Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tu Tập Trong Lành Và Đơn Giản

06 Tháng Giêng 202310:55(Xem: 1624)
Tu Tập Trong Lành Và Đơn Giản

                                                                        Tu Tập Trong Lành Và Đơn Giản

                                                                                            Cao Huy Hóa

chu tieu 8

Thực hành
 Tịnh độ là đơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linhTịnh độ phù hợp với những người có cuộc sống bận rộn, phù hợp với những người đang đấu tranh với những thói quen tự hủy hoại mình hoặc thất vọng, tức giận, buồn bã, rối loạn, cũng như đối với những người tràn đầy niềm vui trong cuộc sống. Tịnh độ kết nối chúng ta với vẻ đẹp trên thế giới, đầy nghệ thuật và thơ ca, nuôi dưỡng lòng biết ơn đối với tất cả những gì chúng ta nhận được và khôi phục niềm tin căn bản.

Nguồn gốc của pháp môn Tịnh độ nằm trong những lời dạy của Đức Phật Thích Ca dành cho cư sĩ và lòng sùng kính mà mọi người hướng về Ngài trong và sau cuộc đời của Ngài. Những người phổ biến rộng rãi cách tu tập này – Shan Tao (Thiện Đạo Đại sư) ở Trung Quốc thế kỷ thứ VII và Honen Shonin (Pháp Nhiên Đại sư) ở Nhật Bản thế kỷ XII, cùng những vị thầy, môn đồ và cộng sự – đó là những người sống đời sống Phật giáo mẫu mực và tiếp thu toàn bộ giáo lý Phật giáo, nhưng đã chọn cách thực hành này để mọi người bình thường có thể tiếp cận được, bất kể hoàn cảnh, phẩm hạnh cá nhân, giới tính, địa vị hay lịch sử của họ là gì. Những đạo sư này đã sống trong thời kỳ đen tối và mang đến hy vọng cho nhân gian.

Honen Shonin chứng kiến cha mình bị giết trong cuộc nội chiến. Ông lo lắng cho số phận của mẹ mình, một người Triều Tiên nhập cư. Ông đã bị sốc bởi những gì nhìn thấy về sự tàn bạo của con người trong cuộc nổi dậy Hogen (1156). Ông hiểu rằng nhiều người bị mắc kẹt trong những điều kiện xã hội áp bức mà họ không thể làm được gì cả. Ông đã thiết lập môn phái niệm Phật (nembutsu), niệm danh hiệu của Đức Phật, như một thực hành của tình liên đới và niềm an ủi cho những người bị áp bức.

Những câu hỏi trọng tâm của Phật giáo Tịnh độ là từ xa xưa và phổ quát: Làm thế nào chúng ta có thể đặt mình trong mối quan hệ với tình thương vô điều kiện và sống một cuộc sống cởi mở, tự nhiêntừ bi và đầy tin tưởng, với giả thiết rằng, chúng ta chỉ là những con người bình thường đang sống trong một thế giới, như Đức Phật đã dạy, bùng cháy bởi tham, sân, si? Bản thân chúng ta không miễn nhiễm: Chúng ta là một phần của thế giới này. Chúng ta không thể vượt ra ngoài những lo lắng và những mối quan tâm nhỏ nhặt làm rối loạn cuộc sống bình thường, nhưng chúng ta cũng là một phần có mong ước cao hơn nhằm tô bồi cho phúc lợi của tất cả chúng sinh, khi năng lực có hạn và đã bị hư hỏng bởi nghiệp không biết từ đâu?

BA YẾU TỐ CỐT LỖI

1) Trong Phật giáo Tịnh độtình thương vô điều kiện lớn lao mà chúng ta trực cảm được thể hiện ở Đức Phật A Di Đà, vị Phật Vô Lượng ThọVô Lượng Quang. Trong Phật giáo Đại thừa, trong đó Tịnh độ là một bộ phận, có một ý thức mạnh mẽ rằng bản thể của Đức Phật không phải chỉ giới hạn ở một nơi và một khoảng thời gian duy nhất mà là hiện hữu trên toàn vũ trụ, truyền cảm hứng và mang lại lợi ích cho chúng ta. Đây được gọi là báo thân của Đức Phật. Trong Tịnh độgiác ngộ không phải là quá sức để đạt được bằng thành tựu cá nhân, mà là thứ liên tục tắm gội chúng ta, một thứ ánh sáng cho thế giới đã được ban cho bởi sự hiện diện vô hạn của chư Phật và giáo pháp.

2/ Thứ hai, trái ngược với trực giác hứng khởi này, thực hành Tịnh độ cũng bắt đầu với sự thừa nhận rằng, bản thân không thể hiện một cách hoàn hảo trí tuệ và lòng từ bi tương xứng; Đó là một thực tế và bằng chứng hàng ngày, chúng ta là những chúng sinh si mê, dễ bị tổn thương về mặt cảm xúc và dễ mắc lỗi lầm. Đây là trạng thái mà những người bình thường nhận ra khi họ nói: “Tôi chỉ là con người.” Trong tiếng Nhật, đó là bản chất bombu của con người. Theo nghĩa này, chúng ta thực sự là “những chúng sinh ngu si” và chính sự tự nhận khiêm tốn này là nền tảng thứ hai của pháp tu Tịnh độ.

3/ Đặt hai điều này lại với nhau – một mặt là thừa nhận tình thương phổ quát và mặt khác là bản chất giới hạn của chính chúng ta – bất ngờ thay, chúng ta có thể trải qua một sự chuyển đổi, hoặc thậm chí là một cú sốc. Ở đây, chúng ta dễ bị tham, sân, si dưới mọi hình thứcthường hành động ích kỷ và phạm sai lầm, đôi khi gây ra hậu quả thảm khốc, thế mà từ cách nhìn từ bi phổ quát, chúng ta được yêu thương và chấp nhận như chúng ta là thế. Trong ngôn ngữ của Phật giáo Tịnh độchúng ta được chấp nhận bởi tình thương của chư Phật, cụ thể là Đức Phật A Di Đà. Trong pháp môn Tịnh độchúng ta niệm danh hiệu Phật để bày tỏ cảm nghĩ về điều này, đặc biệt là lòng biết ơn và sự bất ngờ hân hoan của chúng ta.

Thế thì, đây là ba nền tảng của thực hành Tịnh độ. Đầu tiên, phải nhận ra sự hiện diện phổ quát của chư Phật. Thứ hai, đối mặt với bản chất giới hạn của chính chúng ta. Thứ ba, thể hiện sự hân hoan bừng nở thông qua việc niệm hồng danh của Đức Phật. Khi chúng ta tiếp tục thực hành như vậy, việc niệm hồng danh tự nó xoay chuyển và làm cho chúng ta xoay chuyển. Chúng ta bắt đầu trải nghiệm điều đó không chỉ về phía tôi cầu Phật, mà ngày càng nhiều hơn khi Đức Phật đáp ứng tôi. Do đó, Phật giáo Tịnh độ là một “lời gọi” theo cả hai nghĩa của từ này. Đó là một thực hành gọi đến, và đó cũng là một cảm giác được gọi – một thực hành định hướng cuộc sống của một người và cung cấp một sự an toàn tinh thần vượt qua sinh tử.

THỰC HÀNH NIỆM PHẬT

Có nhiều cách để niệm hồng danh Đức Phật và trên khắp thế giới Phật giáo, những Phật tử làm như vậy theo cách này hay cách khác. Nó có thể là “Namo Buddhaya”, “Namo Tassa,” hoặc “Buddham saranam gacchami”. Ở Trung Quốc, nó có thể là “Omito Fo” và ở Nhật Bản là “Namo Amida Butsu”. Ở phương Tây, câu niệm cuối cùng này có xu hướng được Anh hóa thành “Namo Amida Bu” để bảo tồn hình thức sáu âm tiết của nhiều bài tụng kinh Nhật BảnPhương pháp đọc hồng danh Phật này được gọi là nembutsu (niệm Phật).

Thuật ngữ nembutsu có nghĩa là “Chánh niệm của Phật”. Namo Amida Bu (Nam Mô A Di Đà Phật) có nghĩa là “Tôi cầu Đức Phật vô lượng”. Tuy nhiên, trong thực tếthực hành này không phải là một khẳng định trí tuệ hoặc nhận thức; đó là sự thể hiện tình cảm và là cách mở rộng trái tim để đón nhận. Khi một người niệm Phật, đó là một biểu hiện của lòng biết ơn và sự hân hoan đồng thời cũng là một biểu hiện của bất kỳ cảm giác tâm linh nào đang khởi lên tại thời điểm đó. Theo nghĩa này, đó là một sự dâng hiến mình và một sự đón nhận ân huệNiệm Phật là con đường hai chiều kết nối bạn với Phật. Đó không phải là một chiếc áo khoác bó sát, không phải là một nỗ lực ép bản thân vào một hình thức quy định hoặc đạt đến một trạng thái tâm đã xác định trước. Mỗi khi một người niệm Phật, một điều gì đó khang khác có thể phát sinh. Bất kể người đó là ai, người đó dâng hiến và người đó nhận về những gì cần. Dấu ấn của Tịnh độ là sự chấp nhận lớn lao, và một trong những điều khó khăn nhất để được chấp nhận là người đó đã sẵn sàng chấp nhận.

Niệm Phật có thể nói, cầu, tụng kinh hoặc được thể hiện bằng bất kỳ cách nào trong rất nhiều cách, với nhịp điệu, hình thức, giai điệu và định dạng, theo nhóm, trong các buổi lễ trang nghiêm hoặc trong khi đi bộ. Nếu có điều gì đó tốt đẹp sẽ xảy ra, ta niệm “Nam mô A Di Đà Phật”. Nếu có điều gì đó tồi tệ xảy ra, ta “Nam mô A Di Đà Phật”. Kẹt xe trước đèn giao thông, ta niệm “Nam mô A Di Đà Phật”. Gặp một người cùng tu học, ta niệm “Nam mô A Di Đà Phật”. Khi một người nhập vào niệm Phật, các thực hành khác cũng bắt đầu trở thành các hình thức niệm Phật. Vái, lạy là niệm Phật với thân. Hành vi bố thí là niệm Phật vì người khác. Viếng điện Phật là niệm Phật, bởi vì chúng ta được vào chánh niệm của Đức Phật.

Những gì chúng ta đang nói đến không thực sự là một kỹ thuật mà là một cách tiếp cận hoặc định hướng. Nó liên quan đến việc sử dụng tích cực trí tưởng tượng và dâng tràn cảm xúcToàn bộ con người được chấp nhậnTịnh độ là đầy biểu cảm và chất thơ. Tịnh độ bao gồm sự tròn đầy và bi ai của cuộc sống. Đôi khi có thể nói rằng, Tịnh độ là dành cho những người trong chúng ta, những người đã thất bại trước nhiều cách tiếp cận có kỷ luật, khổ hạnh hoặc đòi hỏi cao, cũng có thể là những người quá nhạy cảm, hoặc quá văn nghệ, hoặc quá bình thường đối với những con đường vẻ vang hơn. Chỉ cần niệm, niệm Phật, và tiếp tục như thế.

Một điều mà chúng ta có thể thấy rõ là trong mức độ như thế, chúng ta có cảm giác rằng chúng ta được chấp nhận ngay cả khi chúng ta đang là, vậy thì chúng ta có xu hướng trở nên dễ chấp nhận người khác hơn. Một cách rốt ráo, họ là những con người thiếu sót và dễ sai lầm giống như chúng ta, và họ đang chống chọi với những khó khăn luân hồi giống như gánh nặng nghiệp của chính họ, cũng như chúng taChúng ta trở nên thông cảm hơn với những thất bại của người khác. Chúng ta cảm thấy được yêu thương và đổi lại có thể yêu thương người khác nhiều hơn. Đây là nền tảng của lòng từ bi chân chính và tình cảm đồng loại, là hương vị phổ quát của giáo pháp. Khi chúng ta vững vàng theo hướng Tịnh độ, những thất bại và bi kịch xảy đến, hãy vững vàng niềm tin hơn là làm lung lay niềm tin của chúng ta.

“Lúc rơi xuống

là lúc dâng lên

một bông sen”

(Zuigen Inagaki)

Để bắt đầu thực hành, bạn không nhất thiết phải biết chính xác Phật A Di Đà là vị Phật nào, hoặc cách thức niệm Phật như thế nào. Đừng ngăn chặn trí tưởng tượng, trực giác hoặc cảm xúc của bạn. Đây không phải là một tín điều hay một giáo điều; nó là một phong cách. Bạn có thể tạo ra cảm giác về Phật A Di Đà như một nguồn năng lượng lành mạnh đang tỏa ranhư tinh thần mà Đức Phật đã sống một cuộc đời tốt đẹp, hoặc như tình thương vô điều kiện, nhưng đừng lo lắng về sự chính xác hay đúng đắn. Nếu bạn có ý thức rằng niệm Phật có thể là một điều tốt và tin tưởng rằng cứ làm như thế là tốt, thì điều đó là hay quá. Trên thực tế, nó không chỉ là tốt và còn thêm lý do đặc biệt. Ở nơi đâu mà nhiều thực hành tâm linh ngày càng được nhận thức sắc bén và chính xác, thì ở nơi đó, Tịnh độ càng là phương cách để cho cảm giác tâm linh chìm vào vô thức của con người. Không hẳn là chúng ta thực hành quá nhiều để thực hành tác động vào chúng ta, mà chính là nó diễn ra một cách lặng lẽchìm lắng, từng chút một biến đổi cuộc sống của con người. Hãy thử đi. Nếu nó phù hợp với bạn, hãy tiếp tục!

Một cách tốt để bắt đầu thực hành niệm Phật là tụng “Nam Mô A Di Đà Phật” trong năm phút, một hoặc hai lần mỗi ngày. Cứ như thế. bạn có thể nói những từ đó hoặc nghe bản ghi âm bài tụng niệm mà bạn có thể tìm thấy trên mạng. Thoải mái tụng niệm theo ghi âm, hoặc tụng một mình và thay đổi tốc độ hoặc cao độ cho phù hợp với giọng của bạn. Một số người cảm thấy ngượng nghịu khi lần đầu tiên bắt đầu tụng kinh hoặc lo lắng về việc liệu họ có làm “đúng” hay không. Những cảm giác này có thể sẽ mất dần sau một vài ngày.

Nếu niệm như thế là hữu ích, bạn cũng có thể kết hợp niệm Phật vào cuộc sống hàng ngày. Những người khai sinh pháp môn này nhận thấy nhiều người dân Trung Quốc hoặc Nhật Bản bình thường thực hành niệm Phật trong khi trồng lúa hoặc chèo thuyền. Trong trường hợp của chúng tôiniệm Phật có thể là khi cắt cỏ hoặc lái xe ô tô.

Sau đó, một lần nữa, như trong bất kỳ thực hành nào, nếu có thểkết hợp với các bạn đồng tu là điều tốt. Ở Đông Á, điều này rất dễ dàng, nhưng ở phương Tây, người ta đến với nhau thông qua Internet. Thật là tuyệt vời khi chúng ta có thể gặp gỡ trực tiếp và cùng nhau tụng kinhTụng kinh là một phương pháp thực hành mang mọi người đến gần nhau hơn, ngay cả khi nó qua một liên kết video. Một buổi nhóm hộ niệm với một khoảng thời gian để tụng kinh và một chút thời gian để chia sẻ cá nhân có thể là một sự hỗ trợ tuyệt vời để thực hành ngay cả khi chỉ có hai hoặc ba người có mặt, biết đâu ít thế còn hữu ích hơn trong một nhóm lớn hơn.

Bằng tất cả những cách này, chúng ta có thể bày tỏ lòng biết ơn về những gì chúng ta nhận được. Yếu tố cốt lõi của giáo pháp là giáo lý duyên khởi. Mọi thứ phát sinh từ nguyên nhân và điều kiện, có nghĩa là mọi thứ chúng-ta-đang-là và mọi thứ chúng ta có đều phụ thuộc vào những thứ khác mà chúng ta có thể bày tỏ lòng biết ơnNiệm Phật là cách để làm điều đó – một cách không chỉ tạ ơn trong hoàn cảnh cụ thể mà còn đồng thời, chỉ trong sáu âm tiết, chúng ta cầu khẩn và kết nối tất cả những người liên quan đến trí tuệ và lòng từ bi vô hạn của chư Phật. Khi bạn nhận tách cà phê, “Nam Mô A Di Đà Phật”.

Không thể nói chính xác năng lượng lành mạnh này sẽ ảnh hưởng đến bạn như thế nào – nó sẽ phụ thuộc vào những gì bạn cần. Đôi khi chúng ta thậm chí không biết điều gì là tốt nhất cho bản thânvì vậy chúng ta tin tưởng rằng, có điều gì đó tốt đẹp sẽ bắt đầu mở ra. Khi ngày tháng trôi qua, bạn có thể bắt đầu cảm thấy bình yên hơn hoặc có nhiều cách nhìn hơn về các vấn đề của mình. Một số người nhận thấy họ đang đối mặt với cảm xúc của mình theo cách khác đi và kiên nhẫn hơn với chính mình và những người xung quanh. Hầu hết mọi người cảm thấy ổn định và an toàn hơn, ít lo lắng và tự nhiên hơn.

Shinran (Thân Loan), đệ tử nổi tiếng nhất của Honen Shonin, đã nói trong bài hát của mình rằng, Tịnh độ là jinen, đôi khi được dịch là “tính tự nhiên” hoặc “mọi thứ ở trạng thái tự nhiên”. Hay như giảng sư Tịnh độ Zuigen Inagaki viết:

“Đúng như bạn là,

Thật vậy,

Đúng như bạn là!”

Tôi hy vọng rằng bạn thích những khám phá của bạn với niệm Phật và nó mang lại cho bạn nguồn cảm hứng, sự bình ancan đảm và thoải mái như nó đã mang lại cho tôi.

Nam Mô A Di Đà Phật!

 

Chú thích:

Nguyên tác: “Pure and Simple Practice”, tạp chí Tricycle, Winter 2018.

Tác giả: Dharmavidya David Brazier là một giảng sư Phật giáotác giả sách, và giám đốc của International Zen Therapy Institute (Viện thiền trị liệu quốc tế). Ông cũng là người đứng đầu của Amida Order, một tăng đoàn Tịnh độ.
(Trích từ: Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 403 ngày 15-12-2022)


Thực hành Tịnh độ là đơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linhTịnh độ phù hợp với những người có cuộc sống bận rộn, phù hợp với những người đang đấu tranh với những thói quen tự hủy hoại mình hoặc thất vọng, tức giận, buồn bã, rối loạn, cũng như đối với những người tràn đầy niềm vui trong cuộc sống. Tịnh độ kết nối chúng ta với vẻ đẹp trên thế giới, đầy nghệ thuật và thơ ca, nuôi dưỡng lòng biết ơn đối với tất cả những gì chúng ta nhận được và khôi phục niềm tin căn bản.

Nguồn gốc của pháp môn Tịnh độ nằm trong những lời dạy của Đức Phật Thích Ca dành cho cư sĩ và lòng sùng kính mà mọi người hướng về Ngài trong và sau cuộc đời của Ngài. Những người phổ biến rộng rãi cách tu tập này – Shan Tao (Thiện Đạo Đại sư) ở Trung Quốc thế kỷ thứ VII và Honen Shonin (Pháp Nhiên Đại sư) ở Nhật Bản thế kỷ XII, cùng những vị thầy, môn đồ và cộng sự – đó là những người sống đời sống Phật giáo mẫu mực và tiếp thu toàn bộ giáo lý Phật giáo, nhưng đã chọn cách thực hành này để mọi người bình thường có thể tiếp cận được, bất kể hoàn cảnh, phẩm hạnh cá nhân, giới tính, địa vị hay lịch sử của họ là gì. Những đạo sư này đã sống trong thời kỳ đen tối và mang đến hy vọng cho nhân gian.

Honen Shonin chứng kiến cha mình bị giết trong cuộc nội chiến. Ông lo lắng cho số phận của mẹ mình, một người Triều Tiên nhập cư. Ông đã bị sốc bởi những gì nhìn thấy về sự tàn bạo của con người trong cuộc nổi dậy Hogen (1156). Ông hiểu rằng nhiều người bị mắc kẹt trong những điều kiện xã hội áp bức mà họ không thể làm được gì cả. Ông đã thiết lập môn phái niệm Phật (nembutsu), niệm danh hiệu của Đức Phật, như một thực hành của tình liên đới và niềm an ủi cho những người bị áp bức.

Những câu hỏi trọng tâm của Phật giáo Tịnh độ là từ xa xưa và phổ quát: Làm thế nào chúng ta có thể đặt mình trong mối quan hệ với tình thương vô điều kiện và sống một cuộc sống cởi mở, tự nhiêntừ bi và đầy tin tưởng, với giả thiết rằng, chúng ta chỉ là những con người bình thường đang sống trong một thế giới, như Đức Phật đã dạy, bùng cháy bởi tham, sân, si? Bản thân chúng ta không miễn nhiễm: Chúng ta là một phần của thế giới này. Chúng ta không thể vượt ra ngoài những lo lắng và những mối quan tâm nhỏ nhặt làm rối loạn cuộc sống bình thường, nhưng chúng ta cũng là một phần có mong ước cao hơn nhằm tô bồi cho phúc lợi của tất cả chúng sinh, khi năng lực có hạn và đã bị hư hỏng bởi nghiệp không biết từ đâu?

BA YẾU TỐ CỐT LỖI

1) Trong Phật giáo Tịnh độtình thương vô điều kiện lớn lao mà chúng ta trực cảm được thể hiện ở Đức Phật A Di Đà, vị Phật Vô Lượng ThọVô Lượng Quang. Trong Phật giáo Đại thừa, trong đó Tịnh độ là một bộ phận, có một ý thức mạnh mẽ rằng bản thể của Đức Phật không phải chỉ giới hạn ở một nơi và một khoảng thời gian duy nhất mà là hiện hữu trên toàn vũ trụ, truyền cảm hứng và mang lại lợi ích cho chúng ta. Đây được gọi là báo thân của Đức Phật. Trong Tịnh độgiác ngộ không phải là quá sức để đạt được bằng thành tựu cá nhân, mà là thứ liên tục tắm gội chúng ta, một thứ ánh sáng cho thế giới đã được ban cho bởi sự hiện diện vô hạn của chư Phật và giáo pháp.

2/ Thứ hai, trái ngược với trực giác hứng khởi này, thực hành Tịnh độ cũng bắt đầu với sự thừa nhận rằng, bản thân không thể hiện một cách hoàn hảo trí tuệ và lòng từ bi tương xứng; Đó là một thực tế và bằng chứng hàng ngày, chúng ta là những chúng sinh si mê, dễ bị tổn thương về mặt cảm xúc và dễ mắc lỗi lầm. Đây là trạng thái mà những người bình thường nhận ra khi họ nói: “Tôi chỉ là con người.” Trong tiếng Nhật, đó là bản chất bombu của con người. Theo nghĩa này, chúng ta thực sự là “những chúng sinh ngu si” và chính sự tự nhận khiêm tốn này là nền tảng thứ hai của pháp tu Tịnh độ.

3/ Đặt hai điều này lại với nhau – một mặt là thừa nhận tình thương phổ quát và mặt khác là bản chất giới hạn của chính chúng ta – bất ngờ thay, chúng ta có thể trải qua một sự chuyển đổi, hoặc thậm chí là một cú sốc. Ở đây, chúng ta dễ bị tham, sân, si dưới mọi hình thứcthường hành động ích kỷ và phạm sai lầm, đôi khi gây ra hậu quả thảm khốc, thế mà từ cách nhìn từ bi phổ quát, chúng ta được yêu thương và chấp nhận như chúng ta là thế. Trong ngôn ngữ của Phật giáo Tịnh độchúng ta được chấp nhận bởi tình thương của chư Phật, cụ thể là Đức Phật A Di Đà. Trong pháp môn Tịnh độchúng ta niệm danh hiệu Phật để bày tỏ cảm nghĩ về điều này, đặc biệt là lòng biết ơn và sự bất ngờ hân hoan của chúng ta.

Thế thì, đây là ba nền tảng của thực hành Tịnh độ. Đầu tiên, phải nhận ra sự hiện diện phổ quát của chư Phật. Thứ hai, đối mặt với bản chất giới hạn của chính chúng ta. Thứ ba, thể hiện sự hân hoan bừng nở thông qua việc niệm hồng danh của Đức Phật. Khi chúng ta tiếp tục thực hành như vậy, việc niệm hồng danh tự nó xoay chuyển và làm cho chúng ta xoay chuyển. Chúng ta bắt đầu trải nghiệm điều đó không chỉ về phía tôi cầu Phật, mà ngày càng nhiều hơn khi Đức Phật đáp ứng tôi. Do đó, Phật giáo Tịnh độ là một “lời gọi” theo cả hai nghĩa của từ này. Đó là một thực hành gọi đến, và đó cũng là một cảm giác được gọi – một thực hành định hướng cuộc sống của một người và cung cấp một sự an toàn tinh thần vượt qua sinh tử.

THỰC HÀNH NIỆM PHẬT

Có nhiều cách để niệm hồng danh Đức Phật và trên khắp thế giới Phật giáo, những Phật tử làm như vậy theo cách này hay cách khác. Nó có thể là “Namo Buddhaya”, “Namo Tassa,” hoặc “Buddham saranam gacchami”. Ở Trung Quốc, nó có thể là “Omito Fo” và ở Nhật Bản là “Namo Amida Butsu”. Ở phương Tây, câu niệm cuối cùng này có xu hướng được Anh hóa thành “Namo Amida Bu” để bảo tồn hình thức sáu âm tiết của nhiều bài tụng kinh Nhật BảnPhương pháp đọc hồng danh Phật này được gọi là nembutsu (niệm Phật).

Thuật ngữ nembutsu có nghĩa là “Chánh niệm của Phật”. Namo Amida Bu (Nam Mô A Di Đà Phật) có nghĩa là “Tôi cầu Đức Phật vô lượng”. Tuy nhiên, trong thực tếthực hành này không phải là một khẳng định trí tuệ hoặc nhận thức; đó là sự thể hiện tình cảm và là cách mở rộng trái tim để đón nhận. Khi một người niệm Phật, đó là một biểu hiện của lòng biết ơn và sự hân hoan đồng thời cũng là một biểu hiện của bất kỳ cảm giác tâm linh nào đang khởi lên tại thời điểm đó. Theo nghĩa này, đó là một sự dâng hiến mình và một sự đón nhận ân huệNiệm Phật là con đường hai chiều kết nối bạn với Phật. Đó không phải là một chiếc áo khoác bó sát, không phải là một nỗ lực ép bản thân vào một hình thức quy định hoặc đạt đến một trạng thái tâm đã xác định trước. Mỗi khi một người niệm Phật, một điều gì đó khang khác có thể phát sinh. Bất kể người đó là ai, người đó dâng hiến và người đó nhận về những gì cần. Dấu ấn của Tịnh độ là sự chấp nhận lớn lao, và một trong những điều khó khăn nhất để được chấp nhận là người đó đã sẵn sàng chấp nhận.

Niệm Phật có thể nói, cầu, tụng kinh hoặc được thể hiện bằng bất kỳ cách nào trong rất nhiều cách, với nhịp điệu, hình thức, giai điệu và định dạng, theo nhóm, trong các buổi lễ trang nghiêm hoặc trong khi đi bộ. Nếu có điều gì đó tốt đẹp sẽ xảy ra, ta niệm “Nam mô A Di Đà Phật”. Nếu có điều gì đó tồi tệ xảy ra, ta “Nam mô A Di Đà Phật”. Kẹt xe trước đèn giao thông, ta niệm “Nam mô A Di Đà Phật”. Gặp một người cùng tu học, ta niệm “Nam mô A Di Đà Phật”. Khi một người nhập vào niệm Phật, các thực hành khác cũng bắt đầu trở thành các hình thức niệm Phật. Vái, lạy là niệm Phật với thân. Hành vi bố thí là niệm Phật vì người khác. Viếng điện Phật là niệm Phật, bởi vì chúng ta được vào chánh niệm của Đức Phật.

Những gì chúng ta đang nói đến không thực sự là một kỹ thuật mà là một cách tiếp cận hoặc định hướng. Nó liên quan đến việc sử dụng tích cực trí tưởng tượng và dâng tràn cảm xúcToàn bộ con người được chấp nhậnTịnh độ là đầy biểu cảm và chất thơ. Tịnh độ bao gồm sự tròn đầy và bi ai của cuộc sống. Đôi khi có thể nói rằng, Tịnh độ là dành cho những người trong chúng ta, những người đã thất bại trước nhiều cách tiếp cận có kỷ luật, khổ hạnh hoặc đòi hỏi cao, cũng có thể là những người quá nhạy cảm, hoặc quá văn nghệ, hoặc quá bình thường đối với những con đường vẻ vang hơn. Chỉ cần niệm, niệm Phật, và tiếp tục như thế.

Một điều mà chúng ta có thể thấy rõ là trong mức độ như thế, chúng ta có cảm giác rằng chúng ta được chấp nhận ngay cả khi chúng ta đang là, vậy thì chúng ta có xu hướng trở nên dễ chấp nhận người khác hơn. Một cách rốt ráo, họ là những con người thiếu sót và dễ sai lầm giống như chúng ta, và họ đang chống chọi với những khó khăn luân hồi giống như gánh nặng nghiệp của chính họ, cũng như chúng taChúng ta trở nên thông cảm hơn với những thất bại của người khác. Chúng ta cảm thấy được yêu thương và đổi lại có thể yêu thương người khác nhiều hơn. Đây là nền tảng của lòng từ bi chân chính và tình cảm đồng loại, là hương vị phổ quát của giáo pháp. Khi chúng ta vững vàng theo hướng Tịnh độ, những thất bại và bi kịch xảy đến, hãy vững vàng niềm tin hơn là làm lung lay niềm tin của chúng ta.

“Lúc rơi xuống

là lúc dâng lên

một bông sen”

(Zuigen Inagaki)

Để bắt đầu thực hành, bạn không nhất thiết phải biết chính xác Phật A Di Đà là vị Phật nào, hoặc cách thức niệm Phật như thế nào. Đừng ngăn chặn trí tưởng tượng, trực giác hoặc cảm xúc của bạn. Đây không phải là một tín điều hay một giáo điều; nó là một phong cách. Bạn có thể tạo ra cảm giác về Phật A Di Đà như một nguồn năng lượng lành mạnh đang tỏa ranhư tinh thần mà Đức Phật đã sống một cuộc đời tốt đẹp, hoặc như tình thương vô điều kiện, nhưng đừng lo lắng về sự chính xác hay đúng đắn. Nếu bạn có ý thức rằng niệm Phật có thể là một điều tốt và tin tưởng rằng cứ làm như thế là tốt, thì điều đó là hay quá. Trên thực tế, nó không chỉ là tốt và còn thêm lý do đặc biệt. Ở nơi đâu mà nhiều thực hành tâm linh ngày càng được nhận thức sắc bén và chính xác, thì ở nơi đó, Tịnh độ càng là phương cách để cho cảm giác tâm linh chìm vào vô thức của con người. Không hẳn là chúng ta thực hành quá nhiều để thực hành tác động vào chúng ta, mà chính là nó diễn ra một cách lặng lẽchìm lắng, từng chút một biến đổi cuộc sống của con người. Hãy thử đi. Nếu nó phù hợp với bạn, hãy tiếp tục!

Một cách tốt để bắt đầu thực hành niệm Phật là tụng “Nam Mô A Di Đà Phật” trong năm phút, một hoặc hai lần mỗi ngày. Cứ như thế. bạn có thể nói những từ đó hoặc nghe bản ghi âm bài tụng niệm mà bạn có thể tìm thấy trên mạng. Thoải mái tụng niệm theo ghi âm, hoặc tụng một mình và thay đổi tốc độ hoặc cao độ cho phù hợp với giọng của bạn. Một số người cảm thấy ngượng nghịu khi lần đầu tiên bắt đầu tụng kinh hoặc lo lắng về việc liệu họ có làm “đúng” hay không. Những cảm giác này có thể sẽ mất dần sau một vài ngày.

Nếu niệm như thế là hữu ích, bạn cũng có thể kết hợp niệm Phật vào cuộc sống hàng ngày. Những người khai sinh pháp môn này nhận thấy nhiều người dân Trung Quốc hoặc Nhật Bản bình thường thực hành niệm Phật trong khi trồng lúa hoặc chèo thuyền. Trong trường hợp của chúng tôiniệm Phật có thể là khi cắt cỏ hoặc lái xe ô tô.

Sau đó, một lần nữa, như trong bất kỳ thực hành nào, nếu có thểkết hợp với các bạn đồng tu là điều tốt. Ở Đông Á, điều này rất dễ dàng, nhưng ở phương Tây, người ta đến với nhau thông qua Internet. Thật là tuyệt vời khi chúng ta có thể gặp gỡ trực tiếp và cùng nhau tụng kinhTụng kinh là một phương pháp thực hành mang mọi người đến gần nhau hơn, ngay cả khi nó qua một liên kết video. Một buổi nhóm hộ niệm với một khoảng thời gian để tụng kinh và một chút thời gian để chia sẻ cá nhân có thể là một sự hỗ trợ tuyệt vời để thực hành ngay cả khi chỉ có hai hoặc ba người có mặt, biết đâu ít thế còn hữu ích hơn trong một nhóm lớn hơn.

Bằng tất cả những cách này, chúng ta có thể bày tỏ lòng biết ơn về những gì chúng ta nhận được. Yếu tố cốt lõi của giáo pháp là giáo lý duyên khởi. Mọi thứ phát sinh từ nguyên nhân và điều kiện, có nghĩa là mọi thứ chúng-ta-đang-là và mọi thứ chúng ta có đều phụ thuộc vào những thứ khác mà chúng ta có thể bày tỏ lòng biết ơnNiệm Phật là cách để làm điều đó – một cách không chỉ tạ ơn trong hoàn cảnh cụ thể mà còn đồng thời, chỉ trong sáu âm tiết, chúng ta cầu khẩn và kết nối tất cả những người liên quan đến trí tuệ và lòng từ bi vô hạn của chư Phật. Khi bạn nhận tách cà phê, “Nam Mô A Di Đà Phật”.

Không thể nói chính xác năng lượng lành mạnh này sẽ ảnh hưởng đến bạn như thế nào – nó sẽ phụ thuộc vào những gì bạn cần. Đôi khi chúng ta thậm chí không biết điều gì là tốt nhất cho bản thânvì vậy chúng ta tin tưởng rằng, có điều gì đó tốt đẹp sẽ bắt đầu mở ra. Khi ngày tháng trôi qua, bạn có thể bắt đầu cảm thấy bình yên hơn hoặc có nhiều cách nhìn hơn về các vấn đề của mình. Một số người nhận thấy họ đang đối mặt với cảm xúc của mình theo cách khác đi và kiên nhẫn hơn với chính mình và những người xung quanh. Hầu hết mọi người cảm thấy ổn định và an toàn hơn, ít lo lắng và tự nhiên hơn.

Shinran (Thân Loan), đệ tử nổi tiếng nhất của Honen Shonin, đã nói trong bài hát của mình rằng, Tịnh độ là jinen, đôi khi được dịch là “tính tự nhiên” hoặc “mọi thứ ở trạng thái tự nhiên”. Hay như giảng sư Tịnh độ Zuigen Inagaki viết:

“Đúng như bạn là,

Thật vậy,

Đúng như bạn là!”

Tôi hy vọng rằng bạn thích những khám phá của bạn với niệm Phật và nó mang lại cho bạn nguồn cảm hứng, sự bình ancan đảm và thoải mái như nó đã mang lại cho tôi.

Nam Mô A Di Đà Phật!

 

Chú thích:

Nguyên tác: “Pure and Simple Practice”, tạp chí Tricycle, Winter 2018.

Tác giả: Dharmavidya David Brazier là một giảng sư Phật giáotác giả sách, và giám đốc của International Zen Therapy Institute (Viện thiền trị liệu quốc tế). Ông cũng là người đứng đầu của Amida Order, một tăng đoàn Tịnh độ.
(Trích từ: Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 403 ngày 15-12-2022)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1489)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(Xem: 1939)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(Xem: 1764)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(Xem: 1889)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(Xem: 1479)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(Xem: 2066)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(Xem: 1437)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1679)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1587)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1653)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1472)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2222)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 1917)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 1858)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1691)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 2006)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1770)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 1978)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1516)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1762)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 1732)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 1977)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1748)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1604)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1575)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1590)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1675)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 1956)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1544)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
(Xem: 1507)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2030)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 1785)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1594)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2138)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
(Xem: 1784)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 1860)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2057)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2324)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2352)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 1887)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2324)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1695)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 1723)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2055)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2585)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1482)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1445)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1605)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1433)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 2090)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant