Ngày nay, người tin Phật, tu theo
Phật được tiếp xúc với tranh tượng ảnh Phật gần như hàng ngày. Hình
tượng Phật hầu như có mặt khắp nơi, có khi treo dưới kính chiếu hậu xe
hơi, có khi trang nghiêm ngự trên tòa sen trong chánh điện của một đại
già lam.
Hình tượng Phật không những xuất hiện
trong những không gianlặng lẽ nơi phòng thờ hay bàn thờgia đình mà
còn xuất hiện trên những đỉnh núi cao ngất và hùng vĩ; không những
xuất
hiện ở những nơi tín ngưỡng cầu cúng nhang đèn mà thậm chí còn xuất
hiện ở những nơi công cộng như khách sạn, nhà hàng... Nhìn lại ngọn
nguồn lịch sử, chúng ta thấy rằng để tiến đến mức độ phát triển như
vậy, nghệ thuật tạo hình Phật giáo đã trải qua nhiều thời kỳ khác nhau
với những cống hiến âm thầm của thế hệtiền nhân.
Từ xưa, hình tượngĐức Phật đã là chủ
đềtrung tâm của nghệ thuật tạo hình Phật giáo, người Phật tử luôn
cần
có hình ảnh Ngài để chiêm ngưỡng, đảnh lễ, cúng dường; và, ý nghĩa
hơn
cả là noi gương tu tập hay làm đối tượng để thiền địnhquán chiếu.
Hồi
sinh tiền, Đức Phật thường vân duhóa đạo và Phật tửtịnh xáKỳ Viêncảm thấyưu phiền vì không được viếng thăm, diện kiến. Biết được vậy,
Đức Phật dạy rằng cây bồ đề là biểu tướng của Phật, khi Phật vắng mặt
hãy viếng thăm, chiêm bái, đảnh lễcây bồ đề. Công đức, phước báo mà
người ấy tạo được sẽ như là viếng thăm và đảnh lễ Phật. Kinh điển còn
ghi lại rằng trong thời gianĐức Phật lên cung trời Đao-lợi thuyết
pháp, “Điên cuồng vì sự vắng mặt của Ngài, đức vua Udayana đặt làm
một
bức tượng từ gỗ đàn hương, mà ông tặng cho Đức Phật khi Ngài trở
về”(1). Nếu còn thì đó là pho tượng Phật đầu tiên trong lịch sử tạo
hình Phật giáo, tuy vậy, khi về lại trần gian, Đức Phậtkhông chấp
nhận
nó.
Đến lúc Đức Phật Niết-bàn, nhục thân
của Ngài vĩnh viễn không còn ở trần gian nữa thì nhu cầu có hình tượng
Phật càng trở nên bức xúc. Kinh Niết bàn dù là bản Pàli, Tạng
văn hay Hán văn đều ghi nhận việc dùng những lễ nghi và phương thức trà
tì nhục thân Phật tương tự với ‘hậu sự’ của một vị Chuyển luân Thánh
vương. Sau đó là việc xây tháp phụng thờ ở những ngã tư đường lớn để
mọi người đều có thể dâng cúng hương hoa, cờ lọng, tràng phan, bảo
cái,
kể cả âm nhạctán tụng.
Thời kỳ đầu, tháp thờ Phậttrở thànhtrung tâmtín ngưỡng, là biểu tướng của bậc Đạo sư. Chiêm ngưỡng tháp
Phật là để tưởng nhớ đến những hành trạng và những phẩm tính thù thắng
của Phật; việc đó được xem như là có phước đức tương đương với việc
chiêm ngưỡng chính bản thân Phật khi Ngài còn tại thế. Ở một số nơi,
truyền thốngđặc biệt này vẫn còn được gìn giữ, cụ thể là chùa Thông Độ
danh tiếng ở Hàn Quốc với ngôi chánh điện không cốt tượng mà chỉ có Xá
lợi Phật được tôn trí ở những ngôi tháp phía sau bàn hương án.
Người có tín tâm thời bấy giờ xác định
rằng cúng dườnglễ bái tháp Phật không phải chỉ vì trong tháp có chứa
đựng Xá lợi mà còn vì tháp còn là biểu trưng cho quả vịChánh đẳng
Chánh giác, thậm chí xem tháp là Pháp thân Phật (Dharmakaya). Có thể vì
vậy mà tháp Phật ở Bồ đề đạo tràngẤn Độ còn được gọi là tháp Chánh
giác. Mỗi tầng, mỗi bộ phận trong cấu trúc tháp tương ứng với mỗi tầng
bậc, mỗi quả vị hay phẩm tính mà vị Bồ tátđạt được trên con đường
dẫn
đến Phật quả.
Rời khỏi những câu chuyệntruyền
thuyết, chúng ta có thể xác định rằng nghệ thuật tạo hình Phật giáo có
lịch sử bắt đầu từ thời hậu A Dục với 3 di chỉ trọng yếu là Sanchi,
Bharut và Amaravati. Để trang trí cho những ngôi tháp cổ kính và vĩ đại
ở ba quần thể di tích trên, người Phật tử thời ấy nghĩ ngay đến hình
tượng Phật và những ấn tượng mà Ngài đã để lại trong tâm hồn mình.
Qua
những bức phù điêu trên tháp cũng như cổng rào có độ tuổi trên hai
ngàn
năm, họ đã kể lại cho chúng ta nghe những câu chuyệnhấp dẫn xa xưa.
Điểm đặc biệt là trong những câu chuyện này, Đức Phật không xuất hiện
với thân tướngcon người, thay vào vị trí mà Ngài ngự là những vật
biểu
trưng. Vì vậy, khách chiêm bái khi thấy bàn chân có in hình bánh xe
Pháp thuộc tướng quý của bậc đại nhân thì hãy mường tượng ra Đức Phật
đản sinh đang đi từng bước trên đài sen, cất lên lời tuyên bốchấn
độngtam thiên: Thiên thượngthiên hạ, duy ngã độc tôn. Thấy cội
bồ đề hay tòa Kim cang thì hãy mường tượng ra Đức Phậtthiền định,
đánh
bại Ma vương và trạng tháithanh lương tĩnh lặng với quả vịVô thượng
Bồ đề sau đêm thành đạo. Cũng vậy, hình bánh xe thay cho Đức Phậtchuyển pháp luân, ngôi tháp thờ Xá lợi thay cho Đức PhậtNiết bàn...
Những học giảcho đến nay cũng chưa có
thể biết chắc tại sao Đức Phật không xuất hiện bằng hình dạng con người
trên các phù điêu mà chỉ xuất hiện thông qua vật biểu trưng nhất là khi
mọi người khác đều xuất hiện ‘bằng xương bằng thịt’, từ vua quan đến
cung tần mỹ nữ, thậm chí những người bình thường trong đám rước. Khách
hành hương thông thường có thể lấy làm lạ nhưng những tâm hồntinh
tế
lại lấy làm thú vị. Chúng ta có thể nêu lên ba cách lý giải hiện tượng
có mặt mọi người mà không có mặt Đức Phật như sau.
Đức Phật trong hình vóc con người
là Đức Phật đã bị giới hạn trong tấm thân xương thịt ít nhất là về mặt
thể chất nên không còn phù hợp với những phẩm tính thù thắng, uy hùng,
siêu vượt. Hơn nữa, dung sắc phi phàm của Phật khi đó sẽ bị lệ thuộc
vào bàn tay khéo léo hay vụng về của những nghệ nhân điêu khắc. Tâm hồn
của người Phật tửthuần thành có thể cảm thấy bị tổn thương khi Đức
Phật “tuyệt đối” của mình lại ‘bị’ thể hiện bằng những nét đẹp tương
đối và đôi khi rất là ‘trần gian’.
Đức
Phật trong hình tượng biểu trưng không làm thỏa mãnhoàn toàn nhu
cầu
tín ngưỡng cúng bái thuộc mọi cấp độ nhưng lại rất phù hợp với pháp
thiền quán. Tâm thức của hành giả là vô tậnvì vậy mà Đức Phậthiện ra
cũng vô tận. Cụ thể, người ta khó có thể thực hiện được một tượng
Phật
to bằng núi Châu Thới nhưng một hành giả trong khi quán tưởng dễ dàng
phóng chiếu ra một vị Phật to như vậy, thậm chí một vị Phật trùm khắphư không mà vẫn đứng ngồi hay thuyết phápsinh động.
Truyền
thuyết vua Udayana và bức tượng từ gỗ đàn hương mà Đức Phậtkhông
chấp
nhận đã có ảnh hưởng mạnh trong những thế kỷ đầu khiến cho những người
Phật tử dù có khao khát chiêm ngưỡng Phật nhưng vẫn ngần ngại việc tạo
hình đúc tượng Ngài theo hướng ‘mày ngang mũi dọc’.
Tình trạng ‘đạo Phật không có tượng
Phật’ kéo dài cho đến thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch thì Đức Phật trong
hình dạng con người mới bắt đầu xuất hiện. Tượng Phật từ đó nhanh chóng
trở thànhtrọng tâmtín ngưỡngPhật giáo với hai trường phái tạo hình
lớn là Mathura và Gandhara. Trường phái Mathura khắc họa hình dạng
Đức
Phật với những đường nét rất gần gũi với những vị thần thánh thuộc
tín
ngưỡngbản địaẤn Độ, tròn trịa và sung túc. Trong khi đó với trường
phái Gandhara, Đức Phật có những nét đẹp thanh tú của những vị thần Hy
Lạp.
Khi đạo Phậtlan xa tỏa rộng vượt qua
những sa mạc và biển khơi, tiếp xúc với những nền văn minh mới, hình
tượngĐức Phật theo đó mà tiếp biến và phát triển, rực rỡ và càng lúc
càng phong phúcho đến ngày nay. Đức Phật đã trở nên muôn hình muôn vẻ,
ngoài những quy ướccăn bản đã mang thêm nhiều yếu tốvăn hóa của nhiều
địa phương khác nhau. Ngay trong một quốc độ, tùy theosơn mônbộ phái
mà tượng Phật cũng dị biệt, đặc biệt là phương diệnnhân tướng, diện
tướng. Tượng Phật của Nhật có khuôn mặt hao hao giống người Nhật; tượng
Phật của Tây Tạng có khuôn mặt hao hao giống người Tây Tạng; và dĩ
nhiêntượng PhậtViệt Nam thường giống với người Việt Nam.
Chuyện Phật tử được chiêm báitượng
Phật tưởng chừng dường như là chuyện đương nhiên. Nhưng sự thật, chuyện
đương nhiên đó đã không xảy ra trong nhiều thế kỷ. Thế hệPhật tử trong
thời kỳ đầu không hề được chiêm báiĐức Phật trong dạng tranh tượng mãi
cho đến thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch. Chúng ta thấy rằng dù chỉ có
những hình ảnh biểu trưng như tháp Xá lợi, bánh xe Chánh pháp, Phật tửngày xưa đã khéo léo vận dụng để làm phương tiệnquán chiếu và noi
gương tu tập.
Một cách cẩn trọng, chúng ta thấy rằng
chiêm bái tranh tượng đã không phải là chuyện đương nhiên; và việc
chiêm bái theo cách có ý nghĩa nhất chắc chắn cũng không phải đương
nhiên mà ai cũng có được. Nhìn bằng đôi mắt lạc quan, chúng ta lại
thấy
trong cuộc sống hiện đại, người Phật tử tuy phải đối mặt với nhiều
thực
trạng và tai ách đặc trưng của thời đại, nhưng bù lại, được hưởng nụ
cười thanh thoátan nhiên của bậc Đạo sư qua hình ảnh tranh tượng càng
ngày càng phong phú, và gần như mọi lúc mọi nơi.
(1)
Robert E. Fisher, Mỹ thuật Và Kiến trúc Phật giáo (bản dịch của Huỳnh
Ngọc Trảng và Nguyễn Tuấn), Nxb Mỹ Thuật, 2002, trang 20.
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướng và sở tri chướng, mà không thấy không biết
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệt là giá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
Là người Việt Nam, chúng ta ai lại không biết bài hát “Lòng mẹ” của Y Vân với những câu hát như “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.