Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Khái Quát “Duy Thức Tam Thập Tụng”

Monday, January 27, 202518:50(View: 1008)
Khái Quát “Duy Thức Tam Thập Tụng”

Khái Quát “Duy Thức Tam Thập Tụng”


Trưởng Lão Thích Duy Hiền

Thích Trung Nghĩa dịch

hinhphat41




I. DUYÊN KHỞI BẢN LUẬN 

Duy thức tam thập tụng là một bộ trước tác rất trọng yếu trong pháp tướng duy thức, còn là cương lĩnh và yếu chỉ của duy thức học. Luận này gắn liền việc soạn viết của bồ-tát Thế Thânlúc tuổi già, nhưng chưa tiến hành chú giải thì bồ-tát sớm đã viên tịch.

Thế Thân là người sau Phật niết-bàn 900 năm. Ngài đản sanh tại đô thị Bố-lộ-sa-bố-la nước Kiền đà-la miền bắc Ấn ĐộẢnh hưởng danh tiếng của bồ-tát Phiệt-tô-bàn-độ (phiên dịch là Thiên Thân hoặc Thế Thân) rất tốt trong giới Phật giáo. Ngài ban đầu xuất gia ở Tát-ba-đa bộ thuộc Tiểu thừa, học vấn uyên báckiến thức phong phúxem qua sơ lược rồi nghiên cứu sâu về Tam tạng của Nhất thiết hữu bộKinh lượng bộ thuộc Tiểu thừa triệt để, soạn Câu-xá luận 20 quyển, thế gian gọi là Thông minh luận (聰明論),  phân tích pháp tướng thành 75 pháp. Nhưng với như thế, ngài vẫn không hài lòng, sau đến bắc Ấn Độ tiếp tục học tập Đại Tì-bà-sa luận, không hài lòng đối với luận này, tiến hành phê bìnhsư phụ khuyên răn: Người không chứng ngộ mà phỉ báng Phật pháp, là bất lợi đối với chính mình. Sau ngài về đến bổn quốc, phỉ báng Đại thừa phi Phật thuyết, anh của ngài là A-tăng-già (phiên dịch là Vô Trướccảm thấy ưu tư hành vi của ngài, khai đạo ngài học tập Đại thừa, nên sai phái mọi người tụng phẩm Thập địa trong kinh Hoa Nghiêm và phẩm Nhiếp Đại thừa trong kinh A-tì-đạt-macấp cho ngài nghe được. Sau khi nghe ngài rất xấu hổhối hận kiến giải của mình từ trước đến nay không sâu, đã phỉ bángĐại thừathỉnh cầu cắt đứt lưỡi mình. Vô Trước khuyến cáo, đừng cắt đứt lưỡi, trước đây em tạo nghiệp phỉ báng Đại thừa, nay em có thể đem sự phỉ báng ấy mà hoằng dương Đại thừa sẽ xây dựng công huân, để lấp diệt phạm tội trước đây, chẳng phải sám hối tội ác dĩ vãng hay sao? Sau này ngài nghiên cứu sâu về Đại thừa, hoằng dương tinh thần Đại thừa, soạn viết rất nhiều sách, nhân gian tôn xưng là Thiên bộ luận chủ. Trong trước tác vĩ đại mà tinh thâm của cuộc đời ngài, là bộ Duy thức tam thập tụng (唯識三十頌) siêu xuất lúc tuổi già, tổng cộng 360 câu văn, gọi là “Vạn giáo chứa ở một chữ, ước ngàn huấn ở một lời”, nhưng vì tuổi cao, không lâu sau thì viên tịch, lúc đó 80 tuổi, nên chẳng tiến hành chú giải.

 Sau này có mười đại Luận sư trước sau hợp tác chú giải luận nàyMười đại luận sư là: 1, Đạt-ma-ba-la, phiên dịch là Hộ Pháp. 2, Khương-chưởng-mạt-để, phiên dịch là Đức. 3, Tất-chỉ-mạt-để, phiên dịch là An. 4, Bạn-đồ-thất-lợi, phiên dịch là Thân Thắng. 5, Nan-đà, phiên dịch là Hoan Hỷ. 6, Tuất-đà-chiến-đạt-la, phiên dịch là Tịnh Nguyệt. 7, Chất-tra-la-ba-na, phiên dịch là Hỏa Biện. 8, Tì-thế-sa-mật-đa-la, phiên dịch là Thắng Hữu. 9, Nhược-na-phất-đa-la, phiên dịch là Thắng Hưng. 10, Nhược-na-chiến-đạt-la, phiên dịch là Trí Nguyệt.

Việc đến Ấn Độ của cao tăng thời Đường đại pháp sư Huyền Trang để nghiên cứu thám cầu học vấn, y chỉ phương trượng chùa Na-lan-đà thuộc miền trung Thiên Trúc luận sư Giới hiềnđể học tập, học tập phạm vi rộng, có Đại thừa và Tiểu thừatriết học Ấn Độ v.v... nhưng lấy Du-gia hành duy thức học phái làm chính. Sau học tập xong thì trở về nước, tại thành đô Trường An, ban ngày dịch kinh, ban đêm giảng thuật và truyền bá lý luận học thuật của mình, lấy duy thức pháp tướng làm chính, căn cứ giải thích của mười đại Luận sư, mà nội dung rất phong phúHuyền Trang là vị khai tổ Pháp tướng tông ở Trung Quốctiếp nhận sự thỉnh cầu của đệ tử Khuy Cơ, đem lời của mười đại Luận sưvăn tự trong trăm quyển, lấy văn tự giải thích của bồ-tát Hộ Pháp làm chính, tổng hợp thành Thành duy thức luận 10 quyển. Pháp sư Khuy Cơ căn cứ Thành duy thức luận, rồi chế tác Thành duy thức luận thuật ký; đệ tử của Khuy Cơ là Tuệ Chiểu, soạn Thành duy thức luận liễu nghĩa đăngđệ tử của Tuệ Chiểu là Trí Chu, còn soạn Thành duy thức luận diễn mật gộp lại gọi là Duy thức tam đại bộ (唯識叁大部). Khi nghiên cứu Thành duy thức luậncần đọc tam đại bộ này.

Động cơ của Thế Thân chế tác luận này, không ngoài vì “Làm cho chánh pháp trụ vĩnh cửulợi lạc các hữu tình chúng sanh”. Lúc bấy giờ, giữa giáo đồ Ấn Độ và phi giáo đồ, những học giả này mỗi người phát biểu ý kiến phong phú của mình, cố chấp kiến giải bất chánh mà khởi lên rầm rộ, còn nghĩa lý tinh yếu học thuyết duy thức thì ngược lại ẩn tàng chẳng sáng soi ở nhân gianThế Thân vì phá gãy cố chấp kiến giải bất chánh, nhằm xưng dương, biểu dương chánh giáo do đó sáng tác luận này.

Mọi người có thể thấy được trong lịch sử Phật giáo Ấn Độđại khái sau Phật diệt độ với thời gian 100 năm, lúc đó tình thế ổn định, đơn thuần an trụ không lý và vật vô tranh. Đến sau Phật diệt độ 160 năm, phát sinh tranh luận về “Năm quan điểm dư tập và cơ duyên chứng đạo liên quan của a-la-hán” (五事) của tỉ-khưu Đại Thiên (Tham khảo lịch sử Phật giáo Ấn Độ), thế là Tiểu thừa phân liệt 20 bộ phái, chủ trương giáo nghĩa cho riêng phần mình. Đến sau Phật diệt độ khoảng 300 năm, có tăng lữ Ca-chiên-diên-ni-tử sinh ở thế gian, chế tác Phát trí luậnthời gian này, còn có luận sư Pháp CứuPháp Hữu v.v... sinh ở thế gian, thế rồi ngã không pháp hữu trong Tiểu thừa lại rất lưu hành một thời gian, cũng như cây cỏ theo gió mà lay, người trong giới truyền giáo, đa phần đều nãy sinh hào hứng chấp kiến chư phápthực hữu, Đại thừa dường như chìm tối chẳng ai biết. Đến sau Phật diệt độ khoảng 700 năm, có bồ-tát Long Thọ sinh ở thế gian, chế tác Trung luậnThập nhị môn luận v.v... Và lúc này, bài xích chấp chư pháp thực hữu, tuyên dương tôn chỉ rốt cuộc đều không. Lúc bấy giờ, trong giới Phật giáo Ấn Đô sản sinh hai đại trào lưu tư tưởng với thế lực ảnh hưởng tương đối lớn trong một thời kỳ: chẳng chấp ở không nhưng chấp ở hữu. Đến sau Phật diệt độ khoảng 900 năm, từ khi Vô TrướcThế Thân sinh ở thế giantuyên dương rộng tôn chỉ duy thức trung đạo (唯識中道), dọn sạch tà kiến chấp khôngchấp hữu triệt để. Nên động lựccủa luận này cũng là phá chấp hiển lý (破執顯理).

II.  Ý NGHĨA QUAN TRỌNG TRONG BẢN TỤNG     

(1) Thức biến

Pháp tướng và duy thức là bất khả phân ly. Đại sư Thái Hư nói: “Pháp tướng tất nhiên tôn chỉ duy thứcduy thức tất nhiên nhiếp pháp tướng”. Pháp tướng là các loại vật chất và tinh thầnvạn pháp chẳng rời khỏi tâm thức sở nhiếp. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Cần quan sát pháp giới tánh, tất cả cảnh giới đều là duy tâm sở tạo ra”, “Tâm người như họa sĩ, có thể họa ra tất cả cảnh giới thế gian”. Kinh Tâm Địa Quán nói: “Tâm sinh ra thì pháp sinh ra, tâm tiêu diệt thì pháp tiêu diệt, tâm ô nhiễm thì cõi nước ô nhiễmtâm thanh tịnh thì cõi nước thanh tịnh”. Những đoạn kinh này thuyết minh một hiện tượng, cũng như vạn pháp tùy theo tâm mà sinh diệttác dụng của tâm lớn. Nếu dùng ngôn ngữ hiện đại, tâm có thể cải tạo thế gian, tâm có chủ quan năng động tính (主觀能動性). Chuyển biến của tâm thể có thể làm cho mọi hiện tượng chuyển biến, trong đó bao hàm luân chuyển của chúng sanhsanh tử tương tụcchánh báoy báoxây dựng thân cănkhí giớiChuyển biến này đều là thức thể chuyển biếnmà có.

Trong nhất thiết pháp thế gianxuất thế gian, vì sao ô nhiễm? Vì sao thanh tịnh? Làm thế nào để chuyển ô nhiễm thành thanh tịnh? Chuyển thức thành trí? Cụ thể bao gồm tam tínhtam vô tínhpháp tướng thế gianxuất thế gian khu biệt. Đồng thời căn cứ tam tính để giải thích vì sao hữu? Vì sao không? Duy thức chính hiển lý phi khôngphi hữu, cũng là ý nghĩatrung đạoQuan sát kĩ nhất thiết chư pháp vô nhất pháp nghiêng về hữu, vô nhất pháp nghiêng về không, đều là có sẵn đủ đạo lý trung đạo tinh vi. Tâm là thể của năng biến, chia làm ba loại: (1) Dị thục năng biến, chỉ cho đệ bát thức. (2) Tư lương năng biến, chỉ cho đệ thất thức. (3) Phân biệt năng biến, chỉ cho tiền lục thức. Biến còn chia ra hai loại, đó là nhân năng biến và quả năng biếnNhân năng biến đại khái chỉ cho: Do chủng tử trong tâm thứccon người mà hình thành chư pháp hiện hành (種子生現行), hành vi của chúng ta hiện nay có thể biến đổi chủng tử hàm tàng trong quần thể Như Lai tạng (現行熏種子). Quả năng biếnlà chỉ cho lúc thức thể sanh ra, kiến phần và tướng phần lại biến khởi. Trước là bản chất và hiện tượng vũ trụchúng sanh giới liên quan. Sau là tác dụng của năng duyên và sở duyêntâm thức nhận thức ngoại cảnh, cấu thành thể thống nhất duy thức học tâm vật bất khả phân ly, chứng minh vật bất ly tâm, cảnh bất ly thức. Như chánh văn giải thích kĩ, dựa thức biếnmà biểu giải.  

(2) Tam tánh  

Tam tánh là: Biến kế chấp tánh, y tha khởi tánhviên thành thật tánh.

1. Biến kế chấp tánh là gì? Biến kế ý nghĩa là chu biến kế độvọng chấp đối tượng sở duyên, với “Lúc nội tâm chúng ta tiếp xúc theo ngoại cảnh, sẽ sản sinh một nhân duyên giả tướng” (因緣所生法), chỉ thấy được ảnh tướng hư vọng trong ý thức chủ quan hiện tại trôi nổi, chẳng thấy được chân tướng vốn có của nó. Nếu không hiểu loại ảnh tướng ấy là duy thức sở biến, còn chấp là tâm ngoại thực hữu, sinh ra các loại thực ngã, thực pháp sai biệt. Trong khi tâm chúng ta duyên cảnh, với giữa năng duyên và sở duyên, sản sinh một loại thực hữu ngã pháp vọng cảnh. Các loại ngã pháp vọng kế, rốt cuộc chẳng qua là hiện ra từ chấp tướng chủ quan mê tình, thế nên, luận này nói: “Biến kế sở chấp, tự tánh đều vô sởhữu” (此遍計所執, 自性無所有). Biến kế sở chấp tánh chỉ ở trong tình cảm dục vọng của người phàm phu mới có, trong chân lý chẳng có, “Tình hữu lý vô”,[1]như rùa chẳng có lông, thỏ chẳng có sừng, là pháp của thể tánh đều vô.

2. Y tha khởi tánh: Y là dựa vào. Tha là nhiều duyên. Khởi là sanh khởiNhất thiết hữu vi pháp đều là dựa nhiều duyên mà sanh khởi. Gọi là tứ duyên sanh chư pháp, là nhân duyêntăng thượng duyênsở duyên duyênđẳng vô gián duyênTâm sở pháp dựa tứ duyên mà sanh khởiSắc pháp dựa nhị duyên (nhân duyêntăng thượng duyên) mà sanh khởi. Nên trong bách pháp, từ duyên sở sanh tâm pháp (tác dụng của tinh thần), tâm sở pháp (tác dụng của tâm lý), sắc pháp (vật chất) v.v... đều dựa nhiều duyên mà sanh, giả hữu mà vô tự tánh. Điều này và tư tưởng “duyên khởi tánh không” trung quán là nhất chí. Dù dựa nhân duyên hòa hợp mà tồn tại, nhưng phi thực hữu cố định, nên luận này nói: “Y tha khởi tự tánhphân biệt sở duyên sanh”. Y tha khởi tánh chẳng phải trong vọng tưởng mê tình, cũng là nói biến kế sở chấp tánh dựa danh sanh ý nghĩa mà khởi, cho nên có. Vì vậy, có thể chứng minh mọi sự vật đều là nhân duyên sở sanh, cũng là ‘giả’ pháp vô tự tánh

3. Viên thành thật tánh: Viên là viên mãn. Thành là thành tựu. Thật là chân thật. Tức là sau khi vứt bỏ vọng tình chấp trước mà sở chứng đắc pháp tánh chân như, hoặc là thể tánh của sự vật chân thực. Cũng là chư pháp chân như, thể bất sanh bất diệtbất biến bất dịch, là thể tánh y tha khởi pháp, rồi viễn ly biến kế sở chấp thực ngã, thực pháp, nên luận này nói: “Viên thành thật ở trong y tha khởi tánh, thường viễn ly tánh chấp sở hiển trước đây”. Theo đoạn luận trên có thể thấy, chân như tánh là tuyệt đối, nó khác ở biến kế sở chấp hữu tình lý vô, cũng khác ở biến kế sở chấp như huyễn giả hữu, mà là trung đạo thực tướng “lý hữu tình vô”, nhị khôngngã khôngpháp không sở hiện chân thật.

(3) Tam vô tánh

Về đạo lý tam tánh, như đứng từ một giác độ khác để giải thích cũng là tam vô tánhTam tánh cũng là nói: biến kế chấp tánh, y tha khởi tánhviên thành thật tánh, đó là từ mặt hữu mà giải thích trạng thái vạn pháp. Mà tướng vô tánh, sanh vô tánhthắng nghĩa vô tánh cũng là từ mặt không để thuyên hiển trạng thái chư phápThành duy thức luận giải thích ghi: “Dựa vào này trước nói tam tánh, anh lập kia sau nói ba loại vô tánh, nên tôn chỉ thâm áo khó biết của đức Phật nói: nhất thiết pháp đều vô tự tánhBan đầu dựa vào này sơ biến kế sở chấpmà an lập tướng vô tánh, kế đó vô như vọng chấp tự nhiên tánh, cuối cùng viễn ly do biến kế sở chấp ngã trước, pháp tánh”. Do đó tam vô tánh là giải thích về chân thực thể tánh của tam tự tánh.

 1. Tướng vô tánh: Là nói về biến kế sở chấp tự tánh. Tướng ý nghĩa là thể tướngVô tánhlà vô tự tánhBiến kế sở chấp tánh chẳng qua là sở chấp vọng tướng trong mê tình, như bệnh mắt thấy hoa đốm hư không, nhưng thực thể vô. Vì sao nói tự tánh biến kế sở chấpthực thể vô? Bởi vì loại tự tánh này hoàn toàn là vọng tưởng an lập, mà lại căn bản chẳng có “tự tánh” khả đắc gì, nên gọi tướng vô tự tánh.  

2. Sanh vô tánh: Là giải thích về y tha khởi tự tánh. Vì sao nói y tha khởi tánh là sanh vô tự tánh tánh? Bởi vì y tha khởi tự tánh do nhiều duyên sanh ra hữu vi pháp, là có sanh có diệt. Sự sanh ra của nó là dựa nhân cậy duyên mà sanh, mà chẳng phải phát triển tự do, tất nhiên như thế để sanh ra, nên nói vô tánh. Nói nó vô tự tánh, song song không phủ nhận vạn pháp y tha khởi đều chẳng có, nên nói y tha khởi tự tánh chỉ có duyên sanh tánh mà chẳng có tự nhiên sanh tánh (ý nghĩa tự nhiên sanh tánh là chẳng chờ nhiều duyên, tự nhiênmà có, cố định, bất biến). Chính vì mọi sự vật là y tha mà khởi lên, chẳng phải vô nhân mà sanh ra, nên gọi là vô sanh tự tánh tánh (生無自性性.)

3. Thắng nghĩa vô tánh: Là giải thích về viên thành thật tự tánhViên thành thật tự tánh là viễn ly cảnh giới vọng kế sở chấp ngã pháp trong y tha khởi mà tịnh trí sở duyên, là thực thểcủa nhất thiết pháp, nên gọi là thắng nghĩaViên thành thật tự tánh lại là dựa hiển thị và an lập chư pháp vô tự tánh, nên gọi là vô tự tánh tánh (無自性性). Tự thân viên thành thật tự tánh cũng là thắng nghĩa nhị vô ngãnhân vô ngãpháp vô ngã trí sở duyên chư pháp, nên gọi là thắng nghĩa vô tánh.

Nhìn chung, tam tánh cũng là nói về năng tri và sở tribản chất của tam tánhĐức Phật nói tam tánh, không ngoài việc nói nhất thiết pháp đều vô tự tánh, cũng là vì muốn bài trừ chấp trước về chư pháp thực hữu, từ đó mà ngộ nhập đạo lý tinh thâm vi diệu chư pháp duyên khởi tánh. Tam vô tánh là dựa tam tánh mà an lập. Thể của tam vô tánh chẳng lìa tam tánh. Thể của tam tánh tự thân có ý nghĩa tam vô tánh. Gọi hữu, là hữu của không, không là không của hữu, hữu chẳng lìa không, không chẳng lìa hữu. Hữu và không là quan sát hai mặt của vạn pháp trong vũ trụ, phi chỉ có hữu, phi chỉ có không. Từ trong tam tánh mà nói về hũu, chẳng coi trọng tự tánh hữu. Từ trong tam tánh mà nói về không, đồng thời phi hoàn toàn không vô. Nói về hữu, không hoặc là phi hữuphi không, chỉ là vì ngăn chận biên kiếnchấp trước để thuyên hiển đạo lý tinh thâm vi diệu trung đạo cho nên thi thiết phương tiện. Nghiêng về không, hữu, chấp trước nhất biên nào đó, thực nghĩa trung đạo cũng chẳng có đầu mối thể hiện. Cũng không, hữu cũng là chỉ đạo của trung đạo.   

(4) Duy thức quán

Lý luận trong duy thức, còn kết hợp tu trì, như văn, tư, tu và tam họcgiới họcđịnh họctuệ học, cốt yếu đều chẳng rời khỏi chỉ quánChỉ quán trong các tông phái đều có chỗ khác nhau. Duy thức học lấy ngũ trùng duy thức để giải thích chỉ quán trong duy thức.

Thứ nhất trùng khiển hư tồn thực thức, tức là khiển biến kế sở chấp hư vọng kế độ, mà tồn tại thực thể y tha khởi tánh và viên thành thật tánh — hư và thực đối lập lẫn nhau.

Thứ hai trùng xả lạm lưu thuần thức, tức là dứt bỏ tạp loạn của ngoại cảnh, mà tồn lưu thực thuần túy, bỏ tướng phầntồn tại tượng phàn, chứng tự chứng phần — tâm và cảnh đối lậplẫn nhau.

Thứ ba trùng nhiếp mạt quy bản thức, là từ trong tác dụng chi mạt của nhị phần: kiến phầntướng phần, nhiếp quy bản thể tự chứng phần — thể và dụng đối lập lẫn nhau

Thứ tư trùng ẩn liệt hiển thắng thức, là ẩn tàng tâm sở thua, hiện bày tâm vương hơn — tâm sởtâm vương đối lập lẫn nhau.

Thứ năm trùng khiển tướng chứng tánh thức, là giải bỏ sự tướng sai biệt, chứng lý tánh vô sai biệt, cũng có thể nói giải bỏ mọi pháp tướng, chứng mọi pháp tánh —  sự lý đối lập lẫn nhau.

Hoặc là nói phóng thích y tha khởi, để chứng viên thành thật. Ngũ trùng thức quán, từ rộng đến hẹp, từ cạn đến sâu, từ thô đến tế, vì giải bỏ tướng mà chứng tự tánh là cứu cánh.

(5) Hành và quả trong duy thức

Sự tu hành của bồ-tát cần trải qua tam đại a tăng kỳ kiếp, căn cứ trong kinh Hoa Nghiêm nói: Ngũ thập nhị vịthập tínthập trụthập hạnhthập hồi hướngthập địađẳng giácdiệu giác, nhằm thuyết minh trải qua duy thức từ hành đến quả. 

Cụ thể thì chuyển thức thành trí, cần trải qua tư lương vị hành thiện tích đức phước đức và trí tuệ, sản sinh gia hành vị thắng định, dẫn phát kiến đạo vị nhị không trí, dứt trừ phiền nãonhị chướngsở tri chướngphiền não chướng hiện hành và thập địa vị chủng tử, bước vào kim cang đạo, từ đẳng giác đến diệu giác, mới chứng niết-bàn, bồ-đề, thành tựu tam thântứ trí diệu quả Phật-đà, như chánh luận giải thích rõ.  

III. TÍNH TRỌNG YẾU TRONG DUY THỨC HỌC

(1) Mục đích của tu Phật là cần tu tập, do đó yêu cầu tỏ rõ một đạo lý — nhân quả duyên khởi, cũng cần phục trừ phiền não trong tâm, nếu không thì không khả năng tu tâmNhân quả duyên khởi (因果緣起) là tư tưởng trung tâm điểm của Phật giáo, bất luận Đại thừa hay Tiểu thừa, bao hàm các tông phái ở Trung Quốc đều cùng tuân thủ theo pháp thức, tiêu chuẩn. Chẳng tin nhân quả thì chẳng hiểu biết tâm để tu hành. Chỗ giữa Phật giáo và tôn giáo khác khác nhau, cũng là trong đạo lý nhân duyên, phát sinh của sự vật cần có duyên của nó mới có thể có quả (hiện tượng) của nó, nhân quả duyên khởi đều chẳng rời khỏi tâm thứcKinh Hoa Nghiêm nói: “Cần quán sát bản tánh của pháp giới, tất cả đều do tâm tạo ra”. Duy thức học có lý luận tinh mật, cảnh, hành, quả (境行果) trong duy thức học đã xuyên suốt giáo lý hành quả trong Phật pháp.

(2) Duy thức học và khoa học hiện đại rất thích ứng. Khoa học chú trọng bốn loại phương pháp: phân tích, quy nạp, duy lý, thực nghiệm. Duy thức học rất có tính logic, tính lý luậnLý luận trong duy thức cũng xây dựng trên nền tảng nhân minh, nên rất thích ứng căn cơ của người hiện đại. Hoằng dương duy thức, sớm có pháp sư Huyền Trang, ngài rất có nghiên cứu đối với nhân minh Ấn ĐộMười đại Luận sư dùng nhân minh rồi xây dựng lý duy thức. Nhà khoa học Trung Quốc Tiền Học Sâm lúc phân tích tám đại tri thức thế giới, đề cập đến tư duy khoa học và nhân thể khoa học, đầu tiên ông nói: “Tư duy nó giống như sự vật, là một loại vật chất chuyển động, hoặc là vật chất hiển lộ chuyển động”. Phân tích trong tư duykhoa học có bốn loại: hình tượng, logic, linh cảm, sáng tạo. Muốn tinh thần nhân loại rộng lớn có giá trị, cần có tư duy tinh mật. Trong duy thức học, đệ lục ý thức lấy tư duy làm chủ thể. Nếu nghiên cứu sâu, phân tích một cách minh xác trong duy thức học, lĩnh ngộ được nghĩa lý duy thứctư duy học có thể có được chiều hướng phát triển giai đoạn sâu hơn. Với khí công, thì ở trình độ nào đó, xuất hiện công năng đặc dị gì đó mà khoa học không thể hồi đápduy thức học có thể giải quyết những vấn đề này. Nhìn từ Phật giáo để thấy khí côngcông năng đặc dị cũng chẳng lạ lùng. Khí công là một loại điều thân, điều tâm, điều hơi thởtrong chỉ quán. Có thể thân thểtâm thức điều hòa, hơi thở tốt, có thể tăng thêm tuổi thọ, tăng cường sức khỏe cho thân thể, phát triển đại não trí tuệ. Sau khi tu tập chỉ quán thành, trước hết từ trì giới sinh ra thiền định, từ thiền định phát ra trí tuệtừ trí tuệ phát thông. Trong duy thức pháp tướngnhấn mạnh bát thức chuyển biếnchủng tử chuyển làm hiện hànhhiện hành lại huân thành chủng tửchủng tử hiện huân sanh, rồi phát huy công năng tiềm tại của tâm thức, đó là năng lực của nhân thể cố hữu. 

(3) Duy thức học và hành vi thức tế có thể kết hợp, đầu tiên là nội tâm “tịnh hóa và giải thoát”, yêu cầu phát đại bi nguyện để cứu độ chúng sanh, cõi nước trang nghiêm, làm lợi íchcho chúng sanh hữu tình mà khiến cho được an lạcthực hiện tịnh độ nhân gian. Dùng tinh thần tịnh độ nhân gian để đóng góp lưỡng văn minhvăn minh vật chất và văn minh tinh thầntrong xã hội chủ nghĩahoằng pháp lợi sanhkế thừa tuệ mạng Phật.

IV. CHỈNH SỬA VÀI LOẠI NHẬN THỨC SAI LẦM ĐỐI VỚI DUY THỨC

 (1) Không thể đem duy thức và duy tâm luận thông thường trộn lẫn chung. Duy tâm luậnchia hai loại: chủ quan, khách quan. Duy tâm luận chủ quan cho rằng vũ trụ vạn hữu đều do chủ quan của con người quyết địnhDuy tâm luận khách quan cho rằng trong khách quan, có một Thần sáng thế chi phối, khống chế, nắm chắc thế giới, đều hơi huyền hư. Như “Lý niệm thế giới” (理念世界) của Plato cổ Hy Lạp, “Tuyệt đối tinh thần” (絕對精神) của Hegel nước Đức, huyền học của Trung Quốc cổ đại, đều đàm luận sự lý thâm áo vi diệu. Có những người nãy sinh hiểu sai về duy thức, đem duy thức và duy tâm luận thế gian trộn chung. Phật pháp nói thực tế, chú trọng khuyên tu hành, thủ trì giới luật, điểm này và tôn giáo khác khác nhau. Lý luận trong Phật giáo, là xây dựng trên tam lượng, tức là hiện lượngtỉ lượngthánh ngôn lượng. (1) Hiện lượng: là nhận thức ngoại cảnh và không phủ định đối với hiện chứng hiện tri. Như lúc tiền ngũ thức liễu biệt lục trầnsắc trầnthanh trầnhương trầnvị trầnxúc trầnpháp trần sát-na đầu, và duyên cảnh trong định, chánh trí khế chân nhưđệ bát thức sở duyên cảnh giới đều gọi là hiện lượng. (2) Tỉ lượng: là tiến hành suy luận. Như nhìn xa thấy khói liền biết nơi đó có lửa, nghe được âm thanh vách đá có tiếng nói, bèn biết có người trong đó, cùng từ nhân biết quả. (3) Thánh ngôn lượng, còn gọi là thánh giáo lượng, rất tin, chẳng chút nghi ngờ đối với giáo pháp của đức Phật thuyết, tin sâu nhân quảcông đức của Tam bảo, căn cứ ngôn ngữ giáo thị của thánh nhân mới nhận thức chân lý

“Tâm vốn bất sanh bất diệt nhưng vì chấp đến cảnh giới nên có tâm sanh diệt, nếu trước mặt chẳng có cảnh giới thì tâm cũng chẳng có” (心本無生因境有, 前境若無心亦無). Duy thức học không phủ định tồn tại của vạn pháp, vậy sao có thể cùng duy tâm luận thông thường hỗn hợp thành nhất thể?     

(2) Phật giáo nói về duy thức, cũng không phải nói a-lại-da thức có thể chi phối, khống chế, nắm tất cả, giống phạm thiên, như thượng đếPhật giáo nói đó là duyên sanh pháp, chư pháp sanh khởi chẳng rời nhân duyênphi thường, phi đoạn. Chúng sanh lưu chuyển đều do nhân duyênNhân duyên đôi lúc biến đổi trong thời gian và không gian. Chuyển động của căn bản thức và tiền thất chuyển thức đều do từ các loại điều kiện, cũng chẳng phải có ngã thể thường hằng bất biến.

(3) Nói về duy thức cũng chẳng phủ định tâm thức và tình cảnh xứ sở của chúng sanh tồn tại. Mỗi người có hoàn cảnh đặc hữu, đặc biệtNhân nghiệp lực chánh báo và ý báo lại có khác nhau, nhưng có hỗ tương y tồn quan hệ. Núi và sông, đất đai, bối cảnh xã hộinhân loại cộng hữu, cũng là cộng nghiệp sở cảm của chúng ta.

(4) Tu tập duy thức quán không dừng lại ở tham thiền đả tọa, tu giải thoát hạnh, mà cần phát bi nguyện cứu độ chúng sanhDu-già sư địa luận của bồ-tát Di-lặc sở thuật, trong đó đề cập đến lục độ, tứ nhiếp, học tập ngũ minh của bồ-tát hạnh và không rời khỏi xã hộiVì vậy học Phật cần dùng tinh thần xuất thế gian để biện nhập sự nghiệp thế gian, ghánh vác gia nghiệp Như Laihoằng pháp lợi sanh.  

         Trích tác phẩm Duy thức trát ký

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 3281)
Phật pháp quả là biển học vô bờ, muôn ngàn pháp môn phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ chúng ta chọn và thích hợp với các pháp môn tu khác nhau.
(View: 3045)
Hiện nay, vấn đề Bảo vệ Môi trường đang rất được quan tâm ở khắp các nước trên thế giới.
(View: 2939)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam và trên thế giới.
(View: 3399)
Để lĩnh hội trọn vẹn “cảm giác an lạc” sinh khởi nhờ thiền định, đòi hỏi các thiền sinh phải có một nền tảng định vững chắc.
(View: 3605)
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(View: 3408)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(View: 3960)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(View: 3299)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(View: 3536)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
(View: 2851)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.
(View: 3178)
Người tu ở một mình hay cùng với đại chúng, chuyên tu hay đi vào đời để hoằng phápsở thích, hạnh nguyện riêng của mỗi người.
(View: 3107)
Nhiều Thiền sư tiếp cận với cộng đồng Hoa Kỳ và Tây phương, trong những thời gian đầu dạy Thiền, thường tránh nói về giới,
(View: 3413)
Khi sợ hãi, lo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.
(View: 3050)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(View: 3138)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(View: 3307)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(View: 3451)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(View: 3708)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(View: 3422)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(View: 3269)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(View: 3005)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(View: 3812)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(View: 3203)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(View: 3210)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
(View: 3210)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(View: 3391)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là ...
(View: 3184)
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng,
(View: 3622)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(View: 3441)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(View: 3428)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
(View: 3286)
rong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã
(View: 3385)
Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật
(View: 3730)
Trong kiếp sống nhân sinh đầy gió bụi này, ai cũng mang trên người một chữ NGHIỆP.
(View: 4172)
Thế gian này đang quá nhiều bi thương, bởi con người còn đầy dẫy tham sân si, sống ích kỷ, đố kỵ, chỉ biết lo thâu tóm cho riêng mình,
(View: 3344)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(View: 3743)
“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Nay con nghe thấy chuyên trì tụng Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu”
(View: 2861)
Đôi khi những điều hữu ích nhất mà chúng ta học được không đến từ những người thầy mà từ những người như chúng ta, chỉ đang cố gắng để làm tốt nhất có thể với cuộc sống này.
(View: 3159)
Việt Nam cũng như cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại, Phật giáo bắc truyền chiếm đa số, phần lớn tu sĩcư sĩ đều tu học theo truyền thống bắc tông.
(View: 3484)
Phật pháp lớn như biển, tin là con người có khả năng, nghi là khả năng chướng ngại.
(View: 3020)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(View: 3432)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,
(View: 3674)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là ...
(View: 3432)
Nhiều người hôm nay đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau.
(View: 4039)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất.
(View: 3642)
Vô sanh là một từ được nói trong kinh điển cả hệ Pali và hệ Sanskrit, và trong mọi tông phái, để chỉ giải thoátgiác ngộ.
(View: 3606)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình.
(View: 3019)
Trong cuộc sống thì sự vật hiện tượng luôn thay đổi không ngừng, trong sự biến chuyển vô thường không cố định thì bất cứ hiện tượng sự vật...
(View: 3361)
Đức Phật dạy chúng ta phát triển giá trị nội tại bằng cách thiền quán về thiện ý, nhưng bạn phải có ý định thực hiện điều đó thì mới thực sự có kết quả
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM