Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kỷ Niệm Một Chuyến Đi

Wednesday, May 1, 202417:55(View: 867)
Kỷ Niệm Một Chuyến Đi

Kỷ Niệm Một Chuyến Đi

HT. Thích Như Điển

(Từ ngày 29.2.2024 đến ngày 22.4.2024)

 hoa sen



Bất cứ chuyến đi nào cũng giữ lại trong tôi nhiều kỷ niệm. Lần nầy đi vòng quanh trái đất từ Hannover đến Dubai; từ Dubai qua Auckland, Tân Tây Lan, rồi đến Sydney, Úc châu. Kế đó bay từ Sydney qua Los Angeles, Hoa Kỳ và di chuyển liên tục trong lục địa Hoa Kỳ qua nhiều tiểu bang khác nhau từ ngày 13.3 đến ngày 22.4.2024. Rồi từ Minneapolis bay sang Paris và trở vềHannover, Đức Quốc. Đây là chuyến đi lịch sử, dài nhất trong các chuyến đi của tôi từ trước đến nay.

 

Ngày 2 tháng 3 năm 2024 tôi đã có mặt tại phi trường Auckland, Tân Tây Lan sau hơn 27 tiếng đồng hồ ngồi trên máy bay cộng với giờ chờ đợi tại phi trường Dubai, để đến tham dự Đại HộiKhoáng Đại lần thứ 11 của Hội Đồng Tăng Già Thế Giới (World Buddhist Sangha Council), do Hòa Thượng Thích Phước Ân, Viện Chủ Quan Âm Sơn đứng ra tổ chức. Có hơn 500 Đại Biểu đến từ 35 quốc gia đã về đây tham dự trong 4 ngày. Phần tôi với tư cách là Phó Chủ Tịch (được bầu tại Penang Mã Lai năm 2018), đã đọc một bài tham luận bằng tiếng Việt, có phụ đề Anh ngữ và Hoa ngữ với tiêu đề là: “Phục hồi môi trường để cùng tồn tại”.  Đây là một tổ chức Phật Giáo Thế Giớichỉ thuần là Tăng Ni được thành lập tại Colombo, Tích Lan vào năm 1966. Đại Hội Khoáng Đại kỳ 3 đã họp tại chùa Vĩnh Nghiêm, Sài Gòn Việt Nam vào năm 1969. Năm 1991 Họp Ban Chấp Hành (Exucutive Community Meeting) tại Hannover, có 27 quốc gia tham dự.

 

Ngày 6 tháng 3 năm 2024 tôi, Thầy Hạnh Bảo và Thầy Hạnh Định bay sang Seydney để viếng thăm Tổ Đình Pháp Bảo và Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Sư huynh của tôi, người đã xuất gia từ năm 1957, đến nay cũng đã hơn 67 năm rồi. Năm 1964 tôi lại lên đường đi xuất gia ở tuổi 15 và cho đếnhôm nay cũng đã tròn 60 năm ăn cơm của đàn na tín thí tại các chùa ở Việt NamNhật Bản, Đức và khoảng 85 nước khác trên thế giới mà tôi đã có dịp ghé qua. Có nơi một tuần lễ, mà cũng có nơi nhiều tháng. Ngày ấy dân làng Mỹ Hạc của chúng tôi nói rằng: Mấy Ông ấy đi xuất dương. Và đến năm 1972, 1974 huynh đệ chúng tôi xuất dương thật. Đó là đi du học Nhật Bản.

 

 Suốt một tuần lễ ở Thiền Lâm Pháp Bảo, tôi và Hòa Thượng Bảo Lạc đã kể chuyện đời xưa, lúc tuổi còn thơ, khi còn chung sống với cha mẹ và các anh chị ở nông thôn. Nếu chúng tôi không nhờ Tam Bảo để có cơ duyên đi xuất gia học Đạo thuở ấy, thì ngày nay chúng tôi cũng chỉ là những người nông dân xứ Quảng, tay lấm chân bùn mà thôi. Ân nghĩa ấy thật là nghìn trùng, chúng tôikhông bao giờ quên cả.

 

Rời Sydney ngày 12.3.2024, bay đến Los Angeles ngày 13.3, Thầy trò và các Pháp hữu của chúng tôi đã được Thượng Tọa Thích Hạnh Tuệ đón về, gặp nhau tại Đạo Tràng Kiều Đàm Di và tá túc tại đó cho đến thứ Hai tuần sau mới bay đi San Jose.

 

Đầu tiên chúng tôi đi thăm Quý Ngài Trưởng Lão trong vùng như: Hòa Thượng Thích Chơn Thành, Hòa Thượng Thích Nguyên TríHòa Thượng Thích Minh MẫnHòa Thượng Thích Nguyên Siêu, Hòa Thượng Thích Thiện Long v.v…cũng như thăm các chùa quanh vùng như: Chùa Liên HoaBát NhãHuệ Quang, Bảo Quang, Tu Viện Đại Bi, Chùa Quan Âm, Chùa Phật Tổ v.v… Đặc biệt chiều Chủ Nhật ngày 17 tháng 3 năm 2024 Hội Đồng Hoằng Pháp của GHPGVNTN đã tổ chức một buổi lễ tưởng niệm 49 ngày của Đức Trưởng Lão Tăng Trưởng Thích Thắng Hoan và tuần 100 ngày của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh Thư Ký xử lý Viện Tăng Thống. Có hơn 300 Tăng Ni và Phật Tửkhắp nơi về tham dự ngày lễ tưởng niệm nầy tại Tu Viện Đại Bi. Một số quý vị Cư sĩ hữu công với Đạo như: Cư sĩ Tâm QuangCư sĩ Tâm Huy, Cư sĩ Nguyên Minh v.v…cũng đã hiện diện cùng với đại diện của Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ như Huynh trưởng Lê Quang Dật, Huynh trưởng Tâm Thường Định v.v… Thượng Tọa Thích Hạnh Tuệ làm MC, điều khiển  chương trình lễ tưởng niệm. Kế tiếp chúng tôi với tư cách là Chánh Thư Ký của Hội Đồng Hoằng Pháp đã trình bày về công việc phiên dịch Đại Tạng Kinh của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ trong thời gian qua, trước khi Ngài viên tịch vào ngày 24.11.2023, cũng như thông báo đến Đại chúng chương trình in ấn Thanh Văn Tạng đợt 2 trong thời gian sắp đến; kế tiếp Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu trình bày công hạnh của Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, và Hòa Thượng Thích Bổn Đạt có lời cảm từ về ngày lễ tưởng niệm. Sau khi chụp hình lưu niệm, mọi người ra về với âm vang lời kinh tiếng kệ trong buổi lễvẫn còn vọng lại đâu đây...

 

Cho đến ngày cuối của tuần lễ ở tại Los Angeles, Phái Đoàn Hoằng Pháp đã giảng tại các chùa như: Tu Viện Đại Bi do Hội Phật Học Đuốc Tuệ chủ xướng; Chùa Quan Âm, nơi Ni Sư Tịnh Quang Trụ Trì; và chùa Phật Tổ, nơi Thượng Tọa Thường Tịnh Trụ Trì cũng như tại Đạo Tràng Kiều Đàm DiNgoài ra Phái Đoàn cũng đã tiếp xúc với một số quý vị ký giả như Cô Kiều Mỹ Duyên và các đài phát thanh, báo chí v.v…tại miền Nam California.

 

Chiều ngày 18 tháng 3 Phái Đoàn của chúng tôi đã bay đến San Jose. Sư Cô Thích Nữ Hạnh Trì, Trụ Trì Tịnh Thất Hòa Bình tại Fremont đã cho Phật tử đón chúng tôi về Niệm Phật Đường Fremont để cư ngụ suốt trong một tuần lễ tại đó. Sáng ngày 19.3 (thứ Ba) là ngày trong tuần, nhưng nhóm của Cô Đồng Từ thường hay sinh hoạt tại Tịnh Xá Quan Âm của Thượng Tọa Thích Minh Bảo, nên Phái Đoàn của chúng tôi có mặt từ sáng sớm tại đó để giảng pháp và truyền Bồ Tát Giới cho 9 Phật Tử tại gia. Ngày hôm sau và hôm sau nữa Phái Đoàn đã đi thăm và đảnh lễ quý Tôn Túc trong vùng như: Hòa Thượng Thích Minh ĐạtViện Chủ Chùa Quang Nghiêm tại Stockton; Hòa Thượng Thích Tịnh Từ và Hòa Thượng Thích Tịnh Diệu khai sơn Chùa Kim Sơn; thăm Chùa An Lạc, nơi Ni Trưởng Thích Nhữ Nguyên Thanh làm Viện Chủ v.v… Ngoài ra chúng tôi cũng đã đi thăm Chùa Đức Viên, Chùa Thiên Long Sơn và ghé sang Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm để thắp nhang kỷ niệm 2 năm Hòa Thượng Thích Thái Siêu (Đỗng Tuyên) viên tịch. Suốt ngày 23.3 giảng pháp tại Tịnh Thất Hòa Bình. Tối đó đi tham dự đêm ra mắt DVD và USP chương trình “Đêm Thành Đạo” của ca sĩ Gia Huy; và ngày Chủ Nhật 24.3 Phái đoàn đã chạy xe sang Chùa Kim Quang tại Sacramento, thủ phủ của Tiểu bang California để giảng pháp. Chùa nầy do cố Hòa Thượng Thích Thiện Trì sáng lập và hiện tại do Thượng Tọa Thích Thiện Nhơn Trụ Trì.

 

Ngày 26.3.2024 Phái đoàn của chúng tôi gồm có 7 người. Đó là: tôi, Hòa Thượng Thích Thông Triết, Thượng Tọa Thích Hạnh Định, Thượng Tọa Thích Viên GiácThượng Tọa Thích Thánh TríĐại Đức Thích Chúc Hiếu và Đại Đức Thích Trung Thành bay đi Houston, được Phật Tử Thiện Chánh và Bùi Khoa đón về Chùa Trúc Lâm, nơi Thầy Hạnh Hoa sáng lập. Tại đó có thêm Thượng Tọa Thích Hạnh Giới, Thượng Tọa Thích Hạnh Bảo và Thượng Tọa Thích Thiện Trí nữa. Tổng cộng là 10 vị trong Đoàn. Phái đoàn đã đi thăm viếng các bậc Tôn Túc quanh vùng như: Trưởng lãoSư thúc Thích Chơn Điền, năm nay Ngài đã 97 tuổi, đang ở tại Tu Viện Phước Đức vùng Houston do Thượng Tọa Thích Trí Hiền và Tăng chúng Tu Viện chăm sóc. Phái đoàn cũng đã đến thăm Chùa Việt Nam, nơi Hòa Thượng Thích Nguyên Hạnh khai sơn và Hòa Thượng Thích Nguyên Đạt làm Giám Viện. Đây là một trong những ngôi chùa có tầm vóc của Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ với Chánh điện rộng có thể chứa cả 1.000 người. Kế tiếp chúng tôi đi thăm Chùa Viên Thông, nơi Ni Trưởng Thích Nữ Thanh Lương sáng lập và Ni Sư Thích Nữ Minh Liên làm Giáo Thọ. Đây cũng là một ngôi chùa Ni to lớn sánh vai cùng với Chùa Đức Viên tại San Jose do Cố Ni Trưởng Thích Nữ Đàm Lựu thành lập và Chùa An Lạc, nơi Ni Trưởng Thích Nữ Nguyên Thanh làm Viện Chủ.

 

Ngày thứ Tư có một Phật tử vùng Houston lái xe chở chúng tôi lên Dallas để thăm nhà Phật tử Trần Văn Vũ và những ngôi tự viện tại địa phương như: Chùa Liên Hoa, nơi Hòa Thượng Pháp Nhẫnlàm Viện Chủ; Chùa Từ Đàm Hải Ngoại, nơi Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa sáng lập; Chùa Đạo Quang, nơi cố Hòa Thượng Thích Tịnh Đức khai sơn. Bây giờ chùa tháp vẫn còn đây, đang trơ gan cùng tuế nguyệt, nhưng Hòa Thượng cũng  là một nhà thơ với bút hiệu Phù Vân, đã nổi tiếng một thời với bài thơ “Cố Đô giờ đã ra sao”, bây giờ không còn thấy bóng dáng Ngài đâu nữa. Thật là vận nước đổi thay, cuộc đời vô thường là thế. Sáng ngày thứ Năm đúng vào ngày 19 tháng 2 âm lịch là lễ vía Đức Quán Thế Âm Bồ TátPhật tử Vũ đã phát tâm Quy Y Tam Bảo, nên tôi đã đặt cho Pháp Danh là Thiện Minh Trí. Đây là một người Phật tử rất đặc biệt ở vùng nầy. Vào lúc 5 giờ sáng ngày 28.3 tại Dallas, chúng tôi đã tham dự buổi họp trên hệ thống Zoom với 13 chư Tôn Đức TăngNi và quý vị trong Ban Phiên Dịch Tam Tạng Kinh Điển; có cả Hòa Thượng Thích Thái Hòa và Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu tham dựNi Sư Thích Nữ Thanh Trì đã trình bày mạch lạc về cách dạy cho học viên khóa chiêu sinh lớp Phạn ngữ, đọc Phật điển bằng Phạn ngữ như điều của Ôn Tuệ Sỹ chủ trương. Đến cuối tuần, trong khi quý Thầy khác chia phiên nhau để giảng pháp mỗi tối tại Chùa Trúc Lâm thì tôi và Hòa Thượng Thích Thông Triết bay đi Oklahoma vào sáng ngày 30.3 để tối ngày 31.3 phải trở lại Houston, sau khi tham dự đêm gây quỹ xây dựng nhà Báo Ân tại một nhà hàng do Thiền Viện Chánh Pháp tại Oklahoma tổ chức với sự đảm nhận của Đại Đức Thích Trúc Thái Bảo và Sư Cô Linh Minh. Hy vọng lần tới, chương trình thi công này sẽ hoàn tất.

 

Đặc biệt vào sáng ngày 1 tháng 4 năm 2024 có một lễ truyền giới Tỳ Kheo cho Thầy Hạnh Hoa gồm Tam sư thất chứng, nhưng chỉ có một giới tử duy nhất; và buổi chiều cùng ngày có một lễ hội nghe pháp dưới sự chủ giảng của Phái đoàn bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Việt, Anh, Nhật, Đức, Tây Ban Nha, Hoa ngữ, Pháp ngữ v.v…về đề tài “Ý nghĩa của việc xuất gia thọ giới” cho hơn 3.000(ba ngàn) người nghe, hầu hết là người Mễ, người Mỹ và người Hoa, còn người Việt tham dựrất ít. Chưa bao giờ tôi thấy được ở đâu trên đất Mỹ vào ngày thứ Hai đầu tuần, nghe pháp kéo dài suốt 5 tiếng đồng hồ từ 3 giờ chiều đến 8 giờ tối, mà Phật Tử cũng như không Phật Tử ngồi nghe yên lặng trong suốt thời gian dài ấy, chỉ thỉnh thoảng được nghe những tràng pháo tay đều nhịp mà thôi. Đó là những âm thanhhình ảnh mà tôi sẽ không bao giờ quên trong suốt cuộc đời còn lại của mình, cũng chẳng phải chỉ trong lần nầy, mà tất cả những lần khác về trước cũng vậy.

 

Ngày 3 tháng 4 năm 2024 Phái đoàn chúng tôi đã bay đi Atlanta. Tại phi trường đã được Thượng Tọa Thích Đạo Tĩnh và Ni Sư Thích Nữ Huệ Nghiêm đón về Thiền Viện Trúc Lâm Bảo Chícư ngụsuốt 1 tuần lễ tại đó. Đầu tiên chúng tôi đến thăm và đảnh lễ Hòa Thượng Thích Hạnh Đạt, Viện Chủ Tu Viện Kim Cang. Đây là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng tại vùng nầy hơn 40 năm về trước; thế nhưng bây giờ, đã có trên 60 ngôi tự viện lớn nhỏ của riêng Phật Giáo Việt Nam chúng tađang có mặt tại vùng nầy. Quả thật là hy hữu và bất khả tư nghìChúng tôi cũng đã đến Tu Viện Vô Biên Hạnh, nơi Thượng Tọa Thích Quảng Văn Trụ Trì. Chùa Dược Sư, nơi Thượng Tọa Thích ChíViên sáng lập; Chùa Hải Ấn, nơi Ni Sư Thích Nữ Huệ Nghiêm đang xây dựng. Đoàn cũng đã đi thăm Chùa Tây Phương và các chùa ở quanh vùng trong thời gian ở đây. Đặc biệt vào sáng ngày 7.4.2024 tại Chánh Điện nơi Thiền Viện Bảo Chí có một lễ truyền thọ Bồ Tát Giới tại gia cho 13 giới tử. Đây là lần đầu tiên được tổ chức tại Thiền Viện vậy.

 

Tối ngày Chủ Nhật 7.4.2024, Phái đoàn đã bay đi Jacksonville và gia đình Nguyên Hùng, Nguyên Ứng đã đón về tư gia để ngày hôm sau làm lễ quy y Tam Bảo cho hai cháu; Lễ An Vị Phật và cầu an nhà mới. Trưa đó cúng dường Trai Tăng và chiều sang Chùa Hải Đức để tham dự lễ xuất giagieo duyên ngắn hạn một tuần lễ cho Cô Châu Ngọc và một Đạo hữu khác, cũng như làm lễ giá kéo cho nhiều người tham dự lễ. Đây là một ngôi chùa rất đặc biệt, vì Phật tử đa phần là những người trí thứcBác sĩ, Kỹ sư, do Bác sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức điều hành. Nay Bác sĩ đã quá vãng, nên người em ruột của Bác sĩ Đức hiện làm Trụ Trì tại trú xứ nầy.

 

Chiều ngày 9.4.2024 Phái đoàn đã bay đi Philadelphia và được Thượng Tọa Thích Tuệ Phát đón về lưu trú suốt một tuần lễ tại Thiền Viện Thanh Từ, thuộc Tiểu bang New Jersey. Ngày 10 và ngày 11.4 chúng tôi đi thăm các chùa và các tịnh xá quanh vùng như: Tịnh Xá Ngọc Phúc, Tịnh Xá Ngọc Xuân, Tu Viện Đức Mẹ Hiền, Tu Viện Trí Tịnh cũng như Chùa Thiên Quang, nơi Hòa Thượng Thích Hải Thông Trụ Trì. Thăm Chùa Linh Quang, nơi Ni Trưởng Thích Nữ Hiếu Đức sáng lập. Trong tuần, Phái Đoàn đã đến Virigina để giảng pháp tại chùa Giác Sơn; nơi Thượng Tọa Thích Chúc Đại Trụ TrìĐặc biệt trong cuối tuần nầy Đoàn phải chia ra giảng tại năm nơi khác nhau như: Thiền ViệnThanh Từ, Chùa Phật Bảo nơi Hòa Thượng Thích Thái Siêu và Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu sáng lậpHiện tại do Thượng Tọa Thích Giác Giới Trụ Trì. Chùa Giác Lâm, nơi Hòa Thượng Thích Thanh Đạm và Ban Trị Sự Hội Phật Giáo sáng lập cách đây hơn 40 năm về trước. Buổi chiều cùng ngày tất cả Phái đoàn chạy xe hơn 3 tiếng đồng hồ đi về hướng New York để đến thăm và thuyết giảng tại Chùa Từ Tâm, nơi Thượng Tọa Thích Tâm Hiền sáng lập. Cuối tuần nầy phải nói rất là nhọc nhằn, nhưng ai ai trong Đoàn cũng an vui và đều nghĩ rằng trong tương lai, nếu Đoàn đi 10 đến 12 vị thì sẽ chia ra ở mỗi chùa 3 đến 4 vị và sẽ tổ chức tu học trong nhiều ngày cuối tuần do những vị ở lại chùa đó chủ giảng và hướng dẫn thì lợi lạc cho Phật tử hơn.

 

Vào lúc 8 giờ tối ngày 11.4.2024, chúng tôi đã vào hệ thống Zoom để nói chuyện với Quý Anh ChịHuynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ qua đề tài: “Nền Giáo Dục Nhật Bản, những câu chuyện liên quan và cách ứng dụng vào Gia Đình Phật Tử”. Những câu hỏi đáp rất thực tế với việc sinh hoạt của Gia Đình Phật Tử ngày nay khắp nơi trên thế giới hiện đang còn tồn tại.

 

Tuần lễ cuối cùng từ ngày 16.4 đến ngày 22 tháng 4 năm 2024 chúng tôi được Thượng Tọa Thích Hạnh Đức đón về Tu Viện Tây Phương ở Minneapolis 4 vị và 4 vị khác trong Đoàn được Thượng Tọa Thích Minh Trọng đón về Chùa Niệm Phật. Tại Minneapolis Phái Đoàn Hoằng Pháp đã giảng tại ba nơi. Đó là Tu Viện Tây Phương, Chùa Niệm Phật và Chùa Vạn Phật, nơi Thượng Tọa Thích Thông Từ Trụ TrìĐặc biệt ngôi chùa mới mua này, trước đây là một ngôi nhà thờ Tin Lành, nay mai sẽ làm lễ khánh thành. Đây chỉ là một trong hằng trăm ngôi chùa tại Hoa Kỳ đã sang lại từ những ngôi nhà thờ Tin Lành để làm chùa. Bởi lẽ các nơi công cộng nầy đã được giấy phép sinh hoạt. Có cả bãi đậu xe rất là tiện nghi, và nhà thờ Tin Lành dễ đổi thành chùa hơn là mua lại nhà thờ của Thiên Chúa Giáo hay của Chính thống Giáo.

 

Ngày 21.4.2024 là ngày lễ Phật Đản tại Tu Viện Tây Phương, có hơn 150 Phật Tử về tham dự cùng với sự hiện diện của Phái Đoàn Hoằng Pháp cùng chư Tăng Ni bổn tự. Trong lời đạo từchúng tôiđã ca ngợi tán dương công đức xây chùa, dựng tháp của người Phật tử Việt Nam khắp nơi trên thế giới, và đặc biệt Tu Viện Tây Phương sắp xây một bảo tháp để thờ tro cốt Phật tử. Thượng TọaThích Hạnh Bảo đã phát tâm cho mượn Hội Thiện, và nhân cơ hội nầy tất cả Phật Tử hiện diệncũng đã hoan hỷ phát tâm cúng dường và cho mượn không lời, con số tịnh tài lên đến 60.000,00 USD, công đức thật là không nhỏ.

 

Chiều đó có một Phật tử báo tin rằng: Có Hòa Thượng Giới Đức, tức nhà thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh đang ở vùng Minneapolis. Chúng tôi rất hoan hỷ để đến thăm Ngài. Vì giang sơn cách trở, chúng tôi chưa có cơ hội gặp gỡ nhau trên nửa thế kỷ rồi. Hôm nay nơi đất khách quê người, gặp Ngài là một điều vạn hạnh. Sau khi thăm viếng, đàm đạo, Ngài đã trặng cho tôi một bài thơ tức khẩu như sau:

 

Quý tặng Đại Lão Hòa Thượng Thích Như Điển

 

Xa quê ngẫu nhĩ gặp Ngài

Một vì Trưởng Lão đất trời châu Âu

Dáng phương phi-nguyệt thượng đầu

Đã không mệt mỏi bắc cầu Tây Đông

Cốt cách vốn dĩ tượng long

Ẩn mình dưới bóng trượng tòng Sa Môn

Một đời phụng sự hết lòng

Những hàng hậu học-mênh mông ân Ngài.

Triều Tâm Ảnh

Minoseta 21.4.2024.

 

 

Tiện đây chúng tôi cũng xin thông báo chương trình của năm 2025, Phái Đoàn Hoằng Pháp dự địnhsẽ đi vào những cuối tuần tại những nơi như sau: Vùng Nam California: ngày 1&2.3.2025 (thứ Bảy & Chủ Nhật); vùng Bắc California: ngày 8&9.3.2025 (thứ Bảy & Chủ Nhật); vùng Seattle (Washington State): ngày  15&16.3.2025 (thứ Bảy Chủ Nhật); vùng Seattle (Washington State): ngày 22&23.3.2025 (thứ Bảy & Chủ Nhật); vùng Oklahoma và Dallas: ngày 29+30+31.3.2025 (thứ Bảy-Chủ nhật-thứ Hai); vùng Houston: ngày 5&6.4.2025 (thứ Bảy&Chủ nhật); vùng Atlanta: ngày 12&13.4,2025 (thứ Bảy&Chủ Nhật); vùng Jacksonville: ngày 19&20.4.2025 (thứ Bảy&Chủ Nhật); vùng Philadelphia và New York: ngày 26&27.4.2025(thứ Bảy&Chủ Nhật); vùng Washington DC; ngày 3&4.5.2025 (thứ Bảy&Chủ Nhật); vùng Minneapolis: ngày 5.5.2025(thứ Hai) Phái Đoàn sẽ rời Hoa Kỳ về lại trụ xứ của mình.

 

Kính mong quý Ngài và quý vị liễu tri cho.

 

Viết xong vào lúc 19:00 ngày 27 tháng 4 năm 2024 tại Phương Trượng Đường Tổ Đình Viên GiácHannover, Đức Quốc.

 

 

 

 

 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 703)
Karma là một từ tiếng Phạn có nghĩa là “hành động”. Một cách đơn giản để hiểu nghiệp là nhìn nó như những khoảnh khắc nhân quả.
(View: 804)
Từ nghệ thuật, có những nhân vật bước ra đời sống. Từ đời sống, cũng có vài con người đi vào nghệ thuật. Nhưng trở thành hình tượng trung tâm
(View: 667)
Làm sao có được hòa bình và hạnh phúc trong thế giới đầy biến độngnghi kỵ như hiện nay?
(View: 768)
Cho tới hôm nay, “hạnh đầu đà” không còn là cụm từ xa lạ. Nhắc đến nó ta sẽ nghĩ ngay đến sư Minh Tuệ, mặc dù ông không phải là người thực hành hạnh này đầu tiên và duy nhất.
(View: 767)
Nhân duyên đưa đến lời dạy này của Đức Phật bắt nguồn từ sự cầu thỉnh chân thành của trưởng giả tên là Kiên Cố(Kevadha)
(View: 753)
Thực ra, chúng ta không cần tới “một Phật Giáo” nào khác cho thế gian hay cho xuất thế gian,
(View: 679)
Thực hành Chánh Phápvì lợi ích chúng sinh, muốn chúng sinh được thoát khổ, an vui.
(View: 802)
Ngay cả vũ trụ cũng không thoát được luật nhân quả, luân hồi (tái sinh.)
(View: 793)
Con người hơn loài thú vật nhờ ngôn ngữ. Ngôn ngữ giúp con người thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, thậm chí giúp cho ý nghĩ sáng tạo - vì tư duytư duy trên và bằng ngôn ngữ.
(View: 878)
Ngày từng ngày vơi đi như cát biển khô chảy qua kẽ ngón tay Đời từng đời nối tiếp như nước sông chảy ra biển
(View: 1073)
Gấn một tháng nay, hiện tượng thầy Minh Tuệ gây xôn xao trên mạng xã hội, trong và ngoài nước;
(View: 1518)
Bảo rằng mới, ừ thì là mới nhưng thật sự thì tháng năm đã từ vô thủy đến giờ.
(View: 1193)
Hình ảnh đôi chân trần, y áo vá, 1 cái nồi cơm điện, ăn ngày một bữa, xin ăn qua ngày, không cầm tiền, không tích trữ thức ăn… Thầy mang lại thiện cảm lớn, xúc động mạnh cho nhiều người.
(View: 815)
Chúng ta, những người học Phật, chẳng thể không có tổ quốc, chẳng thể khônggia đình, và cũng chẳng thể không có “tự thân”.
(View: 953)
Sống ở trên đời, ai trong chúng ta chắc cũng có mang trong lòng bốn chữ “nhớ ơn, đền ơn”.
(View: 862)
Khi tôi mới đi học lớp vỡ lòng về Phật học, tôi còn nhớ như in một trong những vị Thầy đầu tiên của tôi có nói về ước nguyện của Thầy
(View: 829)
Trước đây những người theo Đại thừa thường cho rằng giáo lý Nguyên thủy, là giáo lý Tiểu thừa, không đưa đến quả vị tối hậu thành Phật,
(View: 1049)
Chúng ta đều biết, đạo Phậttrung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnhmà thành tựu đạo quả.
(View: 840)
Trên báo chí thường thuật nhiều tai nạn thảm khốc xẩy ra nhưng vẫn có người sống sót hay không hề hấn gì trong khi tất cả những người chung quanh chết hay bị thương nặng..
(View: 877)
Phật giáo đề cao sự tự giác, tự thực hành tu tập để đem lại sự thấy biết chân thật, mở lòng yêu thươngđến khắp muôn loài và an lạc cho tự thân.
(View: 962)
Chúng ta có thể xem xét bản chất của Đức Phật qua hai lăng kính: Đức Phật của lịch sửĐức Phật của đức tin (saddhā).
(View: 944)
Có một người đến vấn hỏi thiền sư, “Để phòng ngừa tai họa, xin thầy từ bi cho biết cái gì đáng sợnhất trên cõi đời này?”
(View: 884)
Người sống trên đời nhờ có ngôn ngữ mà giao tiếp được.
(View: 818)
Đức Phật ngài chỉ gia hộ, chỉ dẫn cho chúng sanh cách sống An và phương pháp Tự An, chứ Ngài không thể ban phát cho chúng sanh sự an lành, hạnh phúc,
(View: 955)
Không làm các điều ác Thực hành các điều thiện
(View: 916)
Thông điệp của Đức Phật bao gồm giáo lý(dhamma) và giới luật (vinaya).
(View: 923)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 936)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(View: 960)
Bệnh tật và thống khổ không thể tách rời nhau, cho nên gọi là “Bệnh thống” [病痛], “Bệnh khổ” [病苦], “Tật khổ” [疾苦].
(View: 1013)
Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển.
(View: 1606)
Một ngày nọ, Phật thấy một vị tăng khóc bên ngoài lối vào Tịnh xá Jetavana Vihara (Kỳ đà tinh xá).
(View: 1181)
Trong những ngày vừa qua, câu chuyện về một vị sư mang tên T.M.T lan truyền trên mạng xã hội với hình ảnh một vị đầu trần
(View: 1066)
Lòng từ bi giống như một hạt giống lành đặt vào lòng đất, từng ngày lớn lên thành sự thấu cảm, yêu thương.
(View: 925)
Bài bác có nghĩa là phủ nhận một điều gì đó và dùng lý lẽ để chứng minh điều đó là không đúng, theo sự hiểu biết của cá nhân của mình.
(View: 1091)
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta gặp phải nhiều áp lựclo lắng từ công việc, cuộc sống xã hội, về giao tiếp theo truyền thống và trên mạng xã hội.
(View: 1121)
Phật tử, chúng ta thường được nghe giảng “đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ”, nhưng ý nghĩa thật sự của đạo Phật là gì?
(View: 1267)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi một cá nhân chúng ta thường không để ý đến hiệu quả của lòng thương trong nhiều trường hợp ứng xử hoặc trong nhiều công việc thường ngày.
(View: 981)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(View: 954)
Ở đây, này Hiền giả, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tinbất động đối với Đức Phật… đối với Pháp…
(View: 1144)
húng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen.
(View: 975)
Trong chùa có một anh câm. Không ai nhớ anh ta đến chùa từ bao giờ, vả lại cũng không mấy người để ý đến anh ta.
(View: 1146)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức.
(View: 1024)
Theo giáo thuyết nhà Phật, quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và tâm không loạn động, cũng như được chánh niệm.
(View: 1142)
Theo Phật giáo, hồi hướng được làm với lòng ước nguyện để chuyển đổi những thiện hành trở thành nguyên nhân để giúp một người đạt được toàn giác.
(View: 1189)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(View: 1054)
Là một công dân, bạn có thể trở nên dễ phục tùng các mệnh lệnh, sẵn sàng nhượng bộ các quyền của bạn hơn vì những lời hứa mơ hồ về sự an toàn.
(View: 818)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(View: 1068)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(View: 1059)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(View: 1092)
Hiện tại chính là thời kỳ mạt pháp, pháp đã đến đoạn cuối của nó. Phần đông không chú trọng vào sự tu hành,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant