Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Lửa Thiêng Phật Gia - Từ Tăng Nhai Đến Quảng Đức

Saturday, March 1, 202518:52(View: 1050)
Lửa Thiêng Phật Gia - Từ Tăng Nhai Đến Quảng Đức

Lửa Thiêng Phật Gia - Từ Tăng Nhai Đến Quảng Đức

 Thích Trung Nghĩa

hinh phat

Bộ Cao Tăng truyện của nhà sử học Phật giáo cao tăng Huệ Kiểu (497-554) là bộ sử liệu quan trọng, ghi lại 259 vị cao tăng từ thời Hậu Hán cho đến thời đại (thời Lương) đang soạn. Cao tăng (高僧), ý nghĩa là tăng nhân ẩn cư độc tuyệt. Cao trong cao tăng, là cao ở sự học vấn, tu chứng, phẩm chất đạo đứchành vi và kỹ năng hoằng pháp, có thể gọi tắt là học cao, tu cao, đức cao, hành cao và nghệ cao. Cao tăng ở đây không phải tất cả quý ngài đều tu chứng, mà nhằm chỉ định sự công hiến hoằng dương và lưu truyền Phật pháp. Còn danh Tăng là tăng nhân chú trọng tu trì, phẩm chất đạo đức cao thượng, học thức kiệt xuấtNgoài ratín ngưỡng dân gian của các nước vùng Đông Á quỳ lạy cao tăng xem là thần linh như tínngưỡng thiền sư Phục Hổ, tự nguyện vào núi, hổ thấy bèn rập phục xuống đất, nghe thuyết giáo, sau cưỡi hổ xuống núi, kiến lập chùa Phổ Hộ, khi nguồn nước vùng này khô cạn, bèn chống tích trượng gõ vào vách đá, nước suối vọt chảy không ngớt. Hoặc như thiền sư Phổ Am lúc còn sống hiển bày nhiều thần thông linh dị, sau viên tịch vẫn đại hiển bày thần uy, bảo hộ nhân dân từ tai khử bệnh, cứu giúp lũ lụt, lập đàn cầu mưa khiến mưa to nên lần lượt được dân gian tín ngưỡng rồi trở thành một vị thần tục Phật giáo chuyên môn tiêu taigiải ách. Căn cứ trước tác Phật giáo Trung Quốc thời kỳ đầu của giáo sư danh dự đại họcĐông Kinh (Nhật Bản) Thánh Sơn Liễu Điền, chia Cao Tăng truyện ra 10 khoa:

1. Dịch kinh (phiên dịch kinh điển), gồm 35 người. 2. Giải nghĩa (nghiên cứu giáo nghĩa), gồm 101 người. 3. Thần dị (hiển xuất kì tích siêu nhân), gồm 20 người. 4.  Tập thiền (thực hành thiền thực tiễn), gồm 21 người. 5. Minh luật (thông hiểu giới luật), gồm 12 người. 6. Vong thân (hiến cúng thân mạng), gồm 11 người. 7. Tụng kinh (tụng đọc kinh điển), gồm 21 người. 8. Hưng phước (dốc sức làm phúc lợi xã hội), gồm 14 người. 9. Kinh sư (âm nhạctôn giáo), gồm 12 người. 10. Xướng đạo (thuyết dạy và truyền đạo), gồm 12 người.

Thần dị của nhân vật quả thực rất thần kỳ bí ẩnXưa kia có cao tăng Phật-đồ-trừng từng vài lần hiển xuất thần thông để cảm hóa vương triều Hậu Hán. Triệu Thạch Hổ hỏi Phật-đồ-trừng: “Đạo Phật có linh nghiệm không?” Phật-đồ-trừng đem một cái bát trong mình, biến thành một bát sắt, rồi biến bát đầy nước, sau đó đốt hương và đọc lâm râm lời thần chú, chốc lát trong nước nhô lên hoa sen xanh có ánh sáng lung linh. Thạch Hổ hết sức nễ phục, bèn quy y Phật giáo, còn trưng triệu ngài tham gia việc triều chính. Ngài còn vì nhân dân mà cầu mưa, trị lành bệnh hiểm nghèo. Con của Thạch Hổ mắc bệnh hiểm nghèo mà chết, ngài tay cầm cành dương liễu, niệm thần chú, khiến cho sống lại, cho nên ngài được vương triều tôn xưng là “Đại Hòa thượng” (大和上), xem như quốc bảo. Ngài còn biểu diễn các loại thần thông để hóa giải tập quán phong tục man rợ của người Ngũ Hồ. Phật-đồ-trừng từng “Xây dựng và trùng tu hơn 893 ngôi chùa, am. có hơn 100 đệ tử ghi về sự tích thần kỳ” của sư phụ mình giáo hóa qua nhiều nơi.

Hoặc những chuyện thần dị “Duỗi tay toát mùi thơm, trong tay nước chảy, biến hóa khôn lường” của Thích Huyền SướngHuyền Sướng còn thông thạo kinh tạng và luật tạng, thiền yếu thấu triệtbói toán cát hungKinh Hoa Nghiêm sớm được Hán dịch, nhưng chưa ai tuyên thích, Huyền Sướng là người đầu tiên truyền giảng kinh này, và nghiên cứu Tam Luận tông cũng rất đột phá. Tống Văn đế triều Lưu Tống từng ba lần mời Huyền Sướng làm thầy của thái tử nhưng bị khước từ. Huyền Sướng bay cao lên chiếc đò, đến chùa Đại Thạch, tự tay vẽ 16 thần tượng kim cang mật tích.

Thân tướng của Thích Phổ Hằng đen thui, nhưng lúc chết lại trắng tinh, tu thiền nhập định“Diệu thú trừng tam giới, truyền thần tứ thiền cảnh” (妙趣澄三界, 传神四禅境) , ý nghĩa là: “Chứng đắc diệu lý Phật pháp có thể thanh tịnh ba cõicảnh giới thân chứng tứ thiền có thể thể nghiệm và cảm thọ giác ngộ thâm sâu một cách sinh động xác thực”. Lúc viên tịchmọi người chất củi đốt thi hài thì ban đầu tỏa mùi hoa lài, khói bốc thành ngũ sắc, mùi nhang thơm ngát.

Thích Đạo Tiên, đến Thanh khê sơn, bứt cỏ thắt làm ghế, phát nguyện “Ta không đắc đạo, không rời khỏi núi”, đến dự trai hội, liền có tứ thiên vương phóng ánh ngũ sắc, lò hương tự nhiên bốc khói. Sau đoan tọa niệm Phật mà viên tịch, thọ hơn trăm tuổi, sắc hiệu Thánh nhân tiên.

Thích Thượng Viên dùng chú thuật cứu thế nhân, Lương Vũ Lăng vương Tiêu Ký thấy trong cung có các loài ma quái, hoặc ca hát hoặc khóc lóc. Vua mời các thiện xạ đến bắn, quỷ bèn hiện hình, dăng cung bắn tên, quỷ vẫn quấy nhiễu, còn bẻ gãy mũi tên. Vua mời Thượng Viên vào cung, các loài quỷ biến hiện rồng rắn bách thú, trên không dưới đất, quái biến đa đoan trước mặt, Thượng Viên nói: “Tiểu quỷ nhà ngươi, cớ sao dám vào vương cung? Có thể biến thân ta, cũng có thể tự biến vạn loại, hởi tiểu quỷ, có thể đứng nghe ta nói một lời”. Các quỷ chắp ta đứng thẳng. Các quỷ chắp tay đứng thẳng, hướng đến Thượng Viên nói: “Nam mô Phật-đà”. Quỷ đều mất. Từ đó vương cung an yên.

Riêng Tế điên hòa thượng (1150-1209) lại khác. Tế công là một vị thiền sư nhân gian biểu đạt hành vi quái dị, giới quy Phật môn trái ngược, thích ăn thịt uống rượu, làm phản truyền thống xã hội chuyên chế, nhưng là “Thánh nhân đại thần thông, muốn khiến người sinh tâm chánh tín, nên luôn hiển bày việc bất tư nghị”. Học vấn của Tế công cũng là uyên thâm, nhưng “Không như một số cao tăng nào đó có hàm dưỡng học thuật, không đề xuất tư tưởng thành hệ thống”. Tế công được tôn sùng là tổ sư đời thứ sáu Dương kỳ phái (là một trong ngũ gia thất tông Thiền tông), và nhiều điển tịch Phật giáo ghi về Tế công như Bắc Giản tập, Linh Ẩn tự chí v.v... Trong Hồ Ẩn Phương Viên Tẩu Xá-lợi minh của cao tăng Cư Giản nổi tiếnggiải thích Tẩu gọi là Đạo Tế, hoặc Phương Viên, Tế điên. Tế điên hiểu y thuật, trị bệnh cho bá tánhdập tắt sự bất bình, ngăn chận sự tranh cải, cứu sống mạng người, thích rong chơi thế gian và hóa duyên, ca-sa che các ngọn núi, núi cây tự tróc, lội sông mà qua.

Đặc biệt kỳ tích linh dị của Tăng Nhai. Tăng Nhai là bậc thiền sư sống cuối triều Bắc Chu, sinh vào niên hiệu Nghĩa Hy thứ 9 (413) thời Đông Tấn, quê quán Bồi Lăng tỉnh Phúc Kiến, nhưng do chiến loạn nên gia tộc gồm 300 người dời đến sơn cốc quận Kim Uyên (Tứ Xuyên). Sở trường của ngài là không sợ lửa, nắm lửa đi khắp thế gian, tự xưng “Ta ở Ích châu, biệt danh Nham, chân danh Quang Minh Biến Chiếu Bảo Tạng bồ-tát”. Nghe đâu lúc nhỏ ngài ít nói, mỗi lần rong chơi trên núi, xuống suối, trước lạy sau uống, đăm chiêu chốc lát, ngồi im suốt ngày. Có người hỏi duyên cớ gì? đáp: “Thân ta có thể ác, ta nghĩ, sau ắt thiêu thân”. Sau ngài nương tựa và làm thị giả Tất thiền sư. Đến mùa đông, Tất thiền sư lạnh tê chân, dạy ngài đem bếp than đến, ngài bưng lò lửa cháy rực đến, bèn bị trách: Người ngu ngươi sao đem rất nhiều lửa?”. Đáp: “Cần lửa hơ lạnh, được lửa ghét nóng, ấy là người ngu, bản tính như thế, nhân nào đắc đạo”. Hỏi: “Ngươi không sợ nóng, thử thả tay trong lửa”. Ngài liền đặt ngón tay vào lửa, nỗ ran ra tiếng, xong khói bốc lên, nhưng ngài vẫn không đổi sắc mặt. Khiến cho Tất thiền sư kinh hoàng, rồi nói: “Nham chịu lửa”, xong bảo ngài nhảy vào lò lửa, ngài vui cười tự như. Tất thiền sư nói: “Ngươi đến đây học tập Phật pháp, chớ kiêu mạn thi triển, làm loạn bách tánh”. Đáp: “Nếu thân chẳng khổ, sao được thành Phật. Nếu được xuất gia, một ngày cũng đủ”. Bèn đồng ý ngài xuất gia, ngài tự cạo tócnhưng tóc tự rụng trọc, Tất thiền sư vứt dao xuống đất, đắp y lạy ngài và nói: “Nham pháp sư đến đây làm thầy ta, ta xin làm đệ tử”, nhưng ngài từ chối.

Ngài còn dùng vải buộc năm ngón tay rồi đốt, lửa cháy hết nhưng tay không cháy, xương cốt bốc lên, có người hỏi: “cháy tay có đau không? Đáp: Đau do tâm khởi, tâm đã không đau, tay đau chỗ nào, mọi người đồng gọi ngài là bồ-tát Tăng Nhai. Có người hỏi yếu nghĩa Đại thừa, ngài mỉm cười nói: “Ta mới ở trong núi chẳng biết một chữ, nay nghe lời kinh, câu câu và tâm tương ưnghà tất chí tâm lắng nghe ....”. Mọi người cho rằng tâm ngài khinh mạn hời hợt, thấy tượng Phật như thấy khúc gỗ, nghe kinh như gió vụt qua.

Tăng truyện ghi, ngài dự tri thời chí, bảo thị giả Pháp Đàn: “con đến đem tích trượng đạo sư, và nạp ca-sa sắc tím ấy đến”, nói xong bắt đầu đốt thân, lúc đó hàng xuất gia và tại gia hơn 10 vạn người vây quanh và khóc, ngài nói: “Chỉ giữ bồ-đề tâm nghĩa, không khóc”, rồi lên tòa cao vì mọi người mà thuyết pháp. Sau đó mọi người chất củi thành lầu cao hơn một trượng, tẩm dầu xung quanh, ngài bước lên lầu củi lửa cháy rực, lạy hai lạy, lửa cháy hết, xương cốt đều rụi, ruột gan phèo phổi như tự thắt chặt, chỉ có trái tim nguyên vẹn, trái tim đỏ mà ấm. Tiếp đến mọi người còn dùng 40 xe củi un thành đống cao và châm lửa đốt, ruột gan xoắn lại, nhưng trái tim bất diệt. Sau an trí trái tim này trong tháp.

Chúng ta đều biết đến Pháp nạn năm 1963, ngọn lửa thiêng, trái tim bất diệt của bồ-tát Quảng Đức đã khẩu quyết bảo vệ chánh pháp, đánh lên một tiếng vang rất lớn trên thế giớimà đến nay một số kênh truyền hình của một số nước vẫn chiếu hình truyền rộng. Tuy tình tiết linh dị của thiền sư Tăng Nham (Quang Minh Biến Chiếu Bảo Tạng bồ-tát) ở Trung Hoa cổ đại, và bồ tát Quảng Đức ở Việt Nam hiện đại khác nhau, nhưng điểm tương tự giữa hai ngài đều lưu tồn trái tim bất diệt, Một bên mượn lửa cháy để hoằng truyền chánh giáo, một bên dùng lửa để bảo hộ chánh giáo. Đều phát khởi bi nguyện cứu độ chúng sanh, thay chúng sanh chịu khổ não, vượt trên lý trí và tục đế, thảy đứng từ phạm trù bát-nhã học để thấy thực tướng của thế giới là không tánh, thân ngũ uẩn chỉ là một loại tướng trang hư giảmà thôi.

Xưa kia “Mã Tỗ hưng tùng lâm, bách trượng lập thanh quy”. Thiền sư Mã Tỗ Đạo Nhất kiến tạo 48 ngôi chùa vì số lượng tăng ni mỗi ngày mỗi đông và về sau những chùa này trở thànhnơi du lãm thắng cảnh cổ kín nổi tiếng, mở đầu cho hậu duệ Thiền tông kiến lập hệ thống tự viện thuộc về sở hữu, có quy cách riêng và được chính phủ bảo hộ. Sự sáng lập chế độ tùng lâm của Mã Tổ, cũng ảnh hưởng rất lớn trên sử phát triển Phật giáo Hán truyền sau này. Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải dung thông giữa giới luật Tiểu thừa và Đại thừa, rồi chế định thanh quy (quy định thanh tịnhthiền mônPhật giáo Ấn Độ truyền thốngtăng lữ bưng bát khất thực mỗi ngày, Bách Trượng tiến hành cải cách giáo quy, đề xướng đời sống nông thiền “Một ngày không làm một ngày không ăn cơm”, cũng là tự canh tác tự sống, thậm chí còn nêu cao khẩu hiệu “bửa củi, gánh nước đều là thiền”. Sự cải tiến chế độ thiền môn này, gặp rất nhiều khó khăn và có người cho rằng Bách Trượng là ngoại đạo, nhưng sau này trở thành mô phạm thiên cổ. Trong Trình Thạch Đầu hòa thượng kệ của “Đông Độ Duy-ma-cật”, “Bạch y cư sĩ đệ nhất nhân” Bàng Long Uẩn, hai câu cuối là: “Thần thông và diệu dụng, ghánh nước và bửa củi”.

Căn cứ tư liệu Phật giáo Việt Nam hiện đại ghi, thượng tọa Thích Quảng Đức (khi ấy còn là thượng tọanỗ lực trùng tukiến tạo và khai sơn 32 ngôi chùa ở các tỉnh miền trung và miền nam Việt Nam, là vị chuyên trì niệm kinh Pháp Hoa và ngồi thiền, theo hạnh nguyện của bồ-tát Nhất Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến (tiền thân là bồ-tát Dược Vương) trong kinh Pháp Hoanói vì sự cúng dường mà thiêu thân. Ngài vì pháp thiêu thân mà sau đó Tứ chúng tôn phong ngài lên giáo phẩm Hòa thượng. Ngài đã thiêu thân mà lưu lại “trái tim bất diệt” cho nên mọi người suy sùng, xưng dương ngài với hai chữ: bồ-tát và thường nêu cao oai danh của ngài là bồ-tát Quảng ĐứcKinh Pháp Hoa, phẩm Bản sự bồ-tát Dược Vương thứ 23 nói, bồ-tát Nhất Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến dùng chân hỏa tam muội đốt thân mình để cúng dườngNhật Nguyệt Tịnh Minh Đức Phật, trải qua 1200 năm sau, thân thể mới cháy hết. Vì sao làm vậy? Cũng là vì muốn cầu vô thượng đạotrí tuệ Phật - đại viên cảnh trí. Các đức Phật trong 18 ức hằng hà sa số thế giới, thấy việc đốt thân mình cúng dường của bồ-tát Nhất Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến, bèn khen ngợi, cho rằng đó mới là tinh tấn chân chánh, ấy gọi là chân pháp cúng dường Phật. Đại sư Trí Di Thiên Thai, có một ngày nọ lúc đọc phẩm Bản sự bồ-tát Dược Vương này, bất chợt nhập vào thiền địnhđạt đến nhất toàn đà-la-ni, trông thấy pháp hội Linh sơn vẫn chưa tan hội, đức Phật Thích-ca vẫn ngồi trên pháp tòa, đang tuyên giảng kinh Pháp Hoa. Đại sư Tri Lễ từng đốt ba ngón tay, cận đại có lão hòa thượng Hư Vân, đốt ngón tay đều là phát nguyện cúng dường PhậtTinh thần thiêu thân cúng dường Phậtquả thật rất vĩ đại.  Tuyên Hóa thượng nhân từng làm bài thơ:

“Hiển thân tôn lượng đại nhân từ, đốt tay giúp người phát đạo tâm, vốn xin khắc toại chân khoái lạc, bản hoài đã khoái hỷ bình tâm”

Trong pháp nạn này, chúng ta cần phải ghi tạc công đức hy sinh “vì đạo vong thân” của nhiều cư sĩ phật tử, và có thể liệt vào khoa “Vong thân” (hiến cúng thân mạng) thứ 6 trong Cao Tăng truyện như đã nêu trên. Người con Phật thời nay gọi những vị này là Thánh tử đạo, Anh linh, Chân linh, cũng có thể gọi là đại hộ pháp (đại bảo vệ Phật giáo). Mạng sống con người là quý nhất trên cõi đời nhưng khi gặp vụ đàn áp cấm treo cờ Phật giáo thì họ sẵn sàng dũng cảm hy sinh để bảo vệ chánh pháp.

Cứ thuyết, Thư đề ngày 11/10/1985 của hòa thượng Tâm Châu (trong Chấn hưng số 5, trang. 4), khởi nguyên này, bởi do chính sách kỳ thị tôn giáo, đối xử bất công với Phật giáocụ thể nhất là việc cưỡng bức bỏ đạo Phật từ mấy năm trước, bùng nổ đỉnh điểm từ vụ đàn áp cấm treo cờ Phật giáo vào tuần lễ Phật đản tháng 5 năm 1963 tại cố đô Huế. Mở đầu pháp nạn năm 1963, tám phật tử đã hy sinh tại đài phát thanh Huế vào đêm Phật đản 2507; vào ngày 8 tháng 5 năm 1963 tại Huế và ngày 9 tháng 8 cùng năm đã truyền dẫn đến Sài Gòn. Người xuất gia là đối tượng để hàng cư sĩ cấp thí tài vật, gọi là tài thí. Còn người xuất xa hướng đến người tại gia mà tuyên dương chánh pháp, khiến cho được công đức lợi ích, gọi là pháp thíĐại thừa thời kỳ đầu đã nâng cấp địa vị cư sĩ; bất luận xuất gia hay tại giađều có thể thành Phật. Nhất là Thiền tông nhấn mạnh tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Thậm chí tổ sư đời thứ 9 Thiên Thai tông Kinh Khê Trạm Nhiên còn đề xuất học thuyết “vô tình hữu tánh”, tức là mọi vật vô tri vô giác đều có khả năng tính giác ngộ thành PhậtKinh Hoa Nghiêm mô tả việc Thiện Tài đồng tử tham học 53 thiện tri thức, đa phần thiện tri thứclà cư sĩKinh Phật Mẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát-nhã Ba-la-mật-đa nói, bồ-tát tại giaPháp Thượng tại thành Chúng Hương: “Ở trong cung điện, cùng sáu vạn tám ngàn nữ hầu quyến thuộc vây quanh...... trong ba thời mỗi ngày, nói bát-nhã ba-la-mật-đa”. Kinh Đại Tậpphần Hiền Hộ nói, đức Thích Tôn dạy tôn giả A-nan: “Là bồ-tát Hiền Hộ, đang ở nơi trăm đệ tử kia v.v... mà làm nghĩa sư, nói chư pháp quan trọng”. Kinh Úc-ca-la-việt Hỏi Bồ-tát Hạnh nóiđức Thích Tôn từng khen ngợi trưởng giả Úc-ca-la-việt: “Là trưởng giả Úc-ca-la-việt, tuy cư trú nơi nhà nhưng tâm thường hữu v.v... Ở hiền kiếp độ nhân dân rất nhiều, truyền dạy bồ-tát xuất gia vượt hơn trăm, ngàn người.”. Nhưng đối với quan điểm của Tiểu thừa, thì chỉ có người xuất gia mới có thể chứng quả vị a-la-hán, còn người tại gia chỉ có thể chứng đắcquả vị tu-đà-hoàn.

Tăng Nhai cũng là tăng nhân Phật học tinh thâm, từng cùng pháp sư Bảo Hải đối đáp về bản tánh chủ thể giải thoátBảo Hải nói: “Phật tức vô tướng, tướng của vô tướng, vốn vô dị tướng. Nếu là như thế, bồ-tát tức là Phật Thích-ca, bồ-tát Quán-thế-âm sao?” Tăng Nhai đáp: “Ta là phàm phu, thề xuống địa ngục, thay nỗi khổ của chúng sanh, nguyện khiến cho thành Phật”. Hỏi: “Tiền Phật cũng có nguyện này, vì cớ gì sớm đã thành Phật?” Đáp: “Tiền Phật có thời gian độ hết chúng sanh”. Nhìn từ duy thức, đã tế độ hoặc chưa tế độ, trước hoa nở sau hoa tàn, tất cả sự hiện bày đều dựa vào a-lại-da duyên khởi mà thành lập, cho nên chân đế tức là tục đếvô tướng tức là hữu tướngLương Vũ đế từng tổ chức tranh luậnquan điểm “thần diệt luận” (神不灭) giữa người con Phật và nhà tư tưởng duy vật Phạm Chẩn nổi tiếngPhạm Chẩn dùng tư tưởng thần bất diệt trong Phật giáo, và sử dụng quan điểm trên của thiền sư Tăng Nhai để công kích.

Đại sư Ấn Quang cho rằng, tất cả sự hiện thân của Phật bồ-tát, hoặc thị hiện đồng phàm phu, chỉ dùng đạo đức giáo hóa người, tuyệt đối không hiển thị thần thông. Nếu hiển thị thần thông, cũng không thể trụ ở thế gian. Nhưng sự xuất hiện kỳ tích linh nghiệm của bồ-tát Tăng Nhai và bồ-tát Quảng Đức, đã diễn thị ảnh hưởng đến nhân gian một cách rộng rãi mà hiển minh tồn tại, khiến cho tứ chúng đều lễ bái. Nhìn về khía cạnh tín ngưỡngtôn giáonguyên thủy từng ưa chuộng và thịnh hành truyền thần biến hóa, “Nhờ thần dược mà bay cao, nương phương chi (mùi hương hoa cỏ phát ra) mà trường thọ, và gà kêu trong không trung, chó sủa lên trời, rắn chim bất tử, rùa linh ngàn năm, từng được cho đó là kỳ quái”.

 

          VĂN HIẾN THAM KHẢO

1. Thích Huệ Kiểu (497-554 cao tăng, nhà sử học Phật giáo), Cao Tăng truyện

2. Đại Chánh tạng, quyển 12, trang 30

3. Ngô Nhữ Quân (吳汝鈞 1946, nhà triết học, giáo sư đại học Baptist Hồng Kông, từng cấu tư hệ thống triết học “Lực động thuần túy hiện tượng học 純粹力動現象學”), Phương phápluận nghiên cứu Phật học, quyển 2, bản tái bản lần 3, Nxb. Thư cục Học sinh,

4. Phó Vĩ Huân (傅偉勲 1933-1996, nhà triết học, giáo sư đại học Temple thành phố Philadelphia nước Mỹ, cha đẻ môn học vấn Sinh tử học 生死学) chủ biên, Từ truyền thốngđến hiện tại - Luân lý Phật giáo và xã hội hiện đại, Nxb. Đông Đại, 1990

5. Hoàng Hạ Niên, Khảo chứng và giải thích ‘Hồ Ẩn Phương Viên Tẩu Xá-lợi minh’ (“湖隐方圆叟舍利铭” 考释)

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 3800)
“Hãy ví khổ như rác và hạnh phúc như những đoá hoa… Chuyển hóa khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa” (Thiền sư Nhất Hạnh).
(View: 3492)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rùng.
(View: 3740)
Bất kỳ ai trên thế gian này đều mong muốn tìm cho mình hạnh phúc, an lạc, mà những niềm vui, lạc thú trên đời này rất nhiều.
(View: 4422)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn
(View: 4104)
Phật giáo thời Hậu Lê tuy không phát triển mạnh như thời Lý-Trần, nhưng thể hiện nên nét đặc sắc về nhiều mặt của Phật giáo
(View: 3518)
Những phương cách để đối phó với bệnh khi nó xảy ra là gì? Bình thường phản ứng của chúng tacảm thấy ...
(View: 3845)
Phật pháp quả là biển học vô bờ, muôn ngàn pháp môn phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ chúng ta chọn và thích hợp với các pháp môn tu khác nhau.
(View: 3527)
Hiện nay, vấn đề Bảo vệ Môi trường đang rất được quan tâm ở khắp các nước trên thế giới.
(View: 3519)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam và trên thế giới.
(View: 3825)
Để lĩnh hội trọn vẹn “cảm giác an lạc” sinh khởi nhờ thiền định, đòi hỏi các thiền sinh phải có một nền tảng định vững chắc.
(View: 4003)
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(View: 3801)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(View: 4411)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(View: 3628)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(View: 4041)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
(View: 3365)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.
(View: 3640)
Người tu ở một mình hay cùng với đại chúng, chuyên tu hay đi vào đời để hoằng phápsở thích, hạnh nguyện riêng của mỗi người.
(View: 3578)
Nhiều Thiền sư tiếp cận với cộng đồng Hoa Kỳ và Tây phương, trong những thời gian đầu dạy Thiền, thường tránh nói về giới,
(View: 3957)
Khi sợ hãi, lo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.
(View: 3524)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(View: 3527)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(View: 3737)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(View: 3668)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(View: 4241)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(View: 3853)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(View: 3739)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(View: 3521)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(View: 4358)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(View: 3608)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(View: 3585)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
(View: 3606)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(View: 3904)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là ...
(View: 3575)
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng,
(View: 4161)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(View: 3918)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(View: 3863)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
(View: 3655)
rong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã
(View: 3839)
Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật
(View: 4291)
Trong kiếp sống nhân sinh đầy gió bụi này, ai cũng mang trên người một chữ NGHIỆP.
(View: 4728)
Thế gian này đang quá nhiều bi thương, bởi con người còn đầy dẫy tham sân si, sống ích kỷ, đố kỵ, chỉ biết lo thâu tóm cho riêng mình,
(View: 3960)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(View: 4162)
“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Nay con nghe thấy chuyên trì tụng Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu”
(View: 3299)
Đôi khi những điều hữu ích nhất mà chúng ta học được không đến từ những người thầy mà từ những người như chúng ta, chỉ đang cố gắng để làm tốt nhất có thể với cuộc sống này.
(View: 3616)
Việt Nam cũng như cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại, Phật giáo bắc truyền chiếm đa số, phần lớn tu sĩcư sĩ đều tu học theo truyền thống bắc tông.
(View: 3935)
Phật pháp lớn như biển, tin là con người có khả năng, nghi là khả năng chướng ngại.
(View: 3607)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(View: 3916)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,
(View: 4206)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
free website cloud based tv menu online azimenu
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant