Toại Khanh
Để đoạn tận tất cả tà kiến thì phải trau dồi chánh kiến. Chánh kiến ở đây là cái gì? Tôi đã giải thích không biết là bao nhiêu lần. Chánh kiến nhiều lắm, có chỗ kể 5, kể 3, nhưng mà gom kỹ lại thì còn có 2 thôi.
Thứ nhứt là nhận thức về tam tướng (vô thường tướng, khổ tướng và vô ngã tướng). Hành giả thấy rằng mọi thứ ở đời không lìa tam tướng và tam tướng không lìa vạn vật ở đời. Dầu đó là thân hay tâm, là thiện ác hay buồn vui, tất thảy mọi hiện tượng ở đời đều có bản chất tam tướng. Do đó bản chất tam tướng chính là toàn bộ cái nội dung của vạn hữu.
Nói rốt ráo, hành giả buổi đầu mới tu tập thấy thân này là vô thường, tâm này là vô thường, buồn vui thiện ác này là vô thường, sự khó chịu, dễ chịu, sự đi đứng nằm ngồi này là vô thường. Nhưng sẽ có một ngày hành giả thấy rằng cái sự vô thường nó chính là cái thân tâm này và thân tâm này chính là sự vô thường. Bỏ cái sự vô thường đi thì thân tâm không còn, mà bỏ thân tâm đi thì cái sự vô thường nó cũng không còn. Thân tâm chính là sự vô thường và sự vô thường chính là thân tâm. Có một điều là tùy chỗ, tùy nơi mà cái sự vô thường nó có khác.
Tôi thí dụ như, vô thường nó có hai cách, vô thường để đi lên và vô thường để đi xuống.
Vô thường để đi lên là sao? Hồi nãy xấu bây giờ tốt, hồi nãy buồn bây giờ vui, hồi nãy hướng hạbây giờ hướng thượng, hồi nãy tiêu cực bây giờ tích cực, hồi nãy ích kỹ bây giờ vị tha, hồi nãy là toan tính nhỏ mọn bây giờ là bao dung, đó là vô thường để đi lên.
Vô thường để đi xuống thì ngược lại. Hồi nãy tốt bây giờ xấu, hồi nãy là tích cực bây giờ là tiêu cực, vô thường để đi xuống là vậy.
Cho nên chuyện đầu tiên, cái chánh kiến đầu tiên là hành giả phải thấy rằng vạn hữu ở đời do duyên mà có và có rồi thì phải mất, đó là cái chánh kiến thứ nhứt.
Cái chánh kiến thứ hai, hành giả thấy rằng ở đời này không có cái gì mà không để lại một cái gì "gạch dưới". Không có cái gì mà không có để lại một cái hậu quả sau khi nó có mặt. Một câu nói, một suy nghĩ, một hành động lớn bé, một động tác, một cử chỉ, một sinh hoạt, một biểu cử, một động thái, tất cả đều để lại một kết quả. Nhẹ nhứt là "cộc, cộc, cộc" gõ ngón tay, nháy mắt, nhếch môi cười, hai mí mắt chạm vào nhau; phê hơn một chút, đá lông nheo, những động tác nhỏ như vậy nó đều để lại cái hậu quả không có lường được.
Cho nên cái thứ nhứt, cái chánh kiến thứ nhứt là gì? Chánh kiến thứ nhứt đó là cái thấy chín chắn về cái bản chất tam tướng của vạn hữu gồm những gì trong và ngoài chúng sinh.
Cái thứ hai thấy được cái tính nhân quả, thấy là mọi thứ ở đời nó đều tồn tại trên nguyên tắc nhân quả. Thiện thì nó đều đem lại hỷ, lạc. Ác đem lại khổ ưu, khổ thân, khổ tâm. Còn hỷ lạc là vui thân, vui tâm. Đó là cái luật của trời đất.
Khi mà có được hai cái nhận thức này, một cái thì nó giúp mình bỏ được thường kiến, một cái giúp mình bỏ được đoạn kiến. Một cái thấy rằng mọi thứ do duyên mà có, có rồi phải mất thì nó giúp cho mình trừ được thường kiến. Còn cái mà tin lý nhân quả nó giúp cho mình trừ được đoạn kiến, tức là hãy còn nhân thì còn quả.
Thì như vậy cái nhận thức về tam tướng nó giúp cho mình trừ được thường kiến. Mà cái nhận thức về lý nhân quả nó giúp cho mình trừ được đoạn kiến. Trừ được cái thường và trừ được cái đoạn thì được gọi là chánh kiến.
Gom gọn lại nữa, chánh kiến gồm có 2 câu:
Câu 1: Mọi sự ở đời do duyên mà có, khi hiểu như vậy mình trừ được đoạn kiến.
Câu 2: Khi có rồi thì phải bị mất đi, cái này trừ được thường kiến.
Hai câu này phải viết xuống, vì nó quan trọng lắm. Mọi sự ở đời do các duyên mà có, đó là mình trừ được đoạn kiến. Có nghĩa là mình không có nghĩ rằng chết rồi là hết, chỉ cần duyên nó còn thì nó còn đi nữa, còn duyên là nó còn đi nữa.
Bây giờ tôi chỉ ví dụ một chuyện thôi. Các vị thấy như cái hột thóc, nó nhỏ xíu xìu xiu, hột nhỏ hơn nữa là hột mè, nguyên một cánh đồng mè 5 ngàn mẫu đừng có nhắc tới, mà chỉ nhắc một cái hột mè thôi. Chỉ cần nó chưa bị luộc, chỉ cần nó hội đủ điều kiện thì nó tiếp tục nó nẩy mầm rồi nó ra một cây mè, chỉ cần còn đủ duyên thì nó còn đi nữa.
Cho nên chưa gì hết mà mình phán "chết rồi là hết" thì mình quá ẩu. Vì mình không biết ở đâu mình tới thì làm sao mà mình có thể phán rằng mình không còn chỗ để đi? Ở đâu mình tới và mình sẽ về đâu? Cái chuyện mà ở đâu mình tới mình đã không biết, thì làm sao mà mình có thể phán rằng mình sẽ không còn chỗ để mình đi tiếp nữa? Cái chuyện đó nó ngu ngay từ căn bản. Nó ngu ở chỗ là anh không biết từ đâu anh tới đây? Anh chỉ biết là anh từ trong bụng mẹ anh bước ra thôi. Khổ như vậy đó. Anh chỉ biết là anh từ trong bụng mẹ anh đi ra, chứ còn cái gì trước đó là anh không có biết.
Chính vì cái chuyện mà anh chỉ biết tới đó thôi, anh chỉ biết được anh từ trong bụng mẹ đi ra, cho nên anh cũng chỉ biết cho tới lúc mà anh tắt thở thôi. Anh tưởng tắt thở rồi là hết, nhưng mà từ cái tắt thở trở đi là cái gì anh không biết. Lý do mà anh không biết cái này là bởi vì trước đây anh cũng không biết là trước cái bụng mẹ là cái gì anh cũng không biết. Nhớ cái đó, nó quan trọng lắm.
Cho nên chỉ cần nhớ rằng "mọi sự ở đời do duyên mà có" thì trừ được đoạn kiến, là vậy đó.
Còn hiểu rằng "đã có rồi phải mất" thì mình trừ được cái thường kiến, cho rằng có cái tôi, cái ta, thường hằng, vĩnh cửu.
Mà tại sao 2 cái này nó quan trọng như vậy? Quan trọng chứ, khi mà anh chấp vào cái đoạn kiếnthì anh không còn tu hành, anh không có sợ thiện ác, báo ứng, luân hồi gì hết, anh không có ngán. Nguy hiểm cực kỳ nếu anh mắc đoạn kiến. Anh phủ nhận toàn diện những gì anh không thấy được, anh không hiểu được, anh không chứng minh được. Anh dẹp hết. Mà tôi đã nói không biết bao nhiêu lần. Đó là: Đừng có tưởng rằng mình bác tùm lum là mình là người trí thức đương đại, khoa học tối tân. Không phải đâu, mà đó là thái độ ngu xuẩn. Vì sao? Là vì khi anh bác bỏ, chỉ đơn giản là anh không chứng minh được. Nó khác với cái chuyện là anh có bằng chứng là cái đó không có.
Có 2 kiểu bác bỏ. Kiểu thứ nhứt, mình bác bỏ là vì mình có bằng chứng. Kiểu thứ hai mình bác bỏ là vì mình không chứng minh được. Hai cái đó nó khác nhau chứ? Không chứng minh được nó khác với có bằng chứng nói là không có. Hai cái khác này làm ơn nhớ dùm. Thí dụ như tôi là học trò dở, tôi tìm không ra, tôi giải không ra bài toán đó, không hẳn bài toán đó vô nghiệm. Tôi dốt cho nên tôi không giải được bài toán đó nhưng chưa chắc bài toán đó là vô nghiệm. Thằng giỏi hơn nó giải được.
Chưa kể bao nhiêu chuyện trong trời đất này, với cái đầu của tôi đó thì tôi không có thể hiểu nổi, tôi không giải thích được cho nên tôi không có chứng minh được là cái đó có. Thành ra tôi không có tin được cái đó. Thế là tôi bác. Các vị nghĩ làm sao?
Chẳng hạn như, tôi làm sao mà tôi tin được cái chuyện mà lấy tế bào gốc, để mà có thể nhân bảnra một cái thứ sinh vật khác? Làm sao với cái não trạng của một cái thằng học lớp hai, làm sao mà tôi tin cái hiện tượng mà được gọi là "cloning" được? Các vị tưởng tượng học trò học mới có lớp hai, cái khái niệm về "cloning" làm sao mà nó hiểu? Làm sao nó hiểu được cái uranium với cái plutonium? Chỉ có một cục, một ký lô đủ làm thay đổi lịch sử của thế giới. Một ký lô plutonium và uranium thôi, một cái thằng lớp hai làm sao nó hiểu được cái phản ứng hạt nhân, làm sao nó hiểu được cái đó? Làm sao nó hiểu được một chiếc tàu, một chiến hạm vận hành trên biển nhiều năm trời mà không cần vào đất liền để tiếp nhiên liệu, khi mà nó chạy nó hoạt động bằng cái năng lượng hạt nhân. Các vị nghĩ làm sao? Nếu mà nó không hiểu được thì có nghĩa rằng nó không có tìm ra được bằng chứng, đúng không? Nó không hiểu tới. Mà khi nó tìm không được bằng chứng thì có nghĩa là cái đó không có, đúng không? Các vị nghĩ coi nó nguy chưa? Đấy, nó lớn chuyện lắm chớ không phải nhỏ đâu.
Cho nên ở đây bỏ tà kiến, chuyện đầu tiên là phải có chánh kiến. Mà chánh kiến nó nhiều lắm, gom gọn nó có hai thôi. Đó là tin rằng, phải hiểu rằng mọi thứ ở đời do duyên mà có, và đã có rồi phải mất đi.
(theo toaikhanh.com)
Để đoạn tận tất cả tà kiến thì phải trau dồi chánh kiến. Chánh kiến ở đây là cái gì? Tôi đã giải thích không biết là bao nhiêu lần. Chánh kiến nhiều lắm, có chỗ kể 5, kể 3, nhưng mà gom kỹ lại thì còn có 2 thôi.
Thứ nhứt là nhận thức về tam tướng (vô thường tướng, khổ tướng và vô ngã tướng). Hành giả thấy rằng mọi thứ ở đời không lìa tam tướng và tam tướng không lìa vạn vật ở đời. Dầu đó là thân hay tâm, là thiện ác hay buồn vui, tất thảy mọi hiện tượng ở đời đều có bản chất tam tướng. Do đó bản chất tam tướng chính là toàn bộ cái nội dung của vạn hữu.
Nói rốt ráo, hành giả buổi đầu mới tu tập thấy thân này là vô thường, tâm này là vô thường, buồn vui thiện ác này là vô thường, sự khó chịu, dễ chịu, sự đi đứng nằm ngồi này là vô thường. Nhưng sẽ có một ngày hành giả thấy rằng cái sự vô thường nó chính là cái thân tâm này và thân tâm này chính là sự vô thường. Bỏ cái sự vô thường đi thì thân tâm không còn, mà bỏ thân tâm đi thì cái sự vô thường nó cũng không còn. Thân tâm chính là sự vô thường và sự vô thường chính là thân tâm. Có một điều là tùy chỗ, tùy nơi mà cái sự vô thường nó có khác.
Tôi thí dụ như, vô thường nó có hai cách, vô thường để đi lên và vô thường để đi xuống.
Vô thường để đi lên là sao? Hồi nãy xấu bây giờ tốt, hồi nãy buồn bây giờ vui, hồi nãy hướng hạbây giờ hướng thượng, hồi nãy tiêu cực bây giờ tích cực, hồi nãy ích kỹ bây giờ vị tha, hồi nãy là toan tính nhỏ mọn bây giờ là bao dung, đó là vô thường để đi lên.
Vô thường để đi xuống thì ngược lại. Hồi nãy tốt bây giờ xấu, hồi nãy là tích cực bây giờ là tiêu cực, vô thường để đi xuống là vậy.
Cho nên chuyện đầu tiên, cái chánh kiến đầu tiên là hành giả phải thấy rằng vạn hữu ở đời do duyên mà có và có rồi thì phải mất, đó là cái chánh kiến thứ nhứt.
Cái chánh kiến thứ hai, hành giả thấy rằng ở đời này không có cái gì mà không để lại một cái gì "gạch dưới". Không có cái gì mà không có để lại một cái hậu quả sau khi nó có mặt. Một câu nói, một suy nghĩ, một hành động lớn bé, một động tác, một cử chỉ, một sinh hoạt, một biểu cử, một động thái, tất cả đều để lại một kết quả. Nhẹ nhứt là "cộc, cộc, cộc" gõ ngón tay, nháy mắt, nhếch môi cười, hai mí mắt chạm vào nhau; phê hơn một chút, đá lông nheo, những động tác nhỏ như vậy nó đều để lại cái hậu quả không có lường được.
Cho nên cái thứ nhứt, cái chánh kiến thứ nhứt là gì? Chánh kiến thứ nhứt đó là cái thấy chín chắn về cái bản chất tam tướng của vạn hữu gồm những gì trong và ngoài chúng sinh.
Cái thứ hai thấy được cái tính nhân quả, thấy là mọi thứ ở đời nó đều tồn tại trên nguyên tắc nhân quả. Thiện thì nó đều đem lại hỷ, lạc. Ác đem lại khổ ưu, khổ thân, khổ tâm. Còn hỷ lạc là vui thân, vui tâm. Đó là cái luật của trời đất.
Khi mà có được hai cái nhận thức này, một cái thì nó giúp mình bỏ được thường kiến, một cái giúp mình bỏ được đoạn kiến. Một cái thấy rằng mọi thứ do duyên mà có, có rồi phải mất thì nó giúp cho mình trừ được thường kiến. Còn cái mà tin lý nhân quả nó giúp cho mình trừ được đoạn kiến, tức là hãy còn nhân thì còn quả.
Thì như vậy cái nhận thức về tam tướng nó giúp cho mình trừ được thường kiến. Mà cái nhận thức về lý nhân quả nó giúp cho mình trừ được đoạn kiến. Trừ được cái thường và trừ được cái đoạn thì được gọi là chánh kiến.
Gom gọn lại nữa, chánh kiến gồm có 2 câu:
Câu 1: Mọi sự ở đời do duyên mà có, khi hiểu như vậy mình trừ được đoạn kiến.
Câu 2: Khi có rồi thì phải bị mất đi, cái này trừ được thường kiến.
Hai câu này phải viết xuống, vì nó quan trọng lắm. Mọi sự ở đời do các duyên mà có, đó là mình trừ được đoạn kiến. Có nghĩa là mình không có nghĩ rằng chết rồi là hết, chỉ cần duyên nó còn thì nó còn đi nữa, còn duyên là nó còn đi nữa.
Bây giờ tôi chỉ ví dụ một chuyện thôi. Các vị thấy như cái hột thóc, nó nhỏ xíu xìu xiu, hột nhỏ hơn nữa là hột mè, nguyên một cánh đồng mè 5 ngàn mẫu đừng có nhắc tới, mà chỉ nhắc một cái hột mè thôi. Chỉ cần nó chưa bị luộc, chỉ cần nó hội đủ điều kiện thì nó tiếp tục nó nẩy mầm rồi nó ra một cây mè, chỉ cần còn đủ duyên thì nó còn đi nữa.
Cho nên chưa gì hết mà mình phán "chết rồi là hết" thì mình quá ẩu. Vì mình không biết ở đâu mình tới thì làm sao mà mình có thể phán rằng mình không còn chỗ để đi? Ở đâu mình tới và mình sẽ về đâu? Cái chuyện mà ở đâu mình tới mình đã không biết, thì làm sao mà mình có thể phán rằng mình sẽ không còn chỗ để mình đi tiếp nữa? Cái chuyện đó nó ngu ngay từ căn bản. Nó ngu ở chỗ là anh không biết từ đâu anh tới đây? Anh chỉ biết là anh từ trong bụng mẹ anh bước ra thôi. Khổ như vậy đó. Anh chỉ biết là anh từ trong bụng mẹ anh đi ra, chứ còn cái gì trước đó là anh không có biết.
Chính vì cái chuyện mà anh chỉ biết tới đó thôi, anh chỉ biết được anh từ trong bụng mẹ đi ra, cho nên anh cũng chỉ biết cho tới lúc mà anh tắt thở thôi. Anh tưởng tắt thở rồi là hết, nhưng mà từ cái tắt thở trở đi là cái gì anh không biết. Lý do mà anh không biết cái này là bởi vì trước đây anh cũng không biết là trước cái bụng mẹ là cái gì anh cũng không biết. Nhớ cái đó, nó quan trọng lắm.
Cho nên chỉ cần nhớ rằng "mọi sự ở đời do duyên mà có" thì trừ được đoạn kiến, là vậy đó.
Còn hiểu rằng "đã có rồi phải mất" thì mình trừ được cái thường kiến, cho rằng có cái tôi, cái ta, thường hằng, vĩnh cửu.
Mà tại sao 2 cái này nó quan trọng như vậy? Quan trọng chứ, khi mà anh chấp vào cái đoạn kiếnthì anh không còn tu hành, anh không có sợ thiện ác, báo ứng, luân hồi gì hết, anh không có ngán. Nguy hiểm cực kỳ nếu anh mắc đoạn kiến. Anh phủ nhận toàn diện những gì anh không thấy được, anh không hiểu được, anh không chứng minh được. Anh dẹp hết. Mà tôi đã nói không biết bao nhiêu lần. Đó là: Đừng có tưởng rằng mình bác tùm lum là mình là người trí thức đương đại, khoa học tối tân. Không phải đâu, mà đó là thái độ ngu xuẩn. Vì sao? Là vì khi anh bác bỏ, chỉ đơn giản là anh không chứng minh được. Nó khác với cái chuyện là anh có bằng chứng là cái đó không có.
Có 2 kiểu bác bỏ. Kiểu thứ nhứt, mình bác bỏ là vì mình có bằng chứng. Kiểu thứ hai mình bác bỏ là vì mình không chứng minh được. Hai cái đó nó khác nhau chứ? Không chứng minh được nó khác với có bằng chứng nói là không có. Hai cái khác này làm ơn nhớ dùm. Thí dụ như tôi là học trò dở, tôi tìm không ra, tôi giải không ra bài toán đó, không hẳn bài toán đó vô nghiệm. Tôi dốt cho nên tôi không giải được bài toán đó nhưng chưa chắc bài toán đó là vô nghiệm. Thằng giỏi hơn nó giải được.
Chưa kể bao nhiêu chuyện trong trời đất này, với cái đầu của tôi đó thì tôi không có thể hiểu nổi, tôi không giải thích được cho nên tôi không có chứng minh được là cái đó có. Thành ra tôi không có tin được cái đó. Thế là tôi bác. Các vị nghĩ làm sao?
Chẳng hạn như, tôi làm sao mà tôi tin được cái chuyện mà lấy tế bào gốc, để mà có thể nhân bảnra một cái thứ sinh vật khác? Làm sao với cái não trạng của một cái thằng học lớp hai, làm sao mà tôi tin cái hiện tượng mà được gọi là "cloning" được? Các vị tưởng tượng học trò học mới có lớp hai, cái khái niệm về "cloning" làm sao mà nó hiểu? Làm sao nó hiểu được cái uranium với cái plutonium? Chỉ có một cục, một ký lô đủ làm thay đổi lịch sử của thế giới. Một ký lô plutonium và uranium thôi, một cái thằng lớp hai làm sao nó hiểu được cái phản ứng hạt nhân, làm sao nó hiểu được cái đó? Làm sao nó hiểu được một chiếc tàu, một chiến hạm vận hành trên biển nhiều năm trời mà không cần vào đất liền để tiếp nhiên liệu, khi mà nó chạy nó hoạt động bằng cái năng lượng hạt nhân. Các vị nghĩ làm sao? Nếu mà nó không hiểu được thì có nghĩa rằng nó không có tìm ra được bằng chứng, đúng không? Nó không hiểu tới. Mà khi nó tìm không được bằng chứng thì có nghĩa là cái đó không có, đúng không? Các vị nghĩ coi nó nguy chưa? Đấy, nó lớn chuyện lắm chớ không phải nhỏ đâu.
Cho nên ở đây bỏ tà kiến, chuyện đầu tiên là phải có chánh kiến. Mà chánh kiến nó nhiều lắm, gom gọn nó có hai thôi. Đó là tin rằng, phải hiểu rằng mọi thứ ở đời do duyên mà có, và đã có rồi phải mất đi.
(theo toaikhanh.com)
- Tag :
- Toại Khanh