Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Dư Âm từ bài thơ Khúc Ly Đình của Cao Thị Vạn Giã

23 Tháng Chín 201000:00(Xem: 21873)
Dư Âm từ bài thơ Khúc Ly Đình của Cao Thị Vạn Giã

Khúc Ly Đình

Tiễn chân anh tận phi trường
Lỗi đi. Lỗi ở. Mười phương lỗi về
Mù sương phi cảng não nề
Thôi anh ở lại buồn về em mang

Tiễn anh một chén rượu tàn
Một bàn tay nắm một hàng lệ mau
Cuộc cờ thế sự binh đao
Phút giây tái ngộ ngàn sau biết còn

Môi em trong cảnh hao mòn
Một anh đất khách nhớ tròn tháng năm
Trời Tây rẽ bước âm thầm
Ngàn năm mỏi cánh chim bằng tha hương
Cao Thị Vạn Giả

Thơ là một hình thức cô đọng của ngôn từ. Nó mang thêm nhạc tính để chuyên chở rung cảm cho nên bằng một cách tinh vi, lời suối róc rách của nguồn thơ rất dễ thấm nhuần vào tiềm thức của người đọc.

Tôi tình cờ đọc được thơ của Cao Thị Vạn Giả vào lúc còn đang học trung học. Một trong những tiểu thuyết mà tôi từng rất thích là tác phẩm Khung Cửa Hẹp của André Gide, do Bùi Giáng dịch. Tác phẩm được mở đầu bằng hai câu thơ tuy ngắn ngủi nhưng đầy hương vị của tình yêu, đã như một động lực vô hình khiến tôi mua ngay quyễn sách ấy về nhà đọc ngấu nghiến..

Mù sương phi cảng não nề
Thôi anh ở lại buồn về em mang

Hôm nay nhớ lại bài thơ xưa, xin ghi lại những âm điệu du dương của thi ca trong bài thơ Khúc Ly Đình của Cao Thị Vạn Giã, lúc còn là một nữ sinh mới lớn diễn tả về ngày chia tay người yêu sắp phải rời bỏ quê hương đi du học một miền rất xa, với trọn vẹn chân thành của một tình yêu trong trắng, lồng trong khuôn khổ Á Đông trước cảnh chia tay sầu ai nhất đời người thiếu nữ...

Tiễn chân anh tận phi trường
Lỗi đi. Lỗi ở. Mười phương lỗi về

Những cuộc chia lìa sầu ai của trần thế khởi đầu từ đó, sân bay với những con tàu có khả năng mang đi xa biền biệt người mà ta yêu quý nhất. Con người chợt thấy quá nhỏ bé giữa khung cảnh ly biệt của phi trường, chỉ còn duy nhất sự chấp nhận nơi duyên phận, với định kiếp đã an bài.

Lỗi đi. Lỗi ở. Mười phương lỗi về

Đây có thể nói là một trong những câu thơ sâu lắng, đáng yêu nhất của bài thơ này vì nó thốt ra cái nỗi niềm mà phải cân nhiều trang giấy ngôn từ thường tình mới có thể diễn đạt. Đây quả chăng là lời thơ đã được thăng hoa trong những chữ rời. Đi cũng là lỗi, mà nếu ở lại thì cũng không chu toàn nên cũng là lỗi cả. Người ra đi phải bỏ lại cả quê hương, cả người yêu đầu đời và mối tình tha thiết, và ai biết đâu những biến cố tình cãm nào đó sẽ biến đổi con người sau những tháng năm dài theo học nơi trường mới và thầy bạn mới? và cả bao sự đổi thay trong suy tư khi công đã thành, danh đã tọai? Mà nếu chọn lựa ở lại thì càng có lỗi với sự kỳ vọng của gia đình, khi đánh mất một hòai bão của tương lai. Người con trai trong thời chiến có khá ít cơ hội tiến thân, một lựa chọntính cách khước từ cả một tương lai trong sáng để chỉ đánh đổi lấy tình yêu, là điều khó có thể chấp nhận được. Trong vỏn vẹn bốn chữ và hai dấu chấm đó, người thơ như đã trút dài cả mấy dòng sông ai oán bi thương nghiệt ngã của định mệnh vào 1 câu thơ..Thế thì mười phương, bất kỳ chọn lựa nào cũng đều là "lỗi", với ta và với người cả...vậy có phải chăng khi mối tình càng tha thiết con người lại càng là nạn nhân, càng vùng vẫy lại càng bị trói chặc trong khung lưới khắc nghiệt của hoàn cảnh?

Mù sương phi cảng não nề
Thôi anh ở lại buồn về em mang

Hai câu thơ đẹp nhất, tuyệt vời nhất, thi vị nhất, là những ngôn từ mỹ miều của thơ; có đậm nét mỹ thuật như một bức họa hoặc một đọan phim trữ tình...2 câu thơ thôi mà chứa đầy mưa gió và nỗi niềm như một cơn giông bão...Buổi biệt ly với nét huyền hoặc bởi sương mù và giá lạnh nhẹ, càng làm não nề tê tái cuộc phân ly. Một người sẽ ra đi vào một phương trời thật xa như vùng vô tận nào đó. Và người em thiếu nữ cũng lại sắp chia tay anh nơi cổng ra sân bay. Tạm biệt người yêu với những niềm hi vọng tin yêu trân quý, em sẽ ra về trong lẽ loi đơn độc để cưu mang khối ưu buồn diệu vợi mối tình chúng ta.

Tiễn anh một chén rượu tàn
Một bàn tay nắm một hàng lệ mau

Xin tiển chào anh yêu bằng chén rượu, không phải là chén rượu ân tình của hoan ca an lạc mà là chén rượu tàn, như dòng dư lệ của đau thương. Và âu yếm trao về anh không thể là gì khác hơn là một "bàn tay nắm", và một hàng lệ "mau" của một thiếu nữ VN gia giáo. Ôi câu thơ tuyệt vời như chứa đựng được cả thê lương của một chiến tranh đang bùng nỗ trong tâm hồn trong trắng của người thiếu nữ.

Chúng ta có thể rung động theo cãm quan qua ngôn từ, vừa có thể cãm xúc được sự trong sạch hồn nhiên trong tâm hồn thi nhân qua văn phong và điệu nhạc trong thơ.

Thơ là một hình thức cô đọng của ngôn từ. Nó mang thêm nhạc tính để chuyên chở rung cảm, dễ thấm nhuần vào tiềm thức (subconcious mind). Vì thơ chuyên chở những suy tư và rung động của con người nên thơ cũng là một tấm gương phản ảnh văn hoá, tức là những sinh động của một tập thể nói chung. Nếu chúng ta có thể nói con người Tây Phương gần gũi nhiều với lý trí do phần ngự trị của bán phần phân tích của não bộ (logical hemisphere), thì có lẽ chúng ta cũng có thể nói người Đông Phương chịu nhiều ảnh hưởng mạnh của bán phần liên hợp của não bộ (relational hemisphere). Con người phân tích đi sâu vào lý luận, vật chất, gần gũi với những gì chứng minh được một cách hiển nhiên thực tiễn và có khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa. Con người liên hợp gần gũi với những trừu tượng, tình cảm, sự liên kết tinh thần, để đi tìm ý nghĩa về vị trí của nhân sinh trong vũ trụ. Khi các âm hưởng trừu tượng của cuộc sống khơi dậy rung động hồn người, lời thơ được bộc phát, để truyền đạt những dư ba âm hưởng tình cảm chan chứa ấy đến người đọc. Bài thơ Khúc Ly Đình của Cao Thị Vạn Giã làm tôi chợt nhớ đến một bài thơ khác mà tôi yêu thich...Bài thơ "Tống Biệt Hành" của Thâm Tâm có một tiết điệu phong vũ, không ủy mị, với nhịp câu độc đáo và vươn mang ẩn uất một chí khí cương quyết:

Đưa người ta không đưa sang sông,
Sao nghe tiếng sóng ở trong lòng?
Nắng chiều không thắm không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Đưa người, ta chỉ đưa người ấy,
Một giã gia đình một dững dưng.
Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ,
Chí lớn chưa về bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại
Ba năm, mẹ gia cũng đừng mong
Thâm Tâm ("Tống Biệt Hành")

Môi trường thơ là một vùng không gian trừu tượng. Vườn thơ thích hợp với những nét đẹp mỹ miều hay những tình cảm yêu thương man mác, những xúc cảm bâng khuâng mà có thể nói là khó diễn tả bằng các lời văn dông dài của ngôn ngữ văn xuôi. Tựa như triết lý về Thiền, càng cố gắng phân tích nhiều lại càng làm cho Thiền tánh trở nên khô cứng và bị giới hạn trong các phạm trù, khiến cho Thiền cạn đi nét uyển chuyển bao quát và vì vậy càng khó được cảm nhận trực tiếp, dễ làm người đọc bị loạn sắc, như các ngôn từ ý thức hệ phức tạp trong một số sách triết. Tiếng thơ càng hay khi lời buông vừa đủ, mà âm ba còn trải dài mãi như tiếng chuông rơi diệu vợi qua hồn người, tưởng chừng như đi xuyên qua mấy tầng trời đâu xuất vào cõi không gian vô tận.

Tôi đến với thơ cũng hoàn toàn bằng một sự tình cờ như các bạn thân khác yêu văn chương thời mới lớn. Một ước nguyện mà tôi vẫn khao khát là làm sao có được một tuyển tập gồm những áng thơ tuyệt vời của những tác giả mà mình yêu thích để trân quý và thưởng thức...

Từ những dạo còn mài đũng quần thời áo trắng, thơ là một cái gì rất dễ thương do người khác viết, nhưng thật khó khởi đầu khi chính mình muốn viết. Ngày còn học các năm cuối của trung học tôi tập tểnh làm các bài Đường Luật, thấy sao mà khó quá. Các ý tưởng vừà loé lên đều trốn chạy cũng chỉ vì sai niêm, vần, luật. Từ đó bút bị ném đi, và thì giờ được chuyển dành cho những chuyện khác hữu ích thực tiễn hơn là những giờ dài vô tích sự ngồi cắn bút, phí phạm đầu tư đầy thua lỗ để nặn thơ! Nhưng nhờ có sự say mê yêu chuộng văn chương do các phong trào văn họctác động mạnh mẽ từ nhóm Văn (Nguyễn Đình Vượng, Trần Phong Giao) với các tác phẩm văn chương giá trị được xuất bản đều đặn, và nhờ giá cả nhẹ nhàng vừa túi tiền thích hợp cho các học sinh và sinh viên thời ấy có được thú tiêu khiển hiếm hoi, tôi ham thích mua đầy tủ sách và bị lôi cuốn bởi những tác phẩm của các cây bút như Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Đình Toàn, Doãn Quốc Sỹ, Nguyên Sa, v.v...Có thể nói tôi rất say mê lối văn tự kỷ (introvert) hấp dẫn của Thanh Tâm Tuyền thời ấy, có tác động không khác nào như những lời kêu trầm thống ru hồn huyền hoặc của nhạc sĩ họ Trịnh, vì các ngôn từ đó rất gần gũi với tiếng vọng từ tâm thức của thế hệ chúng tôi. Kết quả là các bài đoản văn đầu đời viết cho bích báo hay đặc san trong lớp. Điều được tôi lưu ý là dù viết văn xuôi, lời văn tôi viết có lẽ được óng ả, mượt mà hơn khi có các cấu trúc và nhịp điệu của thơ. Sau này khi sang Mỹ đi thuyết trình bằng tiếng Anh, các người nghe có diễn tả cho tôi biết âm điệu của các bài thuyết trình của tôi trong các kỳ thi diễn thuyết (World Championship of Public Speaking) có các nhịp vó câu (cadence) của thi văn.
Thơ là tiếng vọng từ ấp ủ của con tim. Thơ là ái ngữ tỏ bày cảm xúc. Bài thơ Khúc Ly Đình của Ca Thị Vạn Giã có những nét độc đáo hiếm có của thơ khiến người đã từng đọc qua nó khó thể nào quên. Sau này khi tìm hiểu thêm, tôi được biết tác giả viết bài thơ này lúc 19 tuổi, và Vạn Giả là tên một làng ở Nha Trang, là quê quán của người yêu cô. Người thiếu nữ ấy đã lấy tên của quê hương người mình yêu làm bút hiệu. Xin cảm ơn tác giả của bài thơ đã cho người đọc những men rượu nồng nàn say đắm pha lẫn chút chua cay thi vị của cuộc đời.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9292)
Con ngườisinh lão bệnh tử, đó là quy luật vĩnh hằng; cũng như trái đất có thành trụ hoại không.
(Xem: 10772)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả.
(Xem: 10267)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm…
(Xem: 9824)
Chúng ta là người tu thiền, trước tiên phải hiểu thiền là gì một cách căn bản, sau đó ứng dụng công phu mới không bị sai lệch.
(Xem: 11218)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai?
(Xem: 18812)
Trăm năm trong cõi người ta tuy có tới ba vạn sáu ngàn ngày nhưng thật là ngắn ngủi. Càng ngắn ngủi hơn vì mấy ai sống tới trăm năm.
(Xem: 9656)
Được làm người là một phúc duyên to lớn như vậy nên Đức Phật khuyên nhắc mọi người cần phải được trân trọng và vận dụng cái phúc duyên may mắn ấy để tu tập
(Xem: 8883)
Kế thừa gia tài Chánh pháp của Phật và thầy tổ để ứng dụng tu tập, hoằng truyền giáo pháp là việc cần làm.
(Xem: 9451)
Chúng ta nghe khá nhiều về việc phải tu tập hạnh từ bi nhưng mình cứ loay hoay mãi không biết bắt đầu từ đâu!
(Xem: 8985)
Không tranh giành, tranh cãi, tranh luận, tranh chấp, tranh chiến, tranh đoạt, tranh đua; không tranh danh, tranh lợi, tranh tài, tranh công, tranh thế, tranh quyền…
(Xem: 9291)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?”
(Xem: 8973)
Người xưa nói: “Cảnh cùng khốn phải chăng là trường thí nghiệm về nhân cách con người? Phải chăng, cùng khốn hay không cùng khốn là do hoàn cảnh.
(Xem: 9686)
Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúcmãn nguyện.
(Xem: 10463)
Nếu chúng ta suy ngẫm về cái chết từ trong tim ta, điều nầy có thể mang lại cho chúng ta một cái nhìn làm phong phú thêm cho cuộc sống, và cho các mối quan hệ...
(Xem: 9348)
Kinh Hoa Nghiêm chỉ dạy về pháp giới vô ngại, cho nên, ngoài những pháp quán có trong những kinh khác, đặc trưng của kinh Hoa Nghiêm là nói về ba pháp quán vô ngại.
(Xem: 9915)
Không có tự ngã nào khác hơn là phức hợp của tâm thứcthân thể bởi vì Tách rời khỏi phức hợp tâm-thân, khái niệm của nó không tồn tại.
(Xem: 10343)
Phật pháp đồi với chúng ta là một kho báu vô tận , cung cấp những chân giá trị để hướng dẫn con người có một cuộc sống tốt đẹp và hiền thiện cho chính mình .
(Xem: 9534)
Muốn chuyển hóa căn bệnh sân hận, ta phải thực tập hạnh kham nhẫn, nghĩa là nhịn chịu những điều không vừa ý, trái lòng như...
(Xem: 10865)
Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi.
(Xem: 10248)
Thế tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta . Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta .
(Xem: 9437)
nhân quả nghiệp báo giúp cho con ngườitinh thần trách nhiệm, sáng suốt, biết lựa chọn nhân tốt để làm và tránh xa nhân xấu ác.
(Xem: 10644)
Người tu là người đi tìm hạnh phúc chân thật, hạnh phúc này chỉ có khi tâm không còn bám víu, dính mắc, thèm khát mọi sự vật trên đời này.
(Xem: 12732)
Một Phật tử khôn khéo là biết học tập những gì nên học tập, không làm theo những điều chưa tốt chưa hay. Cứ theo Phật theo Pháp hành trì, vững chải mà tiến lên.
(Xem: 10348)
Có những thứ bạn nghĩ mình muốn, nhưng có thể là những thứ bạn không cần. Vì bản chất tham lam nên đôi khi mình thèm muốn rất nhiều thứ mới thỏa mãn được bản ngã của mình.
(Xem: 10244)
Tất cả cũng tàn phai Chỉ tình thương ở lại Những gì trao hôm nay Sẽ theo nhau mãi mãi.
(Xem: 13446)
Hàng người dài bất tận, im lặng, chăm chú nhìn vào ngọn nến cầm trên tay và theo dõi từng bước chân, đi tới, đi tới mãi…, dưới bầu trời đêm vắng lặng...
(Xem: 10815)
Nghĩ đến các cảnh tượng khổ đau mà chúng sinh đang phải gánh chịu là một phương pháp giúp mình thiền định về lòng từ bi.
(Xem: 10113)
Khi tâm tư lạc lõng Hãy quay lại chính mình Nương tựa vào hơi thở Chốn nghỉ ngơi an bình
(Xem: 9092)
Tôi nói đến việc đạt đến đời sống hạnh phúc như thế nào trong phạm vi thế tục. Tôi thật vui mừng có cơ hội để nói chuyện với nhiều người ở đây.
(Xem: 10250)
Tu là nghệ thuật giúp mình chuyển khổ đau thành hạnh phúc, khi hạnh phúc trở thành khổ đau thì mình có thể chuyển nó thành hạnh phúc trở lại.
(Xem: 10640)
Phật ở khắp nơi. Trên chùa có Phật, nhà ta cũng có Phật. Trong trái tim của mỗi người con đều có Phật. ta cứ làm theo lời phật dạy sẽ thành con nhà Phật,
(Xem: 18024)
Trong đời ác năm trược, con nguyện xin vào trước; Nếu có một chúng sanh nào chưa thành Phật; Thì con sẽ không vào Niết Bàn.
(Xem: 10956)
Cũng giống như bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống, điều quan trọng không phải là bạn giàu, hoặc nghèo, bạn khỏe mạnh, hoặc ốm đau,,,
(Xem: 10838)
Đây không phải chỉ là một sự tán dương ca ngợi, mà còn là những điều trân quý, người đời sau cần giữ gìn truyền tụng, nếu chúng ta hiểu rõ nghĩa của những chữ “ẩm thủy tư nguyên” là gì.
(Xem: 10893)
Thế Tôn dạy người tu “chuyên cần niệm Chết”, vì chết là một sự thật, ai cũng đang và sẽ chết!
(Xem: 11844)
Có bao nhiêu người trong chúng ta, khi gặp chuyện gì xảy ra không như ý muốn, thì điều đầu tiên nhất, là kiếm cớ đổ tội cho người khác, cho hoàn cảnh
(Xem: 12357)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam.
(Xem: 17898)
Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm.
(Xem: 11920)
Công cuộc giáo hoá độ sanh của Đức Phật thành tựu viên mãn chính nhờ Ngài tu tập Tứ vô lượng tâm đạt đến vô lượng.
(Xem: 9990)
Đạo Pháp (Dhamma) cũng tương tự với ngành Y Khoa. Bạn có thể nhận thấy điều đó qua cách giảng dạy của Đức Phật.
(Xem: 9558)
Về ý nghĩa tùy duyên, thì đây là một chỗ sống, không phải là chỗ lý luận hay chỗ bắt chước, bởi vì khi chúng ta bắt chước thì nó không còn là tùy duyên nữa.
(Xem: 14724)
Tùy duyên bất biến nghĩa là tùy theo cơ duyên mà duyên với ngàn sai vạn biệt, nhưng bản thể của nó vẫn không thay đổi.
(Xem: 9660)
Đạo Phật đặc biệt hướng dẫn hành giả phải giác ngộ, không nên tin một cách mù quáng. Thông hiểu lời Phật dạy, áp dụng trong cuộc sống đạt được lợi lạc, đó là biết tu.
(Xem: 8796)
Trong đạo Phật ta phải biết dứt ác, làm lành bằng cách sửa saichuyển hoá những tâm niệm tham lam, ích kỷ, oán hờn, nóng giận, ngu si, tối tăm, ganh ghét, tật đố thành vô lượng trí tuệtừ bi.
(Xem: 9005)
Dù có gặp phải các khó khăn to lớn đến đâu, thì cũng không nên thối chí, không được tránh né, mà phải phát huy sức mạnh của tâm thức mình.
(Xem: 8959)
Hiến tặng bộ phận cơ thể là một sự thực hành rất quan trọng của Phật Pháp.
(Xem: 8073)
Sau khi Đức Phật thành đạoBồ đề đạo tràng, Ngài đến Lộc Uyển giáo hóa năm anh em Kiều Trần Như và cả năm vị này đều đắc Thánh quả A la hán.
(Xem: 11891)
“Tháng cô hồn” chính là quan niệm dân gian. Phật giáo Bắc tông gọi tháng Bảy là mùa lễ hội Vu lan-Báo hiếu.
(Xem: 10247)
Người ta thường nói, làm ra tiền mới khó còn tiêu tiền thì chẳng khó chút nào. Sự thật thì không phải như vậy, làm ra tiền đã khó, tiêu tiền đúng pháp lại càng khó hơn.
(Xem: 8734)
Chữ nghiệp trong nhà Phật không có nghĩa là một chiều ác không, mà là lẫn lộn tốt và xấu. Kỳ thật, nghiệp cũng có lành, dữ, tốt xấu, hay nghiệp chung và nghiệp riêng.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant