Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vạn Pháp Đều Diệt

Tuesday, January 21, 202518:38(View: 895)
Vạn Pháp Đều Diệt

Vạn Pháp Đều Diệt

 Sallie Jiko Tisdale
Diệu Liên Lý Thu Linh 

 hinhphat33



Sallie Jiko Tisdale là một cư sĩ, dạy Pháp tại Trung tâm Thiền Dharma Rain ở Portland, Oregon, Mỹ. Cô là tác giả của một số  sách, bao gồm quyển gần đâyLời Khuyên Cho Những Xác ChếtTương Lai- Advice for Future Corpses ).

Phật tử chúng ta thường đặt hoa trên bàn thờChúng ta biết hoa rất đẹp, nhưng đó không phải là mục đích chúng ta đặt chúng ở đấy. Hoa bắt đầu chết ngay khi bị cắt xuống; chúng ta cẩn thận đặt cái chết ở nơi tượng trưng cho sự thức tỉnh của chúng taChúng ta bái lạy và cúng dường đến sự thật được xây dựng thành trụ cột của thế gian.

Đức Phật đã nói rất nhiều, với bao la kinh điển, nhưng tựu trung lại, Ngài chỉ nói đến điều này: Mọi thứ thay đổi. Thay đổi không thể tránh khỏi. Thay đổi gây đau đớn. Tất cả giáo lýcơ bản của Phật giáo có thể được nói là mọi thứ đều hoại diệtĐức Phật đã dạy điều này, tràn đầy trong kinh điển, rồi được các vị thầy của chúng ta lặp lại. Nhưng trên hết, chúng tahọc được điều này từ cuộc sống hàng ngày của chính mình.

Bạn có thể đã học được một hoặc hai công thức truyền thống cho giáo lý về bản chất nhất thời của tất cả mọi thứ:

Anicca vata sankhara: "Vô thường, than ôi, tất cả đều là sự hình thành!"

Sabbe saokhara anicca: "Tất cả các pháp hữu vi đều tồn tại nhất thời."

Trong Maha Satipatthana Sutta (Kinh Đại Niệm Xứ: "[Ta] tuân thủ quán sát hiện tượng sinh khởi... quán sát hiện tượng hoại diệt..."

Là người mới tu, tôi đã học giáo lý theo cách này: "Tất cả những thứ do kết hợp mà thành đều có thể bị giải thể." Ngôn ngữ thật kỳ lạ khi tôi lần đầu tiên nghe câu đó, và khi còn là một người tu trẻ, tôi thấy mình đang phân tích các từ: Kết hợp.  Giải thể. Tôi được khuyên chú tâm vào cách mọi thứ được hình thành bằng nhiều thứ khác kết hợp lại và chúng có thể được tháo rời. Tôi bắt đầu chú ý. Cái bàn, ngôi nhà, quốc gia – tôi có thể thấy điều này.

Nhưng nếu tất cả mọi thứ đều do kết hợp và sẽ phân tán, thì tôi cũng do kết hợp và tôi sẽ phân tán.  Nhưng đây không phải là điều tôi có thể dễ dàng chấp nhận.

Tôi giả vờ chấp nhận cái chết của chính mình. Hầu hết các hành giả lâu năm đều làm thế; nhiều người thậm chí còn tin rằng họ thực sự chấp nhận nó. Phật tử có những điểm tự hào đặc biệt của riêng họ, bên ngoài dòng chảy thông thường của những thứ ta tự hào, như sự khiêm tốn và khổ hạnh. (…)

Vậy sự chấp nhận này thực sự sâu đến mức nào? Không chỉ có Phật tử tự lừa gạt mình về việc chuẩn bị cho cái chết. Mà là tất cả chúng sinh. Tất cả chúng ta đều không muốn thừa nhận rằng chúng ta là những sinh vật chiến đấu cho sự sống, để chúng ta có thể lặp đi lặp lại một cách an toàn, "Annica, annica, tất cả những thứ tập hợp đều có thể bị tan rã", mà không thực sự đối mặt với ý nghĩa của nó.

Chúng ta có tin rằng mình sẽ tan rã không? Không. Không phải sâu thẳm trong gốc rễ của cái tôi nhỏ bé, bởi vì cái tôi nhỏ bé có kế hoạch sống mãi mãi. Khi chúng ta nói rằng "Mọi thứ đều chết", chúng ta nghĩ rằng tất cả mọi thứ đều chết trừ tôi. Và chúng ta có thể có ảo tưởngvề điểm này: Tất cả mọi thứ đều chết, kể cả thân tôi (nhưng nhận thức của tôi thì không). Mọi thứ đều có thể bị giải thể, nhưng có cái gì đó chuyển qua một hình thức mới và không bao giờ biến mất (đó là tôi). Ta bám vào  hy vọng rằng một cái gì đó của thân này, bằng cách nào đó, sẽ vẫn còn, và chúng ta bám vào điều đó ngay cả khi mọi thứ chúng ta chạm vào trượt đi như cát dưới dòng nước chảy.

Tại sao chúng ta phải giả vờ tự tin hơn cái chúng ta thực sự cảm thấy? Mọi người đều là kẻ sơ cơ khi nói đến cái chết. Vì chúng ta không thể thực hành nó. Khi mẹ tôi qua đời, đó là lần đầu tiên mẹ tôi qua đời, và tôi không biết phải làm thế nào, để làm một người con gái có mẹ sắp chết, làm người con gái mà mẹ đã không còn tồn tại. Khi người bạn thân nhất của tôi qua đời - khi thầy của tôi qua đời - tôi đã không biết phải làm thế nào. Mỗi cái chết mà tôi biết đều là cái chết đầu tiên thuộc loại này. Ngay cả khi đã có kinh nghiệm - tôi biết cảm giácđau buồn như thế nào, tôi biết các trạng thái của một buổi thức canh người sắp chết, tôi biết rất nhiều về những điều đó – nhưng tôi không thể hoàn toàn chuẩn bị. Và khi tôi chết, đó sẽ là lần đầu tiên cái tôi đặc biệt này chết, và tôi cũng sẽ là người mới bắt đầu.

Vâng, tôi biết rằng tất cả chúng ta đang chết trong mọi lúc. Đó là ý nghĩa của việc trở thànhmột thứ kết hợp hòa tan - bản ngã này, khoảnh khắc này, nhường chỗ cho người tiếp theonhư khi cô gái nhường chỗ cho người phụ nữ, và người phụ nữ nhường chỗ cho cụ già. Tôi biết rằng cái tôi của ngày hôm nay không phải là tôi của ngày hôm qua, và tôi cũng được dạy rằng nếu bạn chết một lần, bạn không bao giờ cần phải chết nữa. Nhưng giáo lý thực sự của công thức đó, sự hoại diệt của thân, tâm trong một khoảnh khắc không ngừng, là bạn đã chết. Tôi biết điều này, nhưng tôi không nghĩ thân tôi biết.

Hãy tiêu diệt những con quỷ của hy vọng và sợ hãi. Sư phụ của tôi nói điều này với tôi vào thời điểm tôi đang đối phó chống lại sự lo lắng trầm trọng.  Khi tôi bướng bỉnh từ chối đầu hàngý nghĩa của sự lo lắng đó càng khiến tôi lo lắng hơn. Tôi càng kháng cự mạnh mẽ, sự lo lắng của tôi càng trở nên trầm trọng hơn, cho đến khi tôi chìm vào nỗi sợ hãi thực sự. Làm thế nào tôi có thể giết con quỷ đó khi tôi sợ bước ra khỏi cửa?

Chúng ta cần nói về cái chết một cách thẳng thắntrung thực và thường xuyên.

Gốc tiếng Pali dosa có nghĩa là sân hận, rất đa dạng và nhiều bóng gió. Nó có thể được dịch là tức giận hoặc thù hận, phủ nhận, phóng chiếu, bóp méogây hấn, tấn công, thậm chí ghê tởm. Đó là những trạng thái chúng ta có thể cảm thấy khi nói về cái chết, cái chết của bản thân.  Nhưng tôi muốn bạn suy nghĩ về nó và tôi muốn bạn nói về nó. Dẫu bạn đã quán xét cái chết của chính mình một cách sâu sắc, bạn có thường xuyên nói về nó không? Bạn có nói về những xung đột hoặc nhầm lẫn riêng tư của bạn, những câu hỏi của bạn, kế hoạchcủa bạn?

Chúng ta bắt đầu như thế nào? Bắt đầu với nỗi sợ hãi. Bắt đầu với sự kháng cự. Chúng tabiết câu hỏi. Đó là lý do tại sao chúng ta bắt đầu thực hành ngay từ đầu: Tại sao chúng tađau khổ? Và chúng ta biết câu trả lời. Đó là lý do tại sao chúng ta tiếp tục thực hànhChúng ta đau khổ vì sự thay đổi và tâm chống lại sự thay đổi đó.

Nhưng biết câu trả lời không ngăn được câu hỏi được hỏi, và biết câu trả lời hôm nay không có nghĩa là chúng ta sẽ nhớ câu trả lời vào ngày mai. Vô minh là mắt xích đầu tiên trong chuỗi mười hai nhân duyên – vô minh về vô thường, về vô ngã (aniccaanatta). Chuỗi mắt xích này vô tận - sự thiếu hiểu biết của chúng ta về bản chất phù du của việc xây dựng bản ngã hết lần này đến lần khác. Mắt xích đó chỉ bị phá vỡ bằng cách chuyển đổi sai lầm đầu tiên đó, vô minh về bản chất kết hợp của bản ngã, cho nó là cái không tách rời hay bị ràng buộc chút nào.

Bạn sợ gì về cái chết? Hãy lập một danh sách. Hãy trung thựcQuán niệm tử thi? Ở một mình? Cơn đau? Mất quyền riêng tư? Sợ làm bẩn giường? Sợ kim tiêm? Bạn hy vọng điều gì? Hãy lập danh sách. Hãy trung thực. Bạn có muốn thấy cái chết đến không? Bạn có muốn ngủ không? Bạn có muốn sống lâu, tới già?

Hãy hỏi lần nữa. Tại sao tôi sợ? Bởi vì tôi sẽ chết. Điều đó nghĩa là gì? (Chờ một chút. Tôi sẽ chết sao? Tôi có phải chết không?) Hãy tự hỏi: Bạn đã sẵn sàng để chết chưa? Đừng trả lời quá nhanh, bởi vì câu cuối cùng đó là một thách thức. Ngay cả những người đã có những bước tiến lớn trong việc chấp nhận thực tế về sự tan rã không thể tránh khỏi của chính họ cũng sẽ tràn ngập nỗi lo khi thực sự soi lại mình.  Thân có hy vọng riêng của nó.

Hãy nói về cái chết. Nói về tất cả mọi thứ. Hãy tưởng tượng về cái chết. Hãy mô tả quang cảnh cái chết của bạn. Bạn đang ở đâu? Bạn thấy gì? Bạn ngửi, nếm, chạm vào cái gì? Ai ở đó? Bạn đang ở bên trong hay bên ngoài? Nó ấm hay mát? Có âm nhạc, hay lời nói không?

Hãy tưởng tượng về cái chết. Viết điều đó xuống. Sau đó chia sẻ với tất cả những người cần biết - gia đình, bạn bè và bác sĩ - những điều bạn muốn. Ghi âm lại mong muốn của bạn và đừng quên quyết định về việc thân bạn nên được xử lý như thế nào sau khi bạn đã rời bỏ nó. Làm các bảng copy và chia sẻ với gia đình.

Sau đó xé bỏ nó đi. Hãy hết lòng buông bỏ.  Đây sẽ là công việc của phần đời còn lại của bạn.

Chúng ta có thể làm tất cả những điều sau đây. Chúng ta có thể lên kế hoạch, mua một phần nền (ND: mộ nền), điền trước các yêu cầuquyết định loại nhạc chúng ta muốn nghe khi ra đi. Nhưng ta không thể lên kế hoạch không chết. Bản chất của cái chết là sự mất kiểm soát. Đây là phần khó khăn nhất đối với nhiều người trong chúng ta - không phải là cái chết sẽ xảy ra, mà là nó sẽ xảy ra mà không có bàn tay ta nhấn các nút điều khiển. Nó sẽ xảy ra khi nó xảy ra, khi nào nó xảy ra, nó xảy ra nơi nào, và rất có thể nó sẽ không đi theo kế hoạch của ta. Điều duy nhất chúng ta có thể kiểm soát, và chỉ với sự thực hành, là cách chúng ta đối mặt với bất cứ điều gì xảy ra.

Ngày nay, người ta thường nói về một "cái chết tốt lành". (Có nhiều định nghĩa chính thức, thậm chí do chính phủ ban hành, về một cái chết tốt lành.) Một cái chết được coi là tốt lànhkhi người chết ra đi nhẹ nhàng và bình an.

Đối với bản thân, tôi muốn nghĩ về một cái chết đúng, một cái chết phù hợp với cuộc sống mà tôi đang cố gắng sống. Hầu hết những cuộc ra đi bao gồm những khoảnh khắc tốt và khoảnh khắc xấu, những hậu quả như mong muốn và không mong muốn. Với cuộc sống là vậy, với cái chết là vậy. Tất cả những cái chết đúng đều khác nhau; bạn không thể xác định chi tiết. Đối với tôi, đó là một cái chết không che giấu điều gì – nơi tôi và nơi những người yêu thương tôi. Đó là một cái chết được đáp ứng với ân sủng và sự sẵn sàng khi thời điểm đến. Đạt được điều này sẽ là công việc của phần đời còn lại của tôi.

Nếu chúng ta có thể đối mặt với cái chết, nhận ra thực tại của cái chết, cuộc sống của ta sẽ biến đổi. Hoa đẹp vì chúng mau tàn.  Cái đẹp là thước đo của sự mong manh, chóng váng và biến đổi, được tạo ra một phần bởi nhận thức của chúng ta về giá trị quý giá của khoảnh khắc này - khoảnh khắc này là những gì chúng ta yêu thích. Cái chết là hoàn toàn tự nhiên, được tất cả mọi người chia sẻ nhưng nó vẫn làm nhói tim.  Phương trình đó không mâu thuẫn; đó là bản chất của tình yêu. Với đôi mắt cởi mở đối với những đổi thay, mọi thứ chúng ta nhìn thấy đều rực rỡ và lấp lánh. Yêu có nghĩa là mất. Mất có nghĩa là yêu. Hơi thở cuối cùng cho phép chúng ta trân trọng hơi thở kế tiếp mà không cần e dè, không nắm giữ lại điều gì.

Hãy giết lũ quỷ, sư phụ của tôi nói. Điều đó có nghĩa là chấp nhận sự lo lắng, nỗi sợ hãi của tôi. Nó có nghĩa là nhận thức ra rằng hy vọng và sợ hãi là một: những tưởng tượng về một tương lai chưa có mặt. Hy vọng kéo, sợ hãi thúc, và cùng nhau chúng khiến ta  chấp mắc trong những gì chưa xảy ra, sống nửa cuộc đời trong các sự kiện tưởng tượng. Tôi kiệt sứctrên ngọn núi đó, cho đến khi tôi bỏ cuộc. Buông bỏ là chìa khóa. Chấp nhận những con quỷ của hy vọng và sợ hãi cho đến khi chúng giết tôi, đó là những gì sư phụ tôi đã nói suốt thời gian qua.

Câu chuyện ngụ ngôn về ngôi nhà đang cháy được kể trong Kinh Pháp Hoa là  một câu chuyện quen thuộc. Những đứa trẻ không biết ngôi nhà đang cháy, nên chúng sẽ không rời đi cho đến khi cha chúng dụ dỗ chúng với những chiếc xe đẩy đầy kho báu. Vì vậychúng tađang sống với nỗi khổ, với sự thiếu hiểu biết của bản thân.  Đức Phật đã ban cho chúng tanhững kho báu, trong đó có một kho báu vĩ đại đến nỗi chúng ta thậm chí không thể tưởng tượng được.

Cách đây vài năm, tôi đã có một giấc mơ ngắn ngủi, sống động. Tôi thấy một căn phòng hoàn toàn chìm trong ngọn lửa, và một số người đang bình tĩnh đi qua phòng, vừa mỉm cười. Một người quay lại, nhìn tôi và nói, "Tôi không thể nói cho bạn biết tôi cảm thấy an toàn như thế nào trong ngôi nhà này."

Khi tôi bắt đầu thực sự chấp nhận bản thân mình như một thứ được kết hợp này - một giọt sương, một bong bóng, một đám mây - khi tôi thực sự tin tưởng trong một khoảnh khắc rằng cái tôi trân quý này là một tiếng thở dài thoáng qua trong vũ trụ đại dương của sự thay đổi, thì tôi bắt đầu tìm thấy sự an toàn bên trong ngôi nhà đang cháy. Tôi không cần phải trốn chạy nếu tôi biết cách sống bên trong đó. Không cần phải trốn thoát, tôi không còn cần phần thưởng nữa. Tôi chỉ đi qua nó, ý thức được sự tan biến.

 

Diệu Liên Lý Thu Linh – 9

(Chuyển ngữ từ Everything Dies, Tạp chí Lion’s Roar 21/9/2021)

 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 1753)
Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, chính lúc đó là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con, từ khắp bốn phương nhớ tưởng đến công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ…!
(View: 1622)
Thỉnh thoảng chúng ta nghe rằng bạn này tu theo Thiền Chỉ, và rồi nghe rằng bạn kia tu theo Thiền Quán.
(View: 1817)
Bài pháp thoại này được nói tại một ngày tu Chánh niệmTu viện Tisarana, vào tháng Ba năm 2008.
(View: 1779)
Bài viết này được chuyển thể từ một bài báo xuất bản đầu tiên trên Tina Lear's Medium.
(View: 1602)
Hình như bất cứ lãnh vực nào, bước vào chuyên sâu, đều luôn có những chướng ngại, hoặc chướng duyên;nhất là hành giả trên con đường tâm linh giải thoát.
(View: 1673)
Về câu hỏi, thế nào là thời mạt Pháp? Tôi được nghe câu trả lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi nói chuyện tại chùa Viên Giác
(View: 1818)
Phàm phu thì sống trong thức phân biệt, nên thấy có sanh tử và không ra khỏi. Trái lại, bậc thánh thì sống trong trí và do đó thoát khỏi sanh tử:
(View: 1610)
Phàm là người xuất gia ở chốn Tòng Lâm, tự viện, phải sống đời phạm hạnh, nghiêm trì giới luật đã thọ, giữ gìn oai nghi tế hạnhtrang nghiêm tự thân, kính trên nhường dưới, từ ái với mọi người.
(View: 1211)
Bất cứ trong một tổ chức nào, từ chính trị đến xã hội, từ Tôn giáo đến đoàn thể…đều cần có một lý thuyết nền tảng vững chắc để làm cơ sở triển khai mọi sinh hoạt.
(View: 1624)
Mỗi ngày trong cơ thể ta đều có những tế bào cũ chết đi và những tế bào mới sinh ra nhưng có bao giờ chúng làm đám tang hay tổ chức sinh nhật cho chúng đâu
(View: 1757)
Chúng ta thường nghe nói rằng Thiền Tổ Sư là dạy pháp vô niệm, vô tâm.
(View: 1760)
Như lý tác ý là khởi nghĩ, hướng tâm về mọi sự vật và hiện tượng đúng như lời dạy của Đức Phật.
(View: 1673)
Một thời Đức Phật trú tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tônnói với các Tỳ-kheo:
(View: 1566)
Thân là thân thể của con người. Niệm là ghi nhận, quan sát. Xứ là lĩnh vực, là đề mục để hành giả quan sát tu tập.
(View: 1879)
“Chiếc áo không làm nên nhà sư”, nghĩa bóng của nó như một lời nhắc nhở mọi người, đừng vội đánh giá người khác qua hình thức bên ngoài.
(View: 1747)
Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp?
(View: 1412)
Tánh Không được đồng hóa với như mộng. Đây là điều hệ thống Kinh Đại Bát Nhã thường nói.
(View: 1762)
Toàn thể thế giới chúng ta, bên ngoài là thế gian, bên trong là tâm. Tất cả chúng là một biển vô tận của các pháp hữu vi đang vận hành.
(View: 1163)
Việc tu tậpthiền viện nhấn mạnh vào việc hoàn thành mọi công tác tốt đẹp. Là tu sĩ, chúng tôi đặt nặng giá trị của việc chánh niệm về những điều bình thường
(View: 1294)
Danh vọng nương nơi cái tôi mà tồn tại. Không có cái tôi, danh vọng không hiện hữu.
(View: 1995)
Đã tử lâu lắm rồi, người Phật tử đã nghe nói về thời mạt pháp.
(View: 1668)
Gần đây chúng ta thấy xuất hiện trên mạng xã hội nhiều bài viết kêu gọi người Phật tử phải cảnh giác với việc “trộm tăng tướng” hay “tặc trụ”.
(View: 1537)
Trong nhiều bài pháp tôi đã viết, thì thường đề cập đến vấn đề làm phước, tích phước, tích đức, hay tu thiện... V
(View: 2039)
Bố thícúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát.
(View: 1256)
Thuyết âm mưu không phải là vấn đề mới, nó vốn xảy ra từ xa xưa, bên Đông hay bên Tây đều có cả.
(View: 1947)
Sự xuất hiện của hành giả Thích Minh Tuệ đã tạo ra một biến động chưa từng có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam.
(View: 1881)
Bệnh đau là chuyện tất yếu của con người. Trừ những người có phước đức về sức khỏe sâu dày, còn lại hầu hết đều trải qua bệnh tật.
(View: 2013)
Thời thơ ấu, chúng ta ưa thích đọc truyện Cô Ba Cháo Gà Địa Ngục Du Ký, rồi ưa nghe kể chuyện vong nhập, chuyện trừ tà…
(View: 4321)
Con đi Tu là để cầu giải thoát, hàng ngày con chỉ xin ăn một bữa, con không nhận tiền của ai.
(View: 1789)
Karma là một từ tiếng Phạn có nghĩa là “hành động”. Một cách đơn giản để hiểu nghiệp là nhìn nó như những khoảnh khắc nhân quả.
(View: 1871)
Từ nghệ thuật, có những nhân vật bước ra đời sống. Từ đời sống, cũng có vài con người đi vào nghệ thuật. Nhưng trở thành hình tượng trung tâm
(View: 1776)
Làm sao có được hòa bình và hạnh phúc trong thế giới đầy biến độngnghi kỵ như hiện nay?
(View: 2062)
Cho tới hôm nay, “hạnh đầu đà” không còn là cụm từ xa lạ. Nhắc đến nó ta sẽ nghĩ ngay đến sư Minh Tuệ, mặc dù ông không phải là người thực hành hạnh này đầu tiên và duy nhất.
(View: 1862)
Nhân duyên đưa đến lời dạy này của Đức Phật bắt nguồn từ sự cầu thỉnh chân thành của trưởng giả tên là Kiên Cố(Kevadha)
(View: 1794)
Thực ra, chúng ta không cần tới “một Phật Giáo” nào khác cho thế gian hay cho xuất thế gian,
(View: 1575)
Thực hành Chánh Phápvì lợi ích chúng sinh, muốn chúng sinh được thoát khổ, an vui.
(View: 1628)
Ngay cả vũ trụ cũng không thoát được luật nhân quả, luân hồi (tái sinh.)
(View: 1862)
Con người hơn loài thú vật nhờ ngôn ngữ. Ngôn ngữ giúp con người thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, thậm chí giúp cho ý nghĩ sáng tạo - vì tư duytư duy trên và bằng ngôn ngữ.
(View: 1771)
Ngày từng ngày vơi đi như cát biển khô chảy qua kẽ ngón tay Đời từng đời nối tiếp như nước sông chảy ra biển
(View: 2010)
Gấn một tháng nay, hiện tượng thầy Minh Tuệ gây xôn xao trên mạng xã hội, trong và ngoài nước;
(View: 2309)
Bảo rằng mới, ừ thì là mới nhưng thật sự thì tháng năm đã từ vô thủy đến giờ.
(View: 2923)
Hình ảnh đôi chân trần, y áo vá, 1 cái nồi cơm điện, ăn ngày một bữa, xin ăn qua ngày, không cầm tiền, không tích trữ thức ăn… Thầy mang lại thiện cảm lớn, xúc động mạnh cho nhiều người.
(View: 1922)
Chúng ta, những người học Phật, chẳng thể không có tổ quốc, chẳng thể khônggia đình, và cũng chẳng thể không có “tự thân”.
(View: 1830)
Sống ở trên đời, ai trong chúng ta chắc cũng có mang trong lòng bốn chữ “nhớ ơn, đền ơn”.
(View: 1611)
Khi tôi mới đi học lớp vỡ lòng về Phật học, tôi còn nhớ như in một trong những vị Thầy đầu tiên của tôi có nói về ước nguyện của Thầy
(View: 1759)
Trước đây những người theo Đại thừa thường cho rằng giáo lý Nguyên thủy, là giáo lý Tiểu thừa, không đưa đến quả vị tối hậu thành Phật,
(View: 2334)
Chúng ta đều biết, đạo Phậttrung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnhmà thành tựu đạo quả.
(View: 1892)
Trên báo chí thường thuật nhiều tai nạn thảm khốc xẩy ra nhưng vẫn có người sống sót hay không hề hấn gì trong khi tất cả những người chung quanh chết hay bị thương nặng..
(View: 1879)
Phật giáo đề cao sự tự giác, tự thực hành tu tập để đem lại sự thấy biết chân thật, mở lòng yêu thươngđến khắp muôn loài và an lạc cho tự thân.
(View: 2631)
Chúng ta có thể xem xét bản chất của Đức Phật qua hai lăng kính: Đức Phật của lịch sửĐức Phật của đức tin (saddhā).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM