Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Dưới nắng, mưa và mù sương

05 Tháng Ba 201100:00(Xem: 20187)
Dưới nắng, mưa và mù sương


Đoàn người nối nhau lên núi. Đường hẹp, gập ghềnh chênh vênh, phía trước là đỉnh núi cao 2850 mét, khi ẩn khi hiện.
Họ đi chậm rãi, đúng ra không phải chậm rãi mà bởi họ không thể đi nhanh hơn được. Hai nhà sư Tây Tạng, dáng người to lớn, đi trước dẫn đường, thỉnh thoảng dừng lại để chờ mọi người. Chỉ khi ngồi nghỉ họ mới nói chuyện, còn thì lặng lẽ đi, cái mệt đã khiến cho người ta trở nên ít lời.

 

Sương bay là là, càng lên cao nhiệt độ càng xuống thấp. Đoàn người phải luôn dừng lại nghỉ. Hai nhà sư nhìn mọi người, cười thân thiện. Một người hỏi sư thông qua một người biết tiếng Tây Tạng, “Sư có nhớ Tây Tạng không?”. Và sư trả lời, cũng thông qua phiên dịch, “Ba mẹ tôi đã qua đời. Tôi có ba anh em hiện đang sống bên đó. Thỉnh thoảng thấy nhớ quê hương, nhất là khi hay tin người Trung Quốc đàn áp xứ sở của mình.” Một người khác trong đoàn nghe buồn, thấy xốn xang. Số phận của những con người, của một nền văn hóa, của một dân tộc, đôi khi trở thành những quân bài trong tay các ông lớn.

Hai nhà sư trốn đến tỵ nạn ở đây đã hai mươi năm, sau khi bị Trung Quốc cầm tù một thời gian. Họ sống trong hai cái thất nhỏ dựng bên triền núi. Thất được ghép bằng đá, bên trong trát đất để cho gió khỏi lồng vào, thấp lè tè, vừa đủ làm nơi ngủ nghỉ và bái lạy. Suốt ngày im lìm, nửa khuất nửa hiện dưới những lùm cây. Sự tạm bợ của cõi đời được thể hiện sống động nơi đây.

Đoàn người dừng lại bên triền núi, phía dưới là vực sâu. Một người nói, “đứng trước biển hay trên núi cao thấy mình thật nhỏ bé.” Người thứ hai lập lại ý trên bằng một cách nói khác, “Thấy mình không là gì cả phải không?” Và người thứ ba nói, không phải để nhấn mạnh ý trên, mà nhằm “vặn vẹo” người thứ hai, “không phải suốt ngày ở trong phòng rồi xem mình là trung tâm của vũ trụ à!”. Người thứ ba có vẻ đã đời khi nói được câu ấy. Người thứ hai thấy hơi buồn một chút, muốn ăn miếng trả miếng nhưng rồi thôi, chẳng hơi đâu lại đi hơn thua những điều không đâu, khi mọi người đều đồng hành cùng chuyến đi, và khi cũng vừa nói xong câu, “thấy mình chẳng là gì cả”.

Một người trượt ngã. Mọi người dừng lại chờ. Nhà sư Tây Tạng mang giúp hành lý. Đồng hành không có nghĩa chỉ là đi với nhau mà còn phải nương tựa vào nhau, không phải chỉ tìm đến cái đích của chuyến đi mà còn chia sẻ với nhau trong chuyến đi. Vậy nên có lý gì khi đi cùng mà còn muốn lời lẽ nặng nhẹ với nhau.

Họ lên đến đỉnh núi. Trời đang nắng bỗng chốc sầm tối lại vì sương mù, cách nhau vài mét không còn nhìn thấy nhau nữa. Rồi mưa, lạnh và lại nắng. Thời tiết thay đổi liên tục, trong một thời gian ngắn đã có đủ bốn mùa. Sự thay đổi nhanh chóng đó khiến người ta thấy lạ lẫm, đôi khi thích thú, và đôi khi khiến người ta suy nghĩ sâu hơn về bản chất của cuộc đời.

Mặt trời thoát khỏi mây, hắt nắng lên bãi cỏ xanh rì. Mấy chú lừa thồ hàng lên núi, tranh thủ gặm cỏ trong thời gian chủ mình nghỉ ngơi. Phía bên kia là một ngọn núi cao hơn, có tuyết phủ. Cách nhau một ngọn núi mà bên này là bãi cỏ, còn bên kia là ngọn núi đá tuyết phủ. Nằm sát bên nhau nhưng rất khác nhau.

Một vài người chớp hình. Cái triền núi giá lạnh và thiếu sự sống bên kia dưới ánh nắng đã trở thành một bức tranh ngoạn mục. Có người thích ghi lại những tấm hình trước cái nền thiên nhiên lạnh lẽo đó, và rồi cảm thấy vô lý về sau. Một người lập lại câu nói “đứng ở đây thấy mình như là trung tâm của vũ trụ” với nụ cười đầy châm biếm. Hơn thua và gây hấn đôi khi là sở thích của một số người, dù ở đâu và trong hoàn cảnh nào.

Hai nhà sư Tây Tạng đi kiếm củi để nấu trà cho mọi người uống. Họ đi xuống vực núi, mong manh, chìm khuất trong màn sương khói. Đám quạ vỗ cánh soàn soạt, dáo dác bay, kêu inh ỏi. Hình như chúng vừa bàn bạc một việc gì đó và đang tranh cãi. Tiếng tranh cãi thường hay khó nghe! Một người tách khỏi đoàn, lang thang bên triền núi, cảm thấy dễ chịu khi ở một mình.
Đêm xuống. Kỳ lạ, khi nắng tắt mây mù cũng tan biến. Trăng thượng tuần hắt mớ ánh sáng non tơ lên rừng núi, sóng sánh. Ngọn núi tuyết bên kia lấp lánh như có dát bạc. Đỉnh khuất lấp trong màn trời, vực hun hút sâu. Đoàn du khách kéo nhau đi ngắm trăng, trò chuyện.

Lửa hắt hiu cháy, tỏa chút hơi ấm cho những lữ khách. Họ nói chuyện, nói đúng hơn là đang đặt câu hỏi với hai nhà sư Tây Tạng. Những câu hỏi liên quan đến phong tục tập quán của người Tây Tạng, cách thức tu tập, và cả việc họ trốn thoát đến đây. Hai nhà sư trả lời nhiệt tình, âm vị trầm trầm. Những lúc không ai hỏi gì, họ quan sát những người trong đoàn, thắc mắc khi có người im lặng không nói chuyện, không đặt câu hỏi, phân vân khi thấy có người không biết vì lý do gì cứ lại trầm tư. Họ là người dẫn đoàn. Họ muốn mọi người trong đoàn phải vui. Ban vui đã trở thành sứ vụ của họ, ít nhất là bên bếp lửa này.

Trăng đổi hướng. Sương xuống nhiều và hơi lạnh dày hơn. Những người đi dạo trở về. Đôi vợ chồng trẻ người Ấn, hai giáo sư người Mỹ, một cô sinh viên Israel, một sinh viên Thổ và một người Pháp cùng đến tham gia. Một nhóm người khác biệt sắc da, chủng tộc, văn hóatôn giáo đang quây quần bên bếp lửa nhỏ cháy hiu hắt. Đề tài trò chuyện thay đổi. Họ chuyển qua hát. Họ hát đủ thứ nhạc, vỗ tay tán thưởng và khen nhau hát hay. Những lời khen không biết được bao nhiêu phần trăm sự thật. Phép lịch sự nó buộc như thế! Hai nhà sư Tây Tạng trở nên im lặng, đề tài sinh hoạt đã bỏ rơi họ. Màu áo đỏ nhạt nhòa trong màn sương.

Lửa tắt. Trăng khuất. Màn đêm thăm thẳm. Mọi thứ chợt xóa nhòa tan biến trong bóng tối. Mình là gì, hạt cát trên bãi sông Hằng, chiếc lá trên đỉnh Triund, hay cái tôi ngự trị giữa bao la trời đất lúc này? Mọi người im lặng về nơi nghỉ ngơi. Tụm lại rồi tách ra. Sau sự rộn ràng, vui đùa, gào thét hay là gì đi nữa, cuối cùng lại một thân một mình trở về với riêng mình, gặm nhấm những hỉ nộ ái ố đã qua, dự định những bước tiếp đến. Rồi lại xáp vào, lại tách ra. Hạnh phúc, khổ đau. Và cuối cùng một mình đi về cái chết. Con người muôn đời vẫn là cá thể cô đơn.

Ngày lên. Nắng sóng sánh trên bãi cỏ xanh rì. Khung cảnh trở nên tươi mới lạ lùng. Đoàn người xuống núi. Bỗng chốc mây mù kéo đến, và mưa. Thời tiết biến đổi nhanh chóng. Người người nối nhau, rời rạc, tan biến trong mây mù và mưa. Mình là chiếc lá, hạt cát hay trung tâm vũ trụ? Thật ngớ ngẩn! Mây mù khỏa lấp lối đi.

■ Nguyên Hiệp

(TSPL.57)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1489)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(Xem: 1939)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(Xem: 1764)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(Xem: 1889)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(Xem: 1479)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(Xem: 2066)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(Xem: 1437)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1679)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1587)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1653)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1472)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2222)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 1917)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 1858)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1691)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 2006)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1624)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(Xem: 1770)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 1978)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1516)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1762)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 1732)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 1977)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1748)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1604)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1575)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1590)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1675)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 1956)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1544)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
(Xem: 1507)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2030)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 1785)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1594)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2138)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
(Xem: 1784)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 1860)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2057)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2324)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2352)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 1887)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2324)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1695)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 1723)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2055)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2585)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1482)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1445)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1605)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1433)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant