Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nhìn Vạn Pháp Đúng Như Chính Nó

26 Tháng Mười Hai 202209:05(Xem: 1863)
Nhìn Vạn Pháp Đúng Như Chính Nó
Nhìn Vạn Pháp Đúng Như Chính Nó

Chân Hiền Tâm


Nhìn Vạn Pháp Đúng Như Chính Nó



Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.

Tôi không nhớ đã đọc câu đó ở đâu hay nghe từ một ai đó. Chỉ biết câu nói đó đã in sâu vào tâm thức tôi như một công án để nghiền ngẫmKinh Pháp Hoa nói về tri kiến Phật. Kinh Niết-bàn nói về Phật tánhKinh luận khác thì nói Niết-bàn, vô sinhtâm chân như v.v… Khá nhiều khái niệm để chúng sinh hình dung cái chỗ mà mình phải chứng nghiệm cho được sau bao năm tu hành. Nhiều như thế nhưng đều cùng nói về một nơi không có chỗ nơi. Nơi mà kinh luận gọi là bảo sở, chẳng phải hóa thành. Điều đó không khó hiểu. Tùy duyên mà tên thành vô số. Chỉ là chúng liên quan gì đến cái gọi là “Nhìn vạn pháp đúng như chính nó” thì tôi vẫn chưa hiểu ra.

Phải mất một thời gian, tôi mới nhận ra được mối liên hệ giữa các khái niệm với lời nói đơn giản kia.

Hóa ra do chúng sinh không ai nhìn vạn pháp đúng như chính nó đang là. Ngay cả bản thân mình đây, mình nhìn còn không đúng nói là nhìn đúng những thứ không phải mình. Thật sự là vậy. Rất ít khi mình nhìn cái gì cho đúng. Đa phần đều nhìn mọi thứ theo phần lăng kính đã được trang bị cho tâm thức mà không hề biết. Khi tới mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý thì đã có sẵn cái lăng kính ấy chi phối, nên khó mà nhìn vạn pháp đúng như chính nó. Thơ ca, tục ngữ nhân gian đã nhấn mạnh đến việc này khá nhiều, chẳng đợi phải đến kinh luận nhà Phật. Người mất búa nhìn đâu cũng thấy người trộm búa, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ v.v… Nó nói lên tầm ảnh hưởng khá lớn của cái gọi là sở tri và phiền não chướng đối với sự nhận thức của con ngườiSở tri là những gì thuộc về phân biệtquan niệmđịnh kiếnPhiền não là những gì thuộc về cảm xúc như vui, buồn v.v… Hầu hết chúng ta đều nhìn thế giới này bằng chính phần sở tri và phiền não đó. Chỉ khi đạt được cái trí của Phật, hoặc từng phần, hoặc toàn phầncon người mới có cái nhìn tương đối chính xác đối với vạn pháp. Mới thấu được thực chất của vạn sự vạn vật ở cõi đời này.

NGẪM SỰ ĐỜI…

Mới thấy chúng sinh nhìn vạn sự vạn vật lầm thì nhiều mà đúng thì không bao nhiêu. 

Bỏ qua mặt nhân duyên hình thành nên pháp

Sai lầm thứ nhất xảy ra khi ta nhận thức vấn đề mà bỏ qua mặt nhân duyên tạo ra vấn đề đó. Nhưng đó lại là cách mà hầu hết mọi người đang ứng dụng cho cái thấy hay cái nghe của mình.

Khổng Tử, người được đời coi như thánh nhân, vẫn không tránh được cái nhìn như thế huống là phàm phu. Chỉ vì bỏ quên mặt nhân duyên tạo ra pháp.

Thời Đông Chu, Khổng Tử dẫn học trò du thuyết sang Tề. Có hai học trò giỏi là Nhan Hồi và Tử Lộ đi theo. Dân chúng lầm than đói khổ, thầy trò Khổng Tử cũng không thoát được cảnh đó. May thay, ngày đầu đến đất Tề, đã có một hào phú biếu thầy trò ít gạo. Khổng Tử phân Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm. Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ.

Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống, thấy Nhan Hồi mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay nắm lại từng nắm, rồi cho cơm vào miệng. Chứng kiến cảnh ấy, Khổng Tử thở dài, ngửa mặt lên trời than: “Chao ôi! Học trò giỏi của ta mà lại đi ăn vụng…”. Thật ra, Nhan Hồi không ăn vụng. Chỉ vì khi giở nắp xem cơm, một cơn gió thổi qua, bụi trần rơi xuống làm bẩn lớp cơm trên. Ông quyết định ăn phần cơm bẩn để thầy và các bạn không phải mất thêm phần cơm cho mình.

Đánh giá một sự việc, nếu chỉ thông qua các hiện tướng trước mắt mà quên xét đến mặt nhân duyên tạo ra các hiện tượng đó, tức chỉ thấy cái tướng bỏ cơm vào miệng mà bỏ qua nguyên nhân vì sao có việc đó xảy ra, thì nhầm lẫn xuất hiện. Tuy vậy, đây là loại nhận thức được dùng khá thông dụng trong giới chúng sinh và được ủng hộ khá nhanh, khá mạnh.

Biệt danh Sư thái của tôi, tôi chưa từng biết Sư thái là ai. Chỉ biết khi lũ nhóc gọi tên, thấy tôi ngơ ngác, chúng thích thú cười ồ với nhau, rồi một đứa nhìn tôi nói: “Đó là bà Diệt Tuyệt Sư thái trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung, một bà già khó tính, khó ưa, không cho đồ đệ dính vào chuyện ái dục”. Do chẳng phải là nhân vật cao quý gì nên tôi để chúng được tự do. Chúng chịu đến chùa tu hành là tốt rồi. Vui chút sẽ hứng thú hơn.

Không ngờ gọi hoài chết tên, thay luôn tên đời lẫn tên đạo. Thế là có chuyện xảy ra với loại tri thức thiếu cái nhìn nhân duyên: “Thấy ngạo mạn chưa, dám vỗ ngực xưng mình là Sư…”. Từ một khái niệm bình thường, bỗng được tách đôi cho lòi chữ Sư ra để có cớ lý giải sao cho thuận với suy nghĩ của đương sự.

Những cái nhìn như thế, kinh Lăng-già gọi là tướng vọng tưởng. Là do vin vào các tướng mà xuất hiện các loại tư tưởng không có thật, nên gọi là tướng vọng tưởng.

Để chữa trị bệnh tật này, nhà thiền dạy “Phản quan tự kỷ bổn phận sự”. Quay lại quan sát chính mình là việc bổn phận. Nhìn chỉ là nhìn, nghe chỉ là nghe v.v… Nghe mà thấy tâm khởi thì điều phục tâm, không cho khởi nữa. Tức không theo ngoại cảnh mà khởi tâm tiếp.

Trong trường hợp phải đối diện, cần một sự giải quyết thì phải xét đến nhân duyên đã khiến xảy ra các hiện tượng đó. Trong bất cứ việc gì đều nên đặt câu hỏi nhân duyên nào đã đưa đến hiện tượng này? Phanh được tận nguồn mặt nhân duyên của sự việc thì cái nhìn cái nghe của mình mới tránh được lầm lẫn. Nếu chỉ ngay tướng mà đánh giá thì khó mà không vướng sai lầm. Đó là cách tôi dùng để giải quyết những việc xảy ra quanh mình. Vì dù là một người giỏi giang, vẫn có thể có những phút sai lầm. Và nếu là một tên bê bối, vẫn có những lúc có nhiệt tâm thật sự. Đứa giỏi, khiếm khuyết xảy ra chưa chắc do chính bản thân nó đã sai mà vì có duyên cớ gì đó đã đẩy hắn đến tình trạng đó, như tình trạng của Nhan Hồi. Có thể có việc đó. Nhưng đứa bình thường bê bối thì không hẳn khi nào hắn cũng bê bối, dù xác suất xảy ra việc đó có khả năng nhiều hơn. Vẫn có những lúc do duyên gì đó mà hắn bị đẩy vào hoản cảnh đó, không hẳn do hắn bê bối. Vì thế luôn phải xét đến hoàn cảnh xảy ra sự việc, không thể thấy hay nghe mà tin liền vào cái thấy cái nghe của mình. Phải tìm xem do nhân duyên gì mà xảy ra những việc như thế. Có vậy mới mong nhận định của mình được đúng đắnNhận định có đúng đắn thì việc giải quyết công việc mới được chính xác.

Trong việc tu hành chúng ta có thể phá chấp cho đệ tử bằng mọi cách, không cần lý lẽ. Vì có lý lẽ rồi thì đâu còn gọi là phá chấp. Nhưng trong công việc thì nhất định mọi việc phải được giải quyết tương đối hợp tình hợp lý, tránh tình trạng thiên lệch. Đó là cái nhìn của tôi khi xử lý công việc. Không thì dễ khiến người thối tâm và bỏ cuộc khi họ chưa đủ tâm thức vượt sóng một mình.    

Một lần tôi được báo cáo, một em trong đạo tràng đã lớn tiếng với những người lớn tuổi.

May là hôm ấy, tôi vô tình có mặt ở đó. Nhân duyên con bé lớn tiếng không phải do nó sân hay bực, mà vì nó đứng xa mọi người, nên phải nói lớn lên, hy vọng mọi người cùng nghe thấy. Thứ hai, vì sao phải lên tiếng để trở thành lớn tiếng, là do nó thấy chư vị đã tự ý cho chả và dưa vào bánh mì theo ý mình mà không theo ý của ban tổ chức, khi mọi thứ đã được quý thầy cô sắp xếp vừa đủ và đã có chỉ thị rõ ràng. Thay vì hai chả, hai dưa leo, chư vị tự động cho thành ba chả, ba dưa leo, để Phật tử ăn được ngon. Cho kiểu như thế thì các Phật tử trước ăn ngon, nhưng các Phật tử sau sẽ phải ăn bánh mì không. Vì thế mà phải lên tiếng cho kịp. Giọng nói tuy lớn nhưng vẫn nhỏ nhẹmềm mỏng. Với nhân duyên như thế, con bé không có lỗi. Do ý của chư vị bị cản, bất như ý xảy ra, nên thấy nghe thành trái tai.

Những việc lặt vặt nhỏ nhặt như thế giúp mình tỉnh giác hơn với cái nghe cái thấy của mình khi xử lý công việc. Đã phải xử lý công việc thì nên thấu được nhân duyên tạo ra các hiện tượng đó. Tránh trường hợp thấy liền kết luận, nghe liền tin nhận, rồi theo đó xử lý thì mọi việc khó tránh nhầm lẫn.     
         

Vọng tưởng thái quá       

Sai lầm còn xảy ra khi chúng ta nghĩ hơi quá những gì chúng đang xảy ra.

Thằng con uống rượu, tôi bảo đừng uống nữa, nó trả lời chỉ có khỉ trong rừng mới không uống rượu và ăn chayThiên hạ bảo tôi nó đang chửi xéo bà. Cũng có thể là vậy. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì không. Chẳng qua để biện minh cho tật uống rượu của nó nên nó lý luận như thế. Không có tâm gì với bố mẹ.

Một lần họp bàn chuyện công quả phục vụ cho Đại giới đàn. Do việc quá nhiều mà lực lượng của đạo tràng lại mỏng, nhắm không thể phủ sóng hết tất cả, tôi mới đưa ý kiến “Nên nhận vừa đủ công việc mình có thể làm để làm cho đâu ra đó, còn lại nên từ chối, để quý thầy cô biết mà còn lo liệu phân công cho các đạo tràng hoặc thiền viện khác, tránh tình trạng ôm hết rồi làm không được, khiến mọi việc hư hại”. Đó cũng là ý mà Hòa thượng Thường Chiếu thường nhắc đạo tràng trong các buổi sách tấn. Thế nhưng, sau vài ngày, tôi được hỏi ngược “Sao cô can thiệp không cho đạo tràng tham gia công quả Đại giới đàn?”. Không biết do cố ý truyền lệch mà lời nói của tôi thành như thế hay do vọng tưởng quá nhiều mà lời của tôi được diễn lại theo cách như thế? Do gì thì cũng từ ý nghiệp mà ra. Người bị hiểu lầm thì không có gì để mất nếu họ sẵn đủ công đức và bình tâm với việc đó. Nhưng người truyền đi và nghe lại (rồi tin mà khởi tâm) thì coi như tự tạo ác nghiệp cho bản thân. Song kiểu như thế ở thế gian không ít. Đọc sơ vài cái comment trên mạng thì thấy tâm thức người ta vọng tưởng quá nhiều so với việc đang xảy ra. Vọng tưởng rồi thì kế là nói nặng nhẹ. Coi như nặng nhẹ chính ý của mình, chẳng phải sự việc vốn như thế, nhưng ít người nhận ra việc đó.

Cho nên,

Trong Lục thành tựu Phật dạy, mở đầu là “Như thị ngã văn”. Tôi nghe đúng như vậy. Đúng, là Phật nói sao, tôi nghe và nói lại y chang, không thêm không bớt ý nào. Nói vậy, không có nghĩa là không có chuyện thêm thế này hay bớt thế kia trong việc giáo hóa của hàng đệ tử. Việc giảng dạy vẫn có thể không đồng đối với các đệ tử của Phật khi diễn lại ý của  ngài trong việc giáo hóa. Vì là tùy duyênTùy căn cơ của chúng sinh được giáo hóa mà vấn đề được diễn giải có thể thông thoáng hay dễ dãi hơn, miễn tinh thần và hướng đến vẫn không trái với kinh luận, song nhờ đó chúng sinh có thể thâm nhập được ít nhiều những gì Phật dạy. Nhưng đó là trong các bài giảng, còn mở đầu kinh luận thì vẫn “Như thị ngã văn”. Nghe gì nói lại đúng như vậy, không thêm, không bớt.

Để trị tật bệnh vọng tưởng thái quá này, cần thực hành chánh niệm trong mọi oai nghiTâm không tán loạn thì mới mong nghe gì hiểu y nấy. Càng không nên có tâm xiên xẹo hay thương ghét nhiều quá. Đã có tâm xiên xẹo, thương ghét thì dù nghe đúng, diễn lại cũng thành sai. Cái này gọi là biết mà cố phạm.
 

Nhận thức không đúng tầm

Sai lầm còn xuất hiện khi sự nhận thức của mình không ngang tầm đối với vấn đề đang xảy ra.

Do sự không ngang tầm này mà Văn-thù Sư-lợi đã có vô lượng kiếp ở địa ngục trước khi thành đại trí Văn-thù Sư-lợi Bồ-tát.

Sau khi Phật Sư Tử Âm Vương vào Niết-bàn, chánh pháp trụ sáu vạn năm, các cây báu không còn phát ra các pháp âm không, vô tướngvô tácbất sinhbất diệtvô sở hữu v.v. như lúc Phật còn tại thế. Kiếp ấy, tiền thân của Văn-thù Sư-lợi là Thắng Ý. Ông là một vị pháp sư giữ giới thanh tịnhthực hành hai hạnh đầu đà, được Tứ thiền và Tứ vô sắc địnhĐệ tử của ông căn tánh ám độn, nhiều tham cầu, tâm luôn động chuyển, vì phân biệt giữa tịnh và bất tịnh.

Do công phu chỉ ngang tầm Tứ vô sắc định, chưa thâm nhập được âm thanh đà-la-ni, nên với cái nhìn của ông, pháp sư Hỷ Căn trở thành kẻ “dối gạt mọi người đắm trong đường tà. Chỉ dạy người rơi vào tà ác, hư dối. Dám nói dâm, nộ, si và hết thảy pháp tướng đều là tướng vô ngại”. Thực chất Hỷ Căn là hàng Bồ-tát tối thượng, dung nghi chất trựctâm không phế bỏ thế pháp, cũng không phân biệt thiện ácNếu thế pháp hay ác pháp có thể giúp chúng sinh hướng thượng hay trừ bỏ các ác pháp thì Pháp sư chẳng ngại dùng nó. Ông không khen ngợi thiểu dục tri túc, không khen ngợi giới hạnh đầu-đà, chỉ nói về thật tướng thanh tịnh của các pháp. Ông thường dạy đệ tử tất cả pháp tướng, tướng dâm dục, tướng sân nhuế, tướng ngu si tức là thật tướng các pháp, không có ngăn ngại. Rồi dùng phương tiện ấy dạy đệ tử nhập Nhất thiết tríĐệ tử của Hỷ Căn, đa phần thông minh, thích nghe pháp sâu xa, đối với mọi người tâm không sân, không hối, cũng không có hối tiếc, được Vô sinh nhẫn và Vô sinh pháp nhẫn, ở trong thật pháp, tâm như núi Tu-di, không lay động.

Bắt nguồn từ cái nhìn không đúng rồi tạo khẩu nghiệp, Thắng Ý đọa vào địa ngục, thọ khổ vô lượng ngàn ức năm. Ra khỏi địa ngục, sinh trong loài người rồi, thường bị bài báng bảy mươi bốn vạn năm, không nghe được tiếng Phật trong vô lượng kiếp, dầu có nghe được Phật phápxuất gia học đạo, vẫn trở lại xả giới trong sáu vạn ngàn đời, nếu không xả giới thì các căn cũng ám độn[1].

Quả báo của việc không đủ trí tuệ mà cứ hướng ra ngoài phê bình, xúi giục thiên hạ làm chuyện không đâu v.v. kinh hãi như thế, nhưng ít ai biết để mà tránh. Cứ chấp vào cái trí cạn cợt của mình mà tha hồ gõ bàn phím thì quả khổ khó tránh trong tương lai.

Cho nên,

Không phải thứ gì cũng có thể đánh giá trên mặt hình tướng theo thế thường của người đời.

Đông và nhiều là thắng? Không hẳn. Có khi ít và thưa mà vẫn thắng. Vì Phật pháp không y cứ trên số lượng mà y cứ trên tâm lượng. Ít mà tâm lượng rộng lớn, bao dung, không hơn thua, tranh giànhgian dối v.v. thì vẫn thắng. Nếu đông mà được như thế thì đông là thắng. Nhưng nếu đông mà chỉ trụ tâm ở phước báu cúng dường, thiếu định tuệ, tâm danh lợi không hàng phụctranh giành, hơn thua không bỏ v.v. thì đông không phải thắng. Do ý này mà các kinh thường có đoạn kết: “Nếu có thiện nam tín nữ nào thường thọ trìđọc tụng, vì người diễn nói kinh này thì phước báu của người này hơn hẳn người bố thí bảy báu, lượng bằng thế giới trải qua số kiếp vô lượng a-tăng-kỳ”. Lợi ích chúng sinh được căn cứ trên tâm lượng, không căn cứ trên số lượng, nên không thể chỉ y cứ trên số lượng để đánh giá việc lợi ích.

Cũng không thể mang thói thường của người đời ra để đánh giá một sự việc dù có khi nó phù hợp với một phần nào đó của kinh luận.

Ai cũng biết giới đầu trong năm giới của Phật tử tại gia là không sát sinh. Ngay cả với những con vật nhỏ bé, nếu hạn chế được vẫn nên hạn chế. Tuy vậy Tổ Trúc Lâm từng cầm quân đánh giặc. Luận theo đó thì thấy việc làm của Tổ dường như đang khiến người phạm giới do không biết nhẫn. Nhưng đã là Tổ thì nhất định mọi việc làm của ngài đều có nhân duyên và thuận theo nhân duyên. Chẳng phải là việc có thể để chúng sinh phán xét đúng sai.

Giả như đó không phải là Tổ, định tuệ và công hạnh của ngài không phủ khắp từ xưa đến nay, có lẽ ngài đã trở thành bia miệng của người đời như một số việc hiện nay. Một tổ chức lợi dụng màu áo tôn giáo để trục lợi, tuyên truyền xuyên tạc giáo pháp và giới luật của Phật khá rõ ràng, thêm nhiều việc sai trái khác nữa. Một người hiểu rõ về tâm lượng và các loại tập khí của chúng sinh, chúng có tác dụng dẫn dắt con người thế nào v.v. thì không cần điều tra, cũng hiểu hết những việc xảy ra trong đó. Tuy vậy tổ chức ấy đã tồn tại khá lâu vì không ai đụng được vào đó. Cho đến khi có người đứng ra thưa kiện, cơ quan thẩm quyền mới có điều kiện bóc trần sự thật và dẹp đi, thì người có công lại bị công kíchphỉ báng, cho là làm trái với giới luật và những gì kinh luận đã dạy. Ngay cả Phật tử cũng không tránh được cái nhìn đó.

Hoặc như việc chùa giàu hay chùa nghèo, cách độ sinh ra sao v.v. là tùy căn cơ của chúng sinh từng miền, không phải cứ chùa nhỏ mới là chánh, chùa lớn là không chánh, không phải chỉ Tăng Ni không nhận tiền cúng dường mới là chánh mà nhận tiền cúng dường là không chánh. Chánh hay tà không nằm ở chùa to Phật lớn hay chùa bé Phật nhỏ, cũng không nằm ở việc có nhận cúng dường hay không v.v. Vấn đề là khi chư vị xuất hiện, dân chúng nơi đó có an cư lạc nghiệp không, thiện nghiệp có được tăng trưởng không, xã hội có ổn định không, tệ nạn, trộm cướp, giết người v.v. có giảm thiểu không. Có là thành công rồi. Người ta cúng dường nhiều mà chịu thuận theo quý Tăng Ni tạo thiện nghiệpgiữ giới, khiến xã hội an bình là được. Còn giàu nghèo hay phương cách độ sinh thế nào là tùy căn cơ chúng sinh và hạnh nguyện của chư vị. Kinh Niết-bàn nói khá rõ về loại phương tiện độ sinh này. Do trí không đủ nên nhìn không thấu rồi thành chuyện thị phi

Tất cả là do biết một mà không biết hai. Chỉ mới hiểu được phần giáo pháp đối trị mà Đức Phật đã dạy, chưa thấu được phần giáo điển thâm sâu mà Phật muốn truyền trao, như Tổ Nhân Tông được Tuệ Trung Thượng Sĩ dạy “Giữ giới cùng nhẫn nhục/ Chiêu tội chẳng chiêu phước/ Muốn biết không tội phước/ Chẳng giữ giới nhẫn nhục…”. Phần giáo pháp mà sau khi nói ra với Tổ Trần Nhân Tông, Tuệ Sĩ dặn “Chớ nói cho người không ra gì biết”[2]. Do thâm nhập được phần giáo pháp thâm sâu này mà mọi việc làm của Tổ sư đều thành diệu dụng với chúng sinh. Không đánh cũng là dụng. Đánh cũng là dụng. Không kiện cũng là dụng. Kiện cũng là dụng v.v. Dụng pháp nếu đúng duyên, lợi ích được cho người, thì tất cả pháp đều là Phật pháp. Cho nên, trong nhà Phật thường có các câu “Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan. Lìa kinh một chữ tức đồng ma thuyết”, hoặc “Y pháp bất y nhân” v.v…    

Để đối trị những sai lầm tương tợ thì những gì không phải là sở trường hiểu biết của mình, tốt nhất không nên khởi tâmPhật giáo rộng lớn thâm sâu lắm! Phần thô của Phật giáo còn chưa ứng dụng được, lấy gì mà thâm nhập được phần giáo pháp tế để không mắc sai lầm khi chạm cảnh khởi tâm? Không nên làm anh hùng bàn phím khi những hiểu biết của mình về Đạo giáo còn cạn cợt. Phản quan tự kỷ cho an toànHiện tại an bình mà tương lai không phải nhận quả khổ. Còn mọi thứ ở đời này đều có nhân duyên và nhân quả. Những gì hiện tại người ta đang nhận được, là do nhân duyên đã tạo từ quá khứ. Những gì hiện tại người ta đang tạo ra, nhất định có quả báo khi đủ duyên. Không đợi mình phải can thiệp mà can thiệp sao được với tâm trí thấp kém của mình, chỉ gây thêm hoang mang cho người khác. Việc gây hoang mang đó sẽ có cái quả không hay trong tương lai khi đủ duyên.     

Thấy mọi thứ đều thật

Sai lầm nền tảng nhất chính là thấy các pháp đều thật, trong khi Phật bảo tánh các pháp là không, thảy đều duy tâm sở hiện, như ngủ rồi mộng mà thấy mọi cảnh giới, không thứ gì có chất thật. Nhưng hầu hết chúng sinh không ai thấy được điều đó. Đều thấy mọi thứ là thật. Không thấy tất cả đều từ tâm hiện. Đây cũng chính là nền tảng khiến mọi loại vọng tưởng nói trên sinh khởiVọng tưởng khởi rồi thì khẩu nghiệp và thân nghiệp khởi theo.

Nếu rõ được mọi thứ không thật, sẽ không có gì bận tâm. Tâm không thật, thân không thậtthế giới chung quanh cũng không thật thì chẳng còn đua tranh, hơn thua, khiến sinh khởi các bất thiện nghiệp. Nhưng vì thấy mọi thứ là thật nên vọng tưởng sinh khởi. Trên cái không thật lại sinh khởi nhiều cái không thật khác. Tham, sân, si theo đó mà huân tập. Đủ lực liền biến thành cảnh giới như thật như hiện nay.

Để đối trị việc này cần phải có sự tu tậpphát Bồ-đề tâm, hành Bồ-tát đạo. Thường xuyên quán các pháp không có thật, đều từ tâm mình hiện ra. Nói từ tâm hiện ra là muốn người biết cội nguồn từ đâu mà có muôn sự muôn vật. Đều từ tâm vọng tưởng nơi mỗi người xuất ra. Hạnh phúc hay bất hạnh v.v. đều bắt nguồn từ thân, khẩu, ý nghiệp của mình, chẳng phải từ người mà có, như chúng ta vẫn lầm tưởng bao lâu nay. Mọi ý tưởng và hành vi của mình đều được huân tập, lưu giữ trong tạng thức, đủ duyên thì hiện ra thân căn và thế giới quanh mình như cách ngủ rồi mộng. Do vô minh mà chúng ta có loại trường mộng như hiện nay.      
  

TRỰC NHẬN TÁNH KHÔNG CỦA VẠN PHÁP

Cho nên

Tu hành cuối cùng là để trực nhận cho được phần tánh không này của vạn pháp. Cũng chính là phần Phật tánh sẵn đủ trong mỗi chúng sinh, chỉ do vô minh mà không thể sống được với Phật tánh của mình. Sống được với Phật tánh thì mọi cái nhìn đều đâu ra đó. Không sống được với Phật tánh, tức bị vô minh dẫn chạy thì lầm từ việc này sang việc kia, khổ từ kiếp này sang kiếp khác. Vì tuy mọi thứ không thật nhưng một khi đã chấp thì mọi thứ đều thành thật. Thân thật, tâm thật, khổ thật, sướng thật  v.v…

Lăng Nghiêm nói về chủ và khách, về vọng và chân, Lăng-già nói về mười một loại vọng tưởng, thảy đều muốn giúp người tu nhận ra thứ gì là vọng, thứ gì là chân để biết đường mà phân ranh, chọn lựa. Bỏ vọng về chân hoặc ngay vọng nhập chân, không để vọng kéo lôi nữa. Từ chỗ hiểu đến chỗ ngộ nhập là một quá trình, gọi quá trình đó là tu hànhThể nhập được rồi thì hết thảy đều nhìn các pháp đúng như chính nó.

                         


 

[1] Luận Đại trí độ tập 1. HT Thích Thiện Siêu dịch và chú. 

[2] Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục giảng giải – HT Thích Thanh Từ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15420)
Người thanh niên lái xe chỉ kịp bỏ vội đồng 5 xu vào cái nón mê của bà cụ rồi lại vội vã đánh xe đi, tránh những tiếng còi xe đằng sau inh ỏi.
(Xem: 13821)
Nó đến Úc, vào lúc Brisbane đang vào mùa hoa phượng tím... Những góc trời tím màu hoa. Chị nói chắc mấy cây phượng nở hoa đón em...
(Xem: 14645)
Sớm. Phố hãy còn lặng lẽ trùm chăn trong cái lạnh của màn sương dày đặc. Mây kéo về giăng kín khiến khí trời thêm buốt giá.
(Xem: 15179)
Mùa sen nở, mùa của những linh thiêng nơi thánh tích và trong lòng người. Những thông điệp được phát đi giữa mùa sen cũng là tiếng nói của lương tri con người trước hiện tại.
(Xem: 14701)
Cuộc sống là một dự án do chính mình thực hiện. Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả của những thái độ và sự chọn lựa của bạn trước đây.
(Xem: 13873)
Cuộc sống là một chuỗi những điều ưu tiên. Và những điều ưu tiên hàng đầu của bạn là gì? Hãy dành cho những người mà bạn yêu quý hơn 5 phút trong quỹ thời gian hằng ngày của bạn.
(Xem: 13459)
Có hai người bạn đang dạo bước trên sa mạc. Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt.
(Xem: 12680)
Bên trong cửa chùa, Nhân trở thành nhà làm vườn chuyên nghiệp tràn đầy niềm say mê sáng tạo cùng với nhiệt tình năng nổ của tuổi trẻ. Hắn có nhiều dự tính cho tương lai.
(Xem: 13887)
Khi tôi nhìn trăng trước mắt, tôi nghĩ đến trăng nửa khuya loáng thoáng trên tàu lá chuối sau vườn cũ. Tôi nghĩ đến đèn trung thu lúc nhỏ. Tôi nghĩ đến cái chõng tre giữa sân trên đó...
(Xem: 13068)
“Hôm nay cá nhân tôi sống dưới ánh sáng từ bi của Đạo Phật và tôi đã mang tình thương yêu ấy đến với mọi người, không phải do tôn giáo của tôi mang đến, mà việc nầy khởi đầu bằng tình thương của người mẹ không biết chữ của tôi…”
(Xem: 13599)
Anh và em là những người có đạo. Nhưng đạo của chúng ta là một tôn-giáo nhân bản, một tôn giáo không hề có tín lý hay giáo điều...
(Xem: 12962)
Tôi cố gắng để phát triển một động cơ hay quyết định, mà như một thầy tu Đạo Phật, cho đến khi Phật quả của tôi, cho đến khi tôi đạt đến Phật quả...
(Xem: 12911)
Tin vô thường, ta biết mọi điều không thể mãi mãi như thế này, để không hí hửng vênh vang với cái mình có được, hoặc đau khổ nhụt chí với những thất bại mất mát...
(Xem: 13179)
Bạn sẽ thật sự hạnh phúc khi tiếng nói của nội tâm của mình được vang vọng trong chiều hướng thăng tiến của tâm linh, không còn sự chấp thủ...
(Xem: 14682)
Thật là dễ nếu cảm ơn những thứ tốt đẹp, nhưng cuộc sống bao giờ cũng tạo cơ hội mới cho mọi người cảm ơn cả những thứ chưa hoàn hảo nữa.
(Xem: 14900)
Giá trị của thành công được đo bằng thước đo của sự khó khăn, như lời Đức Phật dạy: “Ở đời đừng cầu không khó khăn hoạn nạn, vì không khó khăn hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy”.
(Xem: 13037)
Mênh mông là nước, xanh xanh sâu lắng, cười đùa. Vung tay là nước, cười ra nước, hồn của nước non. Giữa khoảng không nầy, không gì có thể bám víu.
(Xem: 14998)
Có những lần ta lắng nghe chiếc lá… Chiếc lá nói rằng… …em thoát thai từ mẹ cây, em sống bởi sự vay mượn khí trời, ánh nắng...
(Xem: 21817)
“Bạch mai, em đi mãi”. Không có sự dừng lại trong vòng chuyển dịch sinh -diệt, diệt – sinh. Nó đắp đổi nhau tạo nên dòng chảy cuộc đời.
(Xem: 15131)
Vô thường không phải là một điều xấu, nó cũng có mặt tốt: nếu hạnh phúc không tồn tại mãi mãi, thì sự bất hạnh cũng không vĩnh cửu.
(Xem: 14217)
Vậy là bên dưới những cuộc chiến, luôn có góc khuất, sự ẩn tàng của bình yên. Nếu khéo tay một chút, ta có thể phát huy năng lượng tươi tắn của đóa hoa...
(Xem: 14700)
Đối với người biết trích lấy tinh khí của cuộc sống thì chết không có nghĩa là sự suy tàn cuối cùng, nhưng là sự kết thúc trong thanh tịnh của một đời sống trọn vẹn...
(Xem: 14269)
Thiện do Đức Phật trình bày, thiện ấy là tốt đẹp, cao thượng và hoàn chỉnh. Thiện ấy là xuyên suốt mọi thời gian mà không phải từng giai đoạn.
(Xem: 17473)
Nhớ về những điều xưa cũ để định vị mình của hiện tại, để trân quý những gì đã qua, để biết ơn những người đã ở bên mình, là động lực cho mình...
(Xem: 17721)
Có thì có tự mảy may, Không thì cả thế gian này cũng không. Vừng trăng vằng vặc in sông, Chắc chi có có, không không mơ màng. Phan Trang Hy
(Xem: 17736)
Mây trắng bay đi đây đó, phơi mình trong nắng, thế mây trắng có thong dong không? Tôi hỏi và ngồi thật im, quán thật sâu để nghe mây trắng trả lời...
(Xem: 13814)
Trước thế kỷ này các nhà khoa học và thần học đều giả định giống nhau rằng vật chất không thể được tạo ra (hoặc hủy diệt) bằng các phương tiện có trong thiên nhiên.
(Xem: 13453)
Vào cõi thơ Mặc Giang một thoáng chơi, ta càng say đắm, trí tuệđạo đức con người càng tăng trưởng, cảm nhận được niềm vui vô tận.
(Xem: 12697)
Đừng để đến lúc ly biệt rồi mới thấy tiếc nuối những ngày tháng tương phùng. Đừng để tới giờ chia cách rồi mới bàng hoàng nghĩ đến những phút giây gặp gỡ...
(Xem: 14633)
Chúng ta chỉ có hai lựa chọn. Một là cố gắng một cách điên cuồng để đảo lộn mọi thứ, hai là cố gắng chấp nhận hoàn cảnh.
(Xem: 14944)
Ngày nay càng có nhiều sự thừa nhận qua sự phát triển và chứng minh của khoa học về sự nối kết gần giữa trạng thái của tâm và hạnh phúc.
(Xem: 15566)
Bằng việc quán tưởng về tiền bạc, chúng ta có thể cảm nhận được cả hai mặt của đồng tiền: nó có thể dìm ta xuống mà cũng có thể đưa ta lên...
(Xem: 15813)
Chẳng hay tự thuở nào, mỗi buổi sáng mở mắt bỏ chân xuống đất tìm dép để đi là con gọi mẹ. Cất bước, bước chân đầu tiên trong ngày là con gọi mẹ.
(Xem: 15418)
Một tâm thức an bìnhthanh thản giúp ta phát huy tình thươnglòng từ bi dễ dàng hơn, đấy là hai phẩm tính giúp ta loại bỏ mọi sự ganh tị, sợ hãi và nóng giận.
(Xem: 13045)
Đạo Phật nói cho tất cả chúng ta rằng, mọi người trên trái đất nầy đều là anh em. Tất cả chúng ta đều là người con của đức Phật. Bởi vì trong mỗi chúng ta đều có Phật tánh.
(Xem: 15174)
Cô bé choàng tỉnh giấc. Trời đêm. Vắng. Lạnh. Gió se sắt. Một giọng nói êm đềm cất lên: "Chào con gái của mẹ. Con hãy gia nhập đời sống trong khoảnh khắc vô cùng.
(Xem: 15585)
Trong năm giới luật (ngũ giới) dành cho những người con Phật tại gia, giới thứ tư là “không nói dối”. Rất nhiều người Phật tử đồng ý rằng, giới này là giới khó thực hiện nhất.
(Xem: 16347)
Nói dối, ta đã từng. Nói dối, có nghĩa là ta không thật thà. Có lúc bụng dạ ta thật thà nhưng ta nói dối và có khi bụng dạ ta không thật thà và ta nói dối…
(Xem: 16064)
Ai đó bảo, ngay khi cho bạn đã nhận lại (rất nhiều). Và thế là tôi áp dụng mệnh đề đó cho bằng an - một giá trị cao quý nơi tâm hồn...
(Xem: 17153)
Thông thường, người ta nói đến bạn có nghĩa là nói đến những thực thể đồng loạicon người. Và thường người ta bỏ quên những thực thể khác...
(Xem: 15635)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta?
(Xem: 14354)
Năm nay sẽ là một năm đặc biệt để người Nhật trải nghiệm sâu sắc về lẽ vô thường, hư ảo của cuộc sống qua từng cánh hoa rơi.
(Xem: 15330)
Một ngày mùa xuân, thi sĩ ngồi tĩnh tâm bên bờ nước trong vườn. Trời mưa nhè nhẹ, văng vẳng đâu đây tiếng chim bồ câu rung rúc vang vọng lại.
(Xem: 17070)
Daisy là đóa hoa của nàng công chúa Bạch Tuyết, có trái tim yêu thương không sợ hãi - dù gặp bà mẹ ghẻ phù thủy độc ác mà nàng không hận thù.
(Xem: 16140)
Trong cuộc sống, có rất nhiều cái mình không thể, hoặc không đủ trí tuệ, khả năng nhận biết sự hiện diện (từ xa) của nó nên mình đặt nó vào hai chữ… bất ngờ!
(Xem: 12645)
Khác hơn thường lệ, đôi bạn thân Hiển và Phước, đối ẩm trong lặng lẽ, chẳng ai chịu mở lời. Hiển nâng chung trà hớp từng ngụm...
(Xem: 14785)
Tư Lợi có ba cô gái đang xuân tuổi từ 24 đến 30, đều xuất thân đại học, đều có việc làm tốt tại San Jose, California, đứa nào cũng theo nếp sống Âu Mỹ giao du rộng rãi...
(Xem: 17175)
Tuổi thơ là những tối mùa hè cùng chị gái nằm trên trần đếm sao. Đếm mãi không hết, đếm đến tận bây giờ.
(Xem: 56146)
Dẫu cả thế giới quay lưng với bạn thì bạn cũng đừng vội quay lưng với mình. Đừng hết yêu đời, đừng nhìn đời bằng màu đen...
(Xem: 15251)
Khi thấy một con kiến đang bò, hãy thử lấy ngón tay chặn, sẽ thấy nó cuống cuồng quay lui, tìm đường chạy. Có phải vì nó cũng biết sợ, biết đau không?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant