là thứ tự nhiên, nhưng nếu cứ chăm chăm vào những mặt tiêu cực, tồi tệ nhất của đối phương thì làm sao bạn thấy mặt tích cực của họ.
Vậy làm thế nào để hóa giải kẻ thù gan góc của con người.
-Hãy biết lắng nghe và học hỏi
-Lựa chọn lý trí thay vì cái tôi.
-Tách rời nhận thức cá nhân
-Xây dựng quan điểm toàn diện
-Thử tiếp nhận những phản hồi xung quanh
-Đừng khiến cái tôi quá lớn của bạn gây mất uy tín
-Hãy nhìn vào mặt tích cực của sự buông bỏ
Những ai yêu quý cái tôi thì làm sao họ mở rộng lòng được, bởi họ chỉ quan tâm đến mình, thậm chí không còn quan tâm, giúp đỡ đến người khác. Những người sống chỉ vì cái tôi của mình, họ đâm ra tàn bạo, lãnh cảm, tham lam, bẩn thỉu, bất lương.... Nếu vây họ có xứng đáng là đệ tử của Đức Phật?
Làm thế nào để giảm kẻ thù gan góc trong cuộc sống?
-Không nên so sánh bản thân mình với người khác. Dù so sánh theo hướng tích cực hay tiêu cực đều không nên. Mỗi người có một thế mạnh riêng, không ai giống ai.
-Học cách lắng nghe người khác. Nói về bản thân, ai cũng có những ưu khuyết điểm khác nhau. Nếu biết lắng nghe những góp ý xây dựng từ đó rút ra những ưu khuyết điểm của riêng mình là điều đáng trân trọng vô cùng.
-Đủ bản lĩnh nhận ra sự thành công hay thất bại. Người có cái tôi càng lớn thì càng dễ bị suy sụp khi đương đầu với thất bại. Việc thất bại là bài học cho những thành công lần sau.
-Sau khi tìm hiểu có thể thấy rằng bản thân cái tôi không hề có tội, không hề xấu. Cái tôi quá lớn hay quá bé đều không tốt mà cần có sự điều chỉnh hợp lý, kịp thời giúp bản thân mỗi người trở nên hạnh phúc, vui vẻ, an lạc, không có sự đố kỵ với người khác mà biết hài lòng với những gì mình có.
Tóm lại, cái tôi chính là “ngã ái” gây ra biết bao phiền não trên cuộc đời này, là kẻ thù gan góc của con người. Bất cứ ai yêu quý sự thật, người ấy không thể tham lam, tàn bạo, ích kỷ....Ngược lại, họ sẳn lòng giúp đỡ những ai lâm cảnh khốn cùng và trang trải niềm vui tươi hạnh phúc đến bất cứ nơi nào họ đặt chân đến.
- Tag :
- Tâm Anh