Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đức Phật, Nhà Đại Giáo Dục

06 Tháng Mười Hai 202211:02(Xem: 1506)
Đức Phật, Nhà Đại Giáo Dục
Đức Phật, Nhà Đại Giáo Dục

HT. Thích Minh Châu

hinh phat 5

Lời nói đầu:
Phật pháp là giáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù của giáo dục : Nội dung, mục đíchphương pháp, đối tượng, tổ chức, thực hiện … Có thể nói, kinh điển xưa nay của Phật giáo ghi lại lời Phật dạy chiếm số lượng lớn nhất và lâu đời nhất so với các điển tịch nào ghi lại nội dung tư tưởng giáo dục của bất cứ nhà giáo dục nào trên thế giới. Do đó, sẽ rất hợp lý khi bảo rằng Đức Phật là nhà Giáo dục vĩ đại.
“Đức Phật, nhà Đại Giáo dục” là tựa đề bài thuyết giảng của chúng tôi nhân lễ Phật Đản Phật lịch 2512 (1968), được quý Thầy ở Thiền viện Vạn Hạnh đề nghị chúng tôi chọn làm tựa đề cho quyển sách này, gồm 37 đề tài sau khi đã sưu tập, đánh máy và đóng thành tập.
Từ năm 1965, sau khi nhận chức vụ Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnhchúng tôi có thuận duyên để thực hiện tâm nguyện từ lâu của mình là đóng góp xây dựng một nền giáo dục Phật giáo tại Việt Nam. Do đó, trong những năm tiếp theo và cả đến naychúng tôi vẫn lưu tâm nghiên cứu và ứng dụng Phật giáo và giáo dục.
Thể theo lời thỉnh cầu của đệ tử hai giới xuất gia và tại giachúng tôi thuận ý cho ấn hành Tuyển tập này và có vài lời đầu sách. Đây là một chút quà mọn tinh thần xin gửi tặng chư Tăng Ni Phật tử thân hữu lâu nay vẫn gần gũi bên chúng tôi.
Phật lịch 2548 – 2004
Thiền viện Vạn HạnhMạnh Đông Giáp Thân
Tỷ-kheoThích Minh Châu.


Chúng ta hãy tìm hiểu Đức Phật dạy cho nhân loại những gì, hay gần ta hơn, Đức Phật dạy chúng ta những gì khi Ngài đứng trên bình diện một nhà Đại Giáo dục hoán cải con người theo hướng Ngài muốn cho chúng sinh đi.

Lời dạy đầu tiên của Ngài là muốn giáo dục con người, muốn cải thiện xã hội, phải có can đảm và sáng suốt tìm hiểu sự thậtsự thật tâm linhsự thật trí thức và đạo đứcsự thật xã hội, dầu sự thật ấy có xấu xa không tốt đẹpnhất định không che đậy tuyên truyền nịnh bợ, không dối mình gạt người. Vị lương y cần phải hiểu thực trạng của bệnh nhân mới mong chữa triệt gốc bệnh. Sự giáo dục con người chỉ hữu hiệu khi chúng ta thấy rõ thực trạng con người và xã hội, khi chúng ta biết tôn trọng sự thật. Đó là lý do Ngài dạy bốn sự thật trong bài thuyết pháp đầu tiên.

Ngài khuyên Đại đức La Hầu La chớ có nói dối dầu chỉ nói mà chơi. Nói một cách khác, đạo Phật không phải là đạo của người nói dối, của những người sợ sự thật. Hòa bình giả hiệu, đạo đức giả hiệu, bất bạo động giả hiệu, tự do công bằng giả hiệu, không có chân đứng trong đạo Phật.

Lời dạy thứ hai của Ngài là con người là nơi tập trung của hai năng lựcVật chất và tâm linh, Rùpa và Nàma, sắc pháp và tâm pháp. Nói con người là duy vật, tất phủ nhận năng lực tâm linh. Nói con người là duy tâm, tất bỏ quên sức mạnh vật chất. Một nền giáo dục hữu hiệu, phải là một nền giáo dục toàn diện, cả thân lẫn tâm, cả sắc pháp lẫn tâm phápGiáo dục theo đạo Phật gồm có Giới họcĐịnh học và Tuệ họcGiới học là huấn luyện sắc thân con người, thúc liễm hành động con người để khỏi phải bị hoàn cảnh chi phối, khỏi bị ngoại duyên làm dao độngĐịnh học là huấn luyện tâm linh con người, tập trung sức mạnh tâm linh trên đối tượng để sử dụng và phát huy định lực con ngườiTuệ học là trực giác về bản chất của sự vật đưa đến sự giải thoát hoàn toàn của tâm linh, đến sự thực chứng chân lý tối hậu.
Theo tinh thần kinh Dhammacetiya trong bộMajjhima Nikàyachúng ta thấy rõ những người đầu bù tóc rối, áo quần xốc xếch, xanh xao đau yếu, gắt gỏng ồn ào, những người ấy theo ngoại đạo tà giáo hơn là theo Phật giáo. Vì Đức Phật dạy chúng ta đối trị cả hai – tâm bệnh và thân bệnh – và người Phật tử đúng theo nghĩa chân chính của nó phải là người lành mạnh về thể xác cũng như về tinh thần. Những tâm hồn bệnh hoạn, những tư tưởng hắc ám, những người lập dị, những quái thai của thời đại, không có chân đứng trong Phật giáo.

Lời dạy thứ ba của đạo Phật là vấn đề giáo dục con người không phải là vấn đề thuần đạo đức hay thiện ác như thường bị hiểu lầmĐức Phật tìm hiểu sự phản ứng của con người trước những đối tượng ngoại cảnh như sắc, thanh, hương, vị, xúc, v.v… Một sinh viên đứng trước sắc đẹp của một nữ sinh mà tâm hồn như mê dại, chứng tỏ sinh viên ấy bị chi phối, bị nô lệ bởi sắc đẹp. Một nữ sinh chỉ nghe nói me chua mà chảy nước miếng phải bỏ học đi mua ô mai ngậm cho đỡ thèm, nữ sinh ấy bị chi phối bởi vị chua, còn bị nô lệ bởi ngoại cảnh. Dưới con mắt của đạo Phậtgiá trị hay mức độ giải thoát của con người tùy thuộc phản ứng con người trước ngoại cảnh. Và giáo dục đạo Phật ở nơi đây nhằm huấn luyện con người ra khỏi sự chi phối hay đúng hơn khỏi sự nô lệ của sự vật. Đạo Phật không bao giờ chủ trương dùng sắc đẹp, tiền bạc, danh lợi và dọa nạt để chi phối và nô lệ hóa con người, dụ người vào đạo PhậtĐạo Phật chống lại mọi hình thức nô lệ, dầu là nô lệ tâm linh hay thần quyền. Chỉ những người, những chủ nghĩa ưa bị nô lệ hay ưa nô lệ hóa con người mới không ưa đạo Phật.

Đứng trước vấn đề thiện ácĐức Phật không xem là một vấn đề thuần luân lý mà phải là vấn đề hiểu biếtnhận thức, một vấn đề lý tính. Theo đạo Phật, tham không nên hiểu theo nghĩa luân lý mà phải hiểu như một phản ứng của thân tâm trước sự vật mình ham thíchPhản ứng ấy tức là ôm vào cho mình những vật gì mình ưa thích. Sân cũng vậy, sân là phản ứng vứt xa tự thân những vật gì mình không ưa thích. Và sở dĩ có tham, có sân, vì hiểu lầm rằng có một cái ngã, cái Ta. Cái gì cái ta ưa thích thì tìm mọi cách đem về cho mình, cái gì cái ta ghét bỏ thì tìm mọi cách vứt xa chúng ra. Vì vậy vấn đề thiện ác ở đây không còn là một vấn đề luân lý mà chỉ là một vấn đề hiểu lầm, một vấn đề si mê. Nói một cách khác, chỉ người ngu mới tham và có sân. Theo A Tỳ Đàm học, si (moha) bao giờ cũng đi với tham (lobha), si (moha) bao giờ cũng đi với sân (dosa)…

Và sự giáo dục theo quan niệm đạo Phật chính là một vấn đề trí thứchay nói cho đúng hơn, một thái độ trí thứckhông chấp nhận có cái ngã, cái Ta đến nỗi hoàn toàn bị nô lệ bởi cái ngã, cái Ta ấy. Trong kinh Brahmajàla, có một câu khiến chúng ta phải giật mình. Đức Phật dạy: “Người ngu tán thán giới đức của Ta, chỉ có người trí mới tán thán trí đức của Ta”. Cho nên đạo Phật thường được gọi là đạo trí thức và những người không ưa đạo Phật phần lớn là người ngu, hay ưa ngu, hay các chánh sáchchủ nghĩa ngu dân và cuồng tín.

Thái độ trí thức ấy khiến Đức Phật giới thiệu một khía cạnh giáo dục thật rất đặc biệt, đó là sự hướng dẫn cá nhân tự mình có một thái độ do tự mình suy tư kinh nghiệm và quyết định, hơn là nhắm mắt theo Đức Phật hay lời Phật dạy.

Khi các người Kàlàma đến hỏi Đức Phật nên tin lời dạy của các vị ẩn sĩ Bà-la-môn nào khi những vị này tán thán giáo lý của mình và bài xích giáo lý của kẻ khác, Đức Phật khuyên không nên vội vã, thụ động hay cảm tình tin theo giáo lý nào. Đức Phật dạy các người Kàlàma hãy tự mình suy tư chín chắnsáng suốt và trầm tĩnhdựa trên kinh nghiệm bản thân để đánh giá những lời dạy của các ẩn sĩ Bà-la-môn.

Cũng với thái độ trên, Đức Phật từ chối không tự xem mình là vị lãnh đạo tối cao của giáo đoàn Tăng già và không muốn dùng địa vị, oai lực và trí đức của mình để biến các đệ tử thành những bầy cừu non dễ dạy dễ bảo. Nói một cách khác, đạo Phật chống lại đường hướng giáo dục đào tạo con người thành những con vật máy móc bảo sao nghe vậy, những con người điện tử. Đạo Phật cũng không tán thành một lối giáo dục nô dịch quần chúng, biến con người thành những máy móc của quần chúng bị giựt dây. Cho nên, những Phật tử thật sự độc tài, muốn làm mưa làm gió trong Giáo hội, thật chưa hiểu đến a, b, c của đạo Phật, chớ đừng nói hiểu đạo Phật.

Tất cả những nét chính yếu về hướng đi và phương pháp giáo dục của đạo Phật vừa đề cập cho chúng ta thấy rõ lời dạy của đạo Phật nhằm một mục đích duy nhất là làm phát triển những khả năng tốt đẹp của con ngườiGiáo dục của đạo Phật tôn trọng sự thật, chữa trị thân bệnh và tâm bệnh, chống đối mọi hình thức nô lệ, phát huy thái độ trí thức với chủ đích nâng cao giá trị của con người. Và thái độ nâng cao giá trị con người ấy được thể hiện một cách hùng hồn nhất khi Đức Phật dạy chỉ có con người mới giáo dục cho chính mình, chỉ có con người mới giải thoát cho mình, Đức Phật chỉ đóng vai trò một người chỉ đường“Các ngươi hãy cố gắng tự mình tinh tấn lên, Đức Như Lai chỉ là một người chỉ đường”, “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”, “Sự chiến thắng vĩ đại nhất là sự chiến thắng tự thân”, là những lời dạy nói lên sự tin tưởng của Đức Phật ở giá trị và khả năng của con người, và một nền giáo dục chân chính phải là một nền giáo dục nhắm đến sự hướng thượng của con người.

(Bài phát biểu của Hòa thượng Thích Minh Châu, Viện trưởng Viện  Đại học Vạn Hạnh, nhân lễ Phật đản 2512.)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 780)
Qua lịch sử, người ta đã vạch ra, lên án những hành vi, những con người hung ác nhưng chưa định nghĩa thế nào là hung ác.
(Xem: 737)
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội,
(Xem: 734)
Trong kiếp Đức Thích Ca thành PhậtẤn Độ, người đối nghịch, thậm chí phá hoại đưa đến âm mưu sát hại Ngài là Đề Bà Đạt Đa.
(Xem: 681)
Không áo mão cân đai. Không y hồng hiệp chưởng. Một bộ y hậu thường nhật mà thôi. Nơi khám thờ hậu Tổ, một di ảnh đơn sơ, bình dị, vậy mà bao nhiêu bài viết đã xưng tánThiền Sư.
(Xem: 785)
Con người được mô tả gồm hai phần: Thể xác và tinh thần. Theo thuật ngữ Phật học thì thể xác tức thân thể con người gọi là “Sắc”, còn tinh thần là “Danh” tức là tâm.
(Xem: 752)
Tâm từ bi, lòng trắc ẩn và không làm tổn hại là những những giá trị phổ quát trong Phật giáo, cho nên đối với người dân Bhutan
(Xem: 688)
Trong đời mỗi chúng sinh, đặc biệtcon người, sinh tử vẫn là điều làm cho chúng ta bất an, lo sợ nhất, dẫu biết rằng không ai thoát khỏi quy luật này
(Xem: 799)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 719)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ? Chắc chắnkhi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương-ghét.
(Xem: 712)
Từ lâu chúng ta nghe nói nhiều về xá lợi, trong đó xá lợi Phật và chư thánh Tăng với lòng sùng tín.
(Xem: 768)
Tôi không biết. Nhưng tôi biết có kiếp trước. Làm sao biết? Bởi vì nếu khôngkiếp trước, làm sao có tôi ở kiếp này?
(Xem: 704)
Doanh nhân hiện nay không riêng gì ở Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn: tình trạng mất đơn hàng do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu,
(Xem: 959)
Dùng bè để qua sông, qua sông rồi thì bỏ bè là thí dụ nổi tiếng về pháp phương tiện trong kinh Phật.
(Xem: 744)
Ông cha ta có câu “gieo nhân nào gặt quả ấy” hay “thiện có thiện báo, ác có ác báo”.
(Xem: 796)
Các anh chị GĐPT đồng phục áo lam, hoa sen trắng đã nhất tề cung nghinh kim quan Đạo Sư, mà bao lần Đạo Sư đã khuyến thỉnh, sách tấn để giữ trọn phương chăm Bi, Trí, Dũng GĐPT Việt Nam, thể hiện một chút tình, gánh kim quan trên vai để đền ơn đáp nghĩa.
(Xem: 937)
Đạo Phật do đức Phật Thích Ca mâu Ni (Sakya Muni Buddha) khai sáng ở Ấn Độ. Căn bản của giáo phápTứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo
(Xem: 1409)
Hình ảnh, âm thanh đi vào cõi vô tung, đồng vọng ngàn sau, bặt tích, hay lưu lộ hình ảnh đôi bạn chân tình nơi chốn hiu hắt bụi đường mà đôi chân không hề mỏi.
(Xem: 957)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 996)
Nhĩ căn viên thông là khả năng mà Bồ-tát Quán Thế Âmthành tựu được nhờ vào sự tu tập ba phương pháp lắng nghe, tư duy và hành động (Văn, Tư, Tu).
(Xem: 927)
Người xưa nói “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Dù cho miệng lưỡi thế gian có thế nào chúng ta vẫn an nhiên, “tâm không bị biến đổi, miệng không phát ra lời nói cộc cằn”
(Xem: 794)
Immanuel Kant (1724-1804) là triết gia vĩ đại, người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức.
(Xem: 750)
Tu tập hằng ngày chúng ta thường được các vị Thầy hướng dẫn, nhắc nhở nếu muốn giác ngộ, thoát khổ,
(Xem: 764)
Ven. Pannyavaro là một tu sĩ Phật giáo người Úc, Ngài đã cống hiếncả đời mình tu tập thiền định theo giáo lý Đức Phật.
(Xem: 627)
Kinh, Luật, Luận của Phật Giáo cả Nam Truyền lẫn Bắc Truyền đọc tụng suốt cả đời cũng không hết. Bởi lẽ lời Phật, lời Tổ quá sâu sắc nhiệm mầu
(Xem: 1293)
“Để được làm người, sinh mệnh đó thực sự may mắn”.
(Xem: 1170)
Quan điểm của Phật giáo nói chung, mọi biến động của đời sống tự nhiênxã hội đều là biểu hiện của nghiệp, do nghiệp lực của nhân loại hiện hành chi phối.
(Xem: 1135)
Trong Phật giáo Đại thừa, bản chất của sự giác ngộ được gọi là bồ đề tâm, có nghĩa là tâm thức tỉnh.
(Xem: 1087)
Vào thế kỷ trước khi Đức Phật đản sinh, vùng đông bắc Ấn Độ đã trải qua những biến đổi sâu rộng làm định hình lại địa chính trị của khu vực một cách sâu sắc.
(Xem: 1198)
Tâm trí của Đức Phật được gọi là bồ đề tâm, nghĩa đen là “tâm giác ngộ”. Bồ đề tâm có hai khía cạnh
(Xem: 1142)
Hệ thống kinh điển trí huệ (bát nhã) tánh Không thường được xếp thành ba phạm trù: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát nhã, và Thật tướng Bát nhã.
(Xem: 1233)
Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế không những có hai giai cấp quyền quý tại Ấn ĐộBà La Môn như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,…
(Xem: 1154)
Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn.
(Xem: 1034)
Thiện ngữ là nói lời lành, chân thật, nhẹ nhàng, xây dựng, đoàn kết, yêu thương.
(Xem: 1070)
Cuộc sống rất ngắn ngủi, vì thế hãy phá bỏ cái tôi ngớ ngẩn của mình, nhanh chóng tha thứ, tin tưởng yêu thương thật lòng
(Xem: 1155)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
(Xem: 1126)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(Xem: 1240)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(Xem: 1133)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(Xem: 1207)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(Xem: 1195)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(Xem: 1105)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(Xem: 1174)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1157)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(Xem: 1749)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1147)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(Xem: 1177)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(Xem: 1087)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(Xem: 1288)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(Xem: 1173)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant