Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đâu là nguồn chân hạnh phúc

24 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 16299)
Đâu là nguồn chân hạnh phúc


Ngay từ khi Thế Tôn còn hiện hữu giữa cuộc đời, những vị Tỳ-kheo đã từng được diện kiến đức Thế Tôn trong những buổi pháp thoại tại tịnh xá Kỳ Hoàn, hay tịnh Trúc Lâm. Hai nơi này là nơi hội tụ Tăng đoàn rất đông và chính nơi đây, Ngài đã khai thị cho khá nhiều những vị Tỳ-kheo xuất gia từ hàng vương giả cho đến giới bình dân. Thế nhưng, không phải mọi người đều lãnh hội chân lý thậm thâm vi diệu trong cùng một thời điểm mà mỗi người lãnh hội tùy theo khả năng nhận thứcsuy nghĩ của riêng mình; cũng như một trận mưa xuống cây cỏ đều được hấp thụ. Song tùy theo từng loại thảo mộcthấm nhuần có nhiều ít. Suốt cuộc đời hành đạohóa đạo, Ngài tùy căn cơ đồ chúng mà giảng dạy, không phải ai cũng tuệ tri tánh tướng của sự vật một cách triệt để mà sự nhận thứcsai biệt theo quan kiến của từng người. Đây là câu chuyện của bốn vị Tỳ-kheo đàm luận trong một buổi chiều êm ả bên cạnh Kỳ Viên tinh xá với nội dung “đâu là nguồn chân hạnh phúc?”.

Bóng tà dương đang xuống dần sau dãy núi Malaya (Hi-mã-lạp-sơn). Gió muôn phương thổi lại, mang hương hoa về ướp thơm cảnh vật nơi tinh xá Kỳ Hoàn vào một chiều xuân. Cỏ cây làng mạc đượm vẻ thái bình, thanh tĩnh trong buổi hoàng hôn ấy.

Giữa thiên nhiên êm đềm, vừa ẩn vẻ hùng tráng, bốn vị Sa-môn cùng ngồi bàn luận dưới gốc cây cổ thụ trong tinh xá. Mỗi người đều có cảm giác rất riêng trong không gian thanh vắng như thế. Bỗng một vị lên tiếng bảo: “Này, các đạo huynh! Chúng ta hãy nghiệm xem trong đờiđiều chi đáng yêu và thích thú nhất?”. Nghe vị ấy nói, cả ba đều tỏ vẻ tán thành nói tiếp: “Hay lắm, chúng ta mỗi người nên suy nghĩ, rồi đưa ra quan niệm của mình để giải đáp xem ai đưa ra điều thích thú có lý nhất?”

Sau một hồi suy nghĩ, hình dung trong tâm tưởng, vị thứ nhất lên tiếng: “Theo tôi, vào tiết trong xuân, cỏ cây khoe sắc, muôn hoa hàm tiếu, chim hót líu lo, cảnh sắc như thắm đượm sự hiền hòa, phong cảnh thật là đẹp! Trong lúc ấy, ví ta được thả chiếc thuyền nhẹ theo dòng nước, hay mang bầu rượu đến sườn non thưởng ngoạn cảnh vật của đất trời, chắc trong đời không chi thích thú bằng!”

Vị thứ hai đáp: “Theo ý tôi, cảnh gia đình sum họp sau bao năm xa cách vẫn là vui nhất. Thế nhưng, cảnh sum họp ấy nếu có thêm vào đấy những sơn hào hải vị cùng rượu quý bên cạnh những điệu nhạc khoan nhặt, tiết tấu êm tai, với bao kĩ nữ tuyệt sắc cận kề, thì tôi thiết tưởng hạnh phúc trong đời chỉ trong ngần ấy!”

Vị thứ ba nói: “Tôi nghĩ, nếu ta được sanh ra trong dòng tôn quí giàu sang, ở cung vàng điện ngọc, châu báu đầy kho, ta muốn tận hưởng điều chi tùy thích. Khi ra đi, có xe ngựa, tôi tớ nâng chân sửa áo phục tùng. Về đến nhà, ta gọi đến lắm kẻ kính thưa hầu hạ! Trong cảnh ấy, thử hỏi còn hạnh phúc nào hơn? Theo ý tôi đó là hạnh phúc tột bực.”

Vị thứ tư lại bảo: “Cuộc đời này nếu chúng ta muốn tiền thì cũng có thể kiếm được, muốn có địa vị dùng tiền đổi lấy, rồi từ địa vị ta lại kiếm được tiền, điều ấy có lẽ còn dễ hơn tìm kiếm giai nhân. Nếu người nào có được đôi ba nàng hầu tuyệt sắc, kẻ ấy chưa chắc vua chúa sánh bằng. Còn hạnh phúc nào hơn khi cùng những người đẹp ngắm cảnh sơn thủy bâng khuâng hưởng lạc non hồng, lúc nghe giọng hát du dương, ngơ ngẩn như vào động bích, lại có lúc cùng người đẹp cạn chén đồng tâm, thỏ thẻ bên tai những lời êm ả, cùng ngắm mây xanh bàn câu phong nguyệt, chắc rằng hạnh phúc giữa trần gian không qua mấy điều tôi vừa kể.”

Sau khi nêu lên suy nghĩ của mình, bốn vị đều cho ý nghĩ của mình là đúng nhất, không ai chịu thua, cùng nhau tranh luận, bất phân thắng bại.

Bấy giờ, cách đấy không xa, đức Thế Tôn đang đi kinh hành quanh tinh xá Kỳ Hoàn, nghe sự bàn luận ấy, Ngài động lòng thương xót cho bốn vị Tỳ-kheo kia, liền bước đến hỏi: “Các ông bàn luận chuyện gì thế?” Bốn vị Tỳ-kheo không dám che giấu, phải đem sự thật thưa lên Ngài. Đức Phật bảo: “Những điều các ông vừa nói, đều là đường lối đi vào sự lo sợ, đau buồn, là địa ngục không có lối thoát, không phải hạnh phúc lâu dài, chân thật. Vì sao?”

Cảnh vật dù có tươi đẹp trong mùa Xuân, nhưng sang mùa Thu, đến Đông phải tàn tạ, héo gầy. Thân quyến tuy sum họp, vui cười, song có lúc sẽ phải đau khổ vì nỗi chia lìa cách biệt. Tiền của, xe ngựa là những vật không lâu bền, là những thứ ở ngoài thân, khi chết không đem theo được, đến như sắc dụcmối nguy hại vô cùng, nó làm cho con người thân thể suy mòn, tinh thần mờ mịt, chính vì sắc dục làm quốc gia suy vong vì những kẻ tham đắm nó. Những vấn đề các ông bàn luận ở đây đều là mối nguy hại, đều là con đường bước vào đau khổ triền miên, chính nó là nguyên nhân cho sự luân hồi bất tận. Chỉ có cảnh Niết-bàn là sáng suốt, thường còn, an vui trong sạch, đấy mới là nguồn hạnh phúc chân thật. Là Sa-môn, từ thân cắt ái, đoạn trừ những tham muốn nhiễm ô, lánh trần tìm đạo, các ông đừng để cho sự vui giả dối ám ảnh, mà tiến theo con đường chân chánh sáng suốt của mình”.

Nơi đây, đức Thế Tôn khuyên nhắc các vị Tỳ-kheo nên là kẻ thừa tự pháp, chứ không nên là kẻ thừa tự vật và Ngài nêu lên lý do tại sao thừa tự pháp tốt hơn. Bởi vì:

Bởi vì nếu chúng ta thừa tự tài vật thì cả thầy lẫn trò đều bị chê trách.

đệ tử của Phật chúng ta không nên bám víu vào của cải vật chất.

Vì thừa tự pháp giúp chúng ta sử dụng tài vật hợp lý.

Với pháp, chúng ta sẽ hạnh phúc trong giờ phút hiện tại, trong khi người đi tìm vật chất chỉ sống với quá khứ và tương lai.

Của cải vật chất chỉ làm ta thèm muốn có thêm, pháp giúp ta dù có ít tài vật vẫn vui.

Những ai thừa tự pháp không bao giờ khổ vì thiếu hụt vật chất, còn thừa tự tài vật thì thường nghèo nàn về pháp tài.

Pháp là vô hạn còn vật chất thì có giới hạn.

Đôi khi tài vật gây tai họa cho mình và kẻ khác.

Pháp dẫn đến giải thoát và dứt nhiễm ô, còn vật chất làm người ta thêm bám víu vào sanh tử.

Pháp không gây nhân chiến tranh xung đột nhưng vật chất thường là nguyên nhân.

Pháp không thể bị hủy diệt còn vật chất là thứ khả hoại, tài sản có thể bị cướp mất, nhưng ngay cả cái chết vẫn không thể cướp đi pháp tài.

Pháp khó gặp, tài vật dễ gặp.

Vật chất chỉ cứu cái xác, pháp cứu cả thân lẫn tâm.

Pháp dẫn đến dứt khổ, còn tài vật là nguyên nhân của khổ đau.

Pháp là nguồn gốc của mọi thiện pháp, tài vật thường là nguồn gốc của tội ác.

Pháp là vô giá, tài vật chỉ có giá trị nhất thời.

Pháp khiến tâm thanh tịnh, tài vật làm tâm ô nhiễm.

Pháp giúp cho ta tìm ra nguyên nhân của khổ, con đường dẫn đến diệt khổ còn tài vật chỉ tăng thêm lòng tham luyến thế gian.

Pháp mang lại sự thanh tịnh tâm hồn, tài vật mang lại sự lo âu buồn bã.

Pháp đi vào tim ta, còn tài vật chỉ ở năm cổng giác quan.

Pháp giúp ta yêu thương kẻ khác, còn tài vật là nguyên nhân khiến người ta ghét nhau.

Pháp giúp ta sáng mắt dễ thấy rõ sự đời, còn tài vật thì làm ta mù mắt vì tham. (Kinh Thừa tự pháp-số 3-TBộ I).

Và cũng trong chiều hôm ấy, đức Thế Tôn nhắc lại bài kệ:

Thương mừng sinh lo
Thương mừng sanh sợ
Biết rõ thương mừng
Đâu còn lo sợ.

Ham muốn sinh lo
Ham muốn sinh sợ
Nếu không ham muốn
Đâu còn lo sợ.

Ái dục sinh lo
Ái dục sinh sợ
Nếu không ái dục
Đâu còn lo sợ.

Ưa pháp trong sạch
Lòng thành biết thẹn
Sửa mình, gần đạo
Được chúng yêu mến.

Xa lìa thị dục
Nghĩ rồi mới nói
Lòng không tham ái
Sẽ thoát luân hồi.
(PC Thí dụ 50).

Đức Phật lại kể cho các vị Tỳ-kheo: “Về kiếp trước, có một vị quốc vương tên Phổ An, kết bạn thân với bốn ông vua bên nước láng giềng. Một hôm, vua Phổ An mời bốn người bạn sang nước mình hội yến. Tiệc hoa kéo dài đến một tháng, đàn ca, sáo thổi, thức ngon vật lạ đã làm cho tình thân hữu càng thêm đậm đà khắn khít. Đến ngày chia tay, vua Phổ An hỏi bốn người bạn rằng: “Trên đời có thú chi vui nhất?” Bốn vị quốc vương đều theo chỗ ưa thích tuần tự đưa ra mấy quan điểm: “Cuộc dạo chơi-gia đình sum họp-giàu sang sắc dục”. Vua Phổ An nói: “Những quan điểm của các ông nói là gốc của khổ não là nguồn lo sợ trước vui sau khổ, sầu lo muôn mối đều do đây mà ra chi bằng tịch tĩnh vô cầu vô dục, đạm bạc thủ đạo là an vui nhất.” Theo ý kiến của tôi: Những điều các ông bàn luận đều là thú vui mong manh, và nguyên nhân của đau khổ. Chỉ có đạo trong sạch là vui nhất.”

“Này chư Tỳ-kheo! Vua Phổ An thuở trước chính là thân ta ngày nay, còn bốn vị quốc vương kia là tiền thân của các ông đấy. Kiếp xưa, ta đã giải rõ sự khổ vui tận tường mà các ông vẫn còn ham mê tham đắm, chưa thấu hiểu và không nhận ra nên mới trôi lăn trong biển sanh tử cho đến đời này. Nếu hôm nay các ông không xem lại hành viý niệm của mình, không gia công tu tập thì bánh xe sống thác khổ đau chưa biết bao giờ dừng nghĩ. Các ông hãy là kẻ thừa tự pháp thì chắc chắn hạnh phúc chân thật không ngoài tâm ý của các ông.”

Ghi chú:
Heirs In the Dharma (Thừa tự pháp) -Trung Bộ I.
Kinh Pháp cú: phẩm Hiếu hỉ thứ 26 thí dụ 50.
Phỏng tại phẩm Hiếu hỉ 26 kinh Pháp cú thí dụ 50.
Phỏng theo thí dụ 50, phẩm Hiếu hỉ, kinh Pháp Cú.

Nguồn: Tập San Pháp Luân 21


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 81)
Một ngày nọ, Phật thấy một vị tăng khóc bên ngoài lối vào Tịnh xá Jetavana Vihara (Kỳ đà tinh xá).
(Xem: 144)
Trong những ngày vừa qua, câu chuyện về một vị sư mang tên T.M.T lan truyền trên mạng xã hội với hình ảnh một vị đầu trần
(Xem: 167)
Lòng từ bi giống như một hạt giống lành đặt vào lòng đất, từng ngày lớn lên thành sự thấu cảm, yêu thương.
(Xem: 157)
Bài bác có nghĩa là phủ nhận một điều gì đó và dùng lý lẽ để chứng minh điều đó là không đúng, theo sự hiểu biết của cá nhân của mình.
(Xem: 253)
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta gặp phải nhiều áp lực và lo lắng từ công việc, cuộc sống xã hội, về giao tiếp theo truyền thống và trên mạng xã hội.
(Xem: 272)
Là Phật tử, chúng ta thường được nghe giảng “đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ”, nhưng ý nghĩa thật sự của đạo Phật là gì?
(Xem: 313)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi một cá nhân chúng ta thường không để ý đến hiệu quả của lòng thương trong nhiều trường hợp ứng xử hoặc trong nhiều công việc thường ngày.
(Xem: 280)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 300)
Ở đây, này Hiền giả, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tinbất động đối với Đức Phật… đối với Pháp…
(Xem: 377)
húng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen.
(Xem: 345)
Trong chùa có một anh câm. Không ai nhớ anh ta đến chùa từ bao giờ, vả lại cũng không mấy người để ý đến anh ta.
(Xem: 339)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức.
(Xem: 316)
Theo giáo thuyết nhà Phật, quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và tâm không loạn động, cũng như được chánh niệm.
(Xem: 350)
Theo Phật giáo, hồi hướng được làm với lòng ước nguyện để chuyển đổi những thiện hành trở thành nguyên nhân để giúp một người đạt được toàn giác.
(Xem: 352)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(Xem: 280)
Là một công dân, bạn có thể trở nên dễ phục tùng các mệnh lệnh, sẵn sàng nhượng bộ các quyền của bạn hơn vì những lời hứa mơ hồ về sự an toàn.
(Xem: 230)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 270)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 292)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 393)
Hiện tại chính là thời kỳ mạt pháp, pháp đã đến đoạn cuối của nó. Phần đông không chú trọng vào sự tu hành,
(Xem: 446)
Hôm nọ lúc Đức Thế Tôn đang giảng dạy ở tu viện Kỳ Viên, có một ông say rượu loạng quạng đi vô và nói "Thế Tôn, Con muốn xuất gia đi tu".
(Xem: 454)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(Xem: 451)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 430)
Chữ “tu” có nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi”. Sửa chữa những hành vi bất thiện sai lầm để bản thân trở nên tốt đẹplương thiện hơn.
(Xem: 428)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(Xem: 696)
Chết an lànhmong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an.
(Xem: 653)
Pháp giớivũ trụ được các bậc giác ngộ chứng ngộ.
(Xem: 932)
Một số bài pháp hay nhất mà tôi từng nghe là những bài pháp của Đức Phật.
(Xem: 522)
Huyền thoại truyền thống về cuộc đơi Đức Phật kể lại rằng trong suốt thời niên thiếu và vào tuổi trưởng thành, thái tử Siddhattha
(Xem: 760)
Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”.
(Xem: 583)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 582)
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông.
(Xem: 465)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 580)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án.
(Xem: 551)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn
(Xem: 733)
“Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế...”
(Xem: 522)
Một trong những giả định đằng sau Phật giáo đương đại (Contemporary Buddhism) là 'thông điệp' của Phật giáo có thể truyền đến...
(Xem: 904)
Con đường Bồ tát gồm hai sự tích tập trí huệ và tích tập công đức. Hai sự tích tập này đầy đủ thì được gọi là Lưỡng Túc Tôn, bậc hai sự đầy đủ, tức là một vị Phật.
(Xem: 649)
Có người nói thế giới này hư hoại, thật ra thế giới không có hư hoại. Vậy thì cái gì hư hoại?
(Xem: 647)
Buông bỏ là một hạnh lành, không phải người nào cũng làm được. Xả bỏ được bao nhiêu thì nhẹ nhàng và thong dong bấy nhiêu.
(Xem: 1078)
Nhân dịp Năm Mới, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã gửi cho tôi những lời chúc tốt đẹp, và tôi xin gửi lời chào đến tất cả chư Huynh Đệ trên khắp thế giới.
(Xem: 746)
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là...
(Xem: 641)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng, ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại.
(Xem: 956)
Trí tuệ giống như ánh sáng, và có ba cấp độ:
(Xem: 605)
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm
(Xem: 726)
Trước khi tìm hiểu chủ đề “Nương thuyền Bát nhã là gì? ”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của từ Bát nhã.
(Xem: 704)
Từ “Phật” (Buddha) đã được biết đến và lưu truyền trước khi Đức Phật xuất hiệnẤn Độ.
(Xem: 682)
Đức Phật, Ngài là con người, bằng xương bằng thịt, như bao nhiêu con người khác...nhưng Ngài là một con người giác ngộ, tỉnh thức...
(Xem: 704)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 697)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant