Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tánh Không Như Mộng

Thursday, July 11, 202418:50(View: 493)
Tánh Không Như Mộng

Tánh Không Như Mộng

Nguyễn Thế Đăng

sen 10
 

Tánh Không được đồng hóa với như mộng. Đây là điều hệ thống Kinh Đại Bát Nhã thường nói. Một kinh thuộc loại ngắn như Kim cương Bát nhã ba la mật đa hoàn toàn giảng về tánh Không, thì bài kệ chấm dứt kinh nói về như mộng, như huyễn:

Tất cả pháp hữu vi

Như mộng, huyễn, bọt, ảnh 

Như sương, như điển chớp 

Hãy quán thấy như vậy. 

 

1/ Tại sao như mộng? 

Tại sao tất cả mọi hiện hữu, từ sự vật cho tới con người, đều như mộng?

- Sự vật và chúng sanh được kinh nghiệm lúc thức đều không có thực thể, không có tự tánh, “vô tự tánh” nên không có hiện hữu thật. Trong giấc mộng cũng thế, mọi xuất hiện đều không có tự tánh, không có hiện hữu thật.

Kinh nghiệm lúc thức không có tự tánhkinh nghiệm trong lúc mộng cũng không có tự tánh, nên thức và mộng giống nhau.

Kinh nghiệm lúc thức và kinh nghiệm trong mộng đều do “thức” mà có, nếu không có thức thì sẽ không trải nghiệm được điều gì cả.

Đây là điều Duy thức tông gọi là “thức biến”. Kinh nghiệm lúc thức và kinh nghiệm lúc mộng đều do thức biến, do đó đều như mộng. “Tất cả mọi hiện hữu kinh nghiệm được đều như mộng, huyễn, bọt, ảnh…”

- Thay vì chỉ nói cuộc đời con người và những gì nó sở hữu là “vô thường, khổ, và vô ngã” thì hệ thống kinh Đại Bát nhã còn nói là “vô sở hữu” (không có hiện hữu), “bất khả đắc” (không thể nắm lấy được).

Vì không có hiện hữu, không thể nắm lấy được nên như một giấc mộng. Có xuất hiện nhưng không hiện hữu (appearing yet nonexistent), đó là giấc mộng, đó là cuộc đời chúng ta đang sống.

Ngoài kinh Đại Bát nhã, và những kinh khác như Hoa Nghiêm, Lăng Già…, các vị Tổ của những tông phái lớn đều nói cuộc đời vật chất này là như mộng:

Lục Tổ Huệ Năng nói:

Chỉ người vượt thức lượng 

Thông đạt, không lấy bỏ

Vì biết pháp năm uẩn

Ngoài hiện các sắc tượng

Tất cả tướng âm thanh

Bình đẳng như mộng huyễn… 

(Phẩm Cơ Duyên)

Ngài Longchenpa, một trong những vị cao cấp nhất của Đại Toàn Thiện (Dzogchen), trong cuốn Tìm thấy Nhàn nhã và Thong dong trong An vui, ban dịch thuật Thiện Tri Thức, 2017 (Maya Yoga, nxb Vajra, 2010) nói về Tương tự thứ nhất là giấc mộng, như sau:

Bấy giờ thực hành chính, hãy thiền định như vầy

thế giới bên ngoài, núi non và thung lũng, 

những làng mạc thị thành và dân cư, 

đất, nước, lửa, gió và không gian

mọi sắc thanh hương vị xúc, 

năm đối tượng của giác quan

và thế giới bên trong của thân tâm

và các thức giác quan, mọi kinh nghiệm

cần được quán chiếu không ngừng là giấc mộng… 

 

2/ Nền tảng hay môi trường của mộng 

Kinh Nhập Lăng Già nói tất cả các sự vật là những làn sóng thức khởi từ đại dương tâm:

Thảy thảy pháp như sóng 

Thân, tài sản, nhà cửa 

Thức chúng sanh khiến hiện 

Tạng tâm như biển cả 

Chuyển thức như làn sóng 

Vì phàm phu không biết 

Thí dụ rộng khai diễn

Các hiện tướng xuất hiện trong nền tảng tâm hay môi trường tâm như sóng và biển, bóng và gương, mộng và ánh sáng căn bản của tâm:

Nếu nói sự chân thật

Tâm kia không chân thật

Thí như sóng đại dương

Bóng trong gương và mộng 

Đồng thời mà hiển hiện

Cảnh giới tâm cũng thế

Mộng là những hình ảnh như các bóng hiện trong gương. Gương thì trống không, không chứa vật gì (tánh Không) và gương phải sáng (quang minh). Mộng xuất hiện trong tánh Không - quang minh, và những hình ảnh trong mộng đều là tánh Không, không thể cầm nắm, không thể đắc, không có hiện hữu thật. Nhưng cũng như các bóng không thể dính cứng vào gương, mộng có tánh Không - quang minh làm nền tảng, làm môi trường để xuất hiện, nhưng mộng không thể làm ô nhiễm tánh Không - quang minh.

Như khi chiếu một cuốn phim, muốn cho có sự hiện thành hình ảnh, phải có một tấm màn trống không (tánh Không) và ánh sáng (quang minh) làm nền tảng cho sự hiện hìnhGiấc mộng cũng thế, muốn hiện hình ảnh của mộng, phải có nền tảng trống không và ánh sáng của tâm.

 

Đại Huệ! Thí như gương sáng không có phân biệttùy thuận các duyên mà hiện các hình bóng, đó chẳng phải là hình cũng chẳng phải không phải hình mà thấy ra hình và chẳng phải hình, người ngu phân biệt mà tạo ra cái tưởng hình. 

Đại Huệ! Thí như chỗ đất đai không có cỏ cây, ánh sáng mặt trời chiếu tạo ra những sóng nắng như nước chuyển động, chúng chẳng phải có chẳng phải không, vì là tưởng điên đảosai lầmPhàm phu mê si cũng lại như vậy, tập khí xấu huân tập từ vô thủy, trong pháp tánhlại thấy có sanh trụ diệt, một khác, có không, cùng chung chẳng cùng chung…

Giấc mộng cũng thế. Do các tập khíthói quenô nhiễm mà thấy ra, và cái thấy có vật ấy xuất hiện trong tánh Không – quang minh (gương sáng, chỗ đất đai không có cỏ cây).

Thế nên, khi biết được cuộc đời này là mộng, ba cõi là mộng, người ta giải thoát.

Các thức uẩn có năm 

Như bóng cây trong nước 

Thấy đều như huyễn mộng 

Chớ nên vọng phân biệt

Ba cõi như sóng nắng 

Huyễn mộng và vòng tóc 

Nếu quán được như thế 

Rốt ráo đắc giải thoát

(Kinh Nhập Lăng Già, Tập tất cả pháp, phẩm thứ 2)

3/ Học Không bất chứng, Mộng trung bất chứng 

Nhưng giải thoát của Bồ tát không phải là bỏ sanh tử, bỏ chúng sanh ở trong sanh tử mà là thấy sanh tử và chúng sanh như mộng, như huyễn trong tấm gương tâm trống không và quang minh. Đây là Như huyễn tam muội của Bồ tát địa thứ tám, đắc Vô sanh pháp nhẫn(theo kinh Nhập Lăng Già). Như huyễn tam muội là ở trong sanh tử cùng với chúng sanh, nhưng không bị nhiễm ô bởi sanh tử và chúng sanh.

Giải thoát của Bồ tát không phải là nhập vào tấm gương tánh Không - quang minh không còn các bóng của ba cõi sanh tử và chúng sanh trong gương, mà là thấy các bóng trong gương đúng với thật tướng của chúng là như huyễn như mộng. Giải thoát của Bồ tát không phải là chấm dứt giấc mộng, vì chúng sanh là chúng sanh trong mộng. Chấm dứt giấc mộng thì cũng không còn chúng sanh để cứu độ, lấy gì mà thực hành hạnh Bồ tát? Giải thoát của Bồ tátkhông phải là bỏ hẳn giấc mộng, mà là thấy sanh tử và chúng sanh là mộng. Như ở trên nói, “xuất hiện nhưng không có hiện hữu thật”.

Kinh Đại Bát Nhã nói Bồ tát học Không, nhưng chẳng chứng Không. Đây là việc vô cùng khó.

Bát nhã bát thiên tụng (trích từ Thiền Luận phần Quán Không bất chứng tập III của D. T. Suzuki, Tuệ Sĩ dịch) nói:

Bấy giờ Phật nói với Tu Bồ Đề: Đúng thế, đúng thế! Đấy thực là khó khăn, đấy thực là vô cùng khó khăn. Đại Bồ tát tu tập tánh Không, trụ nơi tánh Không, đạt Không tam ma địa, nhưng không thủ chứng Thật Tế Không. Tại sao thế? Bởi vì Bồ tát phát đại nguyện tối thắngkhông rời bỏ chúng sanh, nguyện dẫn chúng sanh đến giải thoát rốt ráo

Sau khi phát những đại nguyện đó, Bồ tát bước vào các Tam ma địa Giải thoát môn là Không, Vô Tướng và Vô Nguyện. Nhưng bấy giờ không lấy đó mà thủ chứng Thật Tế Không, bởi vì Bồ tát được trang bị đầy đủ bằng Phương tiện thiện xảo. Được hộ trì bởi Phương tiện thiện xảoBồ tát biết rõ lúc nào nên thủ chứng Thật Tế, trước khi đầy đủ tất cả Phật phápBồ tátquyết tâm không thọ hưởng kết quả thực hành tánh Không của mình cho đến khi hết thảy chúng sanh thoát khỏi trói buộc và thống khổ”.

 

Về chủ đề học tánh Không nhưng không chứng nhập tánh Không, kinh Đại Bát Nhã có hẳn một phẩm Học Không bất chứng thứ 60. Và tu học mộng nhưng cũng chẳng chứng lấy mộng được nói trong phẩm Mộng trung bất chứng thứ 61 tiếp theo:

Đại Bồ tát quán các pháp như mộng, như huyễn, như âm vang, như sóng nắng, như hóa, mà cũng chẳng chứng lấy”.

Mộng trung bất chứng là trong mộng mà chẳng chứng mộng. Chứng mộng, biết hoàn toàn là mộng thì sẽ thoát khỏi mộng, và cũng thoát khỏi việc cứu độ chúng sanh.

Chứng lấy mộng nghĩa là thấy cuộc đời hoàn toàn là mộng, chẳng có giá trịý nghĩa gì, do đó bỏ hẳn giấc mộng. Và bỏ hẳn giấc mộng là bỏ hẳn chúng sanh và trách nhiệm đại nguyệncứu độ chúng sanh. Thế nên kinh nói như mộng, như huyễn, chứ không nói là mộng, là huyễn. Chữ “như” ấy chính là “phương tiện thiện xảo của Bồ tát”.

 

Qua chữ “như mộng” này, có một số người chưa tư duy kỹ lưỡng cho rằng Phật giáo là một chủ nghĩa lãng mạn ủy mị và bi quan. ‘Đời người thoáng qua như một giấc mộng. Một giấc mộng nhiều đau buồn’.

Thật ra, trên nền tảng như mộng, như huyễn này, mà Bồ tát có thể làm những việc “vô cùng khó khăn” trong nhiều kiếp, “phát đại nguyện không rời bỏ chúng sanhquyết tâm không thọ hưởng kết quả thực hành tánh Không của mình, cho đến khi tất cả chúng sanh thoát khỏi trói buộc và thống khổ”.

Tánh Không như mộng là nền tảng tạo ra những con người anh hùng, những đại nhân, những con người vĩ đại (mahasattva), trong thành ngữ Đại Bồ tát (Bodhisattva Mahasattva) mà chúng ta thường nói.


Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 19)
Triết học Phật giáo luôn chứa đựng những khái niệm sâu sắc và khó hiểu, nhưng cũng mang lại những giá trị tri thức
(View: 44)
Kinh Tứ Niệm Xứ dạy hành giả thiết lập Chánh Niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp gọi tắt là Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp.
(View: 55)
Các vị thánh trong Phật giáo thường được mô tả là từ bi như mẹ hiền, với sự kiên nhẫn vô tận của một người mẹ
(View: 96)
Thu thúc lục căn là làm chủ sáu giác quan khi tiếp xúc với sáu đối tượng trần cảnh.
(View: 117)
Bốn câu thi kệ này được trích trong bài « Kinh Hạnh Phúc » mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói cách đây đã hơn hai ngàn năm trăm năm,
(View: 194)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 266)
Chúng ta ở đây; chúng ta tồn tại và chúng ta có quyền hiện hữu. Ngay cả những sinh vật không có tri giác như hoa cũng có quyền tồn tại.
(View: 213)
Đức Phật xuất hiện và hành đạo nơi xứ Ấn cách nay hơn 26 thế kỷ với hiện thân con người, bậc Giác ngộ trong thế gian.
(View: 234)
Phá kiến là một thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ cho việc có quan điểm, giải thích, hướng dẫn sai lạc ý nghĩa chân chính của Phật pháp.
(View: 246)
“Dòng sông ơi! Vẫn thơ mộng như ngày xưa! Tình người ơi! Vẫn đẹp cho đến bao giờ…?”
(View: 272)
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác.
(View: 268)
Cái đẹp luôn là đề tài thơ mộng cho con người ta bay bổng, mộng mơ và tương tư không dứt, nó là một phần ý vị của cuộc sống.
(View: 294)
Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạolà nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn.
(View: 322)
Chúng ta không thể nào trường sanh bất tử, trẻ đẹp, và mạnh khỏe mãi mãi được trên đời.
(View: 456)
Tu hành là gì? Có phải nhất định cần thoát ly cuộc sống, chạy vào trong chùa niệm kinh lạy Phật...
(View: 1105)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(View: 357)
Để đoạn tận tất cả tà kiến thì phải trau dồi chánh kiến. Chánh kiến ở đây là cái gì?
(View: 448)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 313)
Đúng thế, đời là vô thường, huyễn mộng ai ai cũng biết. Nhưng chúng ta không thể nào ngồi im mà thụ động tại chỗ.
(View: 307)
Đức Phật đã dạy các nhà sư nên đi lang thang thế nào? Các bản tiếng Anh thường dùng chữ “wander” để nói về hành vi lang thang.
(View: 334)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 356)
Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch.
(View: 342)
Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, chính lúc đó là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con, từ khắp bốn phương nhớ tưởng đến công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ…!
(View: 355)
Thỉnh thoảng chúng ta nghe rằng bạn này tu theo Thiền Chỉ, và rồi nghe rằng bạn kia tu theo Thiền Quán.
(View: 362)
Bài pháp thoại này được nói tại một ngày tu Chánh niệmTu viện Tisarana, vào tháng Ba năm 2008.
(View: 360)
Bài viết này được chuyển thể từ một bài báo xuất bản đầu tiên trên Tina Lear's Medium.
(View: 350)
Hình như bất cứ lãnh vực nào, bước vào chuyên sâu, đều luôn có những chướng ngại, hoặc chướng duyên;nhất là hành giả trên con đường tâm linh giải thoát.
(View: 350)
Về câu hỏi, thế nào là thời mạt Pháp? Tôi được nghe câu trả lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi nói chuyện tại chùa Viên Giác
(View: 355)
Phàm phu thì sống trong thức phân biệt, nên thấy có sanh tử và không ra khỏi. Trái lại, bậc thánh thì sống trong trí và do đó thoát khỏi sanh tử:
(View: 402)
Phàm là người xuất gia ở chốn Tòng Lâm, tự viện, phải sống đời phạm hạnh, nghiêm trì giới luật đã thọ, giữ gìn oai nghi tế hạnhtrang nghiêm tự thân, kính trên nhường dưới, từ ái với mọi người.
(View: 378)
Bất cứ trong một tổ chức nào, từ chính trị đến xã hội, từ Tôn giáo đến đoàn thể…đều cần có một lý thuyết nền tảng vững chắc để làm cơ sở triển khai mọi sinh hoạt.
(View: 568)
Mỗi ngày trong cơ thể ta đều có những tế bào cũ chết đi và những tế bào mới sinh ra nhưng có bao giờ chúng làm đám tang hay tổ chức sinh nhật cho chúng đâu
(View: 434)
Chúng ta thường nghe nói rằng Thiền Tổ Sư là dạy pháp vô niệm, vô tâm.
(View: 424)
Như lý tác ý là khởi nghĩ, hướng tâm về mọi sự vật và hiện tượng đúng như lời dạy của Đức Phật.
(View: 422)
Một thời Đức Phật trú tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tônnói với các Tỳ-kheo:
(View: 445)
Thân là thân thể của con người. Niệm là ghi nhận, quan sát. Xứ là lĩnh vực, là đề mục để hành giả quan sát tu tập.
(View: 431)
“Chiếc áo không làm nên nhà sư”, nghĩa bóng của nó như một lời nhắc nhở mọi người, đừng vội đánh giá người khác qua hình thức bên ngoài.
(View: 477)
Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp?
(View: 570)
Toàn thể thế giới chúng ta, bên ngoài là thế gian, bên trong là tâm. Tất cả chúng là một biển vô tận của các pháp hữu vi đang vận hành.
(View: 471)
Việc tu tậpthiền viện nhấn mạnh vào việc hoàn thành mọi công tác tốt đẹp. Là tu sĩ, chúng tôi đặt nặng giá trị của việc chánh niệm về những điều bình thường
(View: 489)
Danh vọng nương nơi cái tôi mà tồn tại. Không có cái tôi, danh vọng không hiện hữu.
(View: 633)
Đã tử lâu lắm rồi, người Phật tử đã nghe nói về thời mạt pháp.
(View: 578)
Gần đây chúng ta thấy xuất hiện trên mạng xã hội nhiều bài viết kêu gọi người Phật tử phải cảnh giác với việc “trộm tăng tướng” hay “tặc trụ”.
(View: 585)
Trong nhiều bài pháp tôi đã viết, thì thường đề cập đến vấn đề làm phước, tích phước, tích đức, hay tu thiện... V
(View: 604)
Bố thícúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát.
(View: 579)
Thuyết âm mưu không phải là vấn đề mới, nó vốn xảy ra từ xa xưa, bên Đông hay bên Tây đều có cả.
(View: 634)
Sự xuất hiện của hành giả Thích Minh Tuệ đã tạo ra một biến động chưa từng có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam.
(View: 686)
Bệnh đau là chuyện tất yếu của con người. Trừ những người có phước đức về sức khỏe sâu dày, còn lại hầu hết đều trải qua bệnh tật.
(View: 694)
Thời thơ ấu, chúng ta ưa thích đọc truyện Cô Ba Cháo Gà Địa Ngục Du Ký, rồi ưa nghe kể chuyện vong nhập, chuyện trừ tà…
(View: 1613)
Con đi Tu là để cầu giải thoát, hàng ngày con chỉ xin ăn một bữa, con không nhận tiền của ai.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant