Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bông Mai Nở Muộn Của Thiền Sư Mãn Giác

Tuesday, January 24, 202313:07(View: 2892)
Bông Mai Nở Muộn Của Thiền Sư Mãn Giác

Bông Mai Nở Muộn Của Thiền Sư Mãn Giác


Huệ Trân

Bông Mai Nở Muộn


Bài kệ
 của thiền sư Mãn Giác, từ thế kỷ thứ XI, mà tiếng ngân của hai câu kết còn âm vang đến ngày nay, thì chắc hẳn hai câu đó không chỉ ở mặt bằng của ngôn ngữ, mà những gì ẩn dụ thẳm sâu dưới chữ nghĩa mới là giá trị để tồn tại.

            “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

            Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”

Đại ý:  “Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết

            Đêm qua sân trước một cành mai”

            Biết bao giấy mực đã dàn trải để chia sẻ những thấm thía cảm nhận được từ hai câu thơ này. Nhất là khi mùa xuân đến, bông mai nở muộn của thiền sư Mãn Giác lại bát ngát tỏa hương, đến kẻ lơ mơ như tôi cũng không tránh khỏi bùi ngùi khi làn hương này chợt thoảng tới.

            Lạ thay, trọn bài kệ có tựa đề “Cáo tật thị chúng” chỉ gồm sáu câu mà bốn câu đầu được thiền sư giảng bày cặn kẽ, dường như chỉ để dẫn tới hai câu cuối, khi kệ biến thành thơ, mơ màng, lãng đãng, lại ẩn chứa nội lực vô song, khiến ai mang chút nhạy cảm trong tâm hồn, đều không thể đọc mà không rung động.

            Tùy căn cơ, mỗi người đều có thể tự biết vì đâu chỉ hình ảnh bông hoa mai nở muộn mà khiến ta bâng khuâng đến thế!

            Riêng tôi, rung động  vì chợt cảm nhận được dư âm của Pháp Hoa qua hình ảnh đơn sơ của một bông hoa.

Mai nở vì đến giờ đó, khắc đó là mai nở. Như thế. Như thịĐơn giản chỉ là nhận biết thực thể. Và chỉ thế thôi. Có chi là sớm. Có chi là muộn. Bản lai diện mục chỉ là nhận diện cái-đang-là.

Nhưng dù bằng nhãn quan nào, khi ta còn cảm nhận được sự rung động, đã là quá đủ, đã là hạnh phúc.

Vâng, chắc thế. Tôi từng khởi tâm tội nghiệp một người em không biết mỉm cười trước cái đẹp thầm lặng của vạn hữu. Em thản nhiên dẫm lên hoa dại như dẫm lên sỏi đá (mà sỏi đá nào phải không biết đau!), nói chi tới bông mai nở muộn, mà thực chẳng nhìn thấy bông mai!

            “Xuân khứ bách hoa lạc

            Xuân đáo bách hoa khai

            Sự trục nhãn tiền quá

            Lão tùng đầu thượng lai

            Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

            Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”

Đại ý:  “Xuân đi, trăm hoa rụng

            Xuân đến trăm hoa cười

            Việc đời qua trước mắt

            Tuổi già trên đầu rồi

            Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

            Đêm qua sân trước một cành mai”(*)

 

Tôi ngẫm, thiền sư thật từ bi, mượn hoa để giảng lẽ vô thường, mượn mùa xuân tươi đẹp để nhắc nhở mùa đông lạnh lẽo sẽ đến thôi. Xuân đến, trăm hoa nở, nhưng xuân đi thì trăm hoa phải rụng. Từ đời hoa tới đời người, nào khác chi. Tóc xanh đấy, nhưng chớp mắt đã bạc, tưởng khỏe mạnh đấy, mà bệnh tật đã theo sau.

Thiền sư nhắc lẽ vô thường để làm gì? Có phải để nhắc ta hãy trân quý đời hiện tại? Mà đời ta là gì? Chẳng phải thiền sư vừa dạy, là đến rồi đi, còn rồi mất, là hoa nở rồi tàn, là tóc xanh rồi bạc? Đó là ảo, đó là huyễn, sao lại nhọc công trân quý? Thiền sư có mâu thuẫn không?

Ôi, ngôn ngữ nhà thiền phải chăng là đây? Hoa nở rồi tàn, tóc xanh rồi bạc, mượn cái phù du để diễn đạt cái thường hằng của vô thường! Và chính cái thường hằng của vô thường này, lại là chân lý muôn đời của trần gian!

Đức Thế Tôn áo vải chân trần bôn ba khắp chốn, giảng nói ròng rã non nửa thế kỷ để đạt tới lời cuối “Suốt bốn mươi chín năm qua ta chưa từng nói lời nào!”

Những lời Bậc Giác Ngộ đã nói, phải là sự thật, có thật, mà tăng đoàn 1250 vị tỳ kheo đã từng được trực tiếp nghe. Nhưng cái “có” sẽ trở thành cái “không” khi cái Có đó được hành trìtùy căn cơ, để trở thành cái Có của kẻ lãnh hội.

Chính khi đó những lời Phật nói mới không còn chỉ là của Phật. Chính khi đó, bao lời Phật nói mới đạt tới tâm từ bi của Phật, là khai mở Phật tánh cho chúng sanh.

Thế nên, Phật đã nói, để đạt tới rốt ráo, là chưa từng nói.

 

Không biết có cái gạch nối mơ hồ nào ở điểm này không, khi thiền sư bâng khuâng thả nhẹ đôi dòng kết:

“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”

Ai cấm một bông mai vẫn nở, dù mùa xuân đã tàn? Bông mai đó ở đâu mà cưỡng chống được thời giannếu không là sự luân chuyển thầm lặng của lẽ vô thường.

Nở rồi tàn.

Nhưng nhìn bằng con mắt nào để thấy được bông mai này tàn ở thời gian quá khứ nào, rồi luân hồi tới không gian xuân muộn trước sân chùa mà hé nở?

Bông mai có mặt khi xuân tàn mang theo cái nghịch lý của tuần hoàn vũ trụ, có phải là công năng cây gậy thiền sư quất vào thiền sinh để thúc gọi hãy ý thức huyễn mộng bào ảnh mà chấm dứt giấc mộng dài?

 

Chẳng phải tình cờ mà ngài Không Lộ đứng giữa không gian mênh mông trên đỉnh núi mờ sương u tịch, bỗng cất lên được tiếng hú hào sảng, làm lạnh cả đất trời:

“Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh

 Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư”

Phải ở sát na kỳ diệutâm thức thoắt vượt thoát lưới vô thường chằng chịt mới chạm tới cõi-thường vô tướng vô thanhSát na này không gì chuẩn bị được. Nó là lằn chớp của hoắt nhiên chợt ngộ.

Dị thường chăng, khi dùng hữu thanh mà đạt vô thanh, dùng hữu tướng mà đạt vô tướng!

Khác chi trong phẩm “Pháp môn Bất Nhị”, kinh Duy Ma Cật, khi ngài Văn Thù Sư Lợi cất lời khen sự im lặng của trưởng giả Duy Ma Cật thì sự im lặng đó mới được đặt lên ngôi vị tuyệt chiêu!

 

Dưới tiết xuân, bằng từng bước thiền hành chậm rãi, ta thử xoay cái nhìn vào nội tâm, xem có phải bông mai nở muộn kia mang cho chúng ta thông điệp của hy vọng, của sự chuyển nghiệp?

Đó là, Phật tánh sẵn trong mỗi chúng sanh, như nhựa nguyên sẵn trong mỗi đời cây. Mưa nắng không đủ, hay kém thuận hòa nên lá hoa chưa trổ, nhưng chồi non vẫn ẩn, nụ vẫn chờ.

 Vô minh che lấp nên chúng sanh có thể ác nhiều hơn thiện, nhưng căn lành vẫn tiềm tàng, mới có ngày A Dục Vương quy y Tam Bảo, mới có phút kẻ sát nhân Angulimala buông đao, quỳ lạy Đức Thế Tôn.

Được nghe dạy, được biết thế, nhưng chúng ta phải làm gì để hiển lộ Phật tánh, để dù xuân đã qua, vẫn còn bông mai nở, khi thời gian không hề giây phút nào ngừng trôi?

Mùa Xuân đang đến đấy, nhưng theo lý duyên sinh thì trong Xuân đã hiện hữu Hạ vàng.

 

Thiền hành rồi, mời bạn dừng lại trên thảm cỏ non, thử khoanh chân, tĩnh tọa “Ngoài dứt muôn duyên, trong bặt nghĩ tưởng” xem có thấy thấp thoáng bông mai nào nở muộn nơi cuối Xuân không nhé!

 

Huệ Trân

(Tào Khê tịnh thấtthời điểm giao mùa)

(*) GS Lê Mạnh Thát phỏng dịch

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 1602)
Không áo mão cân đai. Không y hồng hiệp chưởng. Một bộ y hậu thường nhật mà thôi. Nơi khám thờ hậu Tổ, một di ảnh đơn sơ, bình dị, vậy mà bao nhiêu bài viết đã xưng tánThiền Sư.
(View: 1760)
Con người được mô tả gồm hai phần: Thể xác và tinh thần. Theo thuật ngữ Phật học thì thể xác tức thân thể con người gọi là “Sắc”, còn tinh thần là “Danh” tức là tâm.
(View: 1637)
Tâm từ bi, lòng trắc ẩn và không làm tổn hại là những những giá trị phổ quát trong Phật giáo, cho nên đối với người dân Bhutan
(View: 1537)
Trong đời mỗi chúng sinh, đặc biệtcon người, sinh tử vẫn là điều làm cho chúng ta bất an, lo sợ nhất, dẫu biết rằng không ai thoát khỏi quy luật này
(View: 1725)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(View: 1628)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ? Chắc chắnkhi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương-ghét.
(View: 1561)
Từ lâu chúng ta nghe nói nhiều về xá lợi, trong đó xá lợi Phật và chư thánh Tăng với lòng sùng tín.
(View: 1607)
Tôi không biết. Nhưng tôi biết có kiếp trước. Làm sao biết? Bởi vì nếu khôngkiếp trước, làm sao có tôi ở kiếp này?
(View: 1525)
Doanh nhân hiện nay không riêng gì ở Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn: tình trạng mất đơn hàng do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu,
(View: 1870)
Dùng bè để qua sông, qua sông rồi thì bỏ bè là thí dụ nổi tiếng về pháp phương tiện trong kinh Phật.
(View: 1522)
Ông cha ta có câu “gieo nhân nào gặt quả ấy” hay “thiện có thiện báo, ác có ác báo”.
(View: 1722)
Các anh chị GĐPT đồng phục áo lam, hoa sen trắng đã nhất tề cung nghinh kim quan Đạo Sư, mà bao lần Đạo Sư đã khuyến thỉnh, sách tấn để giữ trọn phương chăm Bi, Trí, Dũng GĐPT Việt Nam, thể hiện một chút tình, gánh kim quan trên vai để đền ơn đáp nghĩa.
(View: 1865)
Đạo Phật do đức Phật Thích Ca mâu Ni (Sakya Muni Buddha) khai sáng ở Ấn Độ. Căn bản của giáo phápTứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo
(View: 2274)
Hình ảnh, âm thanh đi vào cõi vô tung, đồng vọng ngàn sau, bặt tích, hay lưu lộ hình ảnh đôi bạn chân tình nơi chốn hiu hắt bụi đường mà đôi chân không hề mỏi.
(View: 1935)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(View: 2021)
Nhĩ căn viên thông là khả năng mà Bồ-tát Quán Thế Âmthành tựu được nhờ vào sự tu tập ba phương pháp lắng nghe, tư duy và hành động (Văn, Tư, Tu).
(View: 1772)
Người xưa nói “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Dù cho miệng lưỡi thế gian có thế nào chúng ta vẫn an nhiên, “tâm không bị biến đổi, miệng không phát ra lời nói cộc cằn”
(View: 1604)
Immanuel Kant (1724-1804) là triết gia vĩ đại, người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức.
(View: 1623)
Tu tập hằng ngày chúng ta thường được các vị Thầy hướng dẫn, nhắc nhở nếu muốn giác ngộ, thoát khổ,
(View: 1684)
Ven. Pannyavaro là một tu sĩ Phật giáo người Úc, Ngài đã cống hiếncả đời mình tu tập thiền định theo giáo lý Đức Phật.
(View: 1474)
Kinh, Luật, Luận của Phật Giáo cả Nam Truyền lẫn Bắc Truyền đọc tụng suốt cả đời cũng không hết. Bởi lẽ lời Phật, lời Tổ quá sâu sắc nhiệm mầu
(View: 2286)
“Để được làm người, sinh mệnh đó thực sự may mắn”.
(View: 2120)
Quan điểm của Phật giáo nói chung, mọi biến động của đời sống tự nhiênxã hội đều là biểu hiện của nghiệp, do nghiệp lực của nhân loại hiện hành chi phối.
(View: 2050)
Trong Phật giáo Đại thừa, bản chất của sự giác ngộ được gọi là bồ đề tâm, có nghĩa là tâm thức tỉnh.
(View: 1927)
Vào thế kỷ trước khi Đức Phật đản sinh, vùng đông bắc Ấn Độ đã trải qua những biến đổi sâu rộng làm định hình lại địa chính trị của khu vực một cách sâu sắc.
(View: 2059)
Tâm trí của Đức Phật được gọi là bồ đề tâm, nghĩa đen là “tâm giác ngộ”. Bồ đề tâm có hai khía cạnh
(View: 2126)
Hệ thống kinh điển trí huệ (bát nhã) tánh Không thường được xếp thành ba phạm trù: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát nhã, và Thật tướng Bát nhã.
(View: 2224)
Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế không những có hai giai cấp quyền quý tại Ấn ĐộBà La Môn như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,…
(View: 2000)
Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn.
(View: 1912)
Thiện ngữ là nói lời lành, chân thật, nhẹ nhàng, xây dựng, đoàn kết, yêu thương.
(View: 1993)
Cuộc sống rất ngắn ngủi, vì thế hãy phá bỏ cái tôi ngớ ngẩn của mình, nhanh chóng tha thứ, tin tưởng yêu thương thật lòng
(View: 2057)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
(View: 2012)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(View: 2174)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(View: 2076)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(View: 2064)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(View: 2218)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(View: 2011)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(View: 2038)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(View: 2139)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(View: 3139)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(View: 2207)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 2203)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(View: 1974)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(View: 2338)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(View: 2288)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
(View: 1988)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(View: 1950)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(View: 2050)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant