Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Suy ngẫm nhỏ về phương tiệncứu cánh trong tinh thần Phật Pháp

29 Tháng Chín 201000:00(Xem: 14507)
Suy ngẫm nhỏ về phương tiện và cứu cánh trong tinh thần Phật Pháp

blankTrang VnExpress ngày 19/6/2010 đăng tin về một chiến binh al-Qeada giết cha, vì ông này làm việc cho Mỹ. Người cha bất hạnh tên Hameed al-Daraji, 50 tuổi, là một nhà thầu và phiên dịch viên cho quân đội Mỹ. Ông bị đứa con trai bắn vào ngực lúc 3 giờ sáng qua khi đang ngủ tại nhà ở Samarra.

Bài viết chỉ đưa vài dòng tin ngắn ngủi nhưng sức chấn động của nó quá lớn, khiến bất kỳ ai còn có lương tri đều không khỏi cảm thấy đau lòng. Đôi khi đọc báo, ta lại thấy có những tin về con giết cha trong cơn say hoặc cơn giận đến mất cả trí khôn, hoặc đọc lịch sử, ta thấy trong các vương triều phong kiến vẫn có chuyện con giết cha để tranh giành quyền lực; điều đó đã là quá khủng khiếp rồi, nhưng nó hoàn toàn khác hẳn với kẻ giết cha nhân danh một tổ chức, một lý tưởng.

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, trên con đường đấu tranh để đạt đến lý tưởng, thì sự xung đột giữa gay gắt tình và lý, giữa cá nhân và tập thể, giữa đạo lýcông lý, giữa hạnh phúctrách nhiệm, giữa phương tiệncứu cánh vẫn luôn xảy ra. Đây là những vấn nạn thường đặt ra trong nền văn hóa nhân loại, để con người phải tìm ra được sự điều hòa chân thực giữa đạo trời và đạo người, làm sao cho xã hội vẫn tốt đẹplương tâm con người vẫn thanh thản, vì nền đạo lý vẫn được duy trì. Tìm được sự điều hòa cho mối tương xung tưởng chừng như bất khả vãn hồi đó sẽ là con đường dẫn con người đến với vẻ đẹp nhân văn, giúp con người sống đẹp đẽ hơn.

Giết người trong cơn nóng giận là sân, giết người để tranh giành quyền lực là tham, còn giết người vì lý tưởng là si. Huống gì kẻ bị giết đó là đấng sinh thành? Lý tưởng mà người chiến binh kia đang nỗ lực kiến tạo hoàn toàn được xây dựng trên nền tảng của Tham–Sân–Si; phương tiện thì đầy bạo lực mà lại muốn kiến tạo nên một xã hội tốt đẹp thì quả là vô minh quá đỗi.

Xây dựng nên một xã hội lý tưởng để tất cả mọi người đều sống hạnh phúc luôn là một cứu cánh vô cùng cao cả, một ước mơ của toàn thể nhân loại, nhưng liệu “chân diện mục” của xã hội đó sẽ ra sao, khi con đường dẫn đến xã hội lý tưởng đó được kiến tạo bằng quá nhiều bạo lực, và cả máu của người thân? Nếu tổ chức của người chiến binh kia mà thành công thì điều gì sẽ chờ đón nhân loại? Có gì có thể biện minh được cho một nền công lý, một thế giới lý tưởng được xây dựng trên máu của người cha? Liệu có loài hoa thanh bình nào có thể đơm bông trên nền đất của tội ác? Một người có thể thản nhiên giết cha để bảo vệ cho cái gọi là lý tưởng thì đối với người đó, liệu những người đồng loại còn có một giá trị nào chăng, hay chỉ được xem là một thứ chất liệu, một loại phân bón cho lịch sử, cho lý tưởng? Một tôn giáo hay một học thuyết nào cổ vũ cho điều đó chỉ có thể đưa xã hội đến sự băng hoại đạo đức, và dẫn đời sống tinh thần con người đến chỗ lụi tàn.

Lý tưởng mà ta muốn hướng đến dĩ nhiên được coi là cao đẹp, nhưng nếu để đạt đến cứu cánh cao đẹp đó ta lại phải hủy hoại không thương tiếc những điều thiêng liêng khác trong cuộc sống thì cái lý tưởng kia liệu có còn mang một giá trị nhân bản gì chăng, hay là nó đã thực sự băng hoại từ tận nền tảng? Văn hào Nga Dostoievsky cho rằng địa ngụctâm hồn không còn biết yêu thương. Đem cái tâm hồn không còn biết yêu thương đó để nỗ lực đấu tranh cho một xã hội lý tưởng thì cái xã hội đó chỉ có thể là địa ngục, hoặc là xã hội của những con robot vô cảm đã được lập trình.

Người ta thường nói “cứu cánh biện minh cho phương tiện”. Đây là cách lập luận rất được ưa dùng để biện minh cho những phương tiện mang tính bá đạo được dùng trong quá trình tiến tới cứu cánh. Lý luận vẫn luôn là con dao hai lưỡi mà con người thường vẫn dùng để bào chữa cho tội ácthủ đoạn, nhằm đánh bạt tiếng nói của lương tri. Câu “cứu cánh biện minh cho phương tiện” mới nghe tưởng chừng như rất hợp lý, nhưng thử hỏi một khi chưa đạt đến cứu cánh thì cái gì sẽ biện minh cho cứu cánh? Khi nóng lòng muốn đạt đến cứu cánh mà ta phải dùng mọi phương tiện, bất chấp thủ đoạn theo kiểu “vô sở bất chí” thì cứu cánh tự nó đã bị thối rữa rồi. Muốn đánh giá cứu cánh tốt đẹp hay không thì cách đơn giản nhất là nhìn vào bản chất của phương tiện. Nếu phương tiện đầy bạo lực và máu lửa, đầy những hành động tham sân si thì làm sao ta có thể tin rằng nó sẽ đưa đến một cứu cánh thanh bình an lạc?

Chỉ có những phương tiện mang tinh thần bất bạo độngthấm nhuần lòng từ bi mới có thể giúp con người đạt đến lý tưởng chân chính, đạt đến cứu cánh tốt đẹp thực sự để giải thoát cho con người. Cuộc đấu tranh bằng phương pháp bất bạo động của thánh Gandhi dẫu không dẫn đến thắng lợi hoàn toàn như mong muốn, nhưng phương tiện đầy tính nhân bản dùng trong cuộc đấu tranh đó đã mở ra những phương trời mênh mông cho tâm thức nhân gian. Người xưa hy sinh bản thân để thành tựu đạo nhân (sát thânthành nhân) hay Mạnh Tử bảo rằng “Làm một chuyện bất nghĩa, giết một kẻ vô tội mà được cả thiên hạ đều không nên làm” (Hành nhất bất nghĩa, sát nhất bất cô, nhi đắc thiên hạ, giai bất vi dã. Mạnh Tử – Công Tôn Sửu thượng) cũng nằm trong tinh thần đó.

Con người, trong suốt dòng lịch sử, luôn cho rằng dùng bạo lực để hủy diệt những cái được cho là xấu trên đời này, là cách đúng đắn duy nhất tạo ra tiền đề cho sự xây dựng nên cái mới tốt đẹp. Tư duy đó đã đem máu và lửa rải khắp đông tây, gây nên biết bao thảm họa cho nhân loại tự cổ chí kim. Biết bao nhiêu chuyện bất nghĩa đã diễn ra, biết bao nhiêu máu người vô tội đã đổ xuống cho tham vọng tranh giành thiên hạ. Dùng bạo lực –và do đó, thù hận – để kiến tạo cái mới thì bản thân cái mới cũng là một hình thức bạo lực mới mang đầy sự thù hận. Và sự thù hận đó sẽ là nguyên nhân để làm khởi phát sự thù hận khác. Giống như để loại bỏ cây đinh ra khỏi một khúc gỗ, ta phải dùng một cây đinh khác. Khi cây-đinh-cần-loại-bỏ đã bị trục ra ngoài thì bản thân cây-đinh-dùng-để-trục-cây-đinh-kia lại trở thành một chướng ngại mới trong khúc gỗ. Phương tiện được sử dụng để đạt đến cứu cánh lại tiếp tục trở thành cho chướng ngại mới cho một phương tiện khác. Và như thế cứ tiếp tục đến vô cùng. Đó là sự diễn tiến của dòng lịch sử được kiến tạo trên nền tảng của bạo lực.

Muốn kiến tạo nên một xã hội lý tưởng thấm nhuần vẻ đẹp nhân văn, như cảnh giới Tịnh Độ, thì phương tiện duy nhất chỉ có thể là Từ BiTrí Huệ. Đôi khi chính những người dẫn đắt các cuộc tiến hóa lịch sử đó phải hy sinh để khơi lại dòng lịch sử. Máu của tổng thống Lincoln, của mục sư Luther King, của thánh Gandhi… đổ xuống đã tô thắm cho những trang lịch sử đen tối của nhân loại.

Viễn cảnh con chim bồ câu vui đùa cùng sư tử như mong ước của Dostoievsky, cảnh tượnglão giả an chi, thiếu giả hoài chi” của đức Khổng Tử, hay kiến lập được một nhãn quan bình đẳng giữa sinh tử với Niết Bàn để đưa con người đến giải thoát của Phật giáo … vẫn mãi mãi là điểm hướng đến của mọi nền chính trị, mọi tôn giáotriết học. Biện pháp mà Dostoievsky đưa ra là dùng cái Đẹp để cứu chuộc thế giới, đức Khổng Tử dùng lễ nhạc, đức Phật dùng vô vàn phương tiện thiện xảo để từng bước dìu con người về bến giác.

Thay vì nói “cứu cánh biện minh cho phương tiện”, ta phải nói “phương tiện minh họa cho cứu cánh”. Điều này hiện rõ nét trong tinh thần Phật giáo chân chính. Kinh Giáo giới Phú lâu na có lẽ là một minh họa đơn giản nhưng vô cùng sâu sắc về tinh thần này. Kinh thuật lại chuyện tôn giả Phú lâu na [Punna], muốn xin phép đức Phật để đến xứ Sunaparanta (Tây Phương Du-na Quốc) để sống và truyền giáo.

Sau đây là cuộc đối thoại giữa ông và đức Thế tôn [bản dịch của T.T. Thích Minh Châu]:

“Này Punna, người nước Sunaparanta là hung bạo. Này Punna, người nước Sunaparanta là thô ác. Này Punna, nếu người nước Sunaparanta mắng nhiếc Ông, nhục mạ Ông, thời này Punna, tại đấy Ông sẽ như thế nào?”

“Bạch Thế Tôn, nếu người nước Sunaparanta mắng nhiếc con, nhục mạ con, thời tại đấy, con sẽ nghĩ như sau: ‘Thật là hiền thiện, người nước Sunaparanta này! Thật là chí thiện, người nước Sunaparanta này! Vì rằng họ không lấy tay đánh đập ta’. Bạch Thế Tôn, tại đây con sẽ nghĩ như vậy. Bạch Thiện Thệ, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy.”

“Nhưng này Punna, nếu các người nước Sunaparanta lấy tay đánh đập Ông, thời này Punna, tại đấy Ông sẽ nghĩ như thế nào?”

“Bạch Thế Tôn, nếu các người nước Sunaparanta lấy tay đánh đập con; thời tại đấy, con sẽ nghĩ như sau: ‘Thật là hiền thiện, người nước Sunaparanta này! Thật là chí thiện, người nước Sunaparanta này! Vì rằng họ không lấy các cục đất ném đánh ta’. Bạch Thế Tôn, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy! Bạch Thiện Thệ, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy.”

“Nhưng này Punna, nếu các người nước Sunaparanta lấy các cục đất ném đánh Ông, thời này Punna, tại đấy Ông sẽ nghĩ thế nào?”

“Bạch Thế Tôn, nếu các người nước Sunaparanta lấy cục đất ném đánh con; thời tại đấy, con sẽ nghĩ như sau: ‘Thật là hiền thiện, các người nước Sunaparanta! Thật là chí thiện, các người nước Sunaparanta! Vì rằng họ không lấy gậy ném đánh ta’. Bạch Thế Tôn, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy. Bạch Thiện Thệ, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy.”

“Nhưng này Punna… lấy gậy đánh đập Ông… Ông nghĩ thế nào?”

“Bạch Thế Tôn, nếu các người nước Sunaparanta lấy gậy đánh đập con… ‘… Vì rằng họ không lấy đao đánh đập ta’… Bạch Thiện Thệ, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy.”

“Nhưng này Punna,… lấy đao đánh đập Ông… Ông nghĩ thế nào?”

“Bạch Thế Tôn, nếu các người nước Sunaparanta lấy dao đánh đập con… ‘… Vì rằng họ không lấy đao sắc bén đoạt hại mạng ta’… Bạch Thiện Thệ, tại đấy, con sẽ nghĩ như vậy.”

“Nhưng này Punna, nếu các người nước Sunaparanta lấy dao sắc bén đoạt hại mạng Ông… Ông nghĩ thế nào?”

“Bạch Thế Tôn, nếu các người nước Sunaparanta sẽ lấy dao sắc bén đoạt hại mạng con; thời tại đấy con sẽ nghĩ như sau: ‘Có những đệ tử của Thế Tôn, ưu phiềnnhàm chán thân thể và sinh mạng đi tìm con dao (để tự sát). Nay ta khỏi cần đi tìm đã được con dao ấy’. Bạch Thế Tôn, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy. Bạch Thiện Thệ, tại đấy, con sẽ nghĩ như vậy.”

“Lành thay, lành thay, này Punna! Này Punna, Ông có thể sống trong nước Sunaparanta, khi Ông có được đầy đủ sự nhiếp phục và an tịnh này. Này Punna, Ông nay hãy làm những gì Ông nghĩ là hợp thời.”

Đoạn kinh văn trên đây phản ánh tinh thần Từ Bi chân chính của Phật giáo khi hoằng pháp. Người xưa không chỉ xả thân cầu pháp mà còn xả thân hoằng pháp. Chỉ cần nhìn vào “phương tiện” là tinh thần xả thân hoằng pháp của Punna, thì “cứu cánh” là chính pháp chưa cần nghe giảng, ta cũng có thể hình dung được rồi. Cũng như Niết Bàn là gì, “đáo bỉ ngạn” là gì, đó là cứu cánh ta khoan vội bàn, nhưng chỉ cần nhìn vào phương tiện để đạt đến cứu cánh đó, là Từ BiTrí Huệ, là lục độ thì ta cũng có thể hình dung cứu cánh đó sẽ là phương trời giải thoát bao la.

(Nguồn: Talawas)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10430)
Thực ra, tên gọi và hình thức món chay sẽ không là gì nếu ta không quá xem trọng nó. Mọi vật sẽ trở nên bình thường như những món quà hương vị của cuộc sống...
(Xem: 13375)
Thật vậy, luôn có một sự tương quan chặt chẽ giữa lòng vị thahạnh phúc. Nhiều công trình nghiên cứu còn cho thấy là hành động cho mang lại nhiều xúc động tốt đẹp hơn...
(Xem: 11067)
Thủy vừa nói vừa đưa mắt nhìn ra xa. Đôi mắt đen láy đượm buồn. Trong nhà Thủy là người giống mẹ hơn cả, đặc biệt là đôi mắt.
(Xem: 10451)
Vậy, Tiểu Sư Phụ đi đâu? Cô bé hỏi. Nhìn đôi mắt thủy sắc, tôi trả lời - trả lời với chính mình, đi đâu à? Tôi cũng hỏi câu này nhiều lắm rồi.
(Xem: 10244)
Ca ngợi con ngườihoa sen không chỉ là tôn vinh sự chiến thắng vinh quang sau cùng của chúng, mà còn là ca ngợi sự kiên nhẫn, chịu đựng, gian khổ khó khăn...
(Xem: 12579)
Không ai có thể biết trước những gì sẽ xảy ra vào ngày mai... Thế nhưng ta vẫn có một niềm tin... Vậy thì hãy hành xử một cách tốt đẹp nhất và không hối tiếc gì cả.
(Xem: 11518)
Tôi tự nghĩ hóa ra khủng hoảng kinh tế cũng là những gì liên hệ đến xúc cảm. Tôi nghĩ rằng người ta dung túng quá đáng các thứ xúc cảm tàn phá, chẳng hạn như sự tham lam...
(Xem: 14878)
Tôi cảm thấy rằng những hệ thống không thực tế do con người tạo ra cuối cùng sẽ trở lại trong cung cách nhân bản tự nhiên. Chúng tôi yêu mến tự do.
(Xem: 16183)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11590)
Ta hiện hữuhiện hữu với cha mẹ, với thầy, với bạn. Ta hiện hữuhiện hữu với con người, với muôn loài và với thiên nhiên. Không có cha mẹ thì sẽ không bao giờ có ta.
(Xem: 11474)
Không biết tự bao giờ, hình ảnh cái hàng rào quê bình dị, thân thương gắn liền với tuổi thơ nhọc nhằn nhưng cũng nhiều niềm vui đã in sâu trong tâm thức của tôi.
(Xem: 13799)
Như một vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên du hành sang phương Tây, ngài cũng đã ca tụng những đạo đức bất bạo động đến hàng triệu người...
(Xem: 11893)
Con thuyền sau những tháng năm đưa khách qua sông, rồi đỗ mục ở bến sông đời lặng lẽ… Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 13461)
Điều cần thiết, trước nhất, là xóa tan cội rễ của những cảm xúc tiêu cực, của phiền não, tiêu trừ chính nguồn gốc của sân hậnthù oán.
(Xem: 11944)
Nắng đã biến thành là thứ tâm linh vô giá, che chở cho đời, cho con người, như bàn tay của Bồ tát Quán Thế Âm, đem niềm vui hạnh phúc cho nhân loại.
(Xem: 11437)
phải chăng sau cánh cửa hẹp là phương trời phóng khoáng, sau ưu phiềnan lạc thảnh thơi, sau bất hạnhhạnh phúc ngọt ngào…
(Xem: 12916)
Theo sự nghiên cứu, chúng tôi không hề thấy có việc đốt vàng mã cúng tế người chết được ghi trong tam tạng kinh điển của nhà Phật.
(Xem: 14055)
Tôi nghĩ con người phải mang theo tâm linh của họ - - và sự đấu tranh của họ. Và tôi nghĩ có thể là một phương pháp bất bạo động.
(Xem: 11587)
Chư Tăng sống có mục đích công ích thì quần chúng sẽ không xa rời đạo Phật; chư Tăngquần chúng đều hướng vào tâm linhcông ích xã hội...
(Xem: 12207)
Giáo lý của Đức Phật bao gồm hai mặt của một thực tại, đệ Nhất nghĩa đế thuộc bình diện siêu việtđệ nhị nghĩa đế thuộc về thế giới hiện tượng.
(Xem: 11968)
Chức năng chính của chùa chiền tự viện là hoằng duơng Phật pháp, thực tập lời Phật dạy và tổ chức các hoạt động có tính giáo dục chứ không chỉ là du lịch mà thôi.
(Xem: 11774)
Để có cái nhìn sâu sắc và thấu triệt được mọi vấn đề của cuộc sống, bạn chỉ cần lặng lẽ quan sát thân tâm mình và hoàn cảnh đương tại một cách rõ ràng, khách quan...
(Xem: 11382)
Trong một kiếp người ta có vật chất ta cũng không thể mang theo lúc chết, không có gì là của mình ngoài nghiệp, điều lành, phước báu mình đã tạo.
(Xem: 11205)
Ngày mới vào lớp một, ngày đó lớp một nhỏ nhất, không có mầm chồi lá như bây giờ, tôi đã có một người bạn. Khá thân. Hắn thương tôi lạ.
(Xem: 11261)
Ở khía cạnh tu học thì những người bạn đạo hoặc huynh đệ đồng tu chính là người thầy của mình, bởi sự tu tập và những kiến giải của họ...
(Xem: 11087)
Đây là cuộc lễ kéo dài nhiều ngày nhất và quan trọng nhất, vì, ngoài lễ cầu hòa bình, còn kèm chúc mừng sinh nhật và truyền quán đỉnh đặc biệt.
(Xem: 13047)
Tôi xem thật là quan trọng để có một đời sống hạnh phúc. Cội nguồn chính của hạnh phúc là trong chính chúng ta.
(Xem: 11381)
Cho đến nay tư tưởng Phật Giáo đã thấm nhuần trong tâm hồn Dân Tộc Việt Nam thành một khối keo sơn khó phai mờ và lay chuyển...
(Xem: 13151)
Ngược dòng thời gian, cách đây cả 2300 năm, Trung quốc là nước đã biết trồng dâu nuôi tầm, lấy kén ươm tơ dệt lụa... Lê Chương
(Xem: 11596)
Những hình ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đình vẫn còn in đậm trong ký ức tôi cho đến ngày nay... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13420)
Vườn tâm hoa tuệ của những câu chuyện đầy yêu thương sẽ được theo những bước chân của mình trên những vấn đề của cuộc sống nơi xứ người để mang lên sẻ chia...
(Xem: 12145)
Tất cả những gì Ngài chọn, tất cả cả những gì Ngài làm và tất cả những gì Ngài nói đều là hành hoạt của một vị Thánh, của một vị Phật.
(Xem: 10965)
Trong đạo Phật, cái thương đích thực nó được làm bằng cái hiểu, không hiểu thì không có thương. Cha mà nếu không hiểu con thì càng thương con, con càng khổ.
(Xem: 13056)
Tự lựcyếu chỉ để mình vượt thoát mọi khổ đau, nó có được khi mình hiểu đến nơi đến chốn, khi mình biết thương mình thật sự.
(Xem: 13120)
Khi trong ta đã có tâm tuệ, mọi hành xử của ta đều có mặt của tuệ, nên chúng không bị đối ngại bởi những nhận thức hữu ngã...
(Xem: 13803)
Mỗi tuần lễ đều có hai ngày mà chúng ta không cần phải bận tâm lo âu đến và suy nghĩ đến. Ngày thứ nhứt là Hôm Qua...
(Xem: 12928)
Ngài có công lớn đem Phật giáo vào thế giới phương Tây, mang lại hòa hợp giữa các tôn giáo, trồng cây Bồ Đềvị trí tương xứng với nhân loại ngày nay.
(Xem: 13489)
Cuộc sống là phụ thuộc lẫn nhau. Để có được hạnh phúc, một người cần phải cống hiến nuôi dưỡng hết mình cho xã hội và cho tất cả chúng sinh.
(Xem: 13113)
Ờ, thì nôn nao, thì nhớ, thì… nôn nao. Nhớ hình bóng quê nhà, là nhớ mẹ. Nhớ lúc mẹ lật đật chạy từ trong nhà ra ngõ đón mình về.
(Xem: 13025)
Một vị Bồ tát đạt được giải thoát như một vị a la hán bồ tát trên con đường trở thành một vị Phật. Nhưng ngài không dừng ở đấy; ngài sẽ hoạt động xa hơn để đạt đến giác ngộ.
(Xem: 12752)
Nói đến Tết, chúng ta thường nghĩ tới một dịp vui đầu năm mới - Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết cả)...
(Xem: 12360)
Kính đa tạ quý Ôn giảng sư, quý thầy, quý ni sư, quý sư cô luôn hiện diện đầy đủ trong lớp học để thời gian an cư ngắn ngủi tại PHVQT năm 2011
(Xem: 13969)
Đời sống của ngài hàng ngày theo một thời khóa giản dị. Ngài dậy trước khi hừng đông, một thời gian hoàn toàn êm ả và tĩnh lặng thật tuyệt hảo để thiền quán.
(Xem: 12203)
Mỗi ngày được lên trang nhà và đọc một câu chuyện đêm khuya cũng giúp mình tịnh tâm học hỏi được chút ít gì làm hành trang cho chính mình trên con đường tu tập nên mình vui lắm.
(Xem: 12762)
Với dân số khoảng hơn 6 triệu người và có tới 1.400 ngôi chùa lớn nhỏ, Lào là nước có tỉ lệ chùa cao nhất thế giới so với số dân.
(Xem: 13120)
Phật giáo vượt qua giới hạn của cá nhân-nhận ra sự thật của sự liên kết lẫn nhau có nghĩa là cùng tham gia với mọi người trong một thế giới rộng lớn hơn.
(Xem: 11521)
Giới trí thức Phật giáo luôn quan tâm đến nghiệp vận tôn giáo mình trên quê hương cũng như nơi đất khách. Họ vẫn ngồi lại mỗi khi có dịp, nỗi ưu tư được nêu ra...
(Xem: 12380)
Về phương diện tinh thần, hơi thở còn có khả năng làm lắng dịu và chữa trị những cảm xúc tuyệt vọng, lo âu, sợ hãi, bất an v.v... trong ta được bình phục.
(Xem: 13022)
Con người ta nếu sống chân thành, thật thà với chính mình, với người thì cái tâm ấy như vàng, như kim cương nên không sợ chi lửa.
(Xem: 12904)
Văn học Phật giáo có kể về những kỹ nữ là những Phật tử thuần thành. Trưởng lão ni kệ có kể về hai kỹ nữ, cũng là hai chị em Vimala và Sarama.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant