Trong cuộc sống thì sự vật hiện tượng luôn thay đổi không ngừng, trong sự biến chuyển vô thường không cố định thì bất cứ hiện tượng sự vật có hình tướng hay không hình tướng đều là thành trụ hoại không hay sinh lão bệnh tử. Tâm thức cũng như vậy, khi vui một niềm vui nào đi thì tâm thức hoan hỷ, khi buồn thì tâm thức ưu sầu, bi ai. Trong tâm thức thì tình thức có ẩn có hiện, tình thức là tình cảm của con người. Trong bảy tình cảm gọi là thất tình là hỷ, nộ, ai, ái , ố, cụ, dục thuộc các cảm xúc chi phối tâm, nếu tâm không động loạn thì tâm bình an. Tình thức bị Trần cảnh tác động nên từ nơi Trần cảnh không khởi tâm động loạn. Vậy làm sao để không bị động loạn tâm?
Đó là thấy vô thường không vướng mắc, nếu khởi lên tư tưởng vướng mắc thì nên khởi tư tưởng nghĩ đó là vô thường, có buồn có khổ có lao tâm có nghĩ suy cũng không thay đổi được gì thì vướng mắc dần tháo gỡ, từ đó tịnh tâm thì niệm lặng, tư tưởng hay tư lương cũng đặt xuống hay nhẹ gánh trong tâm. Có thể dùng cách tập trung ý niệm vào niệm Phật, nhất tâm bất niệm là một tâm quy về nhất niệm, niệm niệm tương tục không gián đoạn thì các bất niệm hay niệm không tốt, niệm phiền não, niệm sầu bi, niệm tà ác hay niệm tà kiến đều dẹp trừ , từ đó tâm trở về với bổn nguyên thanh tịnh.
Tâm thanh tịnh là giải thoát, tâm bình thường là đạo, tâm thẳng thắng là chùa, tâm chính trực là đạo tràng , tâm không không phải không mà không vướng mắc có hay vướng mắc nơi không, biết mà không khởi niệm hay vướng mắc, hiểu nhưng vẫn bình tâm, hành động mà không đặt vào cái tôi hay để bản ngã chi phối thì mỗi hành động cũng đều thuộc hay ở trong đạo. Đạo là con đường , là ánh sáng của tâm. Tâm trong trí sáng , tâm thanh tịnh thì trí Huệ hiện bày.
Đó là thấy vô thường không vướng mắc, nếu khởi lên tư tưởng vướng mắc thì nên khởi tư tưởng nghĩ đó là vô thường, có buồn có khổ có lao tâm có nghĩ suy cũng không thay đổi được gì thì vướng mắc dần tháo gỡ, từ đó tịnh tâm thì niệm lặng, tư tưởng hay tư lương cũng đặt xuống hay nhẹ gánh trong tâm. Có thể dùng cách tập trung ý niệm vào niệm Phật, nhất tâm bất niệm là một tâm quy về nhất niệm, niệm niệm tương tục không gián đoạn thì các bất niệm hay niệm không tốt, niệm phiền não, niệm sầu bi, niệm tà ác hay niệm tà kiến đều dẹp trừ , từ đó tâm trở về với bổn nguyên thanh tịnh.
Tâm thanh tịnh là giải thoát, tâm bình thường là đạo, tâm thẳng thắng là chùa, tâm chính trực là đạo tràng , tâm không không phải không mà không vướng mắc có hay vướng mắc nơi không, biết mà không khởi niệm hay vướng mắc, hiểu nhưng vẫn bình tâm, hành động mà không đặt vào cái tôi hay để bản ngã chi phối thì mỗi hành động cũng đều thuộc hay ở trong đạo. Đạo là con đường , là ánh sáng của tâm. Tâm trong trí sáng , tâm thanh tịnh thì trí Huệ hiện bày.
- Tag :
- Quang Minh
Send comment