Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Im Lặng Cũng Là Lời Nói

Friday, May 10, 202419:50(View: 1016)
Im Lặng Cũng Là Lời Nói
Im Lặng Cũng Là Lời Nói 

Minh Duyên

chu tieu


Người sống trên đời nhờ có ngôn ngữ mà giao tiếp được. Ngôn ngữ là sợi dây kết nối, để người ta bày tỏ suy nghĩ và tâm tư mà từ đó xã hội hình thành. John Locke (1632-1704), triết gia Anh, đã nói rõ “thiên nhiên kiến tạo nên cơ thể người với khả năng phát âm… con người sử dụng những âm thanh này như biểu hiện của ý niệm nội tại, diễn đạt cho ý nghĩ. Nhờ đó mà người với người có thể hiểu nhau” [1].


Nhìn rộng hơn một chút, ngôn ngữ không chỉ là lời nói hay văn tự mà là tất cả những gì nhằm biểu đạt ý. Có thể một từ để khái quát thì đó là “ký hiệu” (sign). Khi đi vệ sinh, thay vì viết “toilet nam” và “toilet nữ”, người ta để hai hình người nam và người nữ là biết ngay. Nghe ông bạn bên cạnh thở dài, thì ta cũng ngầm hiểu được chắc hẳn người ấy đang chán chường mệt mỏi chuyện gì đó.

Theo ngôn ngữ học, một quá trình giao tiếp thường bao gồm các bước. Đầu tiên là người nói có đầy đủ nhận thức và hình thành một ý tưởng truyền đạt (bước 1). Kế đến là “mã hóa” ý tưởng này bằng các hình thức giao tiếp (bước 2) cho đến khi một thông tin được hoàn thiện (bước 3). “Kênh giao tiếp” sẽ đóng vai trò truyền đạt thông tin đó cho người nghe (bước 4). Người nghe là người có khả năng tiếp nhận thông tin (bước 5) sau khi “giải mã” nắm bắt được ý định của người nói (bước 6) sẽ tiến hành phản hồi (bước 7).

Nếu theo quy trình này, giao tiếp thực sự thành công khi người nghe có đầy đủ tri giáckiến thức và trải nghiệm để tiếp nhận thông tin của người nói. Vì vậybản chất của của quá trình này là sự mặc ước. Cùng một lời nói, mỗi người sẽ có mỗi ý khác nhau. John Locke minh họa bằng một ví dụ: “Một đứa trẻ nhìn thấy miếng kim loại và nghe người ta gọi là vàng, nó chỉ quan tâm đến màu vàng của miếng kim loại. Rồi tự nó sẽ hình thành ý niệm về vàng bởi màu sắc chứ không phải là gì khác”. Một bài thơ từ thời Trung đại sẽ khá khó hiểu với độc giả hiện đại. Ở Ấn Độ, lắc đầu lại có nghĩa là đồng ý. Thời Cận đại, Ferdinand de Saussure (1857-1916), một nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ, đề xuất hai khái niệm Langue (tạm dịch: ngôn ngữ) và Parole (tạm dịch: lời nói) [2]. Theo đó, ngôn ngữ là tập những quy tắc biểu đạt còn lời nói là sự biểu đạt trên thực tế. Nếu chỉ y cứ theongôn ngữ thì thật khó lĩnh hội được tâm ý của tác giả mà cần xem xét đến hoàn cảnh nhằm tránh võ đoán.

Kinh Pháp Hoa có câu chuyện nhà lửa. Ông trưởng giả thấy con mình vô tri ham chơi mà không biết đến tai họa lửa cháy kề bên. Ông bèn hứa ban cho xe dê, xe hươu và xe trâu hòng khuyến dụ con mình chạy ra. Các con tin lời cha liền vội chạy ra nhờ đó thoát nạn lửa thiêu. Rồi người cha chỉ cho con mình đồng một cỗ xe chứ chẳng hề có xe hươu, xe trâu gì cả. Kể đến đây, Phật hỏi ngài Xá Lợi Phất có phải trưởng giả đã nói dối chăng. Ngài Xá Lợi Phất đáp không có dối gạt vì ông trưởng giả chủ ý muốn đưa các con đến nơi an toànLời nói chơn chánh là lời nói có khả năng chuyển hóa, đưa đến an lạc giải thoátKinh Tiểu Bộ kể câu chuyện ông Nanda thương nhớ vợ mình nên không thể tập trung thiền định. Phật đưa ông lên cõi trời để chiêm ngưỡng dung sắc của Apsara (tiên nữkiều diễm vạn phần so với vợ ông. Phật hứa hẹn ban thưởng Apsara cho Nanda nếu ông kiên tâm thực hành giáo pháp. Do say mê nhan sắc ấy, Nanda tinh tấn tu hành để được thưởng công nhưng khi nhận ra mục đích tầm thường so với quả vị giải thoát, ông đã sớm từ bỏ để tu tập đúng pháp. Nếu Phật chỉ chăm chăm nói theo ý mình, giảng giải pháp nọ pháp kia, chắc Nanda cũng nản chí mà trốn về.

Lời nói dù thật nhưng dụng tâm tư lợi không trong sáng thì cũng chưa hẳn là chân chánh. Triết giaPháp Roland Barthes (1915-1980) đi xa hơn Ferdinand de Saussure khi đề xuất một phương thức nhìn sâu hơn vào ngôn ngữ. Ông đưa ra khái niệm Myth (tạm dịch: huyền thoại), lời nói được hiểu bởi nghĩa định hướng hơn là nghĩa thật [3]. Lời nói này tự nhiên hóa một niềm tin thành một điều hiển nhiên nhằm phục vụ cho mục đích nhất địnhPhóng sanh người ta hay nghĩ là thả chim, thả cá nhưng nghĩa của phóng sanh là bảo vệ sự sống. Trồng cây, giảm tiêu thụ năng lượngtiết kiệmnước, bớt xả thải… là các hành động thiết thực bảo vệ sự sống ai cũng làm được chứ không phải chỉ có thả cá, thả chim. Cái huyền thoại về phóng sanh vô tình khiến cho chợ cá thêm nhộn nhịp ngày Rằm. Barthes, Saussure và trước đó là Locke đã cung cấp một cách tiếp cận với ngôn ngữnhằm đi sâu hơn vào thế giới ý nghĩa đằng sau các câu chữ, ký hiệu. Bất giác ta tự hoài nghi về những gì ta thấy ta tin. Liệu có đúng như vậy chăng? Hoài nghi để cẩn trọng trong sự đánh giá và tiếp nhận chứ không phải phủ nhận hiện thực.

Ngôn ngữ dù dùng lời nói hay không đều có giá trị tương đương. Đôi khi một hình ảnh, một cử chỉhay ký hiệu có sức lan tỏa hơn vạn câu chữ. Người Tây phương sang Ấn Độ thấy biểu tượng chữ Vạn (Swastika) liền hoảng hốt vì nghĩ đó là chữ thập ngoặc của Quốc Xã. Ở Ấn Độ và một số nước Á châu, chữ Vạn đã có mấy ngàn năm thành biểu tượng linh thiêng cho nhiều tôn giáo. Còn Đức Quốc Xã mới xuất hiện ở thế kỷ trước. Cho dù đã được giải thích, ám ảm kinh hoàng của chủ nghĩaPhát xít vẫn khiến họ hoảng sợ khi thấy chữ Vạn. Hay ngón tay chữ V của Winston Churchill là viết tắt của Victory (chiến thắng) ra đời trong cảnh nguy nan của nước Anh thời Đệ nhị Thế chiến. Ngày nay, nó đơn thuần chỉ là một cử chỉ làm duyên khi chụp ảnh và hầu như chẳng ai thắc mắc về nguồn gốc của nó.

Lời nói có sức mạnh lớn lao. Sức mạnh không hẳn nằm ở cái nghĩa của ngôn từ mà ở cái cách mà nó được sử dụngIm lặng, suy ra, cũng là một dạng “lời nói” vì nó cũng có có tính biểu đạt. Im lặng trước cái xấu thì làm cho cái xấu tăng trưởng. Sợ trách nhiệm mà im lặng thì có khác gì hèn nhát. Nhưng im lặng trước thị phi là để tránh rơi vào tranh chấp ngã mạn. Đôi khi im lặng là để tự soi rọi tâm mình. Thiền tông chủ trương bất lập văn tự nhằm tránh bị cuốn vào cái bẫy hý luận, chính là “phản quang tự kỷ bổn phận sự” (soi xét lại chính mình là bổn phận). Nhưng Tổ sưđối cơ dùng cái im lặng để trừ hý luận. Chứ pháp đàm luận đạo thì chẳng khiến chúng sanh thấy tỏ ngộ hay sao? Thật thú vị khi im lặng đó lại là cảm hứng cho cả một nền văn học Thiền, nghệ thuật Thiền làm say sưa biết bao trí thứcvăn nghệ sĩ. Đức Phật nhiều lần giữ im lặng tránh rơi vào hý luận vốn chẳng có ích gì cho thực hành tâm linh. Có khi Phật chẳng biện bácKinh Bổn Sanh (Jataka) còn kể câu chuyện nữ du sĩ ngoại đạo Cincà giữa hội chúng vu cáo Đức Phậtlàm cô mang thai. Đức Phật không thanh minh mà chỉ đơn giản đáp lại“Những gì mà cô vừa nói chỉ có cô và Ta biết sự thật thôi”. Rồi ngài giữ sự im lặng của một bậc Thánh. Im lặng là một bản lĩnh chứng minh sự thật. Phải có một đạo lực dũng mãnh mới làm được. Lão Tử từng nói: “Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri” (biết thì không nói, nói là không biết) để phá bỏ cái lạm dụngngôn từ. Nói theo Roland Barthes, một huyền thoại về ẩn sĩ Đông phương là những người im lặngđược hình thành. Nhưng thực ra chính Lão Tử để lại Đạo Đức KinhĐức Phật cũng thuyết giảngsuốt 45 năm. Rốt cuộc hữu ngôn hay vô ngôn đều là hai mặt của một vấn đề đó là sự biểu đạt. Biểu đạt làm sao có ích lợi và đem lại an lạc.

Luận Ngữ có câu: “Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã” (biết nói là biết, không biết thì không biết, mới là biết)Lời nói chơn chánh chỉ là vậy. Học đạo để thấy đúng, thấy thật, để đừng bị bản ngã đánh lừa chứ không phải rơi vào mộng huyễn hư vô. Rồi kẹt vào mê cung của ngôn từ. Nói những gì mình làm, làm những gì mình nói. Ngôn hành hiệp nhất. Lời nói như vậy là khả tín nhất và có giá trị nhất. Nếu không thì im lặng là thanh âm vi diệu.

Chú thích:
[1] Locke, John. An Essay Concerning Human Understanding (Book III).
[2] De Saussure, Ferdinand. Course in General Linguistics.
[3] Barthes, Roland. Mythologies.

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 513)
Danh vọng nương nơi cái tôi mà tồn tại. Không có cái tôi, danh vọng không hiện hữu.
(View: 659)
Đã tử lâu lắm rồi, người Phật tử đã nghe nói về thời mạt pháp.
(View: 611)
Gần đây chúng ta thấy xuất hiện trên mạng xã hội nhiều bài viết kêu gọi người Phật tử phải cảnh giác với việc “trộm tăng tướng” hay “tặc trụ”.
(View: 600)
Trong nhiều bài pháp tôi đã viết, thì thường đề cập đến vấn đề làm phước, tích phước, tích đức, hay tu thiện... V
(View: 620)
Bố thícúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát.
(View: 613)
Thuyết âm mưu không phải là vấn đề mới, nó vốn xảy ra từ xa xưa, bên Đông hay bên Tây đều có cả.
(View: 673)
Sự xuất hiện của hành giả Thích Minh Tuệ đã tạo ra một biến động chưa từng có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam.
(View: 738)
Bệnh đau là chuyện tất yếu của con người. Trừ những người có phước đức về sức khỏe sâu dày, còn lại hầu hết đều trải qua bệnh tật.
(View: 719)
Thời thơ ấu, chúng ta ưa thích đọc truyện Cô Ba Cháo Gà Địa Ngục Du Ký, rồi ưa nghe kể chuyện vong nhập, chuyện trừ tà…
(View: 1840)
Con đi Tu là để cầu giải thoát, hàng ngày con chỉ xin ăn một bữa, con không nhận tiền của ai.
(View: 755)
Karma là một từ tiếng Phạn có nghĩa là “hành động”. Một cách đơn giản để hiểu nghiệp là nhìn nó như những khoảnh khắc nhân quả.
(View: 841)
Từ nghệ thuật, có những nhân vật bước ra đời sống. Từ đời sống, cũng có vài con người đi vào nghệ thuật. Nhưng trở thành hình tượng trung tâm
(View: 686)
Làm sao có được hòa bình và hạnh phúc trong thế giới đầy biến độngnghi kỵ như hiện nay?
(View: 807)
Cho tới hôm nay, “hạnh đầu đà” không còn là cụm từ xa lạ. Nhắc đến nó ta sẽ nghĩ ngay đến sư Minh Tuệ, mặc dù ông không phải là người thực hành hạnh này đầu tiên và duy nhất.
(View: 805)
Nhân duyên đưa đến lời dạy này của Đức Phật bắt nguồn từ sự cầu thỉnh chân thành của trưởng giả tên là Kiên Cố(Kevadha)
(View: 770)
Thực ra, chúng ta không cần tới “một Phật Giáo” nào khác cho thế gian hay cho xuất thế gian,
(View: 708)
Thực hành Chánh Phápvì lợi ích chúng sinh, muốn chúng sinh được thoát khổ, an vui.
(View: 859)
Ngay cả vũ trụ cũng không thoát được luật nhân quả, luân hồi (tái sinh.)
(View: 819)
Con người hơn loài thú vật nhờ ngôn ngữ. Ngôn ngữ giúp con người thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, thậm chí giúp cho ý nghĩ sáng tạo - vì tư duytư duy trên và bằng ngôn ngữ.
(View: 899)
Ngày từng ngày vơi đi như cát biển khô chảy qua kẽ ngón tay Đời từng đời nối tiếp như nước sông chảy ra biển
(View: 1102)
Gấn một tháng nay, hiện tượng thầy Minh Tuệ gây xôn xao trên mạng xã hội, trong và ngoài nước;
(View: 1582)
Bảo rằng mới, ừ thì là mới nhưng thật sự thì tháng năm đã từ vô thủy đến giờ.
(View: 1231)
Hình ảnh đôi chân trần, y áo vá, 1 cái nồi cơm điện, ăn ngày một bữa, xin ăn qua ngày, không cầm tiền, không tích trữ thức ăn… Thầy mang lại thiện cảm lớn, xúc động mạnh cho nhiều người.
(View: 836)
Chúng ta, những người học Phật, chẳng thể không có tổ quốc, chẳng thể khônggia đình, và cũng chẳng thể không có “tự thân”.
(View: 998)
Sống ở trên đời, ai trong chúng ta chắc cũng có mang trong lòng bốn chữ “nhớ ơn, đền ơn”.
(View: 917)
Khi tôi mới đi học lớp vỡ lòng về Phật học, tôi còn nhớ như in một trong những vị Thầy đầu tiên của tôi có nói về ước nguyện của Thầy
(View: 873)
Trước đây những người theo Đại thừa thường cho rằng giáo lý Nguyên thủy, là giáo lý Tiểu thừa, không đưa đến quả vị tối hậu thành Phật,
(View: 1120)
Chúng ta đều biết, đạo Phậttrung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnhmà thành tựu đạo quả.
(View: 901)
Trên báo chí thường thuật nhiều tai nạn thảm khốc xẩy ra nhưng vẫn có người sống sót hay không hề hấn gì trong khi tất cả những người chung quanh chết hay bị thương nặng..
(View: 942)
Phật giáo đề cao sự tự giác, tự thực hành tu tập để đem lại sự thấy biết chân thật, mở lòng yêu thươngđến khắp muôn loài và an lạc cho tự thân.
(View: 1021)
Chúng ta có thể xem xét bản chất của Đức Phật qua hai lăng kính: Đức Phật của lịch sửĐức Phật của đức tin (saddhā).
(View: 1016)
Có một người đến vấn hỏi thiền sư, “Để phòng ngừa tai họa, xin thầy từ bi cho biết cái gì đáng sợnhất trên cõi đời này?”
(View: 841)
Đức Phật ngài chỉ gia hộ, chỉ dẫn cho chúng sanh cách sống An và phương pháp Tự An, chứ Ngài không thể ban phát cho chúng sanh sự an lành, hạnh phúc,
(View: 1005)
Không làm các điều ác Thực hành các điều thiện
(View: 938)
Thông điệp của Đức Phật bao gồm giáo lý(dhamma) và giới luật (vinaya).
(View: 1019)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 1035)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(View: 954)
Bất cứ chuyến đi nào cũng giữ lại trong tôi nhiều kỷ niệm.
(View: 1054)
Bệnh tật và thống khổ không thể tách rời nhau, cho nên gọi là “Bệnh thống” [病痛], “Bệnh khổ” [病苦], “Tật khổ” [疾苦].
(View: 1115)
Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển.
(View: 1700)
Một ngày nọ, Phật thấy một vị tăng khóc bên ngoài lối vào Tịnh xá Jetavana Vihara (Kỳ đà tinh xá).
(View: 1270)
Trong những ngày vừa qua, câu chuyện về một vị sư mang tên T.M.T lan truyền trên mạng xã hội với hình ảnh một vị đầu trần
(View: 1150)
Lòng từ bi giống như một hạt giống lành đặt vào lòng đất, từng ngày lớn lên thành sự thấu cảm, yêu thương.
(View: 1008)
Bài bác có nghĩa là phủ nhận một điều gì đó và dùng lý lẽ để chứng minh điều đó là không đúng, theo sự hiểu biết của cá nhân của mình.
(View: 1195)
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta gặp phải nhiều áp lựclo lắng từ công việc, cuộc sống xã hội, về giao tiếp theo truyền thống và trên mạng xã hội.
(View: 1203)
Phật tử, chúng ta thường được nghe giảng “đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ”, nhưng ý nghĩa thật sự của đạo Phật là gì?
(View: 1339)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi một cá nhân chúng ta thường không để ý đến hiệu quả của lòng thương trong nhiều trường hợp ứng xử hoặc trong nhiều công việc thường ngày.
(View: 1067)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(View: 1045)
Ở đây, này Hiền giả, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tinbất động đối với Đức Phật… đối với Pháp…
(View: 1210)
húng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant