Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về ?

20 Tháng Chín 201000:00(Xem: 25252)
Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về ?

Ngược xuôi trên dòng đời, đôi lúc nhớ về cội nguồn đã xa, tâm cảm kẻ lưu đày như thiền sư Tuệ Sỹ thoáng chốc bâng khuâng, ngậm ngùi như nhà thơ đã ghi lại trong thi phẩm Giấc Mơ Trường Sơn:

 Ngược xuôi nhớ nửa cung đàn

 Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về


Quán trọ là nơi tạm dung của người xa xứ. Hầu hết chúng ta là những người đang sống lưu vong và các quốc gia định cư, trong ý nghĩa nào đó cũng mang tính chất của một quán trọ bên đường. Tâm cảm nầy không phải duy nhất cho người Việt nam mà hầu hết di dân, nhất là người tị nạn khắp nơi trên thế giới đều chia sẻ trạng thái tâm lý nầy. Enrico Marsias, ca sĩ Pháp gốc Hi Lạp, đã mô tả tâm trạng nầy thật tuyệt vời qua bài hát Adieu Mon Pays:

J’ai quitté mon pays

J’ai quitté ma maison

Ma vie, ma triste vie

Se traine sans raison.

 

Thế nhưng tại sao quán trọ lại ngăn nẻo về? Và bao giờ thì quán trọ hay nhà có thể trở thành tổ ấm Home, Sweet Home?

 

Khác với các cộng đồng di dân, người Việt hải ngoại là cộng đồng tị nạn, tương tự như các cộng đồng Đông Âu trước khi chế độ Liên Sô sụp đổ. Sau 30 năm định cư, phần đông người Việt đã ổn định đời sống vật chất với nhà cao cửa rộng, nhưng tổ ấm theo nghĩa văn hóa tình cảm Home, Sweet Home của thi sĩ Mỹ John Howard Payne (1791- 1852) rất phổ cập trong thời kỳ Chiến Tranh Nam Bắc Hoa Kỳ, thì mức độ thành công của chúng ta như thế nào? 


Tại các quốc gia di dân như Hoa Kỳ, Canada, Úc Đại Lợi và New Zealand, nhận định qui ước là di dân hưởng được tinh túy của hai nền văn hóa - của đất nước cội nguồn mà họ mang theo và của quốc gia định cư mà họ tiếp cận. Qui luật nào cũng có những ngoại lệ, nhưng nhìn chung, tôi không nghĩ rằng nhận định nầy phản ánh đúng với thực tế của phần đông gia đình di dân và người tị nạn, cá biệtgia đình người Việt nam

Theo nhận xét của tôi qua kinh nghiệm làm việc tại Bộ Di Trú và Văn Hóa Đa Nguyên liên bang trước kia và Hệ Thống Phát Thanh quốc gia SBS Radio hiện nay, Về Nguồn theo nghĩa duy trì truyền thống văn hóa là một khuynh hướng tự nhiên của tập thể người sinh đẻ ở nước ngoài. Về nguồn không nhất thiết chỉ đơn thuần là những chuyến đi thăm viếng du lịch quê xưa mà là hành-trình-tình-cảm-tri-thức-tái-kết với nền văn hóa cũ. Với thế hệ thứ nhất, người Việt sống trong hoài niệmnỗ lực tái tạo hình ảnh văn hóa cũ trong môi trường mới. Nơi nào có người Việt là nơi đó có Hội Chợ Tết; nơi nào có Phật tử là nơi đó có Chùa Việt namLễ Vu Lan Báo Hiếu. Trên bình diện cá nhân, người Việt nào càng có nhiều phương tiện vật chất là tư gia của họ càng có nhiều sắc thái Việt nam về mặt biểu tượng bên ngoài cho đến những trang trí bên trong như bàn thờ ông bà, gia tiên, những bức họa sơn dầu, bức tranh sơn mài trên tường và bàn ghế phòng khách.


Tiến sĩ Mandy Thomas, một nhà nhân chủng học Úc, đã nghiên cứu nhiều năm về cộng đồng Việt nam. Tôi cần nói là không phải lúc nào tôi cũng đồng ý với kết luận của tác giả, nhưng tôi chia sẻ nhận định sau đây:


“Người Việt nam [tại Úc] liên tục đối diện với vấn đề biểu dương cộng đồng với nền văn hóa đa số chính mạch (the majority culture) và làm thế nào kết hợp với kẻ khác trong ‘cộng đồng lý tưởng mơ ước’ của họ (‘their imagined community’). Qua hội chợ Tết và những lễ hội nghi thức khác, các tổ chức cộng đồng hành xử như là người thương thuyết chính giữa cộng đồng và cơ cấu chính quyền địa phương. Những tổ chức cộng đồng nầy hướng dẫn sinh hoạt văn hóa và chính trị của cộng đồng và do đó có tác động sâu rộng trong việc hình thành liên tục của bản sắc Việt nam (Vietnamese identities) (1).

Đó là về mặt tập thể. Còn về mặt cá nhân, qua nhiều cuộc tiếp xúc với người Việt định cư tại vùng Tây Sydney, Mandy Thomas nhận xét rằng đời sống quá khứ tại Việt nam của họ phản ánh sự chọn lựa nhà cửa tại Úc và nhà như là một ý niệm cũng như là vật thể trong đời sống gia đình và môi trường địa phương, là mối quan tâm chủ yếu của người Việt.


Đối với người Úc gốc Việt, nhà là một ý niệm gắn liền với quê nhà (homeland), ngôn ngữxã hội – tất cả đều phản ánh khúc xạ qua kinh nghiệm mất mát [trong quá khứ]....Đời sống được chuyển đổi từ Việt nam và sự mất mát khung trời văn hóa Việt đã khiến người Việt tái lập đời sống văn hóa Việt trong không gian Úc châu - (1)


Tôi chưa tìm thấy một khảo sát nào về mức độ hài lòng của người Việt trên căn bản tổ ấm-sweet home, sau khi đã tạo dựng được nhà cửa tại Úc hay tại Bắc Mỹ. Ngoại trừ thành phần ông bà định cư theo diện đoàn tụ gia đình (2)thành phần cha mẹ đoàn tụ với con cái sau khi con cái đã ổn định đời sống kinh tế, theo nhận xét của tôi, đa số người Việt định cư với tư cách tị nạn và lập nghiệp trở lại với hai bàn tay trắng, đều có cảm tưởng là họ đã tạo dựng được phần nào tổ ấm tại quê hương thứ hai.


Tôi nói "phần nào" là vì theo ý tôi, chúng ta không bao giờ có thể tái tạo hoàn toàn đời sống văn hóachúng ta đã mất hoặc đời sống văn hóa đương đại mà chúng ta không còn là thành phần tham dự. Vả lại, tổ ấm còn đòi hỏi một mức độ hội nhập nào đó vào môi trường chính mạch mà nhiều người thuộc thế hệ thứ nhất có thể còn gặp trở ngại tại các quốc gia định cư.

Sau những năm đầu định cư, người Việt được coi là thành công trong một cuộc thăm dò của Phân Khoa Xã Hội Học thuộc Viện Đại Học NSW, trên căn bản một định nghĩa tương đối về thành công như là sự hài lòng với chính mình. Theo định nghĩa nầy, thành phần ông bà cha mẹ đoàn tụ gia đình sau khi con cháu đã ổn định đời sống tị nạn về mặt kinh tế tài chánh, thường gặp nhiều khó khăn và không cảm thấy thoải mái với đời sống mới, vì tương quan chủ lực trong gia đình đã thay đổi và thứ bậc tình cảm theo truyền thống không còn được chấp nhận hoàn toàn như tại Việt nam trước kia.


Cũng thay đổi là vai trò của phụ nữ trong xã hội mới mà tôi gọi là giữa hai dòng văn hóa và Mandy Thomas coi là trong tình trạng in limbo (1). Theo ý tôi, truyền thống văn hóa mà người Việt nỗ lực tái tạo cho tổ ấm-sweet home phải là truyền thống tốt, thích hợp với nguyên tắc nam nữ bình quyềnbình đẳng cơ hội (3). Vào mốc điểm 15 năm định cư ấy, tôi đã có nhận xét rằng “phụ nữ Việt nam ở nước ngoài có nhiều khả năng linh động và hội nhập thành công trong môi trường [bình đẳng] xã hội mới mà không bị vong bản"(3).

Sở dĩ tình trạng bạo hành còn xảy ra trong một số gia đình Việt nam hiện nay là do nguyên tắc bình đẳng nầy không được tôn trọng.


Điểm đáng chú ý là trong cộng đồng Việt nam hải ngoại, còn một thành phần đặc biệt có khả năng bắc cầu giữa hai thế hệ – do dó tạo điều kiện cho thế hệ thứ hai về nguồnthế hệ thứ nhất hội nhập, đó là thế hệ chuyển tiếp – thế hệ một rưỡi – sinh đẻ tại Việt namtrưởng thành tại những quốc gia định cư của cha mẹ.


“Tuy kinh nghiệm định cư của người Việt ở nước ngoài không thể nói là độc nhất vô nhị, thế nhưng tiến trình định cư nầy cũng không giống như tiến trình định cư mà nhiều cộng đồng khác đã trải qua – chẳng hạn như cộng đồng Hi Lạp hoặc Italy. Trong một cách thế nào đó, cộng đồng Việt nam có thể nói là gần gu~i với cộng đồng Cuba tại Mỹ hơn là cộng đồng Trung Hoa tại Úc, bởi vì cộng đồng Việt nam và Cuba là cộng đồng tị nạn, chia sẻ cùng khát vọng tự do dân chủ cho đất nước cội nguồn. Đây là một yếu tố quan trọng trong mối dây liên hệ giữa ba thế hệ trong cộng đồng người Việt.

Thế hệ Một Rưỡi đã trải qua phần nào những năm tháng tạo dựng nhân cách ở Việt nam nên họ có khuynh hướng tìm hiểu chia sẻ những cảm nhận, suy nghĩkinh nghiệm đau thương của thế hệ đi trước...Ngược lại, thế hệ một rưỡi lại gần gũi với thế hệ thứ hai hơn là thế hệ thứ nhất có thể làm được. Trong đời sống con người bao giờ cũng có sự cách biệt giữa hai thế hệ nầy, bất kể là họ thuộc nguồn gốc văn hóangôn ngữ nào, kể cả cộng đồng chính mạch....Thế hệ thứ nhất đã "mất" một quê hương, nhưng chưa hẳn đã tìm được một quê hương mới, trong khi thế hệ thứ hai sinh đẻ ở nước ngoài và chỉ biết môi trường thổ sinh, hoặc ít nhấtthế hệ thứ hai không có những gắn bó tha thiết với đất nước cội nguồn của cha mẹ. Họ không có cảm giác đã "mất" một quê hương và không có nhu cầu tìm một quê hương mới. Thế hệ một rưỡi là thế hệ vừa "mất" một quê hương vừa tìm được một quê hương mới.” (4). 


Ông Jack Passaris, chủ tịch Hội Đồng Sắc Tộc NSW Ethnic Communities Council, thường tự hào nói với tôi rằng con gái của ông thuộc thế hệ thứ tư sinh đẻ bên ngoài lãnh thổ Hi Lạp, nhưng cô ấy vẫn có đủ vốn liếng văn hóangôn ngữ để theo học đại học tại Athens. Đây có thể là trường hợp ngoại lệ, nhưng tôi không nghĩ như vậy, vì tôi biết khá nhiều về cộng đồng Hi Lạp tại Úc. Cũøng như cộng đồng gốc Do Thái về phương diện tôn giáo, nhưng khác với cộng đồng Do Thái về mặt ngôn ngữ, người Úc gốc Hi Lạp và có lẽ người Mỹ gốc Hi Lạp cũng vậy, rất thành công trong việc duy trì tín ngưỡng, ngôn ngữ, và văn hóa của họ mà vẫn hội nhập thành công vào xã hội chính mạch tại các nước định cư.


Đến năm 2035, tức là sau 60 năm định cư, thế hệ thứ ba và thứ tư của chúng ta có còn khả năng nói tiếng Việt và hiểu văn hóa Việt hay không? Tôi không lạc quan lắm, trừ phi thế hệ thứ hai trong cộng đồng hiện nay tích cực về nguồn như là thành tố chia sẻû đặc tính văn hóa của home, sweet home. Trong mỗi gia đình, chúng ta đều có những trăn trở như nhau về việc nầy. nhưng không phải ai cũng thành công trong nỗ lực tìm một công thức dung hòa nhu cầu hội nhập dòng chính với nhu cầu duy trì ngôn ngữvăn hóa Việt nam. Bác sĩ Nguyễn Xuân Quang đã đề tặng tác phẩm mới nhất của mình cho các con sinh đẻ tại Mỹ là “thế hệ bảûo tồn Tiếng Việt Huyền Diệu nơi xứ người” (5). Thế hệ thứ hai tự họ cũng trải qua những trăn trở như vậy nên chủ đề của trại hè sinh viên Việt nam ở Adelaide, South Australia, đầu năm 2005 là “Ta Là Ai? Who Are We?” 


Nhiều công trình khảo cứu đã và đang đi tìm câu trả lời. Vicky Karaminas viết:” Nhà (home) là nơi chúng ta nhớ khi chúng ta đi xa và là nơi chúng ta trở lại sau cuộc hành trình. Nhưng đối với nhiều người, cuộc hành trình, tình trạng ngược xuôi không bao giờ chấm dứt. Nhà được liên tục tìm kiếm qua những lúc đến và lúc đi, lúc ra và lúc vào những địa điểm khác nhau – Home is what we yearn for when we are away, and what we return to after a journey. But for many, the journey, the displacement never ends: the search for home is a contant flux of arrivals and departures, exits and entries from various locations” (6).

 

Tài liệu vừa được trích dẫn là một nghiên cứu về giới trẻ cư ngụ ở vùng Tây Sydney thuộc nguồn gốc Trung Đông và Châu Á, kể cả Việt nam. Trong một cuộc nghiên cứu khác, do SBS Corporation bảo trợ, giới trẻ gốc Việt đã có phản ứng rất tích cực và rõ rệt về bảo tồn văn hóa (80% +), về thưởng thức nhạc Việt nam (80% +), về am hiểu nguồn gốc văn hóa gia đình (80% +) và coi Úc Đại Lợi là ‘nhà – home’ (60% +) (7).

 

Tuy nhiên, phản ứng tích cực ấy có vẻ như không được cụ thể hóa bằng hành động tương xứng. Tại Úc, tiếng Việt không được coi là ngôn ngữ chiến lược (như trường hợp tiếng Quan Thoại, tiếng Nhật, tiếng Bahasha Indonesia...), nên rất ít người không thuộc nguồn gốc Việt nam theo học. Còn sinh viên học sinh gốc Việt cũng không chọn học các môn Việt ngữ, Việt văn, ở mức độ đông đảo cần thiết, đến nỗi các khoa Việt Học tại nhiều Viện Đại Học Úc đã phải đóng cửa từ nhiều năm qua. Hiện nay, Victoria University ở Melbourne là viện đại học duy nhất còn giảng dạy môn Việt học. 


Tình trạng nầy cũng không khác gì ở Mỹ. Theo giáo sư Trần Chấn Trí, việc giảng dạy Việt ngữ tại University of California at Irvine đang gặp nhiều trở ngại lớn. Ngoài vấn đề cắt giảm ngân sách, thay đổi học kỳ, tiếng Việt hay văn hóa Việt dường như chưa đủ sức hấp dẫn sinh viên không phải là người Việt. (8).


Nói tóm lại, trong 30 năm qua, cộng đồng Việt nam ở nước ngoài đã vượt qua rất nhiều trở ngại vật chấttinh thần để gặt hái được thành công trong hầu hết mọi lãnh vực sinh hoạt – và thử thách văn hóa lớn lao trước mặtnỗ lực về nguồn của thế hệ thứ hai và những thế hệ kế tiếp. Nếu con cháu chúng ta còn quan tâm tìm câu trả lờihome away from home, but is it still sweet home? thì chúng ta có thể lạc quan được.


Và bài nầy xin được kết thúc với mấy vần thơ sau đây của John Howard Payne:

 "An exile from home splendor dazzles in vain;

 Oh, give me my lovely thatch’d cottage again!

 The birds singing gaily that came at my call;

Give me them with the peace of mind clearer than all.

Home, sweet home".

 

Xin trân trọng cảm ơn quí vị và xin cầu chúc Đại Hội Quốc Tế Y Nha Dược Sĩ Việt Nam Tự Do Kỳ 5 tại Sydney thành công.


(Sydney, 28 tháng 12 năm 2004)

* LS Lưu Tường Quang, AO, là Giám Đốc SBS Radio, cơ quan truyền thanh quốc gia văn hóa đa nguyên của Liên Bang Australia.

Notes:

(1) Mandy Thomas, Dreams in the Shadows – Vietnamese-Australian Lives in transition, Allen & Unwin, Sydney, 1999. (trang 122, 62, 154)

(2) Thomas T. Professor and M. Balnaves, New Land, Last Home: The Vietnamese Elderly and the Family Migration Program, Bureau of Immigration Research, Canberra, 1993.

(3) Ngọc Hân (ed.) Đặc San song ngữ Xuân Canh Ngọ, Sydney, 1990, No.2 (Hội Phụ Nữ Việt nam NSW): Phụ Nữ Việt Nam Giữa Hai Dòng Văn Hóa – Vietnamese Women Between Two Cultures by Lưu Tường Quang. (trang 4)

(4) Casula Powerhouse Arts Centre, In-Between 1.5 Generation Viet-Aust, Sydney 2002 – Lost and Found – A New Homeland: The Role and Characteristics of the 1.5 Generation by Lưu Tường Quang/ Chiều Chiều Ra Đứng Ngõ Sau: Vai TròĐặc Tính của Thế Hệ Một Rưỡi, Ngọc Hân chuyển ngữ.

(5) Migration Heritage Centre and Centre for Cultural Research, Generate: Mapping Youth Culture and Migration Heritage in Western Sydney, Sydney 2000. (trang 17)

(6) Nguyễn Xuân Quang, Tiếng Việt Huyền Diệu, Hừng Việt, Anaheim Ca., 2004.

(7) Ang, Ien Professor & others, Living Diversity – Australia’s Multicultural Future, Sydney, 2002.

(8) Nguyệt san Khởi Hành, Santa Ana, CA, số 98, tháng 12 năm 2004.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14033)
Có một phạm nhân trong thời gian cải tạo khi đang tu sửa lại đường đi, anh ta nhặt được 2 triệu đồng, anh ta không mảy may suy nghĩ liền mang số tiền này đến chỗ cảnh sát.
(Xem: 13668)
Con bé không chú ý đến câu hỏi của tôi, đang bận bịu thổi kẹo thành quả bong bóng nhỏ. Có lúc nó thổi không khéo, quả bóng vỡ gây một tiếng bụp nhẹ, để lại chất kẹo nằm vắt ngang đôi môi mọng đỏ.
(Xem: 13782)
Mùa đông năm ấy tuyết không rơi nhiều, nhưng cái lạnh vẫn theo sương khói ùa về làm xác xơ thêm cho khu rừng mới trải qua một mùa dông bão kéo dài trước đó.
(Xem: 14707)
Thuở xưa, có anh chàng đọc kinh nghe nói về Phật, thích lắm, quyết định đi tìm gặp Ngài bằng được. Anh chàng khăn gói quả mướp ra đi. Sau khi trải qua không biết cơ man nào là núi sông, thành phố, hầm hố gian nguy hiểm trở...
(Xem: 12679)
Khi nắng vội vã đổ về trên từng con đường, nhà cửa, phố phường, cây cối, sông ngòi và nắng cũng chan hoà, hong đầy tâm của người con Phật, bằng chất liệu tươi trẻ ấm áp.
(Xem: 13730)
Bà Chín hồi nào đến giờ vẫn vậy, vẫn quạnh quẽ sống mình ên trong cái chòi lá bên một ao sen trắng. Cả làng chỉ biết bà là người xứ khác trôi giạt đến, cách nay đã ba mươi năm.
(Xem: 14729)
Sau khi nói chuyện với cô bé tôi ra về. Wendy nói cô bé rất vui, và đúng là tôi thấy nhẹ nhõm hơn nhiều.
(Xem: 14959)
Từ ngàn xưa, Ấn Ðộ đã là thánh địa đối với người con Phật. Chính từ vùng đất lịch sử này mà những danh tăng Pháp Hiển, Huyền Trang, Nghĩa Tịnh... đã trở thành bất tử...
(Xem: 15039)
Chú Tư nhai với trâu, nhai một hồi thấy đúng là mình đang nhai cỏ; chú vừa nhai cỏ vừa ngước mắt nhìn trời xa xăm...
(Xem: 17916)
Có đôi lúc giữa đêm tôi tự hỏi mình có già cỗi quá không? Và mình đã thu lượm được những gì trên con đường mình đã chọn?
(Xem: 16032)
Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc không biết cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ làm bút chì nói chuyện với nhau.
(Xem: 15852)
Thủy tiên nhỏ bé, xinh xắn với hương thơm cao sang, cánh hoa trắng muốt, mọc từng chùm trên củ như loại hành tây. Những chiếc lá mịn màng đang vươn mình ra ánh sáng.
(Xem: 17481)
Cứ ngỡ hoa được thả từ đâu đó trên không trung xuống rồi đậu lên hàng rào. Hoa không thành chùm lớn, cách nhau vừa tầm xa, như họa sĩ thiên nhiên...
(Xem: 16587)
Mỗi năm, vào ngày trăng tròn tháng tư, chúng ta cung kính, hân hoan đón nhận Đấng Giác Ngộ ra đời. Đó là Đức Phật lịch sử, Đức Phật đã mang hình người để đến với chúng ta.
(Xem: 15904)
Trong các chùa thuộc Bắc tông, thường treo bức tranh một hành giả dữ tướng, cao to, quắc thước, râu hùm, hàm én, mắt lóe kỳ quang, mình vận cà sa, vai quảy một chiếc dép...
(Xem: 13458)
Cơn nắng giao mùa đã bắt đầu rực sáng; những tàng lá non xanh đã trở nên đậm sắc hơn; những cây phượng hồng vẫn còn nở rực; đằng xa trong vườn nhà ai...
(Xem: 14234)
Một chàng trai bị lạc giữa sa mạc rộng lớn. Anh mệt lả và khát khô cổ, sẵn sàng đánh đổi bất cứ cái gì chỉ để lấy một ngụm nước mát.
(Xem: 12501)
Thuyết pháp độ sinh suốt 49 năm, bỗng một ngày nhìn lại, thấy mình chưa nói một lời. Bất thuyết thị Phật thuyết! Chung thân ngôn, vị thường ngôn!
(Xem: 13006)
Nhiều năm thăng trầm trong cuộc đời, phần lớn chúng ta đều ý thức rằng những hấp dẫn lực bên ngoài sớm muộn gì cũng sẽ vỡ tan, chỉ có một cõi lòng bình anhạnh phúc...
(Xem: 16667)
Một người thanh niên đang ngồi trên một tảng đá gần nhà vào một ngày nọ. Một nhóm những người thông tuệ từ ngôi làng của anh ta đi ngang qua...
(Xem: 28848)
Một con cá nhỏ bơi lội tung tăng, thả nổi và ngoi lên mặt nước ngắm bầu trời xanh. Một lượn sóng ùa tới, nó đùa giỡn ngụp lặn với sóng...
(Xem: 19417)
Có một vị nam cư sĩ mỗi ngày thường hái hoa tươi trong vườn nhà mình đem đến chùa chí thành dâng cúng Phật. Một hôm, khi đem hoa đến điện Phật...
(Xem: 15005)
Con tin có Phật trên đời Phật luôn hiện hữu không rời chúng sanh Nhìn vào sự việc chung quanh Thật là kỳ diệu phải nhanh tu hành
(Xem: 11397)
Có một sự nhất quán, xuyên suốt trong lời dạy hướng dẫn kỹ năng thiền định của đức Phật, dù là Tứ niệm xứ (Satipatthàna) và Thân hành niệm (Kàyagatàsati)...
(Xem: 13679)
Mỗi buổi sáng ngày Tết nguyên đán, có một vị khách viễn xứ về thăm quê nhà. Vị khách đã đến chùa Kim Liên (Nghi Tàm, Hà Nội) lễ Phật, vãn cảnh chùa.
(Xem: 13809)
Có một người trung niên sau khi xuất gia trở thành một vị cao tăng, trụ trì một tu viện cách rất xa gia đình. Rất nhiều người ngưỡng mộ danh đức của ngài...
(Xem: 12908)
Thuở xa xưa có một chàng trai con của một vị Bà la môn (giai cấp "tu sĩ" cao nhất ở Ấn Độ) sống dưới triều đại vua Pasenadi, thuộc vương quốc Kosala.
(Xem: 19867)
Hạnh phúc chân chính liên quan đến tình cảm và trí huệ nhiều hơn. Hạnh phúc lệ thuộc vào lạc thú vật chất không vững bền, nay có mai không.
(Xem: 14915)
Ba chú tiểu dáo dác nhìn bốn bề xao động trong cặp mắt nai ngơ ngác. Dọc theo lề đường, ánh đèn xanh đỏ lập lòe về đêm...
(Xem: 13308)
Bóng con bé chạy dài theo bóng nắng. Thoắt cái nó đã mất hút sau đám ô môi rậm rạp. Vị thầy chỉ đi theo một đoạn. Nhìn những dấu chân nhỏ nhắn...
(Xem: 13899)
Rõ ràng, ở đời không có cái gì là toàn thiện, hoàn mỹ tuyệt đối cả. Được cái này thì mất cái kia là đặc tính chung nhất của vạn sự vạn vật.
(Xem: 11974)
Một người phạm hạnh thì giống như một viên bảo ngọc, như một tấm pha lê sáng trong, dù có đem bùn đen bôi lên cũng không thể nào làm dơ uế được.
(Xem: 14456)
Khi gặp mình mua 1000 đồng, trong bụng bà ấy được vui một chút, đó cũng là cách mình làm phước. Mình đem vui lại cho người khác, mình cũng sẽ được vui lây...
(Xem: 26919)
Ngày nay, tình yêu đã được hằng kho, hằng kho sách vở, báo chí, phim ảnh ca tụng như là một thứ “linh thiêng, thần thánh”, một nguồn hạnh phúc, hoan lạc đẹp nhất của kiếp người.
(Xem: 14141)
Nắng mùa hè ấm áp, giúp cho vườn hoa ở Canada cảnh sắc rực rỡ. Một hồ sen điểm vài cánh hoa hiếm quí tươi nhuần thanh khiết, làm ấm lòng người thưởng ngoạn.
(Xem: 18699)
Tùy duyên trong cuộc sống là sống mà không câu nệchấp trước bất cứ một sự việc nào dù đó là thuận hay nghịch trong cuộc sống.
(Xem: 13795)
Trong thời gian yên tu, một hôm bỗng dưng chúng tôi cảm thông được nụ cười nhẹ nhàng hiện trên môi Đức Phật và nụ cười tạm biệt của các thiền sư...
(Xem: 15712)
Bạn sẽ làm gì khi cuộc sống trao cho bạn những phiền toái không thể ngờ? Khi những dự tính không theo ý muốn? Bạn có chấp nhận nó...
(Xem: 16404)
Có phải là chúng ta cảm thấy sung sướng hạnh phúc khi ngày nay dù trên đất Mỹ, con cái chúng ta sống gần gũi trong một tiểu bang...
(Xem: 13693)
Ngày nay những gì chúng ta cần là sự chuyển hóa một cách căn bản trong nhận thức của chúng ta về con người là gì. Chúng ta phải từ bỏ ách nặng...
(Xem: 13529)
Trời đã về khuya. Trăng lên cao sáng vằng vặc trên bầu trời đen thẳm. Triều lẳng lặng bước vào bên trong phòng vẽ chưa đóng cửa...
(Xem: 18324)
Hắn cúp máy rồi, tôi cứ nằm yên đó ngó lên bức tranh mực Tàu trên vách. Ở đó có con thuyền hờ hững trên sông, chẳng biết sắp vào bờ...
(Xem: 12879)
Tịnh thất nằm bên triền núi, quanh năm vắng lặng, ít người lui tới. Cái quang cảnh vắng vẻ heo hút tạo cảm giác rờn rợn khi tôi đặt chân đến.
(Xem: 12541)
Năm đầu tiên đặt chân đến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý nghĩa gì với tôi cả, tôi chỉ vui vì ngày hôm đó được nghỉ làm...
(Xem: 12169)
Đã có người hỏi tôi câu hỏi này mà tôi không trả lời được: "Nói dân tộc Việt Nam có bốn nghìn năm văn hiến. Nhưng có thấy cái gì đâu!"
(Xem: 13392)
Sài gòn không có mùa thu để nhuộm thêm sắc vàng cho những chiếc lá còn lay lắt trên cành. SàiGòn cũng đâu có bầu trời thu trong và mát...
(Xem: 14260)
Sài gòn không có mùa thu để nhuộm thêm sắc vàng cho những chiếc lá còn lay lắt trên cành. SàiGòn cũng đâu có bầu trời thu trong và mát...
(Xem: 15572)
Mấy hôm nay, trời bắt đầu sang thu, thời tiết đã dần dần dịu lại, không khí mỗi lúc trở nên mát mẻ. Chỉ còn độ mươi ngày nữa thôi là đến ngày Lễ Vu Lan rồi.
(Xem: 17747)
Thử hình dung vào một ngày giữa năm Canh Dần 1920, Người đau nặng và trời nổi gió. Bên ngoài sấm rền, còn bên gối thì Người lấy ngón tay gõ nhịp...
(Xem: 13260)
Muốn hạnh phúc, mục tiêu chính của chúng ta là phải chiến đấu với những cảm xúc khổ đau này. Chúng ta chỉ có thể đạt được hạnh phúc khi chúng ta quyết tâmnỗ lực tu tập...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant