Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đức Phật Dạy Vô Tâm Là Đạo

Wednesday, July 31, 202419:23(View: 424)
Đức Phật Dạy Vô Tâm Là Đạo

Đức Phật Dạy Vô Tâm Là Đạo

Nguyên Giác

chu tieu1



Chúng ta
 thường nghe nói rằng Thiền Tổ Sư là dạy pháp vô niệmvô tâm. Cách diễn tả như thế có vẻ như như để làm nổi bật hai ý chỉ khác nhau, rằng Thiền do Như Lai dạy chủ yếu là niệm thânniệm thọniệm tâm, niệm pháp… trong khi Thiền do các vị Tổ Sư Trung Hoa và Việt Nam dạy chủ yếu là vô niệmvô tâmSự thậtĐức Phật trong Tạng Pali đã dạy các pháp vô niệm, vô tâm… nhưng nhiều vị sư đời saukhông chú ý, và đôi khi còn ngộ nhận rằng pháp vô niệmvô tâm là sáng tác của các vị sư Trung Hoa.

Có lẽ câu thơ nổi tiếng nhất trong Thiền TôngViệt Nam là của ngài Trần Nhân Tông, rằng “Đối cảnh vô tâm, chớ hỏi thiền,” nghĩa là, khi gặp tất cả các cảnh trong và ngoài, tâm vẫn là rỗng rang và vắng lặng, thì không cần gì tu nữa. Khi đọc kỹ Tạng Pali, chúng ta sẽ thấy trong nhiều Kinh (đặc biệt là phần lớn Kinh trong Phẩm 4 và Phẩm 5 của Kinh Tập trong Tiểu Bộ Kinh) rằng Đức Phật đã dạy rằng vô tâm chính là đạo, là con đường giải thoát. Nói như thế, không có nghĩa là phân biệt pháp này hay pháp kia cao hay thấp, chỉ muốn nói rằng Đức Phật là vị đại y vương, tùy bệnh cho thuốc.

Không chỉ phần lớn các sư không còn tu học theo lời Phật dạy về vô niệm, vô tâm… (thậm chí có sư còn dám nói sai lầm rằng tứ niệm xứ là pháp duy nhất) nhiều vị sư cũng không nhắc tới một số lời dạy khác của Đức PhậtThí dụchúng ta không còn nghe nhiều về pháp quán bất tịnh, pháp niệm tăng, pháp niệm thí, pháp niệm thiên… trong khi chỉ cần một pháp quán niệm đó là đủ để giải thoát.

Đức Phật dạy rằng chỉ cần một pháp trong các pháp sau là đủ để giải thoát, theo bản dịch Kinh AN 1.296-305 của Thầy Minh Châu:

Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chánly thamđoạn diệtan tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Phật. Chính một pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chánly thamđoạn diệtan tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đế nhứt hướng nhàm chánly thamđoạn diệtan tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Pháp… niệm Tăng… niệm Giới… niệm Thí… niệm Thiên… niệm Hơi thở vô, Hơi thởra… niệm Chết… niệm Thân… niệm An tịnh. Chính một pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chánly thamđoạn diệtan tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.” (1)

Trong khi đó, Đức Phật dạy trong Kinh SN 22.64 rằng vô niệm (không suy tưởng) là con đường vắn tắt (Dhamma in brief) để giải thoát. Kinh này khởi đầu bằng “Rồi một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tônlành thayThế Tôn hãy thuyết pháp tóm tắt cho con...” và chuỗi đối thoại này ghi lời Phật dạy rất minh bạch, không mơ hồ (độc giả nào ngờ vực, có thể đối chiếu các bản tiếng Anh sẽ thấy rõ nghĩa hơn). Trích bản dịch của Thầy Minh Châu như sau:

“— Ai suy tưởng, này Tỷ-kheo, người ấy bị Ma trói buộc. Ai không suy tưởng, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma.

— Bạch Thế Tôn, con đã hiểu. Bạch Thiện Thệ, con đã hiểu.

— Như thế nào, này Tỷ-kheo, Ông hiểu một cách rộng rãi ý nghĩa lời Ta nói một cách vắn tắt:

— Ai suy tưởng sắc, bạch Thế Tôn, người ấy bị Ma trói buộc. Ai không suy tưởng, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma. Ai suy tưởng thọ … tưởng … hành … thức, người ấy bị Ma trói buộc. Ai không suy tưởng, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma. Bạch Thế Tônlời nói vắn tắtnày của Thế Tôn, con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.

— Lành thaylành thay, này Tỷ-kheo! Lành thay, này Tỷ-kheo! Như vậy Ông hiểu một cách rộng rãi ý nghĩa lời nói vắn tắt này của Ta. Này Tỷ-kheo, ai suy tưởng sắc, người ấy bị Ma trói buộc. Ai không suy tưởng, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma. Ai suy tưởng thọ … tưởng … các hành … Ai suy tưởng thức, người ấy bị Ma trói buộc. Ai không suy tưởng, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma. Này Tỷ-kheo, lời nói vắn tắt này của Ta cần phải hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.” (2)

Nói ngắn gọn, lời Đức Phật dạy là đừng suy nghĩ tư lường gì hết. Hễ suy tưởng đúng hay sai, xanh hay đỏ, trắng hay vàng… là hỏng.

Bản dịch Sujato: “When you conceive, mendicant, you’re bound by Māra. Not conceiving, you’re free from the Wicked One.”

Bản dịch Bodhi: “Bhikkhu, in conceiving one is bound by Mara; by not conceiving one is freed from the Evil One.”

Nhà sư Nguyễn Thế Đăng giải thích qua bài viết nhan đề “Vô Niệm Của Lục Tổ Huệ Năng” trích như sau:

Luận Đại thừa Khởi tín của ngài Mã Minh nói: ‘Thể của tâm lìa tất cả niệm, nghĩa là vốn vô niệm. Nó như hư không, không chỗ nào mà chẳng toàn khắp. Pháp giới Một tướng này tức là Pháp thân bình đẳng của chư Như LaiPháp thân này tất cả chúng sanh vốn có, nên gọi là Bản giác.’

Luận nói tiếp: ‘Thế nên chúng sanh nào quán sát vô niệm thì chúng sanh đó đã hướng về Trí Phật.’” (3)

Bất kỳ ai cũng có thể thực tập pháp vô niệm. Trong Kinh Lăng Nghiêm chú trọng nói về tánh nghe, vì từ nghe là cách dễ vào đạo nhất. Trong khi bạn nghe (thí dụ, nghe chim hót, nghe mưa rơi), bạn sẽ không níu được âm thanh nào của quá khứ và hiện tại (vì âm thanh luôn luôn biến mất trong từng khoảnh khắc), và bạn sẽ không nghĩ gì tới được tương lai (âm thanhchưa tới và có thể sẽ không tới). Đó là bạn đang sống với tâm xa lìa ba thời (quá, hiện, vị lai), xa lìa ngũ uẩn của ba thời. Đó là Kinh Bahiya: khi cái được thấy chỉ là cái được thấy và cái được nghe chỉ là cái được nghe, và đó là giải thoátĐức Phật dạy rất minh bạch như thế. Không cần khởi niệm gì hết.

Thậm chí, trong Kinh SN 4.19, Đức Phật còn rầy những người ưa khởi niệm và gọi đó là trò của ma. Bản dịch Thầy Minh Châu viết, trích:

Này Ác ma, ý là của Ông, pháp là của Ông, thức xứ do ý xúc chạm là của Ông. Và này Ác ma, chỗ nào không có ý, không có pháp, không có thức xứ do ý xúc chạm, thời này Ác ma, chỗ ấy không có hành xứ của Ông, này Ác ma.” (4)

Đọc hai bản dịch tiếng Anh, chúng ta sẽ kinh ngạc vì Đức Phật nói y hệt ngài Huệ NăngLâm Tế, rằng khởi tâm tức là chuyện của đường ma, cửa quỷ.

Bản dịch Bodhi: “The mind is yours, Evil One, mental phenomena are yours, mind-contact and its base of consciousness are yours; but, Evil One, where there is no mind, no mental phenomena, no mind-contact and its base of consciousness—there is no place for you there, Evil One.” (Nơi đây, chúng ta dịch: Ác Ma, tâm là của ngươi, hiện tượng tâm là của ngươi, xúc của tâm và cõi ý thức của nó là của ngươi; nhưng, này Ác Ma, nơi không có tâm, nơi không có hiện tượng tâm, nơi không có xúc của tâm và cõi ý thức của nó – thì không có chỗ cho ngươi nơi đó, hỡi Ác Ma.”

Bản dịch Sujato: “…yours are ideas, yours is the field of mind contact consciousness. Where there is no mind, no ideas, no mind contact consciousness—you have no place there, Wicked One!” (…của ngươi là các niệm, của ngươi là cõi ý thức sinh khởi từ xúc của tâm. Nơi nào không có tâm, không có niệm, không có cõi ý thức sinh khởi từ xúc của tâm – thì ngươi không có chỗ nơi đó, hỡi Ác Ma!”

Tại sao vô tâm, vô niệm? Tại sao Đức Phật nói vô tâm là con đường giải thoát vắn tắt? Đơn giản, vì chúng sinh không có ai thực sự vô tâm được. Và người nào vô tâm được, ngay khi đó là xa lìa tham sân si. Trong Kinh SN 35.90, Đức Phật dạy rằng không nghĩ ngợi tới bất cứ cái gì, thì sẽ không chấp thủ (nắm giữ) bất cứ cái gì, thì tự tâm sẽ tịch lặng. Bản dịch Thầy Minh Châu, trích:

Chớ có nghĩ đến tất cả, chớ có nghĩ đến trong tất cả, chớ có nghĩ đến từ tất cả, chớ có nghĩ đến: “Tất cả là của tôi”. Vị ấy do không nghĩ đến nên không chấp thủ một vật gì ở đời. Do không chấp thủ, vị ấy không có dao động (paritassati). Do không dao động, vị ấy tự mình tịch tịnh một cách hoàn toàn. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”…” (5)

Tương tự, các bản dịch tiếng Anh của kinh này cũng rất rõ ràng, không có nghĩa nào mơ hồ. Hễ nghĩ ngợi tư lường là bị trói giữ.

Đối với người đã buông bỏ hết thấy, nghe, hay, biết, buông bỏ hết nghĩ ngợi tư lường, thì vị đó đã vượt qua cả thiện và ác. Chúng ta sẽ thấy ngôn phong Tâm Kinh và Kinh Kim Canghiển lộ trong Kinh SN 35.248 khi Đức Phật dạy, theo bản dịch của Thầy Minh Châu, trích:

Ai có tư tưởng (Mannamàna), người ấy bị Māra trói buộcAi không có tư tưởng, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma. “Tôi là”, này các Tỷ-kheo, là một tư tưởng. “Cái này là tôi”, này các Tỷ-kheo, là một tư tưởng. “Tôi sẽ là”, này các Tỷ-kheo, là một tư tưởng. “Tôi sẽ không là”, là một tư tưởng. “Tôi sẽ có sắc”, là một tư tưởng. “Tôi sẽ không có sắc”, là một tư tưởng. “Tôi sẽ có tưởng”, là một tư tưởng. “Tôi sẽ không có tưởng”, là một tư tưởng. “Tôi sẽ không có tưởng và không không có tưởng”, là một tư tưởng. Có tư tưởng, này các Tỷ-kheo, là tham. Có tư tưởng là mụt nhọt. Có tư tưởng là mũi tên. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các ông cần phảihọc tập: “Tôi sẽ sống với tâm không có tư tưởng.”(6)

Trong khi đó, Kinh SN 35.133 nói y hệt Bát Nhã Tâm Kinh, rằng phải sống trong nhận biếtrằng không hề có mắt hiện hữu, không hề có tai hiện hữu… [cho tới] không hề có tâm ý hiện hữu thì đó là Niết Bàn. Đó là lời dạy của Tôn giả Udāyi dạy cho một vị nữ Bà-la-môn:

Này Chị, do mắt hiện hữu, các bậc A-la-hán trình bày lạc khổ. Do mắt không hiện hữu, các bậc A-la-hán không trình bày lạc khổ … Do ý hiện hữu, các bậc A-la-hán trình bày lạc khổ. Do ý không hiện hữu, các bậc A-la-hán không trình bày lạc khổ.” (7)

.

Đoạn Kinh vừa dẫn trong bản dịch tiếng Anh của Bodhi rất dễ hiểu: “Sister, the arahants maintain that when the eye exists there is pleasure and pain, and when the eye does not exist there is no pleasure and pain. The arahants maintain that when the ear exists there is pleasure and pain, and when the ear does not exist there is no pleasure and pain…. The arahants maintain that when the mind exists there is pleasure and pain, and when the mind does not exist there is no pleasure and pain.”

Nơi đây, xin dịch là: “Chị ơi, các vị A-la-hán nói rằng khi mắt hiện hữu thì có vui sướng và đau khổ, và khi mắt không hiện hữu thì không có vui sướng và đau khổ. Các vị A-la-hán nói rằng khi tai hiện hữu thì có vui sướng và đau khổ, và khi tai không hiện hữu thì không có vui sướngvà đau khổ …. Các vị A-la-hán nói rằng khi tâm hiện hữu thì có vui sướng và đau khổ, và khi tâm không hiện hữu thì không có vui sướng và đau khổ.”

Chữ “maintain” trong đoạn trên có nghĩa là “chủ trương rằng, nhận biết rằng, thấy rằng…” Như vậy, câu hỏi rằng, làm sao để thấy rằng không hề có mắt tai mũi lưỡi thân ý? Để thấy như thế, có nhiều cách. Đơn giản nhất là từ luật duyên khởi, vì thấy cái này có, nên cái kia có. Do vậy, các pháp tự thân đã xa lìa cả Có và Không. Không có gì cần nghĩ ngợi tư lường, hãy để ngôn ngữ dứt bặt, vì nói Có, nói Không đều sai.

Cũng y hệt tiếng đàn, có chẻ cây đàn ra trăm ngàn mảnh cũng không dò ra tiếng đàn nơi đâu. Nhưng tiếng đàn là từ cây đàn, từ mưa nắng qua nhiều năm cho gỗ rừng mọc lên, rồi thợ rừng cưa xuống để đóng thành cây đàn, từ nhạc sĩ học nhiều thập niên để trình diễn, từ rất nhiều duyên mới thành tiếng đàn. Không gọi tiếng đàn là Có, vì nó là từ nhiều duyên, vì vừa sinh đã liền diệt và vì chúng ta không chỉ ra được là nó ở đâu. Thân tâm chúng ta cũng thế, đừng tưởng mắt tai mũi lưỡi thân ý là Có, mà cũng đừng nói là Không. Các pháp chỉ là như thế, và như thế. Tất cả thân tâm và thế giới đang chảy xiết trong vô thường, không có cái gì gọi được là cái gì. Hiện tượng sát na vô thường được Tạng Pali so sánh với hạt đậu trên đầu mũi kim, nơi tất cả các pháp chỉ tiếp giáp với sát na chút xíu rồi biến mất.

Và bất kỳ ai tự thấy đang tắm gội thân tâm mình trong sát na vô thường đó, thì đó là thể nghiệm Niết Bàn, nơi đó xa lìa tất cả những gì gọi là tâm, ý và thức. Còn gọi là vô ngôn, vì ngôn ngữ và ý thức là dựa vào thời giandựa vào kinh nghiệm quá khứ. Nhưng khoảnh khắc của sát na thì xa lìa cả ba thời quá, hiện, vị lai. Trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Phẩm Cơ DuyênThứ Bẩy, bản dịch của Thầy Thích Duy Lực,  ghi lời Lục Tổ Huệ Năng dạy ngài Chí Đạo, trích:

“...chơn lạc của Niết Bànsát na chẳng có tướng sanh, sát na chẳng có tướng diệt, cũng chẳng có sanh diệt để diệt, ấy tức là tịch diệt hiện tiềnĐang lúc hiện tiền, cũng chẳng có số lượng hiện tiền, nghĩa là chẳng có một tí khái niệm nào về không gianthời gian, và số lượng của tịch diệt hiện tiền, mới gọi là thường đức, lạc đức, nghĩa là chơn vui. Vui này chẳng có kẻ thọ dụng, cũng chẳng có kẻ không thọ dụng...”(8)

Trong ngôn ngữ Phật học Việt Nam có một số chữ rất khó hiểu. Thí dụ, nói về cái được biết, thường chia làm ba chữ cho ba trường hợptưởng tri, thắng tri, liễu tri.

Đối chiếu với các kinh văn tiếng Anh, chúng ta thấy rằng:

. người phàm phu biết theo kiểu “tưởng tri” là "perceive" hay là "become aware or conscious of". Trong cái biết này chưa lìa tham sân si. Vì luôn luôn thấy có cái tôi đang biết, qua những lăng kính quá khứ, môi trường, xã hội…

. bậc tu học biết theo kiểu “thắng tri” là biết trực tiếp, là “directly know” hay “having directly known”  mà không nghĩ ngợi tư lường gì trong khi nhận biết, tức là biết của vô tâm, của ngay tức thời, của ngay ở đây và bây giờ. Kinh MN 1 ghi rằng, theo bản dịch Thầy Minh Châu: “…có Tỷ-kheo, hữu học tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi khổ ách. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy đã không nghĩ đến địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) như là địa đại, đã không nghĩ: “Địa đại là của ta”,—không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy có thể liễu tri địa đại.” (9)

. bậc giải thoát biết theo kiểu “liễu tri” là biết đầy đủ, là “fully understand” – nghĩa là, khi nghe tiếng đàn, biết ngay là vô thườngvô ngã. Kinh MN 1 ghi về cái biết của các vị A La Hán, theo bản dịch Thầy Minh Châu: “...có Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sửchánh trí giải thoátVị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: “Địa đại là của ta” —không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy đã liễu tri địa đại.” (9)

Nghĩa là, “thắng tri” (hay: biết trực tiếp) là rất gần với “liễu tri” (hay: biết đầy đủ, biết trong thực tướng của vô thườngvô ngã) và nơi đó cũng là đang lìa xa tham sân si. Đó là cái biết của Kinh Bahiya, khi cái được thấy chỉ là cái được thấy, và cái được nghe chỉ là cái được nghe. Nơi đó, tâm thường trực  rỗng rang, tịch lặng. Cái biết của thắng tri và liễu tri chính là cái biết của vô tâmvô niệm.

Nghĩa là, không có việc gì phải mài ngói làm gương. Tuệ Trung Thượng Sĩ viết đơn giản rằng việc tu thiền chỉ có nghĩa là trâu bùn lội qua sông. Vì là trâu bùn, nên trâu sẽ tan trong nước, và đó là lời dạy của Đức Phật, rằng vô tâm chính là đạo. Khi chư tổ nói rằng vô tâm chưa phải là đạo, vì còn cần bước qua một trùng quan nữa, đó chính là từ thắng tri bước vào liễu tri, là hình ảnh trâu bùn tan vào nước, chứng nhập vô ngãvô thường.

GHI CHÚ:

(1) Kinh AN 1.296-305: https://suttacentral.net/an1.296-305/vi/minh_chau

(2) Kinh SN 22.64: https://suttacentral.net/sn22.64/vi/minh_chau

(3) Nguyễn Thế Đăng, “Vô Niệm Của Lục Tổ Huệ Năng”: https://thuvienhoasen.org/a18917/vo-niem-cua-luc-to-hue-nang

(4) Kinh SN 4.19: https://suttacentral.net/sn4.19/vi/minh_chau

(5) Kinh SN 35.90: https://suttacentral.net/sn35.90/vi/minh_chau

(6) Kinh SN 35.248: https://suttacentral.net/sn35.248/vi/minh_chau

(7) Kinh SN 35.133: https://suttacentral.net/sn35.133/vi/minh_chau

(8) Kinh Pháp Bảo Đàn: https://thuvienhoasen.org/p16a687/pham-co-duyen-thu-bay

(9) Kinh MN 1: https://suttacentral.net/mn1/vi/minh_chau

 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 2310)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(View: 2193)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(View: 2181)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(View: 2186)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(View: 2185)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(View: 2869)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(View: 1813)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(View: 2222)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(View: 4084)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(View: 2193)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(View: 2407)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(View: 2191)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(View: 2962)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(View: 2256)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(View: 2425)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(View: 2650)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(View: 2802)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(View: 2494)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(View: 3237)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(View: 2300)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 2432)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(View: 2424)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(View: 2300)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(View: 2923)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(View: 2540)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(View: 2497)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(View: 2374)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(View: 2807)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(View: 2841)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(View: 2946)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(View: 2495)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(View: 2676)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(View: 2381)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(View: 2387)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(View: 2589)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(View: 2585)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(View: 2173)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(View: 2395)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(View: 2793)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(View: 2418)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(View: 3312)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(View: 2304)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(View: 2375)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(View: 2391)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(View: 2881)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(View: 2630)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(View: 2823)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(View: 2277)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(View: 3061)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(View: 2212)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant