Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật Giáo Và Khoa Học

04 Tháng Giêng 202311:57(Xem: 1764)
Phật Giáo Và Khoa Học
Phật Giáo Và Khoa Học

 Alexander Berzin

hinh phat

Hỏi: Xin ông nói về mối liên hệ giữa đạo Phật và khoa học và cho một vài ví dụ điển hình về những điểm tương đồng.


Tiến sĩ
 Berzin:
 Cho đến nay, những cuộc đối thoại giữa Đức Dalai Lama và các nhà khoa học chủ yếu chú trọng về ba lãnh vực. Một là đề tài vật lý thiên văntìm hiểu xem vũ trụ đã được phát triển như thế nào. Vũ trụ có khởi điểm không? Vũ trụ được tạo ra hay là một quá trình bất tận? Đề tài khác là vật lý hạt, liên quan đến kết cấu của nguyên tử và vật chất. Thứ ba là khoa học thần kinhnghiên cứu về sự vận hành của não bộ. Đây là ba lãnh vực chánh.

Một trong những kết luận mà Phật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa. Trong khoa học, theo lý thuyết bảo tồn vật chất và năng lượng thì chúng chỉ biến đổi chứ không được tạo ra, cũng không bị hủy diệtPhật tử hoàn toàn đồng ý với điều này và cho rằng tâm cũng như thế. “Tâm”, trong Phật giáo là sự ý thức về các pháp, hữu tình hoặc vô tình. Ý thức không thể sanh hay diệt, chỉ có biến đổi mà thôi. Vì vậytái sanh chỉ là sự thay đổi của dòng tâm thức liên tục của một cá thể mà hiện nay, cơ sở vật chất của nó là một thân khác.

Các nhà vật lý hạt nhấn mạnh về vai trò của người quan sát, khi định nghĩa bất cứ điều gì. Ví dụ, ở một khía cạnh nào đó, ánh sáng được xem như vật chất; và từ bình diện khác, nó là năng lượng. Ánh sáng hiện hữu dưới hiện tương nào tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là khuôn khổ khái niệm mà người nghiên cứu dùng để phân tích nó. Vì vậy, các pháp tự chúng vốn không tồn tại một cách cố hữu như thế này hoặc thế kia, mà không liên hệ tới tâm thức nhận biết chúng.

Phật giáo cũng khẳng định như vậy: Các pháp hiện hữu tùy vào người quan sát và khuôn khổ khái niệm dùng để phân tích chúng. Ví dụ một vấn đề được xem là nan giải hay không tùy thuộc hoàn toàn vào người trong cuộc. Với một người có khái niệm rằng: “Trường hợp này không thể giải quyết được, mình không thể làm gì được,” thì vấn đề trở nên bế tắc. Trái lại, nếu người khác nghĩ rằng: “Vấn đề này thật là rắc rối và phức tạp, nhưng ta sẽ có cách khác để đối phó với nó”, thế thì người này cởi mở hơn trong việc hóa giải vấn đề. Một vấn đề có thể rất nan giải cho nguời này nhưng đối với người khác lại không đáng kể. Nó tùy thuộc vào người quan sát, chứ các vấn đề tự chúng không to lớn như vậy. Vì vậy, khoa học và Phật giáo đều có cùng một kết luận: Mọi hiện tượng tồn tại bằng những cách khác nhau, tùy thuộc vào người quan sát chúng.

Tương tự như thế, các nhà thần kinh học và các Phật tử cũng ghi nhận mối tương quan duyên khởi của vạn pháp. Ví dụ như, khi các nhà thần kinh học quan sát não bộ để tìm ra cơ chế nào giúp ta quyết định mọi việc, thì họ không tìm ra một “bộ phận tạo quyết định” riêng rẽ nào cả. Trong đầu ta không có một con người bé nhỏ nào gọi là ‘tôi’ để thâu nhận các thông tin từ mắt, tai và v.v… như trên màn ảnh của máy điện tử và có thể quyết định bằng cách nhấn một cái nút để tay chân hoạt động như thế này hay thế kia. Thật ra, mọi quyết định đều là kết quả từ sự tương tác rất phức tạp của một mạng lưới khổng lồ của dây thần kinh, hóa chất và các dòng điện. Cộng tác với nhau, chúng tạo ra một kết quả, đó là một quyết định. Quá trình này xảy ra mà không hề có một cá thể nào tự tạo ra quyết định cả. Phật giáo cũng nhấn mạnh điều này: Không có một cái “tôi” thường hằng và vững chắc nào ở trong đầu ta để tạo ra quyết định cho ta cả. Theo thói quenchúng ta nói: “Tôi đang cảm nghiệm điều này. Tôi đang làm việc nọ”, nhưng thật ra đó là kết quả của sự tương tác vô cùng phức tạp giữa nhiều yếu tốPhật giáo và khoa học rất giống nhau ở điểm này.

Thời gian là gì? Sinh viên chúng tôi phải đến lớp đúng giờ, phải có đủ thì giờ để chuẩn bị cho việc học hay làm tròn trách nhiệm công việc. Chúng tôi phải hiểu về thời gian như thế nào để làm cho cuộc sống dễ chịu hơn?

Trong đạo Phậtthời gian được định nghĩa như “một thước đo của sự thay đổi”. Ta có thể đo lường sự thay đổi bằng sự vận hành của các hành tinh hay vị trí của mặt trời trong không gian. Ta có thể đo nó bằng số lớp dự thính mà ta đã tham dự ở giảng đường trong một học kỳ – ta đã dự được mười hai lớp và còn lại hai lớp nữa. Ta cũng có thể đo nó bằng chu kỳ vật lý, chu kỳ của cơ thể như chu kỳ kinh nguyệt, bằng số hơi thở của chúng ta và v.v… Đây là những cách khác nhau để đo lường sự thay đổi và thời gian là thước đo của sự biến đổiđơn giản là như thế.

Thời gian có hiện hữu, nhưng có ảnh hưởng khác nhau đối với chúng tatùy theo cách ta nghĩ về nó. Ví dụ chúng ta nghĩ, “Chỉ còn vài ngày nữa là tới ngày thi rồi!”. Vì ta nghĩ đến thời gian như một con số nhỏ, ta lo sợ vì không có đủ thì giờ. Nhưng nếu ta nghĩ theo cách khác, “Còn đến 24 tiếng nữa,” thì ta sẽ thấy còn đủ thì giờ để chuẩn bị cho việc thi cử. Điều này là vấn đề tâm lýtùy theo cách nhìn của chúng ta. Nếu ta xem thời gian như một cái gì rắn chắc và nặng trĩu thì ta sẽ bị nó áp đảo và sẽ không có đủ thời giờ. Nhưng nếu ta nhìn nó một cách cởi mở, xem ta có được bao nhiêu thời giờ, thì ta sẽ cố sử dụng nó một cách tích cực, thay vì cảm thấy phiền muộn.

Phật giáo dựa vào luận lý học và sự suy luận rất nhiều. Như vậy có khi nào Phật tử cần có đức tin như trong các tôn giáo khác không?


Phật giáo
 không đòi hỏi điều này. Ta có thể thấy được điều này từ định nghĩa về những gì hiện hữu. Những gì hiện hữu là “những gì ta biết được”, nếu không phải vậy thì nó sẽ không hiện hữu, ví dụ như lông rùa, sừng thỏ, môi gà. Ta có thể tưởng tượng gà có môi của người; ta có thể tưởng tượng một hình vẽ hoạt họa của con gà với cặp môi; nhưng ta không thể thấy môi nơi con gà, vì điều này không có thật. Nó không hiện hữu, vì nó không hề được biết đến.

Điều này ngụ ý là ta có thể biết được tất cả những gì hiện hữu. Tâm của ta, hay hoạt động của sự ý thức về các hiện tượng, có thể hiểu biết tất cả. Kinh điển có dạy rằng sự tuyệt đối vượt ra ngoài sự hiểu biết và ngôn ngữ thế gian. Trước hết, tôi không thích dịch từ ngữ này là ‘tuyệt đối’ bằng Anh ngữ, vì nó có ý nghĩa như một cái gì ngoài tầm với của chúng ta, như một cái gì xa tít ở trên trời. Tôi thích dịch nó như là ‘sự thật sâu sắc nhất về vạn vật’. Sự thật sâu sắc nhất này hiện hữu, nhưng nó vượt khỏi tâm ta, vượt qua khái niệm và ngôn từ, tức là ngoài sự nhận thức thường tình của con ngườiNgôn ngữ và khái niệm chỉ diễn tả những gì hiện hữu trong thể loại trắng và đen, người tốt, người xấu, khôn và dại. Ngụ ý của việc sử dụng ngôn ngữ là mọi vật hiện hữu theo các phân loại rõ ràng và độc lập. Ví dụ như “Anh này thật ngu ngốc. Anh ta không thể làm điều gì đúng cả.”, “Đây là một vĩ nhân”. Nhận thức được thực tại là thấy các pháp không hiện hữu theo sự tưởng tượng của ta, không thể xảy ra được như trên đây, theo cái nhìn trắng và đen. Các pháp uyển chuyển hơn và luôn sống động. Một người không thể làm được một việc gì hiện giờ, không có nghĩa là họ lúc nào cũng đần độn, vì họ có thể làm những việc khác, trong vai trò của một người bạn, một người cha hay mẹ và v.v..

Như thế, khi ta nói rằng điều sâu sắc nhất của các pháp là chúng hiện hữu vượt trên tâm thức và ngôn từ, ta đang nói đến sự thật là các pháp không hiện hữu theo cách ngôn ngữ và khái niệm diễn tả. Tâm ta có đủ khả năng để chấp nhận điều này.

Không phải vì ta không hiểu được một vài điều gì đó mà ta cần có đức tin để tin tưởng nó. Phật giáo không bao giờ đòi hỏi ta tin tưởng một cách mù quángTrái lạiĐức Phật còn nói: “Đừng vì kính trọng ta mà các con tin những gì ta nói. Hãy thử nghiệm chúng như khi các con đi mua vàng.” Điều này đúng ở mọi cấp độ.

Sự lý luận về một điều nào đó có thể không được rõ ràng đối với ta ngay lập tứcTuy nhiên, ta không thể chối bỏ một quan điểm, chỉ vì ta chưa hiểu nó. Nếu ta kiên nhẫn học hỏi và nghiên cứu, những gì trước kia ta không hiểu, có thể trở nên hợp lý.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14050)
Một chàng trai bị lạc giữa sa mạc rộng lớn. Anh mệt lả và khát khô cổ, sẵn sàng đánh đổi bất cứ cái gì chỉ để lấy một ngụm nước mát.
(Xem: 12328)
Thuyết pháp độ sinh suốt 49 năm, bỗng một ngày nhìn lại, thấy mình chưa nói một lời. Bất thuyết thị Phật thuyết! Chung thân ngôn, vị thường ngôn!
(Xem: 12897)
Nhiều năm thăng trầm trong cuộc đời, phần lớn chúng ta đều ý thức rằng những hấp dẫn lực bên ngoài sớm muộn gì cũng sẽ vỡ tan, chỉ có một cõi lòng bình anhạnh phúc...
(Xem: 16553)
Một người thanh niên đang ngồi trên một tảng đá gần nhà vào một ngày nọ. Một nhóm những người thông tuệ từ ngôi làng của anh ta đi ngang qua...
(Xem: 28586)
Một con cá nhỏ bơi lội tung tăng, thả nổi và ngoi lên mặt nước ngắm bầu trời xanh. Một lượn sóng ùa tới, nó đùa giỡn ngụp lặn với sóng...
(Xem: 19249)
Có một vị nam cư sĩ mỗi ngày thường hái hoa tươi trong vườn nhà mình đem đến chùa chí thành dâng cúng Phật. Một hôm, khi đem hoa đến điện Phật...
(Xem: 14869)
Con tin có Phật trên đời Phật luôn hiện hữu không rời chúng sanh Nhìn vào sự việc chung quanh Thật là kỳ diệu phải nhanh tu hành
(Xem: 11269)
Có một sự nhất quán, xuyên suốt trong lời dạy hướng dẫn kỹ năng thiền định của đức Phật, dù là Tứ niệm xứ (Satipatthàna) và Thân hành niệm (Kàyagatàsati)...
(Xem: 13538)
Mỗi buổi sáng ngày Tết nguyên đán, có một vị khách viễn xứ về thăm quê nhà. Vị khách đã đến chùa Kim Liên (Nghi Tàm, Hà Nội) lễ Phật, vãn cảnh chùa.
(Xem: 13692)
Có một người trung niên sau khi xuất gia trở thành một vị cao tăng, trụ trì một tu viện cách rất xa gia đình. Rất nhiều người ngưỡng mộ danh đức của ngài...
(Xem: 12783)
Thuở xa xưa có một chàng trai con của một vị Bà la môn (giai cấp "tu sĩ" cao nhất ở Ấn Độ) sống dưới triều đại vua Pasenadi, thuộc vương quốc Kosala.
(Xem: 19737)
Hạnh phúc chân chính liên quan đến tình cảm và trí huệ nhiều hơn. Hạnh phúc lệ thuộc vào lạc thú vật chất không vững bền, nay có mai không.
(Xem: 14771)
Ba chú tiểu dáo dác nhìn bốn bề xao động trong cặp mắt nai ngơ ngác. Dọc theo lề đường, ánh đèn xanh đỏ lập lòe về đêm...
(Xem: 13163)
Bóng con bé chạy dài theo bóng nắng. Thoắt cái nó đã mất hút sau đám ô môi rậm rạp. Vị thầy chỉ đi theo một đoạn. Nhìn những dấu chân nhỏ nhắn...
(Xem: 13798)
Rõ ràng, ở đời không có cái gì là toàn thiện, hoàn mỹ tuyệt đối cả. Được cái này thì mất cái kia là đặc tính chung nhất của vạn sự vạn vật.
(Xem: 11865)
Một người phạm hạnh thì giống như một viên bảo ngọc, như một tấm pha lê sáng trong, dù có đem bùn đen bôi lên cũng không thể nào làm dơ uế được.
(Xem: 14304)
Khi gặp mình mua 1000 đồng, trong bụng bà ấy được vui một chút, đó cũng là cách mình làm phước. Mình đem vui lại cho người khác, mình cũng sẽ được vui lây...
(Xem: 26771)
Ngày nay, tình yêu đã được hằng kho, hằng kho sách vở, báo chí, phim ảnh ca tụng như là một thứ “linh thiêng, thần thánh”, một nguồn hạnh phúc, hoan lạc đẹp nhất của kiếp người.
(Xem: 14023)
Nắng mùa hè ấm áp, giúp cho vườn hoa ở Canada cảnh sắc rực rỡ. Một hồ sen điểm vài cánh hoa hiếm quí tươi nhuần thanh khiết, làm ấm lòng người thưởng ngoạn.
(Xem: 18509)
Tùy duyên trong cuộc sống là sống mà không câu nệchấp trước bất cứ một sự việc nào dù đó là thuận hay nghịch trong cuộc sống.
(Xem: 13620)
Trong thời gian yên tu, một hôm bỗng dưng chúng tôi cảm thông được nụ cười nhẹ nhàng hiện trên môi Đức Phật và nụ cười tạm biệt của các thiền sư...
(Xem: 15586)
Bạn sẽ làm gì khi cuộc sống trao cho bạn những phiền toái không thể ngờ? Khi những dự tính không theo ý muốn? Bạn có chấp nhận nó...
(Xem: 16270)
Có phải là chúng ta cảm thấy sung sướng hạnh phúc khi ngày nay dù trên đất Mỹ, con cái chúng ta sống gần gũi trong một tiểu bang...
(Xem: 13548)
Ngày nay những gì chúng ta cần là sự chuyển hóa một cách căn bản trong nhận thức của chúng ta về con người là gì. Chúng ta phải từ bỏ ách nặng...
(Xem: 13421)
Trời đã về khuya. Trăng lên cao sáng vằng vặc trên bầu trời đen thẳm. Triều lẳng lặng bước vào bên trong phòng vẽ chưa đóng cửa...
(Xem: 18187)
Hắn cúp máy rồi, tôi cứ nằm yên đó ngó lên bức tranh mực Tàu trên vách. Ở đó có con thuyền hờ hững trên sông, chẳng biết sắp vào bờ...
(Xem: 12743)
Tịnh thất nằm bên triền núi, quanh năm vắng lặng, ít người lui tới. Cái quang cảnh vắng vẻ heo hút tạo cảm giác rờn rợn khi tôi đặt chân đến.
(Xem: 12435)
Năm đầu tiên đặt chân đến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý nghĩa gì với tôi cả, tôi chỉ vui vì ngày hôm đó được nghỉ làm...
(Xem: 12069)
Đã có người hỏi tôi câu hỏi này mà tôi không trả lời được: "Nói dân tộc Việt Nam có bốn nghìn năm văn hiến. Nhưng có thấy cái gì đâu!"
(Xem: 13275)
Sài gòn không có mùa thu để nhuộm thêm sắc vàng cho những chiếc lá còn lay lắt trên cành. SàiGòn cũng đâu có bầu trời thu trong và mát...
(Xem: 14130)
Sài gòn không có mùa thu để nhuộm thêm sắc vàng cho những chiếc lá còn lay lắt trên cành. SàiGòn cũng đâu có bầu trời thu trong và mát...
(Xem: 15452)
Mấy hôm nay, trời bắt đầu sang thu, thời tiết đã dần dần dịu lại, không khí mỗi lúc trở nên mát mẻ. Chỉ còn độ mươi ngày nữa thôi là đến ngày Lễ Vu Lan rồi.
(Xem: 17580)
Thử hình dung vào một ngày giữa năm Canh Dần 1920, Người đau nặng và trời nổi gió. Bên ngoài sấm rền, còn bên gối thì Người lấy ngón tay gõ nhịp...
(Xem: 13106)
Muốn hạnh phúc, mục tiêu chính của chúng ta là phải chiến đấu với những cảm xúc khổ đau này. Chúng ta chỉ có thể đạt được hạnh phúc khi chúng ta quyết tâmnỗ lực tu tập...
(Xem: 11982)
Trên con phố đìu hiu, buông rơi tình, mỏi mòn thả dài xuống làn sợi tóc sương ngon ngọt, thấm da buốt thịt, vì áo xanh tơ trời đã mòn mỏng theo năm tháng, không đủ để chở qua cơn giá lạnh...
(Xem: 13977)
Hành tung của chư vị Bồ Tát, mang nhục thân thị hiện cõi Ta bà, hóa độ chúng sanh, bằng cái nhìn bình thường của con người không thể nào biết được.
(Xem: 13626)
Vanga sinh ngày 31/1/1911, mất ngày 11/8/1996. Bà sống ẩn dật cả đời ở vùng hẻo lánh Kozhuth thuộc Petrich, Bungary. Vanga mất thị lực năm 12 tuổi...
(Xem: 13518)
Một ngày mùa đông năm Dân quốc thứ 25, trên tòa giảng trong chùa Cổ Lâm tại Nam Kinh, Hòa thượng Tuệ Học đang giảng kinh “Bát Đại Nhân Giác”.
(Xem: 14251)
Trên bàn thờ Phật hương tàn đã lâu. Hai cây nến đỏ cháy cũng gần hết. Ánh sáng lung linh mờ ảo trên mặt tượng Phật. Ẩn hiện nét cười hiền, siêu thoát.
(Xem: 16063)
Bố mẹ đi làm về. Bé gái miệng rất tươi: "Con chào bố mẹ ạ. Bố mẹ chào ông đi chứ?" Bố mẹ của bé lẳng lặng đi lên lầu.
(Xem: 20717)
Ngày còn nhỏ, tôi thường nghe dì dượng kể về chuyện tình của họ. Một tình yêu thật đẹp được tô điểm bằng những tình khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn...
(Xem: 21908)
Tiến trình lịch nghiệm của con người được trải dài theo từng tiếng khóc, tiếng cười tự thủa nằm nôi. Ai trong chúng ta không có tiếng khóc đầu đời, nụ cười măng sữa?
(Xem: 12601)
MỤC NGƯU ĐỔ là tranh chăn trâu. Tranh ra đời tự triều đại nào, dưới ngọn bút lông nào, khó mà tra cứu cho đích xác được.
(Xem: 13402)
Tôi sinh ra dưới một mái chùa. Nghe kể rằng sư phụ tôi khi ấy còn trẻ, một hôm đi ngang bỗng động tâm hỏi: "Mô Phật, sao sau chùa lại phơi tã lót?"
(Xem: 22821)
Thơ thiền là một bộ phận của thơ nói chung. Thơ, dù là thơ thiền, thì cũng không thể đi ra ngoài nguyên lý của nó. Ở Trung Quốc, nguyên lý tối cổ của thơ...
(Xem: 12994)
Tôi sinh ra thì thế chiến II đang hồi kết thúc. Lớn lên chút nữa, khi biết nghe và hiểu, những chuyện vãn người lớn về việc đánh nhau đâu đó...
(Xem: 29776)
Văn hóa học là một ngành khoa học nghiên cứu về văn hóa còn khá non trẻ so với các ngành khoa học khác như triết học, toán học, xã hội học, nhân chủng học...
(Xem: 13188)
Ngày xửa ngày xưa có một cây táo rất to. Một cậu bé rất thích đến chơi với cây táo hàng ngày. Cậu bé rất yêu cây táo...
(Xem: 12962)
Tiếng sẻ gọi nhau trong nắng mai thật quá hiếm giữa những âm thanh rộn ràng khác. Trước mặt nhà của nhà thơ Quách Tấn chúng ta...
(Xem: 12707)
Những ngọn sóng cứ đập vào vách đá, hôm kia, hôm qua, rồi hôm nay cũng vậy. Mà hình như chưa bao giờ ngừng nghỉ, những con sóng cứ lô xô...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant