Đức Đạt Lai Lạt Ma
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai. Tôi không thể nhớ lại có một ngày nào mà không nghe báo cáo một chuyện khủng khiếp xảy ra ở đâu đó. Ngay cả trong thời hiện đại này cũng rõ ràng rằng cuộc sống quý giá của con người là không an toàn. Không có một thế hệ nào trước đây đã phải trải qua nhiều tin xấu như chúng ta đang phải đối mặt ngày nay; nhận thức liên tục về sự sợ hãi và căng thẳng này khiến cho bất cứ ai nhạy cảm và có lòng Từ bi đều cũng phải đặt câu hỏi nghiêm túc về sự tiến bộ của thế giới hiện đại của chúng ta.
Thật mỉa mai thay khi những vấn đề nghiêm trọng hơn lại xuất phát từ các xã hội tiên tiến hơn trong công nghiệp. Khoa học và công nghệ đã tạo nên những điều kỳ diệu trong nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn còn tồn đọng những vấn đề rắc rối cơ bản của con người. Có một sự mở mang kiến thức chưa từng có, tuy nhiên nền giáo dục phổ quát này dường như không nuôi dưỡng tăng trưởng được sự thiện lành mà chỉ làm cho tinh thần lo lắng, bất an. Sự tiến bộ vượt bậc về vật chất và công nghệ của chúng ta là rõ ràng chẳng có gì phải nghi ngờ, nhưng bằng cách nào đó - điều này vẫn không đủ; vì chúng ta vẫn chưa thành công trong việc mang lại hòa bình và hạnh phúc hay trong vấn đề khắc phục những khổ đau.
Chúng ta chỉ có thể kết luận rằng phải có điều gì đó sai trái nghiêm trọng đối với sự tiến bộ và phát triển của chúng ta, và nếu chúng ta không kiểm tra nó kịp thời thì có thể sẽ có hậu quả tai hại cho tương lai của nhân loại. Tôi không hề chống lại khoa học và công nghệ - chúng đã đóng góp vô số vào kinh nghiệm tổng thể của nhân loại; với sự thoải mái và phúc lợi về vật chất của chúng ta; và với sự hiểu biết về thế giới mà chúng ta đang sống. Nhưng nếu chúng ta nhấn mạnh quá nhiều về khoa học và công nghệ, thì chúng ta sẽ gặp nguy cơ mất liên lạc với những khía cạnh của kiến thức và hiểu biết của con người với khát vọng thành thật và lòng vị tha.
Khoa học và công nghệ, mặc dù có khả năng tạo ra sự thoải mái về vật chất rộng rãi, nhưng không thể thay thế các giá trị tinh thần và nhân đạo lâu năm đã hình thành nên nền văn minh thế giới, tất cả các hình thái quốc gia, như chúng ta biết ngày nay. Không ai có thể phủ nhận lợi ích vật chất chưa từng có của khoa học và công nghệ, nhưng những vấn nạn cơ bản của con người vẫn tồn tại. Chúng ta vẫn phải đối mặt với những điều như thế, nếu không nói là nhiều đau khổ, sợ hãi và căng thẳng hơn. Do đó, điều hợp lý là cố gắng tạo ra một sự cân bằng giữa phát triển vật chất và mặt khác là phát triển các giá trị tinh thần, nhân văn. Để mang lại sự điều chỉnh tuyệt vời này, chúng ta cần khôi phục các giá trị nhân đạo của chúng ta.
Tôi chắc chắn rằng nhiều người chia sẻ mối quan tâm của tôi về cuộc khủng hoảng đạo đức trên toàn cầu hiện nay và sẽ tham gia vào sự kêu gọi của tôi đến tất cả các nhà nhân văn, các hành giả tôn giáo - những người cũng chia sẻ mối quan tâm này để giúp làm cho xã hội của chúng ta thêm từ bi, đúng đắn và công bằng. Tôi không nói ở cương vị một Phật tử hay thậm chí là một người Tây Tạng. Tôi cũng không nói như một chuyên gia về chính trị quốc tế (mặc dù tôi không thể không bình luận về những vấn đề này). Đúng hơn, tôi chỉ nói đơn giản như là một con người, như một người ửng hộ các giá trị nhân đạo, đó không chỉ là nền tảng của Phật giáo Đại Thừa mà là của tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới. Từ viễn cảnh này tôi muốn chia sẻ với các bạn quan điểm cá nhân của tôi - rằng:
1. Chủ nghĩa nhân đạo toàn cầu là điều cần thiết để giải quyết các vấn đề của thế giới;
2. Từ bi là trụ cột của hòa bình thế giới;
3. Tất cả các tôn giáo thế giới đều đã sẵn sàng đối với hòa bình thế giới theo cách này, cũng như tất cả những người theo chủ nghĩa nhân đạo của bất cứ hệ tư tưởng nào;
4. Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm phổ quát chung để hình thành các tổ chức phục vụ cho nhu cầu của con người.
Giải quyết vấn đề con người thông qua việc chuyển hóa thái độ của con người
Trong số nhiều vấn đề mà chúng ta phải đối mặt hôm nay, một số là thiên tai chúng ta phải chấp nhận và phải đối mặt với sự bình tĩnh. Tuy nhiên, những điều khác lại do chính chúng ta làm nên, do sự hiểu lầm mà tạo ra, và điều đó có thể được sửa chữa. Một hình thức như vậy xuất phát từ xung đột tư tưởng, chính trị hay tôn giáo, khi con người đấu tranh với nhau vì mục đích nhỏ nhặt, mất đi tầm nhìn của yếu tố nhân loại cơ bản đã gắn kết tất cả chúng ta lại với nhau như một gia đình nhân loại. Chúng ta phải nhớ rằng các tôn giáo, hệ tư tưởng và hệ thống chính trị khác nhau trên thế giới đều là phương tiện cho con người để được hạnh phúc. Chúng ta không được để mất đi tầm nhìn của mục tiêu cơ bản này và không nên đặt phương tiện lên trên mục đích. Sự tối cao của nhân loại đối với vật chất và hệ tư tưởng phải luôn luôn được duy trì.
Cho đến nay, mối nguy hiểm lớn nhất đối với loài người - tất cả chúng sinh trên hành tinh của chúng ta - là mối đe dọa hủy diệt của hạt nhân. Tôi không cần phải giải thích chi tiết về nguy cơ này, nhưng tôi muốn kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo của các cường quốc hạt nhân nắm giữ tương lai của thế giới trong tay, các nhà khoa học và kỹ thuật gia tiếp tục tạo ra những vũ khí hủy diệt khủng khiếp này; và tất cả những người có khả năng ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo của họ: tôi kêu gọi họ dùng sự sáng suốt của mình và bắt đầu làm việc để dỡ bỏ và phá huỷ tất cả vũ khí hạt nhân Chúng ta biết rằng một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ không có kẻ chiến thắng bởi vì sẽ không có người sống sót.! Sẽ không đáng sợ sao nếu chỉ chờ đợi một sự hủy diệt vô nhân đạo và vô tâm như vậy? Và, sẽ không hợp lý sao nếu chúng ta xóa bỏ nguyên nhân phá huỷ chúng ta khi chúng ta biết rõ nguyên nhân và có cả thời gian và phương tiện để thực hiện điều đó? Thông thường chúng ta không thể vượt qua được vấn đề của mình bởi vì chúng ta không biết nguyên nhân hoặc, nếu chúng ta hiểu nó, thì chúng ta không có phương tiện để loại bỏ nó. Đối với trường hợp của mối đe dọa hạt nhân thì không phải như vậy.
Cho dù chúng thuộc về những loài tiến hóa như con người hay những loài đơn giản hơn như động vật, tất cả chúng sinh chủ yếu đều tìm kiếm sự yên bình, thoải mái và an toàn. Cuộc sống đáng yêu đối với loài động vật câm cũng như đối với con người; ngay cả những con côn trùng đơn giản nhất cũng cố gắng để bảo vệ chúng khỏi những nguy hiểm đe doạ cuộc sống của nó. Giống như mỗi người trong chúng ta đều muốn sống và không muốn chết, và cũng vậy đối với tất cả các sinh vật khác trong vũ trụ, mặc dù năng lực của chúng để thực hiện điều này lại là một vấn đề khác.
Nói chung có hai loại hạnh phúc và đau khổ, đó là về mặt tinh thần và thể xác; và với cả hai, tôi tin rằng đau khổ và hạnh phúc về tinh thần là nghiêm trọng hơn. Do đó, tôi nhấn mạnh việc rèn luyện tâm thức để chịu đựng đau khổ và đạt được trạng thái hạnh phúc lâu dài hơn. Tuy nhiên, tôi cũng có một ý tưởng tổng quát và cụ thể hơn về hạnh phúc: sự kết hợp của sự bình an nội tâm, phát triển kinh tế, và, trên tất cả, hòa bình thế giới. Để đạt được những mục tiêu đó, tôi cảm thấy cần thiết phải phát triển ý thức trách nhiệm toàn cầu, một mối quan tâm sâu sắc đối với tất cả - bất kể tín ngưỡng, màu da, giới tính hay quốc tịch.
Tiền đề đằng sau ý tưởng trách nhiệm chung này là một thực tế đơn giản, nói chung, tất cả ham muốn của mọi người đều giống như của tôi. Mọi người đều muốn có hạnh phúc và không muốn đau khổ. Nếu chúng ta, là những con người thông minh, mà không chấp nhận sự thật này, thì ngày càng có nhiều đau khổ trên hành tinh này. Nếu chúng ta chấp nhận phương pháp ái trọng tự thân và không ngừng cố gắng sử dụng những người khác cho lợi ích riêng của mình, thì chúng ta chỉ có thể hưởng lợi ích tạm thời, nhưng về lâu dài chúng ta sẽ không thành công trong việc đạt được hạnh phúc - thậm chí chỉ là hạnh phúc cá nhân, và hòa bình thế giới sẽ hoàn toàn nằm ngoài lề của vấn đề.
Trong cuộc tìm kiếm hạnh phúc của mình, con người đã sử dụng các phương pháp khác nhau, mà tất cả đều thường là tàn nhẫn và khó chịu. Họ hành động theo cách hoàn toàn không thích hợp với tình trạng của họ như một con người, họ gây ra đau khổ cho đồng bào và những sinh vật khác chỉ vì lợi ích ích kỷ của mình. Cuối cùng, những hành động ngắn ngủi đó cũng mang lại đau khổ cho bản thân họ cũng như cho người khác. Được sinh ra làm người là một sự kiện vô cùng hiếm hoi; vì vậy, sẽ là rất thông minh nếu như ta biết sử dụng cơ hội này một cách hiệu quả và khéo léo nhất trong khả năng có thể. Chúng ta phải có quan điểm đúng đắn trong tiến trình cuộc sống chung, để hạnh phúc hay vinh quang của một người hoặc một nhóm không phải trả giá bằng niềm hạnh phúc hay vinh quang của người khác.
Tất cả điều này kêu gọi một cách tiếp cận mới đối với các vấn đề toàn cầu. Thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé và ngày càng phụ thuộc lẫn nhau do những tiến bộ kỹ thuật và thương mại quốc tế nhanh chóng cũng như sự gia tăng quan hệ xuyên quốc gia. Bây giờ chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào nhau. Trong thời cổ đại, các vấn đề chủ yếu là trong khuôn khổ gia đình, và họ đã được giải quyết một cách tự nhiên ở cấp gia đình, nhưng tình hình đã thay đổi. Ngày nay, chúng ta rất phụ thuộc lẫn nhau, liên hệ chặt chẽ với nhau, rằng nếu không có trách nhiệm toàn cầu, cảm giác của tình anh chị em toàn cầu, sự hiểu biết và niềm tin rằng chúng ta thực sự là một phần của đại gia đình nhân loại, thì chúng ta không thể hy vọng sẽ vượt qua được những nguy hiểm đối với sự tồn tại của chính mình - và nguy hiểm đối với việc để cho mỗi một mình mình mang lại hòa bình và hạnh phúc.
Những vấn đề của một quốc gia không còn có thể được giải quyết một cách thỏa đáng bởi chính một mình nó; bởi lẽ có quá nhiều sự phụ thuộc vào sự quan tâm, thái độ, và hợp tác của các quốc gia khác. Thế nên cách tiếp cận nhân đạo toàn cầu đối với các vấn đề thế giới dường như là nền tảng vững chắc duy nhất cho hòa bình thế giới. Điều đó có nghĩa là gì? Chúng ta bắt đầu từ sự thừa nhận mà đã được đề cập trước đó, rằng tất cả chúng sinh đều trân trọng hạnh phúc và không muốn khổ đau. Rồi tiếp theo, là nhận ra được rằng sẽ trở thành cả hai - sai lầm về đạo đức và thiếu khôn ngoan - nếu chỉ theo đuổi hạnh phúc của riêng mình và phớt lờ đi những cảm xúc và khát vọng của tất cả những người khác xung quanh mình - là thành viên của cùng một gia đình nhân loại. Cách cư xử thông minh hơn - là nên nghĩ đến hạnh phúc của những người khác trong quá trình theo đuổi hạnh phúc của chính mình. Điều này sẽ dẫn đến cái mà tôi gọi là "sự quan tâm chính mình (một cách) thông minh", điều mà hy vọng sẽ chuyển hóa chính nó thành "lợi ích cá nhân được thỏa hiệp", hay còn tốt hơn nữa là chuyển hóa thành "lợi ích chung".
Mặc dù sự tương thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia có thể sẽ tạo ra sự hợp tác thông cảm hơn, nhưng thật khó có thể đạt được tinh thần hợp tác chân chính một khi mà mọi người vẫn thờ ơ với cảm xúc và hạnh phúc của người khác. Khi người ta có động cơ chủ yếu là tham lam và ganh ghét, họ không thể sống hòa hợp với nhau được. Cách tiếp cận tâm linh không thể giải quyết được tất cả các vấn đề chính trị đã gây ra bởi sự tồn tại của cách tiếp cận ái trọng tự thân, nhưng về lâu dài nó sẽ khắc phục được nền tảng rất cơ bản của những vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt ngày nay.
Mặt khác, nếu nhân loại tiếp tục cách tiếp cận các vấn đề của mình qua sự xem xét tạm thời, thì các thế hệ tương lai sẽ phải đối mặt với những khó khăn to lớn. Dân số toàn cầu đang tăng lên, và các nguồn lực của chúng ta đang nhanh chóng cạn kiệt. Chẳng hạn, hãy nhìn vào cây cối. Không ai biết chính xác những hậu quả tiêu cực mà nạn phá rừng nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến khí hậu, đất đai và sinh thái toàn cầu như thế nào. Chúng ta đang phải đối mặt với những vấn đề rắc rối, vì mọi người chỉ chú trọng vào những lợi ích ích kỷ trước mắt mà không suy nghĩ tới gia đình nhân loại toàn cầu. Họ không nghĩ đến trái đất và những ảnh hưởng lâu dài đối với cuộc sống chung như một toàn thể. Nếu thế hệ hiện tại của chúng ta không nghĩ đến những điều này ngay bây giờ, thì các thế hệ tương lai sẽ không thể đương đầu với chúng được.
Từ bi là trụ cột của hòa bình thế giới
Theo tâm lý học Phật giáo, hầu hết các rắc rối của chúng tôi là do ham muốn đam mê của chúng ta và những luyến ái đối với những thứ mà ta hiểu lầm như là thực thể tồn tại lâu dài. Việc theo đuổi các đối tượng của lòng ham muốn và chấp trước của chúng ta liên quan đến việc sử dụng sự gây hấn và khả năng cạnh tranh như những công cụ được cho là có hiệu quả. Những quá trình về tinh thần này dễ dàng chuyển thành hành động, sự giao tranh của giống nòi là một kết quả rất rõ rệt. Quá trình này đã diễn ra trong tâm trí con người từ trước đến nay, nhưng sự thực hiện của chúng đã trở nên hiệu quả hơn trong điều kiện hiện đại. Chúng ta có thể làm gì để kiểm soát và điều chỉnh những 'chất độc' này - tham, sân, si? Vì những chất độc này nằm đằng sau hầu hết các rắc rối trên thế giới.
Là một người lớn lên trong truyền thống Phật giáo Đại thừa, tôi cảm thấy rằng tình yêu thương và lòng từ bi là nền tảng luân lý của hòa bình thế giới. Hãy để tôi xác định ý nghĩa của lòng từ bi. Khi bạn có lòng thương hại hoặc tâm từ bi đối với một người rất nghèo, bạn đang tỏ ra thông cảm vì người đó nghèo; lòng từ bi của bạn dựa trên sự xem xét của tâm vị tha. Mặt khác, tình yêu thương đối với vợ, chồng, con cái, hoặc bạn thân của bạn, thường dựa trên sự gắn bói. Khi người gắn bó của bạn thay đổi, lòng tốt của bạn cũng thay đổi; nó có thể biến mất. Đây không phải là tình yêu thương đích thực. Tình yêu thương đích thực không dựa trên sự gắn bó, mà dựa trên trên lòng vị tha. Trong trường hợp này, tâm từ bi của bạn vẫn sẽ tồn tại duy trì như là một cách cư xử nhân đạo đối với nỗi đau - bao lâu mà chúng sanh ấy vẫn phải tiếp tục chịu đựng.
Loại tâm từ bi này là điều mà chúng ta phải phấn đấu để tu tập cho chính mình, và chúng ta phải phát triển nó từ một mức độ còn bị giới hạn cho đến vô hạn. Lòng từ bi vô hạn, không phân biệt, và tự phát dành cho tất cả chúng sinh thì rõ ràng không phải là tình yêu thương bình thường đối với bạn bè hay gia đình - sự kết hợp với vô minh, ham muốn, và luyến ái. Loại tình yêu thương mà chúng ta nên ủng hộ là tình yêu thương rộng lớn hơn mà bạn có thể có, ngay cả đối với những người đã làm tổn hại đến bạn: kẻ thù của bạn.
Cơ sở hợp lý của lòng từ bi là, mỗi người trong chúng ta đều muốn tránh khổ đau và đạt được hạnh phúc. Điều này, lần lượt, dựa trên cảm giác hợp lệ của '1' - điều xác định mong muốn chung đối với hạnh phúc. Thật vậy, tất cả chúng sinh được sinh ra với những ước muốn tương tự và đều có quyền bình đẳng để thực hiện ước muốn đó. Nếu tôi so sánh bản thân mình với người khác - họ là những người nhiều vô số - cho nên tôi cảm thấy rằng người khác quan trọng hơn tôi - bởi vì tôi chỉ là một người, trong khi những người khác thì rất nhiều. Hơn nữa, truyền thống Phật giáo Tây Tạng dạy chúng tôi xem tất cả chúng sinh là những bà mẹ thân yêu của mình, và chúng ta thể hiện lòng biết ơn bằng cách yêu thương tất cả họ. Vì, theo lý thuyết Phật giáo, chúng ta được sinh ra và tái sanh vô số lần, và có thể hiểu được rằng mỗi chúng sinh đều là cha mẹ của chúng ta từ lần này hay lần khác. Bằng cách này, tất cả chúng sinh trong vũ trụ đều có cùng mối quan hệ gia đình.
Sự phát triển của một trái tim nhân ái (cảm giác gần gũi đối với tất cả mọi người) không hề liên quan đến vấn đề tín ngưỡng mà chúng ta thường kết hợp với việc thực hành tôn giáo thông thường. Nó không chỉ dành cho những người tin vào tôn giáo, mà là cho mọi người bất kể chủng tộc, tôn giáo, hoặc liên kết chính trị. Đối với bất kỳ ai tự coi mình là một thành viên của gia đình nhân loại; và những người nhìn thấy mọi thứ từ viễn cảnh lớn hơn và dài lâu hơn này. Đây là một cảm giác mạnh mẽ mà chúng ta nên phát triển và áp dụng; thay vì, chúng ta thường bỏ mặc nó, đặc biệt là trong những năm đầu đời khi chúng ta trải nghiệm một cảm giác của sự bất an.
Khi chúng ta xem xét một viễn cảnh dài hơn, thực tế là tất cả đều muốn đạt được hạnh phúc và tránh khỏi khổ đau, và lưu tâm sự không quan trọng của chúng ta trong mối quan hệ với vô số người khác, chúng ta có thể kết luận rằng ta cần chia sẻ tài sản của mình với người khác. Khi bạn rèn luyện theo cách nhìn nhận này, một cảm giác thật sự của lòng từ bi - một cảm giác thực sự của tình yêu thương và tôn trọng người khác – là điều có thể. Hạnh phúc cá nhân không còn là một nỗ lực cố ý tự tìm kiếm; nó sẽ trở nên tốt hơn nhiều và là kết quả tự động của toàn bộ quá trình yêu thương và phục vụ người khác.
Một kết quả khác của sự phát triển tâm linh, hữu ích nhất trong cuộc sống hằng ngày, đó là nó đem lại sự tĩnh lặng và sự hiện diện của tâm thức. Cuộc sống của chúng ta đang ở trong dòng chảy liên tục, mang lại nhiều khó khăn. Khi được đối diện với một tâm trí bình tĩnh và sáng suốt, các vấn đề có thể được giải quyết một cách thành công. Thay vì, chúng ta mất kiểm soát đối với tâm trí của mình do sự hận thù, ích kỷ, ghen tuông và tức giận, chúng ta mất đi cảm giác phán xét của mình. Tâm trí chúng ta bị mù quáng và vào những khoảnh khắc ngông cuồng liều mạng đó – chuyện gì cũng có thể xảy ra - kể cả chiến tranh. Do đó, sự thực hành từ bi và trí tuệ rất hữu ích cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với những người có trách nhiệm điều hành quốc gia, những người có trong tay quyền lực và cơ hội để tạo ra một công trình hòa bình thế giới.
Tôn giáo Toàn cầu cho Hòa bình Thế giới
Các nguyên tắc được thảo luận cho đến nay là phù hợp với giáo huấn đạo đức của tất cả các tôn giáo trên thế giới. Tôi tin rằng mọi tôn giáo lớn của thế giới - Phật giáo, Kitô giáo, Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Kỳ na giáo, Do thái giáo, Lão giáo, Đạo Sikh, Đạo thờ lửa - đều có những lý tưởng tương tự về tình yêu thương, cùng mục đích đem lại lợi ích cho nhân loại thông qua việc thực hành tâm linh và và cùng thực hiện để giúp những môn đệ của họ trở thành những con người tốt hơn. Tất cả các tôn giáo đều giảng dạy các giới luật về đạo đức để hoàn thiện các chức năng của thân, khẩu, ý. Tất cả đều dạy chúng ta không nói dối, không trộm cướp hoặc tước đoạt mạng sống của người khác, vân vân. Mục tiêu chung của tất cả các giới luật do các bậc thầy vĩ đại của nhân loại đặt ra là không ích kỷ. Các vị thầy vĩ đại muốn dẫn dắt những người môn đồ họ khỏi những con đường tiêu cực của sự vô minh thiếu hiểu biết và đưa họ đến với những con đường tốt đẹp.
Tất cả các tôn giáo đều đồng ý về sự cần thiết phải kiểm soát tâm thức thiếu kỷ luật, chứa đựng sự ích kỷ và những gốc rễ khác của sự rắc rối, và mỗi tôn giáo đều dạy một con đường đưa đến một trạng thái tinh thần an lạc, kỷ luật, đạo đức và trí tuệ. Theo nghĩa này, tôi tin rằng tất cả các tôn giáo đều có cùng một thông điệp. Sự khác biệt của tín ngưỡng có thể được gán cho do sự khác biệt về thời gian và hoàn cảnh cũng như sự ảnh hưởng của văn hoá; quả thật vậy, không có kết luận cuối cùng về lập luận học thuật khi chúng ta xem xét khía cạnh siêu hình học thuần túy về tôn giáo. Tuy nhiên, sẽ có nhiều lợi ích hơn để cố gắng thực hiện trong cuộc sống hàng ngày với những giới luật được chia sẻ dành cho sự tốt lành được giảng dạy bởi tất cả các tôn giáo; hơn là tranh luận về những khác biệt nhỏ trong phương pháp tiếp cận.
Có rất nhiều tôn giáo khác nhau mang lại sự thoải mái và hạnh phúc cho nhân loại giống như cách điều trị đặc biệt cho các bệnh khác nhau. Vì, tất cả các tôn giáo cố gắng theo cách riêng của mình để giúp chúng sinh thoát khỏi đau khổ và đạt được hạnh phúc. Và mặc dù chúng ta có thể tìm ra các nguyên nhân để thích giải thích nhất định các sự thật tôn giáo, nhưng có một nguyên nhân lớn hơn cho sự đồng nhất, bắt nguồn từ trái tim con người. Mỗi tôn giáo hoạt động theo cách riêng của mình để giảm bớt đau khổ của con người và góp phần vào nền văn minh thế giới. Sự chuyển đổi không phải là vấn đề. Ví dụ, tôi không nghĩ đến việc chuyển đổi người khác sang Phật giáo hoặc chỉ đơn giản là đẩy mạnh hơn nữa cho mục đích của Phật giáo. Thay vì, tôi cố gắng nghĩ về cách làm thế nào để tôi - một người Phật tử nhân ái có thể đóng góp vào hạnh phúc của nhân loại.
Trong khi chỉ ra những điểm tương đồng cơ bản giữa các tôn giáo trên thế giới, tôi không ủng hộ một tôn giáo đặc biệt nào bằng cách đánh đổi những tôn giáo khác; và cũng không tìm kiếm một 'tôn giáo thế giới mới'. Tất cả các tôn giáo khác nhau trên thế giới là cần thiết để làm giàu kinh nghiệm của con người và nền văn minh thế giới. Tâm thức con người chúng ta, có tầm cỡ và định hướng khác nhau, cần những cách tiếp cận khác nhau đối với hòa bình và hạnh phúc. Nó cũng giống như thức ăn. Một số người thấy Cơ đốc giáo hấp dẫn hơn, những người khác thích Phật giáo hơn vì không có đấng tạo hóa và mọi thứ đều tùy thuộc vào hành động của chính bạn. Chúng ta cũng có những lập luận tương tự cho các tôn giáo khác. Như vậy, rõ ràng: nhân loại cần tất cả các tôn giáo trên thế giới để phù hợp với những cách sống, những nhu cầu tinh thần đa dạng và những truyền thống di truyền của mỗi cá nhân.
Theo quan điểm này, tôi hoan nghênh những nỗ lực được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới để có sự hiểu biết tốt hơn giữa các tôn giáo. Sự cần thiết cho điều này đặc biệt cấp bách ngay bây giờ. Nếu tất cả các tôn giáo có mối quan tâm chính của họ là làm cho nhân loại trở nên tốt đẹp hơn, thì họ có thể dễ dàng hợp tác với nhau trong sự hòa hợp vì hòa bình thế giới. Sự hiểu biết liên tôn giáo sẽ mang lại sự hiệp nhất cần thiết cho tất cả các tôn giáo làm việc cùng nhau. Tuy nhiên, mặc dù đây thực sự là một bước quan trọng, chúng ta phải nhớ rằng, không hề có giải pháp nhanh chóng hoặc dễ dàng. Chúng ta không thể che giấu được những khác biệt về giáo lý tồn tại giữa các tôn giáo khác nhau, và cũng không thể hy vọng thay thế các tôn giáo hiện tại theo một niềm tin phổ quát mới. Mỗi tôn giáo đều có những đóng góp đặc biệt riêng của mình, và mỗi tôn giáo theo cách riêng của nó, phù hợp với từng nhóm người cụ thể khi họ hiểu cuộc đời. Thế giới cần tất cả.
Có hai nhiệm vụ chính mà các hành giả tôn giáo phải đối mặt với vấn đề hòa bình thế giới. Thứ nhất, chúng ta phải thúc đẩy sự hiểu biết giữa các tôn giáo tốt hơn để tạo ra một mức độ thống nhất khả thi của tất cả các tôn giáo. Điều này có thể đạt được một phần bằng cách tôn trọng niềm tin của nhau và bằng cách nhấn mạnh mối quan tâm chung của chúng ta đối với phúc lợi của nhân loại. Thứ hai, chúng ta phải tạo ra một sự đồng thuận rõ ràng về các giá trị tinh thần cơ bản chạm vào trái tim con người và tăng cường hạnh phúc chung của con người. Điều này có nghĩa là chúng ta phải nhấn mạnh mẫu số chung của tất cả các tôn giáo thế giới - những lý tưởng nhân đạo. Hai bước này sẽ cho phép chúng ta hành động độc lập và cùng nhau để tạo ra các điều kiện tinh thần cần thiết cho hòa bình thế giới.
Chúng ta - những hành giả của các tôn giáo khác nhau có thể cùng làm việc với nhau vì hòa bình thế giới khi chúng ta xem các tôn giáo khác nhau như những công cụ cơ bản để phát triển lòng tốt, tình yêu thương và sự tôn trọng dành cho nhau, một ý thức thực sự của cộng đồng. Điều quan trọng nhất là nhìn vào mục đích của tôn giáo chứ không phải ở các chi tiết về thần học hay siêu hình học - điều mà chỉ có thể dẫn đến sự nặng nề về trí óc. Tôi tin rằng tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới đều có thể đóng góp cho hòa bình thế giới và làm việc cùng nhau vì lợi ích của nhân loại nếu chúng ta gạt sang một bên những khác biệt siêu hình tinh tế - đó là những việc nội bộ thật sự của mỗi tôn giáo.
Mặc dù sự tiến bộ phi tôn giáo mang lại bởi hiện đại hóa trên toàn thế giới và bất chấp những nỗ lực có hệ thống ở một số nơi trên thế giới để phá hủy các giá trị tinh thần, phần lớn nhân loại vẫn tiếp tục tin vào tôn giáo này hay tôn giáo khác. Niềm tin vào đức tin bất diệt của tôn giáo, ngay cả dưới các hệ thống chính trị phi tôn giáo, rõ ràng cho thấy tiềm năng của tôn giáo là như vậy. Năng lượng và quyền lực tinh thần này có thể được sử dụng có mục đích để mang lại những điều kiện tinh thần cần thiết cho hòa bình thế giới. Các nhà lãnh đạo tôn giáo và các nhà hoạt động nhân đạo trên toàn thế giới có vai trò đặc biệt trong khía cạnh này.
Cho dù chúng ta có thể đạt được hòa bình thế giới hay không, chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác ngoài sự làm việc để hướng đến mục tiêu đó. Nếu tâm chúng ta bị chi phối bởi sự sân giận, chúng ta sẽ mất đi phần tốt nhất về sự thông minh của con người - trí tuệ - khả năng quyết định đúng hay sai. Sân giận là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất mà thế giới ngày nay đang phải đối mặt.
Sức mạnh cá nhân để hình thành các tổ chức
Sự sân giận không đóng vai trò nhỏ trong các cuộc xung đột hiện tại như ở Trung Đông, Đông Nam Á, vấn đề Bắc-Nam, vân vân. Những xung đột nảy sinh từ việc không hiểu được nhân tính của nhau. Câu trả lời không phải là sự phát triển và sử dụng lực lượng quân đội lớn hơn, cũng không phải là chạy đua vũ trang. Nó cũng không phải là hoàn toàn chính trị hoặc công nghệ thuần túy. Về cơ bản nó là tinh thần, theo nghĩa là điều cần thiết cho một sự hiểu biết nhạy cảm về tình hình chung của nhân loại chúng ta. Hận thù và chiến đấu không thể mang lại hạnh phúc cho bất cứ ai, ngay cả những người thắng cuộc. Bạo lực luôn gây ra khổ đau; và do đó chủ yếu là phản tác dụng. Thế nên, đã đến lúc cho các nhà lãnh đạo thế giới học cách vượt qua những sự khác biệt về chủng tộc, văn hoá và hệ tư tưởng; và đối xử lẫn nhau thông qua tầm nhìn để thấy tình hình chung của con người. Thực hiện được điều đó sẽ có lợi cho cá nhân, cộng đồng, quốc gia, và trên toàn thế giới nói chung.
Phần lớn căng thẳng của thế giới hiện nay có vẻ như bắt nguồn từ cuộc xung đột 'khối Đông' với “khối Tây' đã diễn ra từ Thế chiến II. Hai khối này có xu hướng mô tả và nhìn nhau trong một phương diện hoàn toàn không có thiện chí. Cuộc đấu tranh liên tục và bất hợp lý này là do thiếu tình cảm dành cho nhau và thiếu tôn trọng lẫn nhau như những người đồng loại. Những người thuộc khối Đông nên giảm thù hận đối với khối phương Tây bởi vì khối nước phương Tây cũng được tạo thành từ con người - nam giới, phụ nữ và trẻ em. Tương tự như vậy của khối phương Tây nên giảm sự sân giận đối với khối Đông vì khối Đông cũng là con người. Với sự giảm thiểu mối sân hận lẫn nhau, lãnh đạo của cả hai khối này đều có vai trò rất lớn. Nhưng trước hết, các nhà lãnh đạo phải nhận ra tính nhân văn của họ và của người khác. Không có sự nhận thức cơ bản này, sự giảm thiểu chỉ có thể đạt được rất ít đối với mối căm thù có tổ chức này.
Ví dụ, nếu lãnh đạo Hoa Kỳ và lãnh đạo Cộng hòa Liên bang Xô viết đột ngột gặp nhau ở giữa một hòn đảo hoang vu, tôi chắc chắn rằng họ sẽ đáp ứng với nhau một cách tự phát như những người đồng loại. Nhưng một bức tranh nghi ngờ và hiểu lầm lẫn nhau đã chia tách họ ngay khi họ được xác định là "Tổng thống Mỹ" và "Tổng thư ký Liên bang Xô viết". Việc tiếp xúc nhiều hơn giữa con người dưới hình thức các cuộc họp gặp gỡ mở rộng không chính thức, không có chương trình nghị sự, sẽ nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau của họ; họ sẽ học cách liên hệ với nhau như những con người và sau đó có thể cố gắng giải quyết các vấn đề quốc tế dựa trên sự hiểu biết này. Không có hai đảng - đặc biệt là những người có lịch sử đối kháng - có thể đàm phán hiệu quả trong một bầu không khí nghi ngờ và thù hận lẫn nhau.
Tôi đề nghị các nhà lãnh đạo thế giới gặp gỡ nhau mỗi năm một lần trong một không gian đẹp đẽ không có bất cứ chương trình nghị sự nào, chỉ để hiểu nhau như những con người. Rồi sau đó, họ có thể gặp nhau để thảo luận các vấn đề của nhau và toàn cầu. Tôi chắc chắn nhiều người khác cũng chia sẻ mong muốn của tôi rằng, các nhà lãnh đạo thế giới nên gặp nhau tại bàn hội nghị trong một bầu không khí tôn trọng lẫn nhau và hiểu biết về nhân tính của nhau.
Để cải thiện việc tiếp xúc trực tiếp giữa người với người trên toàn thế giới, tôi muốn thấy sự khuyến khích lớn hơn của du lịch quốc tế. Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trong các xã hội dân chủ, có thể đóng góp đáng kể vào hòa bình thế giới bằng cách đưa ra nhiều hơn về các mục quan tâm của con người phản ánh sự đồng nhất tối cao của nhân loại. Với sự gia tăng của một số cường quốc trên trường quốc tế, vai trò nhân đạo của các tổ chức quốc tế đang bị bỏ qua và lãng quên. Tôi hy vọng rằng điều này sẽ được điều chỉnh và tất cả các tổ chức quốc tế - đặc biệt là Liên hợp quốc - sẽ hoạt động và có hiệu quả hơn trong việc đảm bảo lợi ích tối đa cho nhân loại và thúc đẩy sự hiểu biết quốc tế. Sẽ thực sự bi thảm nếu các thành viên quyền lực tiếp tục lạm dụng các tổ chức thế giới như LHQ vì lợi ích một chiều. LHQ phải trở thành công cụ hòa bình thế giới. Tổ chức thế giới này phải được tất cả mọi người kính trọng, vì LHQ là nguồn hy vọng duy nhất cho các quốc gia bị áp bức nhỏ và vì thế cho cả hành tinh này.
Vì tất cả các quốc gia đều phụ thuộc vào nhau về kinh tế hơn bao giờ hết, cho nên sự hiểu biết của con người cũng phải vượt ra khỏi ranh giới quốc gia và nắm lấy cộng đồng quốc tế nói chung. Thật vậy, trừ khi chúng ta có thể tạo ra một bầu không khí hợp tác chân thành, sự đạt được không phải bằng cách sử dụng vũ lực thực tế hay bị đe doạ mà là bằng sự hiểu biết chân thành, nếu không - các vấn đề rắc rối của thế giới sẽ chỉ tăng lên mà thôi. Nếu người dân ở các nước nghèo bị từ chối hạnh phúc mà họ mong muốn và xứng đáng, thì họ tự nhiên sẽ không hài lòng và gây ra vấn đề rắc rối cho người giàu. Nếu những hình thức không ai mong muốn của xã hội, chính trị và văn hoá tiếp tục bị áp đặt lên những người không sẵn lòng, thì việc đạt được hòa bình thế giới là điều không chắc chắn. Tuy nhiên, nếu chúng ta hài lòng mọi người ở mức độ từ trái tim đến trái tim, thì hòa bình chắc chắn sẽ đến.
Trong mỗi quốc gia, cá nhân phải được trao quyền hạnh phúc, và trong số các quốc gia, phải có sự quan tâm bình đẳng đối với phúc lợi của cả những quốc gia nhỏ nhất. Tôi không gợi ý rằng một hệ thống tốt hơn một hệ thống khác và tất cả đều nên áp dụng nó. Ngược lại, nhiều hệ thống chính trị và ý thức hệ khác nhau là điều đáng mong muốn và phù hợp với sự đa dạng của các định hướng trong cộng đồng nhân loại. Sự khác nhau này giúp tăng cường sự tìm kiếm hạnh phúc của con người không ngừng nghỉ. Do đó, mỗi cộng đồng phải tự do phát triển hệ thống chính trị và kinh tế xã hội của mình, dựa trên nguyên tắc tự quyết.
Việc đạt được công lý, hòa hợp và hòa bình phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chúng ta nên nghĩ về chúng trong điều kiện lợi ích của con người về lâu dài chứ không phải là ngắn hạn. Tôi nhận ra sự tàn bạo trước mặt, nhưng tôi không thấy có sự lựa chọn nào khác hơn là điều mà tôi đề xuất - dựa trên nhân loại chung của chúng ta. Các quốc gia không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc quan tâm đến phúc lợi của người khác, không chỉ vì niềm tin của họ đối với nhân loại, mà là vì lợi ích chung và lâu dài của tất cả những người có liên quan. Sự đánh giá cao thực tế mới này được thể hiện bằng sự nổi lên của các tổ chức kinh tế khu vực hoặc lục địa như Tổ chức Kinh tế Châu Âu, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á. Tôi hy vọng sẽ có nhiều tổ chức xuyên quốc gia hơn nữa, đặc biệt là ở các khu vực mà sự phát triển kinh tế và ổn định khu vực dường như thiếu hụt.
Trong điều kiện hiện tại, có một nhu cầu ngày càng tăng về sự hiểu biết của con người và ý thức trách nhiệm chung. Để đạt được những ý tưởng đó, chúng ta phải phát khởi một tấm lòng nhân ái, tốt bung, nếu không có điều này, chúng ta không thể đạt được hạnh phúc phổ quát cũng như không có hòa bình thế giới lâu dài. Chúng ta không thể tạo hòa bình trên giấy. Trong khi ủng hộ trách nhiệm chung và tình huynh đệ phổ quát, các thực tế là nhân loại được tổ chức thành các thực thể riêng biệt dưới hình thức xã hội quốc gia. Do đó, theo một nghĩa thực tế, tôi cảm thấy rằng những xã hội này phải đóng vai trò như là những khối xây dựng cho hòa bình thế giới. Những nỗ lực đã được thực hiện trong quá khứ để tạo ra xã hội công bằng hơn và bình đẳng hơn. Các tổ chức được thành lập với các điều lệ cao quý để chống lại các lực lượng chống phá xã hội. Thật không may, những ý tưởng đó đã bị lừa dối bởi tính ích kỷ. Hơn bao giờ hết, chúng ta chứng kiến ngày hôm nay đạo đức và các nguyên tắc cao quý bị che khuất bởi bóng tối của lợi ích cá nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị. Có một trường phái tư tưởng cảnh báo chúng ta nên kiềm chế chính trị, vì chính trị đã trở thành đồng nghĩa với tình trạng vô đạo đức. Chính trị mà không có đạo đức thì không còn phúc lợi cho con người, và cuộc sống mà không có đạo đức thì làm giảm con người xuống mức độ của các con thú. Tuy nhiên, chính trị không phải là 'bẩn thỉu'. Thay vào đó, các công cụ văn hoá chính trị của chúng ta đã bóp méo các lý tưởng cao thượng và các khái niệm tôn quý nhằm nâng cao phúc lợi cho con người. Đương nhiên, những người tâm linh bày tỏ mối quan tâm của họ về các nhà lãnh đạo tôn giáo làm đảo lộn với chính trị, vì họ sợ sự ô nhiễm của tôn giáo bởi loại chính trị bẩn thỉu.
Tôi đặt câu hỏi về giả thuyết phổ biến rằng tôn giáo và đạo đức không có chỗ đứng trong chính trị và những người tôn giáo nên tự coi mình là ẩn tu. Quan điểm về tôn giáo như vậy là quá đơn phương; nó thiếu một quan điểm đúng đắn về quan hệ cá nhân với xã hội và vai trò của tôn giáo trong cuộc sống của chúng ta. Đạo đức cũng quan trọng đối với một chính trị gia như đối với một người tu hành. Hậu quả nguy hiểm sẽ xảy ra khi các chính trị gia và các nhà cai trị bỏ qua nguyên tắc đạo đức. Cho dù chúng ta tin vào Đức Chúa hay nghiệp, thì đạo đức vẫn là nền tảng của mọi tôn giáo.
Những phẩm chất của con người như đạo đức, từ bi, uy nghi, trí tuệ, vân vân là những nền tảng của tất cả các nền văn minh. Những phẩm chất này phải được trau giồi và duy trì thông qua sự giáo dục đạo đức có hệ thống trong một môi trường xã hội thuận lợi để một thế giới nhân đạo hơn có thể xuất hiện. Những phẩm chất cần thiết để tạo ra một thế giới như vậy phải được khắc sâu ngay từ đầu, từ thời thơ ấu. Chúng ta không thể đợi cho thế hệ kế tiếp thực hiện thay đổi này; mà thế hệ hiện tại này phải cố gắng đổi mới các giá trị cơ bản của con người. Nếu có bất cứ hy vọng nào, nó là trong các thế hệ tương lai; nhưng không trừ khi chúng ta đưa ra sự thay đổi lớn trên quy mô toàn cầu trong hệ thống giáo dục hiện tại của chúng ta. Chúng ta cần một cuộc cách mạng trong cam kết và thực hành các giá trị nhân đạo toàn cầu.
Chỉ có việc kêu gọi ồn ào để ngăn chặn sự thoái hoá đạo đức thôi là không đủ; chúng ta phải làm điều gì đó. Vì các chính phủ hiện nay không có những trách nhiệm tôn giáo, cho nên các nhà lãnh đạo tôn giáo và nhân đạo phải củng cố các tổ chức dân sự, xã hội, văn hoá, giáo dục và tôn giáo hiện tại để khôi phục các giá trị nhân văn và tinh thần. Khi cần thiết, chúng ta phải tạo ra các tổ chức mới để đạt được những mục tiêu này. Chỉ trong những việc làm như vậy thì mới có thể hy vọng tạo ra một nền tảng ổn định hơn cho hòa bình thế giới.
Sống trong xã hội, chúng ta nên chia sẻ sự đau khổ của đồng bào chúng ta và thực hành lòng từ bi và sự khoan dung không chỉ đối với những người thân mà còn đối với kẻ thù. Đây là bài kiểm tra sức mạnh tinh thần của chúng ta. Chúng ta phải đặt ra một gương mẫu bằng cách thực hành của riêng mình, vì chúng ta không thể hy vọng thuyết phục được người khác về giá trị của tôn giáo chỉ bằng lời nói. Chúng ta phải sống theo cùng những tiêu chuẩn cao về tính toàn vẹn và hy sinh mà chúng ta yêu cầu của người khác. Mục đích cuối cùng của tất cả các tôn giáo là phục vụ và đem lại lợi ích cho nhân loại. Đó là lý do tại sao tôn giáo luôn luôn được sử dụng để thực hiện hạnh phúc và bình an của tất cả chúng sinh và không chỉ đơn thuần là cải đạo người khác.
Tuy nhiên, trong tôn giáo không có ranh giới quốc gia. Một tôn giáo có thể và nên được sử dụng bởi bất kỳ nhân dân hoặc người nào thấy nó có lợi ích. Điều quan trọng đối với mỗi người tìm kiếm là chọn một tôn giáo phù hợp nhất đối với bản thân mình. Tuy nhiên, việc bao gồm một tôn giáo đặc biệt không có nghĩa là từ chối tôn giáo khác hoặc cộng đồng của chính họ. Thật ra, điều quan trọng là những ai chấp nhận một tôn giáo thì không nên tự tách ra khỏi xã hội của mình; họ nên tiếp tục sống trong cộng đồng của họ và hòa hợp với các thành viên của mình. Bằng cách thoát khỏi cộng đồng của riêng bạn, bạn không thể có lợi cho người khác, trong khi lợi ích cho người khác thực sự là mục tiêu cơ bản của tôn giáo.
Về vấn đề này có hai điều quan trọng cần ghi nhớ: tự kiểm tra và tự sửa chữa. Chúng ta nên thường xuyên kiểm tra thái độ của mình đối với người khác, kiểm tra cẩn thận, và chúng ta nên tự sửa lại ngay khi thấy mình sai.
Cuối cùng, xin dành một vài từ về sự tiến bộ vật chất. Tôi đã nghe rất nhiều khiếu nại chống lại sự tiến bộ vật chất từ người phương Tây, và tuy nhiên, nghịch lý, đó lại là niềm tự hào của thế giới phương Tây. Tôi thấy chẳng có gì sai đối với tự bản thân của sự tiến bộ vật chất, với điều kiện là mọi người luôn được ưu tiên. Tôi tin chắc rằng để giải quyết các vấn đề của con người trong tất cả các khía cạnh của chúng ta, chúng ta cần phải kết hợp và hài hòa sự phát triển kinh tế với sự phát triển tinh thần.
Tuy nhiên, chúng ta phải biết những hạn chế của nó. Mặc dù kiến thức vật chất dưới dạng khoa học và công nghệ đã đóng góp rất nhiều cho phúc lợi của con người, nhưng nó không thể tạo ra hạnh phúc lâu dài. Chẳng hạn, ở Mỹ, nơi mà sự phát triển công nghệ có thể tiến bộ hơn bất kỳ quốc gia nào khác, nhưng vẫn còn rất nhiều sự đau khổ về tinh thần. Điều này là bởi vì kiến thức vật chất chỉ có thể cung cấp một loại hạnh phúc phụ thuộc vào điều kiện vật chất. Nó không thể cung cấp một loại hạnh phúc mà nảy ra từ sự phát triển bên trong không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.
Để đổi mới giá trị của con người và đạt được hạnh phúc lâu dài, chúng ta cần nhìn vào di sản nhân đạo chung của tất cả các quốc gia trên thế giới. Nguyện cầu cho bài luận này phục vụ như một lời nhắc nhở khẩn cấp để chúng ta không quên những giá trị nhân bản đã liên kết tất cả chúng ta như một gia đình trên hành tinh này.
Tôi đã viết những dòng chữ trên đâyĐể bày tỏ cảm xúc kiên định của mình.
Bất cứ khi nào tôi gặp - dù khách nước ngoài,
Tôi vẫn luôn luôn có cùng một cảm giác:
"Tôi đang gặp một thành viên khác trong gia đình nhân loại,
Thái độ này đã làm cho ngày càng trở nên sâu sắc
Tình cảm và sự tôn trọng của tôi dành cho tất cả chúng sinh.
Cầu mong cho sự ước nguyện tự nhiên này
Góp một phần nhỏ bé vào hòa bình thế giới.
Nguyện cầu cho một gia đình nhân loại,
Trên hành tinh này thân thiện nhau hơn
Quan tâm nhau hơn, và hiểu biết nhiều hơn.
Dành cho tất cả những ai không ưa đau khổ,
Và mến yêu sự hạnh phúc trường cửu lâu dài,
Đây là lời cầu khẩn chân thành của chính bản thân tôi!
Đức Đạt Lai Lạt Ma
- Tag :
- Đức Đạt Lai Lạt Ma