Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đóa Sen Ngàn Cánh Thiền Trong Tịnh Độ

18 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 16763)
Đóa Sen Ngàn Cánh Thiền Trong Tịnh Độ

Sáng nay trên những con đường còn băng giá

Tôi chợt thấy mùa xuân trên vạn cánh sen hồng tía…

Tôi say sưa ngắm nhìn cảnh tượng sáng ngời trước mắt tôi, những cành cây trơ trụi của mùa đông bây giờ đã khóac lên mình những hoa lá trắng mềm mại. Cả cảnh vật như chìm trong màu sáng tinh khôi của mùa đông băng giá. Trong giây phút đó mọi vât dường như ngừng lại, như từ vô thủy chưa bao giờ thay đổi. Dù thực hay mộng ảo, giửa cõi này hay cỏi kia có gì khác không? Giòng tâm tư tôi không ngừng tại đó, vẫn cuồn cuộn, vẫn trôi chảy như từ kiếp nào, giữa bờ thực hư đó, theo thói quen của cuộc sống hiện tại tôi đưa tay nhấn nút, bỗng lời đối đáp giữa Jhon Blofeld và thiền sư Hư Vân vang lên (xin nghe đoạn này trong cuốn Ngọc Sáng Trong Hoa Sen, phóng tác bởi Nguyên Phong). 

Tôi xin giản lược dưới đây:

Bạch hòa thượng thiền tông chủ trương giáo ngoại biệt truyền bất lập văn tự. Vậy chùa này tu thiền sao còn dạy tu Tịnh Độ.

Hòa thượng Hư Vân:

Tại sao lại không? chúng tôi có dạy tu Thiền, tu Tịnh Độ, cầu siêu, sám hối...

Jhon: Như vậy có mâu thuẫn không? Một trung tâm dạy Thiền lại tu Tịnh Độ.

Hòa thượng bật cười thích thú trước câu hỏi của Jhon:

Mâu thuẩn hả. Không đâu. Đức Phật dạy bốn vạn tám nghìn pháp môn không ngoài mục đích cúu khổ.

Ngài mỉm cười:

Này thí chủ sao lại chấp trước phân biệt, khi đã hiểu và vượt lên đối đãi nhị nguyên thì tâm Phậtchúng sanh là một, vì tâm Phậtchúng sanh vốn không hai. Khi những người dân quê hiền lành chất phác đến nghe ta giảng pháp, phải chăng ta sẽ giảng cho họ những gì, về thực tại vô ngã, về tánh không, hay đối đãi nhị nguyên...thì họ không thể hiểu, đều là những danh từ trống rổng, những điều này có ích lợi gì với họ. Nhưng nếu ta nói về hạnh nguyện tiếp dẫn của đức phật A Di Đà và cỏi tây phương cực lạc của ngài thì họ sẽ hiểu, sẽ tin và phát tâm tín nguyện mong được sinh về cỏỉ đó. Họ sẽ suốt ngày trìniệm hồng danh của ngài khi đi cầy, đi cấy, khi làm ruộng, khi nghỉ ngơi, khi tưới nước, khi gặt lúa… Họ sẻ trì niệm cho tới khi nhất tâm bất loạn thì cái ảo ảnh nhị nguyên của vô minh, cái tâm phân biệtchúng sanh có chư phật sẻ chấm dứt, họ sẽ chứng ngộ được thực tại mầu nhiệm ngay. Điều ngưòi ta gọi là tha lực tiếp dẩn của Đức Phật A Di Đà, gọi là thiển, hay gọi là nhất tâm bất loạn thì điều này có khác biệt gì đâu. Cái khả năng giải thóat mà người ta cho rằng vốn ở bên ngoài tức là tha lực thực ra vẩn ở bên trong tức là tự lực lúc nào cũng sẳn có kia mà. Đến khi đó tôi bắt đầu hiểu được ý ngài.

Trên đây là đọan đối thoại giửa một thiền sư Trung Hoa và một học gỉa Tây Phương vào đầu thế kỷ thứ hai mươi đã rọi sáng trong tâm tư tôi những vướng mắc vào ngôn từ của đối đãi nhị nguyên, những rắc rối của triết lý trưù tượng đối với sự đơn thuần nơi con ngươì chất phác của đất. Đạo phật của hương trầm thơm ngát chốn đền đài vua chúa chói ngời vàng son gìơ đây đã ngang hàng với những người nông dân tay lấm chân bùn, những con người nơi chốn quê mùa dân dã hàng ngày vật lộn với cuộc mưu sinh tầm thường, đã nhờ một lão sư giầy cỏ aó nâu đạm bạc điểm ra mà giờ đây giửa Thiền và Tịnh Độ là một. Thật vui mừng thật hạnh phúc khi lão sư Hư Vân nhẹ nhàng tuyên nói: nhờ niềm tin thành kính vào danh hiệu Đức Phật A Di Đà mà những con người muôn đời nghèo khó từ vật chất đến tinh thần đã bước vào hào quang của lý Bát Nhã bát ngát mênh mông. Niềm hy vọngNhư Lai đã đem đến cho xứ Ấn với muôn đời giai cấp, và lúc này đây lại nở tung ra tại đất nước Trung Hoa của những cao nhân ẩn sỉ đầy minh triết.

Đạo Phật từ ngàn xưa đã là một đạo của nghành xã hội học tân tiến vì dân nhất, đâu đợi ngày nay nơi xã hội phương tây qua nhiều cuộc cách mạng đẫm máu mới tìm thấyĐạo Phật đã đặt nơi con người lòng thương xót vô cùng tận, cho những con người chưa từng được nghe được hiểu những gì cao xa đẹp đẻ như ngọc vàng lóng lánh nơi đền đài kia, giờ đây đã hóa thân như áng mây nơi đồng nội, như bông sen nơi hồ nhỏ thơm hương của đạo lành. Trong lúc đó tôi chợt nhớ đến ngừơi bạn da đen, bà ta là một người da đen nhỏ nhắn luôn nở nụ cười an lạc. Khỏang mấy năm trước, việc làm chuyển tôi tới một khu học chính khác, chuyện đầu tiên là tôi phải liên lạc với chuyên viên phụ trách về học vấn cho những trẻ em mà gia đình nghèo nhất xứ sở này. Những trẻ em không có bố và mẹ thì bị tước quyền vì lạm dụng những chất độc của ma túy. Tôi đinh ninh người tôi gặp sẻ là một con người to lớn, giọng nói ồm ồm và luôn căng thẳng vì hàng ngày phải đối diện với rất nhiều nổi khổ niềm đau tới từ những hòan cảnh khác nhau. Nhưng khi cánh cửa gổ nặng nề mở ra, trước mặt tôi là một người đàn bà đen trung niên, cặp mắt sáng nhưng đầy thân thiện. Sau khi duyệt qua hồ sơ của những trẻ em cần giúp bà nhẹ nhàng cám ơn sự hợp tác của tôi và không quên chúc tôi một ngày đầy an lạc. Sau nhiều lần làm việc, bà đã thân với tôi hơn, bà bắt đầu hỏi thăm tôi về gia đình và sau cùng là tôn giáo của tôi. Tôi cho bà biết tôi là một phật tử, ngay lập tứcvui mừng đưa tay ra nắm lấy tay tôi và cho biết bà cũng là một phật tử. Thật là một sự ngạc nhiên, tôi chưa bao giờ biết ở giửa một thành phố xô bồ nhiều sắc dân, nhiều tôn giáo như Tin Lành, Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo này tôi lại gặp một người ngoại quốc đi đạo Phật. Tôi hỏi thămnhân duyên gì mà bà trở thành Phật tử, bà kể cho tôi là gần bốn mươi năm trước khi bà còn là sinh viên của một trường đại học ở Boston thì bà quen một người bạn Nhật. Vẻ điềm đạm, nét an lạc, sự quan tâm đến người và vật của người sinh viên ấy đã khiến bà ta tò mò vào thư viện trưòng tìm đọc về đông phương và nền minh triết cổ xưa. Sau cùng bà ta tìm qua Nhật học và trở nên một phật tử. Bà cho tôi biết bà đã qua những thiền việnlối sống tỉnh lặng gần như tách rời cuộc sống của những vị thiền sư vốn ít lời nhưng khi nói thì như sấm sét đánh qua. Có lẻ lối thiền ở những tu viện đâỳ kỷ luật không phù hợp và thêm vào đó là văn hóa dị biệt và ngôn ngữ bất đồng, cho nên có một thời gian bà không theo một giáo phái naò. Sau này vì một cơ duyên bà theo môn phái của Soka Gakai, đây là một trường phái mới của đạo phật Nichiren, một đạo phật nhập thế của Nhật sau Đệ Nhị Thế Chiến. Bà ta mời tôi tham dự một khóa lể hai tuần sau. Vào chủ nhật sau đó, tôi tìm đường tới trung tâm của Soka Gakai, đó là một trung tâm lớn như trường học. Bà ta đưa tôi vào thiền đường, nơi đây trang hoàng giản dị rất sáng với nhiều cửa kính, chính giửa là một trang thờ hình chử nhật với hai cánh cửa mầu vàng kim sáng ánh. Khi người chủ tế và tín hửu tới đầy đủ, thì hai thanh niên người da đen mặc âu phục trắng, đeo găng tay trắng thành kính mở cánh cửa ra sau ba hồi chuông đánh ngân dài. Tôi thấy những dòng chử Phạn viết rất đẹp ở khung kính trang thờ. Vị chủ tế bắt đầu có lẻ vài câu kinh bằng Phạn ngữ và sau đó bằng phiên âm Nhật ngữ, mọi người cùng cất tiếng tụng với âm thanh trầm bổng, điều khá thich thú là mọi người đều có những chuổi đá mầu khác nhau đan giửa hai bàn tay và liên tục kéo vào kéo ra tạo nên những âm thanh lanh canh. Khỏang nửa giờ tụng kinh, vị chủ lể đánh ba hồi chuông dài, sau khi toàn thể tín hửu đã tụng niệm danh hiệu chư phật. Thì lần nửa hai ngươì thanh niên thành kính đóng cửa trang thờ lại. Tiếp đó là chiếu phim ngắn về hoạt động của giáo hội tại Nhật và khắp các phân viện trên thế giới, rất quy mô và rất cập nhật hóa. Trên màn ảnh lớn, các vị tôn đức đọc lời nhắn nhủ và những bài thơ dầy khích lệ. Cuối cùng là giây phút mọi người nắm tay và chúc tụng nhau, vị chủ lể mời các tín hửu lên chia sẻ những khó khăn họ gặp phải và lý do đưa họ tới môn phái Phật giáo nầy. Các tín hửu mầu da đen hay trắng đứng lên chia sẻ cảm nghỉ của họ bằng một câu kinh ngắn, bài thơ nhỏ, bằng sự giúp đở người cơ hàn. Một số người Mỷ tìm đến đạo Phật vì sự cô đơn của một xả hội dường như mở rộng nhưng thật ra đã khép kín với họ khi nghèo đói đến, khi tuổi gìa, và những thất bại trong đời sống. Tôi ngồi im lắng nghe những người gìa cũng như trẻ nói lên tâm sự của họ. Đạo Phật ở đây rất giản dị, không nói đến kinh điển hay giảng lý thuyết cao, chỉ là những nâng đở về mặt tinh thần, một vài buổi thiền học đơn giản, nhưng chủ yếu là sự động viên khích lệ và sự nhắc nhở cuộc đời đầy bất tòan nhưng con người không cho phép sự tuyệt vọng nẩy mầm vì xung quanh họ có những đóa sen ngủ sắc sẻ ban tặng đến họ vì một giáo lý cao cả đả một lần nẩy mầm ở phương đông giờ đang gởi huơng theo gió và những cánh hoa mầu nhiệm đó từ từ nở ra tại đây. Tôi thật sự cảm động nhìn những người đạo hửu nầy, sau đó người bạn tôi hỏi tôi nghỉ sao về một đường lối phật giáo mới khác với thiền tại phương đông. Lúc bấy giờ tôi khá bối rối, tôi không biết nói sao để cho người bạn đó hiểu Phật giáo không phải chỉ là Thiền Tông (Zen), qúa xa vời với đời thường, rất là hào nhoáng với giới trí thức trẻ (giới yipy) của châu âu hay đa số là dân da trắng. Ờ phương tây Phật giáo đang được yêu chuộng như là một lối sống đầy mới mẻ, cao cấp và hiện đại của những con người thành công trên mọi lảnh vực và đồng thời đầy minh triết. Người Mỹ phần nhiều thích những gì mới và sáng tạo (new and creative), trực phá (directness), và gợi sự suy nghĩ trái biệt (intrigue).

Tôi muốn diển tả cho bà ta hiểu về một đạo Phật nâu sòng của những làng quê nơi xứ Việt, một đạo Phật bình dị rất đời thường giản dị như Tấm Cám, như Bụt hiện ra giúp kẻ khốn cùng, như cầu siêu độ sanh, như sự cầu mong của người nghèo thóat khỏi cùng khổ, như lý nhân quả phạt ác thưởng thiện v..v..và v..v.. Nhưng có một cái gì đó vẩn không hoàn chỉnh, vẩn không rỏ nét cho người bạn vốn vì mầu da mà cha ông bị bắt từ một xứ sở xa xôi bên đại lục Phi Châu lưu lạc đến Tân Thế Giới, rồi bao thế hệ bị bạc đải mãi cho đến ngày nay nhờ một vỹ nhân người da đen là ông Luther King tranh đấu cho quyền làm người bình đẳng (Amrerica’s civil rights movement), một người đã thấm nhuần tinh thần tranh đấu bất bạo động của thánh Ghandi.

Sáng nay nhờ thực tại mầu nhiệm của cảnh đông trắng tinh khôi, nhờ lời chỉ dạy của thiền sư Hư Vân, tôi đã tìm được câu giải thích cho người bạn dễ mến này. Tôi muốn nói lại ý của lão sư Hư Vân như ngài đã từng dạy:

Đạo Phật như đoá sen nghìn cánh, cho dù pháp môn nào, tông phái nào, chẳng qua là giúp đưa người vượt trầm luân tại cỏi đời này, độ người thoát khổ tại giây phút này. Lời đáp chỉ giản dị như thế. Thiền của đời thường chỉ đơn giản như thế.

Ngay tại phút đó, thiền và tịnh độ như đã từng chưa bao giờ phân biệt đả thể nhập làm một. Trong thiền có độ, trong độ có thiền.

Tôi ngừng xe lại bên vệ đường, chấp tay trong cỏi lòng thành kính 
Sáng ngời đóa sen ngàn cánh với những sắc mầu lunh linh đang bừng nở
giửa cỏi người tại đây, tại quê hương tôi, tại những nơi khác nhau, và trong trùng trùng thế giới hoa tạng của kinh hoa nghiêm,và bừng lên mầu nhiệm giũa vô vàn chúng sinh vô tình và hửu tình.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Nhã Lan Thư



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1492)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(Xem: 1940)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(Xem: 1765)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(Xem: 1889)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(Xem: 1479)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(Xem: 2068)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(Xem: 1438)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1679)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1589)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1653)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1473)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2222)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 1917)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 1859)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1699)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 2011)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1626)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(Xem: 1771)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 1978)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1518)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1770)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 1736)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 1978)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1748)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1605)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1576)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1590)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1676)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 1956)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1545)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
(Xem: 1508)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2031)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 1785)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1594)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2139)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
(Xem: 1784)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 1861)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2058)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2325)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2352)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 1889)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2335)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1697)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 1726)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2064)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2587)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1482)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1446)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1605)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1437)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant