Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Địa chỉ cuối cùng

05 Tháng Ba 201100:00(Xem: 19693)
Địa chỉ cuối cùng


Bà Tú nằm lã người trên chiếc đi-văng đặt ở góc phòng khách, bên cạnh cửa ra vào. Đã ba ngày nay, cơn đau hành hạ bà đến khốn khổ, đấy là di chứng của những trận đòn do lão Bạch để lại... Bà nằm đó rúm ró như một nắm giẻ rách và xép ve khô đét như chiếc lá.

Bà rên khẽ mỗi khi cựa mình xoay trở bởi sự va chạm, chà sát giữa mặt phẳng đi-văng với những khớp xương sống, xương hông... Bộ quần áo rộng phùng phình cũng không che giấu nỗi lồng ngực kẹp lép với hai hàng xương sườn như muốn loài hẳn ra ngoài lớp da bụng và lớp áo theo những nhịp thở mệt nhọc mỗi lần thở ra, hoặc hít vào, bà phải ưỡn người lên một cách khó khăn và cảm tưởng như có cả tảng đá đang đè lên hai lồng ngực. Chín lần làm mẹ và chín lần cai sữa, bà vẫn có cảm tưởng nặng nề khó thở giống nhau, nhưng đó là cái nặng nề khó thở, đầy niềm vui và nỗi tự hào - bởi loại bỏ cái khổ đau bất hạnh, thì bà vẫn có niềm hạnh phúc của người mẹ, niềm hạnh phúc của chín tháng cưu mang ba năm bú mớm... Nhưng bây giờ, bà nằm đây trong nỗi đau vô tận cả về thể xác lẫn tâm linh, cô độc giữa ngôi nhà có đủ chồng con, và nghèo nàn gần như phá sản bởi của cải đã cạn dần theo chiều cao thân xác, trí tuệ, học vị của bầy con ấy đã từng là niềm hạnh phúc, là nỗi tự hào, là điểm tựa tinh thần, là mục tiêu phấn đấu khiến cho bà đủ can đảmnghị lực để vượt qua mọi khó khăn khi phải đối mặt chiến đấu với cơm áo gạo tiền. Cũng vì bảo vệ sự bình yên êm ấm cho bầy con ấy, nên bà đã cắn răng chấp nhận mọi thống khổ oan khiên, mọi nghịch cảnh vô lý, vô đạo của nhà chồng, của lão chồng tai quái như cáo diều và độc địa man rợ như những dân tộc bán khai thời trung cổ.

Dưới mắt lão Bạch - chồng và bầy con bây giờ đã nên vai vế, đã có chỗ đứng vững vàng trong xã hội thì hình ảnh của người vợ đảm đang, người mẹ từng tất tả ngược xuôi vì chúng nó không còn nữa, người mẹ mà chúng nó đã từng tự hào, hãnh diện với bạn bè về mọi mặt, đối với chúng nó bây giờ bà chỉ là cái hạng “nghèo sát ván mà cứ nói ngon”, là phong kiến lạc hậu v.v… và v.v...

Còn với lão Bạch, bà là một “mụ thối thây vô tích sự đau ốm suốt”, thành ra mỗi lần bà trở bệnh liệt giường không dậy được là lão bỏ đói bà luôn. Bà nằm vừa đói vừa khát đưa mắt nhìn về phía cha con lão Bạch - đã rất nhiều lần định kêu chồng hoặc con cho bà miếng nước, song thấy gương mặt cáu có và lạnh ngắt của lão ta là bà Tú hết muốn kêu gọi cầu xin. Cứ mỗi lần bà nằm thế nầy là cha con lão Bạch lại đi ăn tiệm, ăn xong lão mang cái mặt đỏ gay như mặt trời và kè kè chai rượu, lắc lư tấm thân phì nộm chân nam chân bắc bước xiêu vẹo vào nhà là bà run lên bần bật bởi biết những tai họa đang đợi bà phía trước...

Chiều nay, bà cố gắng ngồi dậy vịn vào tường bước từng bước khó nhọc xuống nhà bếp với ý định nấu chút gì ăn tạm - để có sức thực hiện một quyết định mà bà đã ấp ủ bao ngày...

Vị lão Ni ngồi thẳng người tay lần tràng hạt trong khi bà Tú chắp hai tay trước ngực đứng nghiêm trang tuần tự trình bày nguyện vọng và cầu mong sự chấp thuận của bậc chân tu, giọng bà khẩn thiết:

- Kính bạch Sư bà con tự xét với xã hộigia đình con đã làm tròn bổn phận làm con, làm dâu, làm vợ, làm mẹ, bây giờ là lúc con tự lo cho bản thân mình, cho sự an tịnh của thân tâm, con chưa đủ trình độ để đạt tới cảnh “tùy ngộ nhi an”, nên con rất cần có cảnh để tạo tâm. Vậy, mong thầy hoan hỉ cho con ở lại chùa để tiện việc hành trì tu tập.

Cất giọng từ hòa, vị Ni trưởng của ngôi cổ tự vừa nói vừa nhìn vào một điểm nào xa tít tắp:

- Tất cả tâm nguyện của con đều hợp với lẽ đạo tình đời. Lẽ nào thầy không tán thán, tất cả chỉ là sự trợ duyên. Cái chính là mỗi người phải tự giác ngộ bản thân và tự thắp đuốc soi sáng trên lộ trình tu học của chính mình.

Bà Tú sung sướng đón nhận đạo pháp của bậc chân tu đạo hạnh với cõi lòng nhẹ nhàng, êm dịu như vừa hứng được ngọn gió mát lành, thổi bay biến bao muộn phiền hệ lụy, cúi đầu đãnh lễ vị lão Ni, bà Tú bước thụt lùi ra ngoài phương trượng để xuống hậu liêu bằng niềm an lạc của một tâm hồn đã tìm được nẻo về.

Những tháng ngày thanh tịnh bình yên ở Tu viện đã giúp bà Tú quên hết mọi hệ lụy phàm phu, bệnh hoạn cũng không hành hạ bà như trước đây. Từ khi bà lên ở chùa, lão Bạch có phần thay đổi, lão lên chùa thường xuyên để lễ Phật và nhiều lần ngỏ ý đưa bà về nhà với những lời hứa hẹn tốt đẹp, song bà Tú nhất định không về, bà trình bày những lý luận xác đáng, lão đành hậm hực ra về. Có một lần lão giả say lên chùa quậy phá đòi Sư bà phải trả vợ lão về, nếu không lão sẽ đi kiện nhà chùa, Sư bà chỉ ngồi yên niệm Phật và bảo các điệu dọn cơm chay mời lão....

Tiếng gọi nhỏ của điệu Hiếu trước cửa phòng làm bà Tú xếp cuốn sách đang đọc bước vội ra hành lang, trước mắt chín đứa con đang đứng lô nhô chờ đợi, một thoáng xúc động bất ngờ đánh thức bản năng làm mẹ - bà dang tay ôm đứa con bé nhất vào lòng, mấy cái miệng chúng đồng thanh kể lể:

- Mẹ ơi! Mẹ hãy tha tội cho chúng con, chúng con xin đón mẹ về, mấy tháng xa mẹ chúng con đã hiểu ra điều ấy.

Bà Tú cố giấu nỗi xúc động cất giọng ôn tồn:

- Cảm ơn các con đã nghĩ đến mẹ, xong bây giờ mẹ đã quen với nếp sống thanh tịnh, nếu các con thương yêu mẹ thật sự thì nên tôn trọng tâm nguyện của mẹ, và để mẹ tiếp tục sống ở chùa, thỉnh thoảng nhớ mẹ, thì các con cứ lên chùa lạy Phật và thăm đại chúng, thăm mẹ. Mẹ cũng chẳng lột da để sống bên các con mãi được. Khi khôn lớn, mỗi đứa đều có đời sống riêng, mẹ về chỉ bận rộn cho các con, mà chẳng ích lợi gì cho thân tâm mẹ, quay qua đứa con trai lớn, bà nhẹ nhàng căn dặn:

- Các con nên chăm sóc ba cẩn thận, đừng để ba rượu chè nhiều quá, anh em hãy sống tốt với nhaucư xử tình nghĩa với mọi người, với xóm giềng, và nên giúp đỡ nhau khi tắt đèn tối lửa. Làm được các việc trên, đó là cách các con biểu lộ tình thươngthể hiện lòng hiếu để đối với mẹ rồi các con ạ.

Tiếng chuông chiều trên Đại hùng bửu điện vọng xuống, báo hiệu giờ công phu đã đến, mấy người con từ giã mẹ, rồi xuống núi, bà Tú tần ngần nhìn theo, trước khi quay mình bước vào chánh điện dự khóa lễ chiều bằng nghi thức Tịnh Độ.

Nguồn: Tập San Pháp Luân 15


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9579)
Được làm người là một phúc duyên to lớn như vậy nên Đức Phật khuyên nhắc mọi người cần phải được trân trọng và vận dụng cái phúc duyên may mắn ấy để tu tập
(Xem: 8815)
Kế thừa gia tài Chánh pháp của Phật và thầy tổ để ứng dụng tu tập, hoằng truyền giáo pháp là việc cần làm.
(Xem: 9389)
Chúng ta nghe khá nhiều về việc phải tu tập hạnh từ bi nhưng mình cứ loay hoay mãi không biết bắt đầu từ đâu!
(Xem: 8923)
Không tranh giành, tranh cãi, tranh luận, tranh chấp, tranh chiến, tranh đoạt, tranh đua; không tranh danh, tranh lợi, tranh tài, tranh công, tranh thế, tranh quyền…
(Xem: 9218)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?”
(Xem: 8888)
Người xưa nói: “Cảnh cùng khốn phải chăng là trường thí nghiệm về nhân cách con người? Phải chăng, cùng khốn hay không cùng khốn là do hoàn cảnh.
(Xem: 9625)
Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúcmãn nguyện.
(Xem: 10389)
Nếu chúng ta suy ngẫm về cái chết từ trong tim ta, điều nầy có thể mang lại cho chúng ta một cái nhìn làm phong phú thêm cho cuộc sống, và cho các mối quan hệ...
(Xem: 9275)
Kinh Hoa Nghiêm chỉ dạy về pháp giới vô ngại, cho nên, ngoài những pháp quán có trong những kinh khác, đặc trưng của kinh Hoa Nghiêm là nói về ba pháp quán vô ngại.
(Xem: 9845)
Không có tự ngã nào khác hơn là phức hợp của tâm thứcthân thể bởi vì Tách rời khỏi phức hợp tâm-thân, khái niệm của nó không tồn tại.
(Xem: 10267)
Phật pháp đồi với chúng ta là một kho báu vô tận , cung cấp những chân giá trị để hướng dẫn con người có một cuộc sống tốt đẹp và hiền thiện cho chính mình .
(Xem: 9451)
Muốn chuyển hóa căn bệnh sân hận, ta phải thực tập hạnh kham nhẫn, nghĩa là nhịn chịu những điều không vừa ý, trái lòng như...
(Xem: 10788)
Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi.
(Xem: 10181)
Thế tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta . Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta .
(Xem: 9364)
nhân quả nghiệp báo giúp cho con ngườitinh thần trách nhiệm, sáng suốt, biết lựa chọn nhân tốt để làm và tránh xa nhân xấu ác.
(Xem: 10573)
Người tu là người đi tìm hạnh phúc chân thật, hạnh phúc này chỉ có khi tâm không còn bám víu, dính mắc, thèm khát mọi sự vật trên đời này.
(Xem: 12650)
Một Phật tử khôn khéo là biết học tập những gì nên học tập, không làm theo những điều chưa tốt chưa hay. Cứ theo Phật theo Pháp hành trì, vững chải mà tiến lên.
(Xem: 10252)
Có những thứ bạn nghĩ mình muốn, nhưng có thể là những thứ bạn không cần. Vì bản chất tham lam nên đôi khi mình thèm muốn rất nhiều thứ mới thỏa mãn được bản ngã của mình.
(Xem: 10175)
Tất cả cũng tàn phai Chỉ tình thương ở lại Những gì trao hôm nay Sẽ theo nhau mãi mãi.
(Xem: 13372)
Hàng người dài bất tận, im lặng, chăm chú nhìn vào ngọn nến cầm trên tay và theo dõi từng bước chân, đi tới, đi tới mãi…, dưới bầu trời đêm vắng lặng...
(Xem: 10739)
Nghĩ đến các cảnh tượng khổ đau mà chúng sinh đang phải gánh chịu là một phương pháp giúp mình thiền định về lòng từ bi.
(Xem: 10025)
Khi tâm tư lạc lõng Hãy quay lại chính mình Nương tựa vào hơi thở Chốn nghỉ ngơi an bình
(Xem: 9026)
Tôi nói đến việc đạt đến đời sống hạnh phúc như thế nào trong phạm vi thế tục. Tôi thật vui mừng có cơ hội để nói chuyện với nhiều người ở đây.
(Xem: 10173)
Tu là nghệ thuật giúp mình chuyển khổ đau thành hạnh phúc, khi hạnh phúc trở thành khổ đau thì mình có thể chuyển nó thành hạnh phúc trở lại.
(Xem: 10570)
Phật ở khắp nơi. Trên chùa có Phật, nhà ta cũng có Phật. Trong trái tim của mỗi người con đều có Phật. ta cứ làm theo lời phật dạy sẽ thành con nhà Phật,
(Xem: 17940)
Trong đời ác năm trược, con nguyện xin vào trước; Nếu có một chúng sanh nào chưa thành Phật; Thì con sẽ không vào Niết Bàn.
(Xem: 10876)
Cũng giống như bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống, điều quan trọng không phải là bạn giàu, hoặc nghèo, bạn khỏe mạnh, hoặc ốm đau,,,
(Xem: 10773)
Đây không phải chỉ là một sự tán dương ca ngợi, mà còn là những điều trân quý, người đời sau cần giữ gìn truyền tụng, nếu chúng ta hiểu rõ nghĩa của những chữ “ẩm thủy tư nguyên” là gì.
(Xem: 10811)
Thế Tôn dạy người tu “chuyên cần niệm Chết”, vì chết là một sự thật, ai cũng đang và sẽ chết!
(Xem: 11761)
Có bao nhiêu người trong chúng ta, khi gặp chuyện gì xảy ra không như ý muốn, thì điều đầu tiên nhất, là kiếm cớ đổ tội cho người khác, cho hoàn cảnh
(Xem: 12283)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam.
(Xem: 17818)
Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm.
(Xem: 11845)
Công cuộc giáo hoá độ sanh của Đức Phật thành tựu viên mãn chính nhờ Ngài tu tập Tứ vô lượng tâm đạt đến vô lượng.
(Xem: 9922)
Đạo Pháp (Dhamma) cũng tương tự với ngành Y Khoa. Bạn có thể nhận thấy điều đó qua cách giảng dạy của Đức Phật.
(Xem: 9478)
Về ý nghĩa tùy duyên, thì đây là một chỗ sống, không phải là chỗ lý luận hay chỗ bắt chước, bởi vì khi chúng ta bắt chước thì nó không còn là tùy duyên nữa.
(Xem: 14627)
Tùy duyên bất biến nghĩa là tùy theo cơ duyên mà duyên với ngàn sai vạn biệt, nhưng bản thể của nó vẫn không thay đổi.
(Xem: 9575)
Đạo Phật đặc biệt hướng dẫn hành giả phải giác ngộ, không nên tin một cách mù quáng. Thông hiểu lời Phật dạy, áp dụng trong cuộc sống đạt được lợi lạc, đó là biết tu.
(Xem: 8717)
Trong đạo Phật ta phải biết dứt ác, làm lành bằng cách sửa saichuyển hoá những tâm niệm tham lam, ích kỷ, oán hờn, nóng giận, ngu si, tối tăm, ganh ghét, tật đố thành vô lượng trí tuệtừ bi.
(Xem: 8930)
Dù có gặp phải các khó khăn to lớn đến đâu, thì cũng không nên thối chí, không được tránh né, mà phải phát huy sức mạnh của tâm thức mình.
(Xem: 8893)
Hiến tặng bộ phận cơ thể là một sự thực hành rất quan trọng của Phật Pháp.
(Xem: 8002)
Sau khi Đức Phật thành đạoBồ đề đạo tràng, Ngài đến Lộc Uyển giáo hóa năm anh em Kiều Trần Như và cả năm vị này đều đắc Thánh quả A la hán.
(Xem: 11816)
“Tháng cô hồn” chính là quan niệm dân gian. Phật giáo Bắc tông gọi tháng Bảy là mùa lễ hội Vu lan-Báo hiếu.
(Xem: 10171)
Người ta thường nói, làm ra tiền mới khó còn tiêu tiền thì chẳng khó chút nào. Sự thật thì không phải như vậy, làm ra tiền đã khó, tiêu tiền đúng pháp lại càng khó hơn.
(Xem: 8665)
Chữ nghiệp trong nhà Phật không có nghĩa là một chiều ác không, mà là lẫn lộn tốt và xấu. Kỳ thật, nghiệp cũng có lành, dữ, tốt xấu, hay nghiệp chung và nghiệp riêng.
(Xem: 10209)
Có một cuộc sống hạnh phúcước mơ của tất cả mọi người. Tuy nhiên, ý nghĩa hạnh phúc tùy thuộc vào trình độ nhận thức hay quan điểm về cuộc sống của mỗi cá nhân.
(Xem: 10729)
Ta cần phải luôn luôn quán chiếu về lẽ vô thường, bởi ta sẽ không mãi mãi vui hưởng trạng thái hiện tại để tự do thực hiện như ta mong muốn.
(Xem: 11873)
Sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề, Phật đã giác ngộ-giải thoát hoàn toàn, biết được cách dứt trừ sinh tử khổ đau và sau đó Người đi vào đời hoằng pháp độ sinh.
(Xem: 8501)
Hằng năm cứ vào giữa hè, hoa, lá ngoài đường trỗ đầy, và trên không có nhiều đám mây bàng bạc, lòng tôi cứ nô nức rộn ràng nghĩ đến Khoá Tu Học Âu Châu.
(Xem: 9170)
Kinh đô ánh sáng, thành phố mộng mơ của Pháp quốc vào mùa hè năm nay đã là điểm hẹn của những người con Phật đa số là tỵ nạn từ bốn châu kéo về.
(Xem: 9842)
Sống ở đời tham lam ham hố Cuối cùng rồi cũng xuống lỗ mà thôi, Tranh danh đoạt lợi hại người Bạc vàng tích trữ lâu đài ngựa xe,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant